Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Người phụ nữ truyền bá võ Việt ở Mỹ
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Người phụ nữ truyền bá võ Việt ở Mỹ

    by music123 » Thứ 2 Tháng 1 24, 2022 6:08 am

    Người phụ nữ truyền bá võ Việt ở Mỹ

    1/24/22

    CamBinh Nguyen, 70 tuổi, dạy hàng nghìn trẻ em ở San Jose cách tự vệ và tinh thần của võ Vovinam trong gần 40 năm qua.

    Một buổi tối se lạnh tháng 1, nhóm học sinh tập hợp đội hình và luyện tập theo thường lệ ở sân sau nhà sư phụ CamBinh Nguyen tại San Jose, bang California, Mỹ. Đứng trong vọng lâu treo đầy huy chương và danh hiệu, bà nhớ lại những năm tháng dạy dỗ nhiều thế hệ học trò ở San Jose về môn Việt Võ Đạo (Vovinam).

    "Không dễ dàng chút nào. Công việc này đòi hỏi trái tim, trí óc và lòng kiên trì", bà CamBinh nói bằng tiếng Việt. "Tôi vẫn đang làm điều này, vì đây là tiếng gọi đời mình".

    Hình ảnh

    Võ sư CamBinh Nguyen. Ảnh: CamBinh Nguyen

    Bà CamBinh đã cống hiến cả đời để học và dạy võ thuật. Lớn lên ở Việt Nam, từ nhỏ bà đã học judo và taekwondo trước khi luyện môn võ cổ truyền Vovinam.

    Sau khi tới San Jose định cư năm 1981, CamBinh gia nhập câu lạc bộ Vovinam ở Campbell để tiếp tục luyện tập. Vài năm sau, khi câu lạc bộ Campbell đóng cửa, bà thành lập câu lạc bộ Vovinam San Jose.

    Bà tới dạy tận nhà trước khi mở các lớp ngoại khóa ở trường tiểu học Kennedy, công viên Rossevelt và tiểu học Franklin. Câu lạc bộ lớn mạnh dần theo năm tháng, nhờ những lời truyền miệng về một lớp võ truyền thống do sư phụ nghiêm khắc nhưng đầy nhiệt huyết ngày càng lan rộng.

    Câu lạc bộ võ thuật còn tổ chức biểu diễn múa lân và các điệu múa truyền thống Việt Nam vào cuối tuần. Lớp học chiêu sinh từ em nhỏ 5 tuổi và tới những cụ già 75 tuổi.

    Một số em đã cùng CamBinh tham gia nhiều sự kiện biểu diễn khắp Vịnh Nam vào các dịp cuối tuần. Tran Binh, chồng của CamBinh, cũng luyện tập Vovinam và giúp điều hành câu lạc bộ, nhưng ông đã nghỉ hưu vài năm trước.

    Thế giớiNgười Việt 5 châuThứ hai, 24/1/2022, 20:00 (GMT+7)
    Người phụ nữ truyền bá võ Việt ở Mỹ
    CamBinh Nguyen, 70 tuổi, dạy hàng nghìn trẻ em ở San Jose cách tự vệ và tinh thần của võ Vovinam trong gần 40 năm qua.

    Một buổi tối se lạnh tháng 1, nhóm học sinh tập hợp đội hình và luyện tập theo thường lệ ở sân sau nhà sư phụ CamBinh Nguyen tại San Jose, bang California, Mỹ. Đứng trong vọng lâu treo đầy huy chương và danh hiệu, bà nhớ lại những năm tháng dạy dỗ nhiều thế hệ học trò ở San Jose về môn Việt Võ Đạo (Vovinam).

    "Không dễ dàng chút nào. Công việc này đòi hỏi trái tim, trí óc và lòng kiên trì", bà CamBinh nói bằng tiếng Việt. "Tôi vẫn đang làm điều này, vì đây là tiếng gọi đời mình".

    Võ sư CamBinh Nguyen. Ảnh: CamBinh Nguyen
    Võ sư CamBinh Nguyen. Ảnh: CamBinh Nguyen

    Bà CamBinh đã cống hiến cả đời để học và dạy võ thuật. Lớn lên ở Việt Nam, từ nhỏ bà đã học judo và taekwondo trước khi luyện môn võ cổ truyền Vovinam.
    Sau khi tới San Jose định cư năm 1981, CamBinh gia nhập câu lạc bộ Vovinam ở Campbell để tiếp tục luyện tập. Vài năm sau, khi câu lạc bộ Campbell đóng cửa, bà thành lập câu lạc bộ Vovinam San Jose.

    Bà tới dạy tận nhà trước khi mở các lớp ngoại khóa ở trường tiểu học Kennedy, công viên Rossevelt và tiểu học Franklin. Câu lạc bộ lớn mạnh dần theo năm tháng, nhờ những lời truyền miệng về một lớp võ truyền thống do sư phụ nghiêm khắc nhưng đầy nhiệt huyết ngày càng lan rộng.

    Câu lạc bộ võ thuật còn tổ chức biểu diễn múa lân và các điệu múa truyền thống Việt Nam vào cuối tuần. Lớp học chiêu sinh từ em nhỏ 5 tuổi và tới những cụ già 75 tuổi.

