Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Mỹ: Từ thuyền nhân đến bà chủ trường y khoa
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 50038
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Mỹ: Từ thuyền nhân đến bà chủ trường y khoa

    by music123 » Thứ 4 Tháng 8 09, 2023 3:28 pm

    Vẻ vang dân Việt: Gương thành công – Từ thuyền nhân đến bà chủ trường y khoa ở Mỹ!


    August 6, 2023

    Hình ảnh

    Bà Kim Đặng (đứng, thứ hai, từ trái) cùng cha mẹ và ba người em trong hình chụp hồi năm 1992


    Khi trò chuyện thế hệ trẻ, bà Kim Đặng cho biết, bà thường khuyên các bạn ba điều: Thứ nhất, phải có niềm tin, vì đây là điều quan trọng nhất, có niềm tin thì mình thất bại vẫn có thể đứng lên mà đi tiếp. Thứ hai là phải có niềm đam mê để vượt qua mọi khó khăn; và cuối cùng, điều gì mình đã thích được 70% thì ráng theo đuổi, đừng vì 30% khó khăn mà chán nản, thất vọng, thì sẽ không tới đâu.

    Trong làn sóng những người phải vượt biển đi tìm tự do vào đầu những năm 1980, có một gia đình người Quảng Ngãi, sinh sống ở Chợ Lớn, ra đi từ quê nhà, tái lập cuộc đời và thành đạt tại miền Nam California.


    Bà Kim Đặng, người con lớn trong gia đình ấy, sau hơn 40 năm, giờ ngồi kể lại, vẫn không giấu được cảm xúc và những ám ảnh trong chuyến vượt biển. “Lúc đó tôi chỉ là cô bé 11 tuổi, nghe mẹ kêu tôi và mấy đứa em, đứa nhỏ nhất mới hơn hai tuổi, sắp đồ lên xe đi Quảng Ngãi, cứ nghĩ được về quê thì thích lắm, nào ngờ đó lại là chuyến đi không biết ngày về,” bà Kim tâm sự. “Nhà tôi ở quê có chiếc tàu, nhỏ thôi, đủ để đưa bà con họ hàng cùng nhau vượt biển. Lúc ra tàu, cảnh sát rượt theo dữ lắm, may mà mấy mẹ con tôi chạy kịp, nhiều người trong họ hàng phải bị ở lại.”

    Trong lúc chạy thục mạng vì bị cảnh sát rượt, mẹ của Kim đánh rớt chiếc la bàn, khi tàu chạy thoát, bị mất phương hướng. Hôm ấy trời trở bão, gió đẩy tàu ra biển lớn. Sau tám ngày lênh đênh trên biển, gặp được tàu đánh cá lớn vớt lên, mọi người được đưa tới trại tị nạn Hồng Kông. Đó là năm 1980.

    “Cho tới giờ, tôi vẫn không thể nào quên tám ngày đêm kinh hoàng ấy. Cả tàu ai cũng ói lên ói xuống vì bị say sóng, mọi người nằm bẹp dí, cứ húp được miếng cháo, lại ói ra hết. Mẹ và mấy chị em tôi bị ám ảnh suốt mấy chục năm qua, nên không bao giờ đi du lịch bằng tàu được,” bà Kim kể.

    Trước đó, vào năm 1978, người cha của bà vượt biên, qua tới Hawaii ở một thời gian thì chuyển sang thành phố Long Beach, quận hạt Los Angeles, nên mấy mẹ con Kim chỉ ở trại tị nạn Hồng Kông gần bảy tháng là được ông bảo lãnh sang Mỹ. Cả nhà đoàn tụ và sống tại thành phố biển Long Beach, cách Little Saigon chưa tới 20 dặm, cho đến bây giờ.

    Bà Kim nhớ lại, khi ấy, sáu người trong gia đình bà ở trong một căn chung cư hai phòng ngủ trên Long Beach Boulervard. Căn nhà được một hội Công Giáo giúp đỡ trong những ngày đầu lạ nước lạ cái, nơi xứ lạ quê người. Ngôi nhà nhỏ xíu, nhưng giống như “trạm trung chuyển”, là nơi ở cho các gia đình bà con nhà Kim sang nhập cư ở tạm, trước khi chuyển sang các tiểu bang khác, hoặc dời xuống Little Saigon. Cứ thế, hết người này tới rồi đi, người khác lại tới.

