Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Vì sao một số người không mắc Covid-19 dù tiếp xúc gần F0?
  • Hình đại diện của thành viên
    VietNews
    Bài viết: 27896
    Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 11, 2020 9:36 pm

    Vì sao một số người không mắc Covid-19 dù tiếp xúc gần F0?

    by VietNews » Thứ 2 Tháng 12 27, 2021 10:05 pm






    Nghiên cứu của Đại học London chỉ ra một số người không mắc Covid-19 dù tiếp xúc F0 là do hoạt động của tế bào T - tế bào bạch cầu trong cơ thể.

    Khi thấy chồng mình ngã gục trước cầu thang, Thais Andrade trú tại São Paulo, Brazil, chộp lấy chiếc máy đo nồng độ oxy. Chỉ số của anh Erik Andrade, chồng cô, thấp hơn 8 điểm so với đầu giờ sáng, trông anh cực kỳ mệt mỏi.

    "Khi nhìn thấy nồng độ 90% (trên máy), tôi không thể chờ đợi nữa mà gọi xe cấp cứu ngay", Andrade kể lại.

    Kết quả chụp chiếu ở bệnh viện cho thấy Erik, 44 tuổi, bị tổn thương phổi nặng, có khả năng nhiễm nCoV trước đó một tuần. Anh bị đông máu và phải thở oxy trong ICU nhiều ngày tiếp theo. Song điều khiến bác sĩ chú ý không phải tình trạng của anh. Họ ngạc nhiên vì Andrade vẫn âm tính virus sau nhiều lần xét nghiệm. Khi tiếp xúc với chồng tại nhà, cô chưa bao giờ đeo khẩu trang.

    Đây cũng không phải lần đầu tiên Andrade "né" được Covid-19. Cô từng tham dự một cuộc họp tại Đại học São Paulo có F0. Sự kiện sau đó trở thành cụm dịch nhỏ với nhiều ca nhiễm. Dù vậy, xét nghiệm của Andrade vẫn cho kết quả âm tính.

    Những trường hợp như vậy khiến giới chuyên môn tò mò. Họ cho rằng Andrade và một số người có thể kháng nCoV tự nhiên do yếu tố di truyền hoặc hoạt động của tế bào miễn dịch.

    Trí nhớ của tế bào T

    Nghiên cứu của Đại học London, Anh, công bố hôm 27/12, thực hiện trên 731 nhân viên y tế trong đợt bùng phát đầu tiên. Kết quả cho thấy 58 người xét nghiệm âm tính dù làm việc liên tục trong môi trường có nguy cơ cao.

    Theo các nhà khoa học, họ đã tiếp xúc với các mầm bệnh từ virus corona khác trong quá khứ (như cúm) và có "trí nhớ miễn dịch". "Trí nhớ của tế bào T" sinh ra khi một số người mắc cảm cúm, có thể được kích hoạt lại khi tiếp xúc với nCoV. Tế bào miễn dịch nhận diện được protein trong bộ máy sao chép của các virus corona, phản ứng đủ mạnh để đẩy lùi mầm bệnh ở giai đoạn sớm nhất.

    Như vậy, họ loại bỏ virus khỏi cơ thể trước khi nó gây ra bất cứ tổn thương nào. nCoV không tồn tại trong niêm mạc (mũi hoặc họng) đủ lâu để phát triển thành triệu chứng. Hệ miễn dịch cũng không cần tiết kháng thể, dẫn đến kểt quả test nhanh hay PCR đều âm tính.

    "Những người này tiếp xúc với virus đủ để kích hoạt một phần hệ thống miễn dịch, nhưng không đủ để có triệu chứng", Alexander Edwards, phó giáo sư về công nghệ y sinh tại Đại học Reading, cho biết.

    Leo Swadling, giáo sư Đại học London, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Mọi người đều nghe nói về những ca tiếp xúc gần F0 nhưng không nhiễm virus. Điều chúng tôi chưa rõ là các trường hợp này có thực sự kháng nCoV không, hay họ loại bỏ virus trước khi các xét nghiệm thông thường có thể phát hiện".

    Nghiên cứu mới đã giải đáp được câu hỏi đó. Ở người từng mắc cúm trong quá khứ, tế bào T hoạt động mạnh và ghi nhớ virus corona nói chung, giúp loại bỏ nCoV khỏi cơ thể.

    Các nhà khoa học cho rằng công trình này là nền móng để tạo ra loại vaccine nhắm mục tiêu vào tế bào T, có khả năng bảo vệ lâu dài, thay vì phản ứng kháng thể, sẽ suy yếu theo thời gian.

    Hình ảnh
    Bệnh nhân Covid-19 được đặt nội khí quản tại Trung tâm Lâm sàng Westerstede, Westerstede, Đức, ngày 17/12. Ảnh: AP

    Yếu tố di truyền

    Giả thuyết thứ hai được đưa ra dựa trên đặc điểm di truyền. Các nhà khoa học cho rằng một số người sở hữu bộ gene có cơ chế kháng virus.

    Tháng 1/2021, chuyên gia Đại học New York và Trường Y Icahn tại Mount Sinai xuất bản một nghiên cứu trên tạp chí Cell cho thấy gene RAB7A ở người là thành phần quan trọng nCoV sử dụng để xâm nhập tế bào.

    RAB7A tồn tại trong thụ thể ACE2. Khi virus lây nhiễm, đầu tiên chúng gắn protein gai của mình với thụ thể này. Ở một số người, đột biến gene RAB7A khiến thụ thể ACE2 không hoạt động. Vì vậy, nCoV không tìm được nơi để gắn kết và đi vào tế bào.

    Giới chuyên gia từng ghi nhận hiện tượng này ở người nhiễm HIV. Họ xác định đột biến hiếm gặp đã vô hiệu hóa thụ thể CCR5 ở các tế bào bạch cầu, ngăn virus xâm nhập.

    "Phát hiện này thực sự hữu ích. Nó là tiền đề của loại thuốc kháng HIV", Mary Carrington, chuyên gia di truyền miễn dịch tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Frederick, cho biết. Thế giới cũng ghi nhận hai người khỏi hoàn toàn HIV sau khi được cấy ghép tủy xương từ người hiến tặng có gene kháng virus.

    Những người sở hữu gene kháng nCoV có phản ứng miễn dịch rất mạnh, đặc biệt là ở tết bào niêm mạc mũi, nơi virus tiếp xúc đầu tiên. Evangelos Andreakos, chuyên gia miễn dịch tại Quỹ Nghiên cứu Y sinh của Học viện Athens, cho biết một số người có gene ngăn virus sao chép hoặc phá vỡ RNA của virus trong tế bào.

    Thục Linh (Theo Nature, Stat, Metro)
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 32 khách