Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Sinh vật giống sứa khiến hai lò phản ứng ngừng hoạt động
  • Hình đại diện của thành viên
    VietNews
    Bài viết: 27896
    Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 11, 2020 9:36 pm

    Sinh vật giống sứa khiến hai lò phản ứng ngừng hoạt động

    by VietNews » Thứ 6 Tháng 4 09, 2021 7:00 pm





    Salp, động vật có túi bao trong suốt trông như sinh vật ngoài hành tinh, là nguyên nhân khiến hai lò phản ứng ở Hàn Quốc ngừng hoạt động hôm 6/3.

    Hình ảnh
    Động vật túi bao có cơ thể trong suốt nên dễ làm rùa biển nhầm với túi nylong. Ảnh: Getty.

    Lò phản ứng Hanul số 1 và 2 công suất 950 megawatt ở Công ty Thủy điện và Điện hạt nhân Hàn Quốc phải tạm ngừng hoạt động do động vật túi bao làm tắc hệ thống làm mát. Tai nạn tương tự từng xảy ra trước đây khiến bộ đôi lò phản ứng không thể vận hành trong gần một tuần hồi cuối tháng 3.

    Các lò phản ứng càng tắc nghẽn lâu, tổn thất càng lớn. Theo Bloomberg, lượng điện tổn thất do tai nạn tương đương 60.000 tấn khí tự nhiên hóa lỏng, trị giá khoảng 21,8 triệu USD. Con số sẽ còn tiếp tục tăng nếu lò phản ứng ngừng hoạt động trong thời gian dài.

    Động vật túi bao không thể tạo ra tác động lớn nhưng khi kết hợp với nhau chúng rất lợi hại. Chúng có chiến thuật sinh sản kỳ lạ, trong đá mỗi cá thể khởi động một nhà máy nhân bản bên trong chính cơ thể mình, sản sinh vô số bản sao giống nhau về mặt di truyền. Một con salp trong hệ thống làm mát không phải vấn đề lớn, nhưng cả đàn sinh vật này lại là vấn đề khác. Dù có hình dáng giống sứa, chúng có quan hệ gần gũi với con người hơn. Thậm chí cấu trúc phôi thai của con người cũng giống salp trước khi tiến hóa theo hướng khác.

    Số lượng động vật túi bao ở nhà máy điện hạt nhân của Hàn Quốc luôn tăng vọt vào tháng 6, nhưng chúng có thể phát triển bùng nổ từ sớm do dòng hải lưu ấm trái mùa. "Chúng tôi không thể kết luận số lượng salp tăng vọt là do biến đổi khí hậu hay yếu tố khác", Youn Seok-hyun, nhà nghiên cứu ở Viện Khoa học Ngư nghiệp Quốc gia, cho biết. "Chúng ta nên coi đó như một hiện tượng tạm thời trừ khi thấy chúng tiếp tục gia tăng trong thập kỷ tới".

    An Khang (Theo IFL Science)
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 39 khách