    Nhưng gia đình nhà Kim cũng đâu khá giả gì, họ ra đi với đôi bàn tay trắng, bỏ lại tất cả, phải làm lại cuộc đời bằng cách kiếm từng đồng xu trên đất Mỹ. Lúc đầu, ba của bà Kim làm ở trạm xăng, được trả $3.35/giờ, nuôi vợ và bốn đứa con, vừa đi học về ngành điện, và làm nghề này từ đó đến nay. Mẹ của bà Kim ở nhà làm may, cắt chỉ, nhưng thu nhập chẳng là bao, bà cố gắng học nhanh để lấy được bằng tóc và nail. Trải qua bao tháng ngày cực khổ như vậy, bà mới cùng chồng nuôi được con cái ăn học thành tài.

    Kim là chị lớn nhất trong nhà, nên ba mẹ muốn con gái làm gương cho các em. Mới sang không biết tiếng, Kim không thể giao tiếp, nên mẹ của Kim bắt con gái phải chú tâm học Anh ngữ, bà nói với con: “Qua Mỹ được là có cơ hội rồi, con phải học cho thiệt giỏi nghe chưa!” Kim vâng vâng dạ dạ, nhưng cô học sinh lớp Bốn vẫn bị sốc vì trong trường chẳng có bạn nào nói tiếng Việt với mình. Mãi hơn một năm sau Kim mới quen được cuộc sống mới, nói tiếng Anh lưu loát, và học giỏi nhất là môn Toán.

    Nhưng gia đình nhà Kim cũng đâu khá giả gì, họ ra đi với đôi bàn tay trắng, bỏ lại tất cả, phải làm lại cuộc đời bằng cách kiếm từng đồng xu trên đất Mỹ. Lúc đầu, ba của bà Kim làm ở trạm xăng, được trả $3.35/giờ, nuôi vợ và bốn đứa con, vừa đi học về ngành điện, và làm nghề này từ đó đến nay. Mẹ của bà Kim ở nhà làm may, cắt chỉ, nhưng thu nhập chẳng là bao, bà cố gắng học nhanh để lấy được bằng tóc và nail. Trải qua bao tháng ngày cực khổ như vậy, bà mới cùng chồng nuôi được con cái ăn học thành tài.

    Kim là chị lớn nhất trong nhà, nên ba mẹ muốn con gái làm gương cho các em. Mới sang không biết tiếng, Kim không thể giao tiếp, nên mẹ của Kim bắt con gái phải chú tâm học Anh ngữ, bà nói với con: “Qua Mỹ được là có cơ hội rồi, con phải học cho thiệt giỏi nghe chưa!” Kim vâng vâng dạ dạ, nhưng cô học sinh lớp Bốn vẫn bị sốc vì trong trường chẳng có bạn nào nói tiếng Việt với mình. Mãi hơn một năm sau Kim mới quen được cuộc sống mới, nói tiếng Anh lưu loát, và học giỏi nhất là môn Toán.

    Mục Sư Gregory Johnson có nhiều hoạt động giúp đỡ người vô gia cư suốt mấy chục năm. Còn gia đình Kim khi đặt chân đến Mỹ lại được một hội Công Giáo giúp đỡ để ổn định chỗ ở và cuộc sống hàng ngày, nên khi cả hai về chung một nhà, có chung chí hướng, bà Kim cùng chồng làm từ thiện.

    Ở thành phố Long Beach có nhiều người Campuchia là di dân, đa số gặp khó khăn, nên gia đình bà tổ chức phát thực phẩm miễn phí cho người vô gia cư, và các gia đình khó khăn trong khu vực.


    Mục Sư Gregory Johnson có nhiều hoạt động giúp đỡ người vô gia cư suốt mấy chục năm. Còn gia đình Kim khi đặt chân đến Mỹ lại được một hội Công Giáo giúp đỡ để ổn định chỗ ở và cuộc sống hàng ngày, nên khi cả hai về chung một nhà, có chung chí hướng, bà Kim cùng chồng làm từ thiện.

    Ở thành phố Long Beach có nhiều người Campuchia là di dân, đa số gặp khó khăn, nên gia đình bà tổ chức phát thực phẩm miễn phí cho người vô gia cư, và các gia đình khó khăn trong khu vực.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 15 khách