Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Mỹ:‘Tôi từng uống trà sữa 3 lần/tuần, nhưng giờ phải thôi’
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49318
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Mỹ:‘Tôi từng uống trà sữa 3 lần/tuần, nhưng giờ phải thôi’

    by music123 » Thứ 4 Tháng 6 15, 2022 6:55 pm

    ‘Tôi từng uống trà sữa 3 lần/tuần, nhưng giờ phải thôi’

    Hồng Ngọc 6/16/22

    Giá cả leo dốc do lạm phát tăng cao tại Mỹ đang khiến nhiều người Việt ở đây thay đổi thói quen chi tiêu, áp dụng quy tắc "soi giá, soi sánh, và siết chi" khi mua sắm.


    “6-7 USD/ly, vị chi 3 ly là 18-21 USD cho mỗi tuần, suy ra mỗi tháng là…”, Đinh Khang, sinh viên năm 3 đại học ở California, lẩm bẩm khi tính ra số tiền mình có thể tiêu cho trà sữa trong mỗi tháng nếu giữ thói quen uống như trước kia.

    Là một “tín đồ” trà sữa, Khang cho biết trước đây có thể uống trà sữa 3 lần mỗi tuần với mức giá 3-5 USD/ly, nhưng giờ đã bỏ thói quen ra tiệm. “Mà có phải 7 USD mua được loại trà ngon lành gì cho cam”, Khang lẩm bẩm khi trò chuyện với phóng viên Zing trong một cuộc gọi video.

    Là người thường xuyên đi làm bằng ôtô, Hoàng Công Thức (26 tuổi), ở Dallas, Texas, sở hữu một tiệm nail và spa, có mối quan tâm khác. Anh gần đây đã hình thành thói quen "soi" giá khi đi ngang qua bất kỳ cây xăng nào.

    Trong khi đó, tại Houston, Texas, chị Phan Ngân, một mẹ đơn thân 40 tuổi, mô tả khi đi siêu thị thời gian gần đây, chị thường lướt qua những mặt hàng không thật sự cần thiết, thậm chí cả các loại gia vị không thiết yếu dù ở nhà đã hết.

    Lạm phát đạt mức kỷ lục hiện nay ở Mỹ đã đẩy giá cả của hầu hết mặt hàng leo thang. Nhiều người Việt ở đây, thuộc nhiều thành phần, cho biết họ vẫn có thể xoay sở nhưng đang phải thay đổi thói quen mua sắm vì chưa thấy điểm dừng của đợt lạm phát lần này. “Soi giá”, “so giá”, và “siết một số chi tiêu” là những từ mà nhiều người nhắc đến khi nói tới mua sắm trong thời buổi lạm phát cao.

    Thay đổi thói quen

    Là sinh viên, phần lớn chi tiêu của Đinh Khang đến từ ăn uống. Vì sống một mình, anh thường ra tiệm ăn cho tiện, mỗi tuần khoảng vài lần. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Khang đã chăm chỉ nấu ăn hơn, vì giá món ở tất cả nhà hàng, quán ăn đều leo thang đến mức “chóng mặt”, khiến anh phải làm một bài toán so sánh giá cả giữa đi ăn ngoài và nấu ăn ở nhà.

    “Một tô phở trước đây chỉ 9-10 USD, nhưng bây giờ đã lên 14-15 USD”, Khang nói.


    Hình ảnh

    Hình ảnh

    Giá cả tăng cao khiến những bữa ăn ngon ở tiệm phải dần bị giảm lại. Ảnh: NVCC.



    “Tôi đã lên mạng để học công thức nấu hầu hết mọi thứ, từ các món cho bữa chính, đến đồ ăn vặt. Đặc biệt là món trà sữa yêu thích, tôi đã có thể tự pha trà và tự làm hầu hết loại topping, từ trân châu, pudding, đến các loại thạch, với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với ngoài tiệm, mà còn đảm bảo ngon và an toàn”, cậu sinh viên chia sẻ.