    Một số em đã cùng CamBinh tham gia nhiều sự kiện biểu diễn khắp Vịnh Nam vào các dịp cuối tuần. Tran Binh, chồng của CamBinh, cũng luyện tập Vovinam và giúp điều hành câu lạc bộ, nhưng ông đã nghỉ hưu vài năm trước.

    "Các điệu múa lân, múa truyền thống phổ biến hơn so với biểu diễn võ thuật, nên chúng hỗ trợ cho các lớp học", bà nói, cho biết thêm đoàn của mình đã kín lịch biểu diễn tới tận tháng 2, nhân dịp Tết Nguyên đán. "Tiền kiếm được từ các hoạt động biểu diễn này đều được tái đầu tư vào lớp học".

    Việt Võ Đạo được sáng lập ở Việt Nam năm 1938, kết hợp võ cổ truyền Việt Nam với tinh hoa các môn võ khác. Môn võ này nổi tiếng với đòn bay cao kẹp cổ, cùng kỹ thuật dùng tay, cùi chỏ, đá, vật... Học viên cũng học sử dụng vũ khí truyền thống như côn, dao, mã tấu, đao, kiếm.

    Đa số học viên học võ để tự vệ, nhưng Vovinam cũng dạy cho môn sinh cách trưởng thành và giao tiếp với mọi người thông qua triết lý của môn võ.

    "Đây là môn võ mang giá trị và lịch sử Việt Nam sâu sắc", CamBinh, người luyện tập Vovinam suốt 50 năm và được xếp hạng cao thủ, nói. "Nó phù hợp với tất cả mọi người, bất kể tình trạng sức khỏe hay độ tuổi".

    Vovinam đã tạo được chỗ đứng trên toàn cầu với cả môn sinh Việt Nam và người quốc tịch khác. Trước khi Covid-19 bùng phát, CamBinh cho hay câu lạc bộ của bà mỗi ngày dạy hơn 100 học trò.

    Trong gần 40 năm, CamBinh đã dạy hàng nghìn trẻ em ở San Jose cách tự vệ và triết lý về kỷ luật tự giác, khiêm tốn và ý thức cộng đồng của tinh thần Vovinam. Thông qua luyện tập, bà đã giúp nhiều học sinh đang tuổi đến trường thoát khỏi các hoạt động băng nhóm.

    Thế giớiNgười Việt 5 châuThứ hai, 24/1/2022, 20:00 (GMT+7)
    Người phụ nữ truyền bá võ Việt ở Mỹ
    CamBinh Nguyen, 70 tuổi, dạy hàng nghìn trẻ em ở San Jose cách tự vệ và tinh thần của võ Vovinam trong gần 40 năm qua.

    Một buổi tối se lạnh tháng 1, nhóm học sinh tập hợp đội hình và luyện tập theo thường lệ ở sân sau nhà sư phụ CamBinh Nguyen tại San Jose, bang California, Mỹ. Đứng trong vọng lâu treo đầy huy chương và danh hiệu, bà nhớ lại những năm tháng dạy dỗ nhiều thế hệ học trò ở San Jose về môn Việt Võ Đạo (Vovinam).

    "Không dễ dàng chút nào. Công việc này đòi hỏi trái tim, trí óc và lòng kiên trì", bà CamBinh nói bằng tiếng Việt. "Tôi vẫn đang làm điều này, vì đây là tiếng gọi đời mình".

    Võ sư CamBinh Nguyen. Ảnh: CamBinh Nguyen
    Võ sư CamBinh Nguyen. Ảnh: CamBinh Nguyen

    Bà CamBinh đã cống hiến cả đời để học và dạy võ thuật. Lớn lên ở Việt Nam, từ nhỏ bà đã học judo và taekwondo trước khi luyện môn võ cổ truyền Vovinam.
    Sau khi tới San Jose định cư năm 1981, CamBinh gia nhập câu lạc bộ Vovinam ở Campbell để tiếp tục luyện tập. Vài năm sau, khi câu lạc bộ Campbell đóng cửa, bà thành lập câu lạc bộ Vovinam San Jose.

    Bà tới dạy tận nhà trước khi mở các lớp ngoại khóa ở trường tiểu học Kennedy, công viên Rossevelt và tiểu học Franklin. Câu lạc bộ lớn mạnh dần theo năm tháng, nhờ những lời truyền miệng về một lớp võ truyền thống do sư phụ nghiêm khắc nhưng đầy nhiệt huyết ngày càng lan rộng.

    Câu lạc bộ võ thuật còn tổ chức biểu diễn múa lân và các điệu múa truyền thống Việt Nam vào cuối tuần. Lớp học chiêu sinh từ em nhỏ 5 tuổi và tới những cụ già 75 tuổi.

    Một số em đã cùng CamBinh tham gia nhiều sự kiện biểu diễn khắp Vịnh Nam vào các dịp cuối tuần. Tran Binh, chồng của CamBinh, cũng luyện tập Vovinam và giúp điều hành câu lạc bộ, nhưng ông đã nghỉ hưu vài năm trước.

