Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Bốn nguyên tắc trở thành cha mẹ tốt
  • Hình đại diện của thành viên
    VietNews
    Bài viết: 27896
    Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 11, 2020 9:36 pm

    Bốn nguyên tắc trở thành cha mẹ tốt

    by VietNews » Thứ 5 Tháng 4 08, 2021 10:29 am





    Cha mẹ thường lầm tưởng trẻ em cũng giống như họ, cái gì tốt cho người lớn thì cũng tốt cho trẻ.

    Bài viết của nhà tâm lý học Nguyên Đào (Trung Quốc).

    Nhiều người đặt câu hỏi: Tiêu chuẩn nào để trở thành cha mẹ tốt ? Tôi nghĩ chắc không có, nhưng "chỉ khi nhìn thế giới bằng con mắt trẻ thơ, chúng ta mới có thể hiểu được tâm hồn trẻ thơ".

    Cách đây không lâu, một người dẫn chương trình kể, anh và con gái 3 tuổi thường xuyên đi chơi nhưng người bố nhận ra con gái không thích đến các trung tâm thương mại nên hay khóc và không chịu vào. "Ở đó vui và náo nhiệt như vậy, tại sao con không thích", anh hỏi nhưng cô bé chỉ lắc đầu. Một lần tình cờ, người bố đã khám phá ra được lý do.

    Khi ngồi xổm buộc dây giày cho con, ông bố chợt nhận ra thứ xuất hiện trước mắt mình không phải những món hàng tinh xảo, mà là những đôi chân như rừng cây, nhiều bàn tay to lớn vung qua lại và những chiếc túi to sắc cạnh có thể đập vào mặt trẻ bất kỳ lúc nào. Con gái anh với thân hình nhỏ bé, cứ co rúm lại để tránh né...

    "Ở đây chẳng vui chút nào. Chúng ta về nhà nhé", ông bố nói với con. Ngay khi anh cõng con lên vai chuẩn bị rời đi thì đứa trẻ lại cười sảng khoái nói muốn ở lại chơi, bởi lần này cô bé đã nhìn thấy những món đồ chơi đẹp.

    "Cúi xuống, ngẩng lên theo tầm nhìn của con là một nguyên tắc cha mẹ nên ghi nhớ", người dẫn chương trình nói.

    Hình ảnh
    Với trẻ, thế giới của người lớn rất khác. Ảnh: sina.

    Có một ông bố do công việc quẩn quanh nên chưa bao giờ đi xa. Khi con trai lên cấp 2 dần xa lánh, không nói chuyện với bố bởi nghĩ ông có tầm nhìn hạn chế. Trong kỳ nghỉ hè, người bố được nghỉ phép nên muốn cùng gia đình đi du lịch.

    "Con à, bố muốn đi chơi với con. Bố chưa đi chơi bao giờ. Con dẫn cả nhà nhé, đi đâu, ăn gì, chơi gì, tất cả đều tùy con". Đứa con trai ngạc nhiên hồi lâu, nói: "Thật sao? Bố sẽ chịu sự sắp xếp của con đúng không". Ông bố mỉm cười, nói rằng đó là sự thật.

    Cậu con trai vô cùng hào hứng, tìm ngay bản đồ và lịch trình tàu, lên kế hoạch cẩn thận cho chuyến du lịch. Trên đường, cậu chủ động mua vé, tìm khách sạn và liên hệ với các điểm du lịch. Người bố không những rảnh rang mà còn thấy ngưỡng mộ kỹ năng xã hội của con trai mình.

    Sau chuyến đi, bố khen con trai: "Rất tuyệt. Con giỏi hơn bố nhiều". Ông còn nói với vợ "Con trai mình làm việc rất thông minh, chắc sau này sẽ trở thành tổng giám đốc". Từ đó mối quan hệ giữa hai cha con được cải thiện. Lần đầu tiên, cậu con trai cũng nói với mẹ: "Con phát hiện ra bố là người đàn ông tốt nhất thế giới".