    Khang cũng cho biết thêm số lần anh ra ngoài tụ tập, ăn uống với bạn bè cũng đã giảm đi đáng kể.

    Cũng như Khang, những người Việt ở Mỹ mà Zing phỏng vấn đều báo cáo giá cả tăng ở hầu hết mặt hàng, chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu là thực phẩm và xăng.

    Về thực phẩm, một trong những sản phẩm tăng mạnh nhất và được người Việt chú ý nhiều nhất là nước mắm, với mức tăng từ 200% đến 300%.

    Tại California và Texas, cả Khang, Thức và chị Ngân đều cho biết nước mắm đã tăng từ hơn 2 USD/chai lên 4-5 USD/chai cho loại rẻ nhất, có loại đã tăng từ 4-5 USD/chai lên 10-15 USD/chai.

    Hầu hết mặt hàng thực phẩm khác, từ gạo, rau củ, dầu ăn, gia vị,... đều tăng ít nhất 30%-40%, thậm chí là 100%-300%.

    Bà Nguyễn Thị Kim Liên (60 tuổi) và chồng Hoàng Công Lương (65 tuổi), ở Texas, cũng báo cáo mức giá tăng tương tự, với một bó rau muống ở siêu thị đã tăng lên 7-10 USD, so với 5 USD trước đây.

    Vì con cái đều đã thành đạt và thu nhập gia đình ổn định, bà Liên và ông Lương cho biết bản thân không bị ảnh hưởng quá nhiều từ đợt lạm phát. Dẫu vậy, họ vẫn “xót ruột” khi thấy vật giá tăng mạnh.

    Hình ảnh

    Hình ảnh

    Hình ảnh

    h[img]ttps://znews-photo.zingcdn.me/w1024/Uploaded/tmuizn/2022_06_14/bao_gia_My_5.jpg[/img]

    Giá nước nắm và bún khô tăng gấp 2, 3 lần so với cách đây vài tháng. Ảnh: NVCC.


    Các cư dân cho biết một số mặt hàng nội địa Mỹ, không phải nhập khẩu có thể có giá rẻ hơn. Tuy nhiên, đều là người di cư từ Việt Nam sang, họ đã ăn quen các món Việt nên dù có đắt họ vẫn chấp nhận. Thay vào đó, cắt giảm những bữa ăn ngoài là cách họ siết chi tiêu.

    Ngoài thực phẩm, xăng là thứ gây nhức nhối nhất đối với những người di chuyển chủ yếu bằng xe hơi.

    Đinh Khang, sinh viên ở California, dù có xe riêng nhưng thời gian gần đây đều đi lại bằng xe buýt để tiết kiệm xăng cũng như phí đỗ xe.

    Trong khi đó, chị Ngân cho biết cách đây hơn 1 năm, với khoảng trên 50 USD, chị đã có thể đổ đầy bình cho chiếc SUV Highlander của mình. Tuy nhiên giờ đây, con số đó đã tăng lên đến gần 80 USD.

    Thức mô tả giá xăng tăng liên tục đã khiến anh hình thành thói quen soi giá và so giá khi đi ngang qua bất cứ cây xăng nào, vì có sự chênh lệch giá giữa các cây xăng do chưa chuyển đổi giá xong mỗi lần có biến động.

    “Tất nhiên tôi sẽ ưu tiên những cây xăng rẻ hơn để tiết kiệm được phần nào”, anh nói.

    Thức cho biết thêm hiện anh tiêu hao 5-7 USD/ngày cho riêng tiền xăng khi đi làm, so với mức 2-4 USD trước đây.

    Ngoài đi làm, Thức cũng thường xuyên chọn lái xe thay vì đi máy bay mỗi lần du lịch, nhưng với mức giá hiện nay, anh đang cân nhắc việc ít đi chơi lại hoặc chọn phương tiện khác.

