Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Cá mặt trăng nặng nửa tạ mắc cạn ở bờ biển Mỹ
  • Hình đại diện của thành viên
    VietNews
    Bài viết: 27896
    Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 11, 2020 9:36 pm

    Cá mặt trăng nặng nửa tạ mắc cạn ở bờ biển Mỹ

    by VietNews » Thứ 4 Tháng 7 21, 2021 11:16 pm






    Người dân ở bang Oregon vô cùng bất ngờ khi bắt gặp xác con cá mặt trăng sặc sỡ hiếm gặp dạt vào bờ cách môi trường sống tự nhiên của nó hàng trăm km.

    Hình ảnh
    Xác cá mặt trăng mắc cạn ở Oregon. Ảnh: Tiffany Boothe.

    Con cá opah hay còn gọi là cá mặt trăng, được phát hiện trên bờ biển ở Sunset Beach, phía bắc bang Oregon, vào 8 giờ sáng ngày 14/7 theo giờ địa Phương. Con cá sặc sỡ có những chiếc vảy màu ánh bạc và đỏ cam với cơ thể dẹt hình tròn, cùng nhiều đốm trắng và đôi mắt màu vàng.

    Sau khi nhận được ảnh chụp con cá mắc cạn từ người qua đường, nhân viên ở Thủy cung Seaside gần đó đến thu thập xác của nó. Sau đó, du khách tới thủy cung có cơ hội quan sát tận mắt mẫu vật hiếm gặp. Các nhà nghiên cứu chưa rõ điều gì xảy ra với cá mặt trăng, nhưng cơ thể nó vẫn nguyên vẹn, có nghĩa nó bơi ở gần bờ khi chết, theo Tiffany Boothe, trợ lý quản lý ở Thủy cung Seaside.

    Cá mặt trăng là loài cá biển khơi, có nghĩa chúng sống giữa biển rộng, nhưng thường xuất hiện ven biển California và Hawaii, theo Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA). Tuy nhiên, rất hiếm gặp loài cá này ở miền bắc nước Mỹ. "Tôi không nghĩ có thể gặp con cá mặt trăng lớn như vậy ngoài khơi Oregon", Heidi Dewar, nhà sinh vật học ở Cơ quan ngư nghiệp của NOAA, chia sẻ.

    Một cách giải thích khả thi là nhiệt độ nước biển ấm lên do biến đổi khí hậu thúc đẩy cá mặt trăng rời khỏi vùng biển đang trở nên quá nóng và di chuyển tới vùng biển mát hơn. Chúng có thể bơi quãng đường dài khi phản ứng trước điều kiện môi trường. Dewar cho biết ông và đồng nghiệp đã thấy một số tổ chức sinh vật biển di chuyển về phương bắc khi nhiệt độ nước biển gia tăng. Nhưng chưa có đủ dữ liệu để xác nhận vùng biển ấm dần là nguyên nhân khiến cá mặt trăng bơi về phía bắc.

    Năm 2015, một nghiên cứu của NOAA phát hiện cá mặt trăng là loài cá máu nóng duy nhất còn sống ngày nay. Khác với những loài cá máu lạnh, cá mặt trăng có thể kiểm soát nhiệt độ cơ thể để giữ ấm dưới biển sâu. Giới nghiên cứu biết rất ít về cấu tạo sinh học của chúng, dù họ ước tính cá mặt trăng có thể dài hơn 1,8 m và nặng trên 272 kg, theo Thủy cung Seaside.

    Tuy cá mặt trăng không phải là mục tiêu của ngư dân, số lượng cá bị bắt nhầm bởi ngư dân săn cá kiếm ngày càng tăng. Phần thịt giàu dưỡng chất của chúng cũng là hải sản được ưa chuộng. Do chưa có đánh giá quần thể, các nhà nghiên cứu không biết số lượng cá mặt trăng có ổn định hay không và hoạt động đánh bắt có tác động nghiêm trọng tới chúng không. Giới nghiên cứu cũng không rõ có bao nhiêu loài cá mặt trăng.

    Con cá mặt trăng mắc cạn ở Oregon đã được đông lạnh ở Thủy cung Seaside Aquarium để phục vụ khám nghiệm vào năm sau.

    An Khang (Theo Live Science)
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 42 khách