    Sai lầm của phụ huynh thường nghĩ mình giỏi giang, thông minh hơn con cái. Trong giáo dục trẻ, cha mẹ cũng nên học tập con cái mình. Buông tay để con cái tự lập, làm những việc khó.

    Hình ảnh
    Là cha mẹ, cần tôn trọng sự khác biệt, sự hồn nhiên trong suy nghĩ của con. Ảnh: chinanews.

    Một người họ Lưu ở Trung Quốc kể về sự cố hồi tám tuổi của mình. Hôm đó, con cái một vài người bạn của bố mẹ đến nhà chơi. Buổi tối, bốn đứa trẻ chơi đánh bài với nhau, ba đứa còn lại chơi không giỏi bằng Lưu.

    Một số người lớn thấy Lưu thắng bài suốt nên lặng lẽ ngồi sau con cái họ và đưa ra gợi ý nhằm cải thiện tình hình. Nhưng điều khiến anh cảm thấy khó chịu cũng như khó hiểu nhất là hành động của mẹ mình. Người mẹ nhìn bài của 3 đứa trẻ, tiếp đến nhìn bài con mình rồi hướng dẫn 3 đứa trẻ chơi bài. Từ lúc đó, Lưu liên tục thua.

    "Lúc đó tôi suýt khóc nhưng kìm lại được. Ngoại trừ mẹ tôi, tất cả mọi người đều cảm thấy hành động đó không ổn", Lưu nói. Khi trưởng thành, một lần nhắc lại câu chuyện này, Lưu thắc mắc tại sao hồi đó mẹ làm như vậy, nhưng chỉ nhận được câu trả lời: "Trời đất, con không biết đùa à?".

    Lần này người đàn ông 32 tuổi nói với mẹ: "Con không bao giờ quên bởi cảm giác bị đối xử bất công. Một điều nhỏ nhặt trong mắt mẹ lại rất quan trọng trong trái tim con". Lưu cũng cho biết, từ thời điểm đó, anh không thể nói chuyện được với mẹ mình, cũng không có tình cảm sâu sắc với bà. "Là cha mẹ, nhất định không được đẩy con mình ra ngoài", anh nói.

    Có 3 việc không nên trách mắng hay đánh trẻ:

    - Trẻ khóc trên máy bay: Đối với trẻ em, cơn đau này là do áp suất không khí, nhiều lúc không chịu đựng được nên sẽ quấy khóc. Hành động này không phải do trẻ "không nghe lời" mà thực sự chúng rất khó chịu.

    - Trẻ không thích đi tắm hoặc khóc ngay khi tắm xong: Nguyên nhân là do trẻ cảm thấy nóng và đau. Yêu cầu của trẻ đối với nhiệt độ nước thấp hơn người lớn. Người lớn cảm thấy nhiệt độ nước "nóng và dễ chịu", nhưng với trẻ thì nhiệt độ đó không chịu đựng được. Một số người lớn còn thích "kỳ cọ", đối với trẻ có làn da non nớt thì việc làm này không khác gì lột da.

    - Trẻ kén ăn: Vì vị giác của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên chúng sẽ khác với vị giác của người lớn . Vị chát của tiêu xanh có thể là vị đắng không thể chấp nhận được trong miệng trẻ nhỏ còn vị hành có thể hăng và tanh. Nếu trẻ kén ăn nghiêm trọng có thể do thiếu vitamin hoặc mắc một số bệnh, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ thay vì đánh con.

    Một nhà văn từng nói, đừng cố sử dụng thế giới người lớn để hiểu trẻ em, bởi hai thế giới hoàn toàn khác nhau. "Tôn trọng sự khác biệt, sự hồn nhiên trong suy nghĩ của con. Hãy để con được là chính mình", nhà văn nói.

    Vy Trang (Theo sohu)
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 34 khách