    “Ngày xưa tôi có thể thoải mái đổ xăng mà không cần lo lắng gì, nhưng giờ đây, nhìn chằm chằm vào đồng hồ trên cây xăng, thấy nó nhảy số mà tôi hoảng”, Thức nói.

    “Tôi nghe nói giá xăng sẽ vẫn tiếp tục tăng, có thể lên đến 6 USD/gallon ở Dallas, Texas. Nếu điều đó là thật thì con số đó cũng đáng quan ngại đối với một người có thu nhập ổn như tôi, chứ chưa nói đến những người lao động thu nhập thấp hoặc có nhiều người phụ thuộc”, anh nói thêm.

    Theo Wall Street Journal, kể từ ngày 10/6, giá xăng không chì trung bình ở Mỹ đã lên tới 5 USD/gallon, tương đương 1,32 USD/lít. Dự kiến suốt mùa hè này, chi phí nhiên liệu sẽ còn tăng cao.

    Hình ảnh

    Giá xăng và dầu vào sáng 9/6 tại Dallas, Texas. Ảnh: NVCC.

    Gián đoạn kế hoạch, hoạt động kinh doanh

    Một số cư dân thừa nhận đợt lạm phát hiện nay ở Mỹ đang khiến các kế hoạch và công việc của họ bị gián đoạn.

    Chị Ngân cho biết sau thời gian dài tích cóp, chỉ đã có đủ tiền để mua nhà nhưng đã 5 tháng trôi qua chị vẫn không thể chốt được căn nào.

    Chị giải thích lạm phát đang khiến giá nhà tăng vùn vụt. Nhiều người vì lo sợ đồng tiền mất giá nên đang đổ xô đầu tư vào nhà đất ở các bang có giá rẻ hơn để cho thuê hoặc bán lại, nên “những người mua nhà để ở như tôi tìm nhà rất khó”.

    “Đã có ít nhất 10 căn nhà mà tôi đề nghị mua với mức giá cao hơn 20.000 USD so với mức rao bán ban đầu, nhưng tôi vẫn không mua được vì có người trả cao hơn”, chị Ngân chia sẻ.

    Nhiều khu nhà đang thi công bị đình trệ do thiếu vật liệu xây dựng hoặc giá vật liệu quá đắt. Nhà mới xây có giá rất cao so với những căn cùng chất lượng trước đây, trong khi nhà cũ thì không có để mua do bị giới đầu tư săn tìm, chị thông tin thêm.

    Chị Ngân cho hay hai mẹ con chị vẫn đang ở nhà thuê trong khi tìm mua nhà, và giá cho thuê ở Houston hiện cũng đã tăng 20-30% so với cách đây vài tháng.

    “Tôi hiện phải trả 1.200 USD/tháng cho căn hộ một phòng ngủ, một bếp và một nhà tắm, nhưng đây là mức giá khuyến mãi do có quen biết với chủ nhà. Trên thực tế, mức giá có thể đã lên tới 1.300-1.400 USD/tháng”, chị nói.

    Là chủ doanh nghiệp, mối lo lớn nhất của Thức trong thời buổi lạm phát cao là nguồn cung hàng hóa. Anh cho biết hiện các mặt hàng chăm sóc da, móng, nước sơn móng tay,... dùng cho tiệm spa và làm móng của anh đang rất khan hiếm và giá nhập vào rất cao.

    Hình ảnh

    Tiệm spa và làm móng của gia đình anh Hoàng Công Thức tại Dallas, Texas. Ảnh: NVCC.
    “Đại đa số nguồn cung của chúng tôi đều nhập từ Việt Nam hoặc Trung Quốc. Vận chuyển qua đường biển dài trong bối cảnh giá nhiên liệu đắt đỏ như hiện nay đang ảnh hưởng rất lớn đến giá hàng nhập vào. Chưa kể, ngay cả nguồn cung ở Việt Nam của chúng tôi cũng thông báo khan hiếm hàng hóa do giá cả vật liệu đầu vào tăng, cũng như chuỗi cung ứng một số nguyên vật liệu bị đứt gãy do khủng hoảng ở châu Âu”, Thức giải thích.