    "Các điệu múa lân, múa truyền thống phổ biến hơn so với biểu diễn võ thuật, nên chúng hỗ trợ cho các lớp học", bà nói, cho biết thêm đoàn của mình đã kín lịch biểu diễn tới tận tháng 2, nhân dịp Tết Nguyên đán. "Tiền kiếm được từ các hoạt động biểu diễn này đều được tái đầu tư vào lớp học".

    Việt Võ Đạo được sáng lập ở Việt Nam năm 1938, kết hợp võ cổ truyền Việt Nam với tinh hoa các môn võ khác. Môn võ này nổi tiếng với đòn bay cao kẹp cổ, cùng kỹ thuật dùng tay, cùi chỏ, đá, vật... Học viên cũng học sử dụng vũ khí truyền thống như côn, dao, mã tấu, đao, kiếm.

    Đa số học viên học võ để tự vệ, nhưng Vovinam cũng dạy cho môn sinh cách trưởng thành và giao tiếp với mọi người thông qua triết lý của môn võ.

    "Đây là môn võ mang giá trị và lịch sử Việt Nam sâu sắc", CamBinh, người luyện tập Vovinam suốt 50 năm và được xếp hạng cao thủ, nói. "Nó phù hợp với tất cả mọi người, bất kể tình trạng sức khỏe hay độ tuổi".

    Vovinam đã tạo được chỗ đứng trên toàn cầu với cả môn sinh Việt Nam và người quốc tịch khác. Trước khi Covid-19 bùng phát, CamBinh cho hay câu lạc bộ của bà mỗi ngày dạy hơn 100 học trò.

    Trong gần 40 năm, CamBinh đã dạy hàng nghìn trẻ em ở San Jose cách tự vệ và triết lý về kỷ luật tự giác, khiêm tốn và ý thức cộng đồng của tinh thần Vovinam. Thông qua luyện tập, bà đã giúp nhiều học sinh đang tuổi đến trường thoát khỏi các hoạt động băng nhóm.

    "Chúng tôi sẽ dành hàng giờ luyện tập và tới khi các em kiệt sức, tôi sẽ nói chuyện với học trò về cách để trở thành một học sinh tốt hơn và đứa con ngoan hơn", bà nói.

    Do đại dịch, CamBinh không thể dạy ở trường nữa. Lớp của bà chỉ còn 20 học sinh, luyện tập sau sân nhà. "Tôi vẫn muốn lớp học hoạt động", bà nói. "Trong khu vực này không có lớp Vovinam nào nữa".

    Các con của Thao Nguyen bắt đầu học lớp Vovinam của bà CamBinh 6 tháng trước. Cô tìm thấy lớp học thông qua thành viên khác trong cộng đồng giới thiệu. Bà CamBinh không quảng cáo lớp học nữa vì không gian sân sau nhà có hạn.

    "Tôi thực sự ngưỡng mộ bà ấy", Thao nói. "Bà ấy làm rất nhiều việc vì mọi người. Tôi thực sự không hiểu bà ấy sắp xếp thời gian thế nào trong ngày để làm được mọi thứ".

    Bao và Lam, hai con trai của Thao, cho hay lớp học khiến các em tự tin trong môi trường mới. Gia đình Thao mới từ Việt Nam tới San Jose vài tháng trước.

    "Bây giờ cháu có thể tự bảo vệ bản thân", Bao nói.

    Kayla, 6 tuổi, bạn cùng lớp của Bao và Lam, cho hay rất thích lớp võ dù phải học muộn. "Sư phụ hơi nghiêm khắc nhưng thường hay giúp người", cô bé nói.

    Câu lạc bộ đã trở nên nổi tiếng, nhưng CamBinh vẫn lo lắng cho tương lai của nó khi bà ngày một lớn tuổi. Với mức phí 40 USD một tháng cho mỗi học viên, câu lạc bộ không đủ tiền thuê người hướng dẫn. Các câu lạc bộ võ thuật địa phương khác thu phí tới 300 USD/tháng với mỗi học viên.

    Đa số môn sinh, những người mà CamBinh dành nhiều năm đào tạo, cũng rời câu lạc bộ sau khi tốt nghiệp trung học.

    "Làm việc này không có tiền, nên các em chuyển lên học đại học hoặc đi làm", bà nói. "Từng người một đều rời bỏ tôi. Tôi rất buồn nhưng không thể từ bỏ. Tôi muốn tiếp tục truyền cảm hứng về tinh thần 'đạo' trong Vovinam".

    Thomas Than, 75 tuổi, sống ở San Jose, bắt đầu học Vovinam với CamBinh từ năm 2020 sau nhiều năm luyện tập các môn võ khác. Ông cho rằng câu lạc bộ là điểm sáng trong đại dịch.

    "Đây là một nơi đặc biệt đang làm điều đặc biệt", ông nói. "Tôi rất trân trọng bà CamBinh đã gìn giữ truyền thống Việt Nam ở San Jose".

    Hồng Hạnh (Theo San Joes Spotlight)
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 36 khách