    Thức cũng cho biết lạm phát khiến nhiều nhân viên của anh than phiền, và họ đang cố tăng cường nhận khách để nâng cao thu nhập.

    Giá nguồn cung biến động, cùng với việc đời sống nhân viên bị ảnh hưởng do giá cả thị trường tăng, buộc tiệm của anh phải tăng giá dịch vụ, và điều này khiến không ít khách hàng phàn nàn.

    “Nhiều khách ruột của chúng tôi khi đến đây đều bất ngờ và kêu ca khi thấy giá dịch vụ lên. Tuy nhiên, họ cũng hiểu rằng đây là tình hình chung bất khả kháng nên cũng thông cảm”, anh nói.

    “Không thấy điểm dừng”

    Là người làm trong lĩnh vực thông tin và có kiến thức về tài chính, thị trường, chị Ngân cho biết bản thân không cảm thấy ngạc nhiên trước đợt lạm phát và bão giá này. “Điều này đơn giản là kết quả có thể thấy trước của bất kỳ biến động chính trị, kinh tế nào trên thế giới”, chị nói.

    Tuy nhiên, điều khiến chị cảm thấy lo lắng nhất lúc này là sự mơ hồ về cách mà đợt lạm phát này sẽ kết thúc. Chị lo sợ nếu chính phủ không đủ nguồn lực để ngăn chặn sự leo dốc hơn nữa của đợt lạm phát này, một cuộc khủng hoảng kinh tế là điều khó tránh khỏi.

    “Tôi cảm thấy rất mơ hồ, không rõ khi nào cơn lạm phát hiện nay mới được giải quyết xong. Bây giờ tôi chưa thực sự bị ảnh hưởng, nhưng nếu tình hình hiện nay tiếp tục kéo dài, tôi không chắc mình có thể chống chọi mãi”, chị Ngân bồn chồn.

    Hình ảnh

    Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Liên và ông Hoàng Công Lương. Ảnh: NVCC.


    “Chính phủ Mỹ dường như đang rất khó khăn, thể hiện qua việc rất nhiều chương trình trợ cấp xã hội đã bị cắt bớt hoặc giới hạn số lượng người được chấp nhận đơn xin trợ cấp xuống còn rất ít”, chị nói thêm.

    Thức nêu cùng quan điểm, nói rằng bản thân cảm thấy rất quan ngại khi chưa thể nhìn thấy điểm dừng của đợt lạm phát lần này.

    “Các dự đoán kinh tế cho thấy tình trạng hiện nay sẽ không kết thúc sớm, và có lẽ chúng tôi sẽ phải học cách làm quen với giá cả như hiện nay”, Thức nói.

    Anh thừa nhận hiện tại tiệm của anh vẫn nhận khách đều, do nhu cầu làm đẹp tăng sau thời gian dài hạn chế vì dịch bệnh, trong khi không ít tiệm làm móng trong khu vực đã đóng cửa vì không chống chọi nổi trong đợt phong tỏa năm ngoái.

    Tuy nhiên, anh lo lắng nếu lạm phát còn kéo dài và giá cả nguồn cung tiếp tục tăng, tiệm của anh rất có thể sẽ chứng kiến lượng khách giảm đi đáng kể.

    Có cùng lo ngại với người trẻ, dù đã đến tuổi nghỉ ngơi, bà Liên vẫn phụ việc trong tiệm spa của con trai, trong khi ông Lương nhận thêm việc sơn sửa nhà cửa.

    “Đi làm vừa là để tìm thấy niềm vui trong lao động, vừa là để có thêm chút ít thu nhập. Nhất là trong thời buổi vật giá leo thang mà chưa thấy điểm dừng như hiện nay, đi làm khiến chúng tôi cảm thấy an toàn”, bà Liên chia sẻ.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 20 khách