Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Tiểu hành tinh 1.000 m lao đến gần Trái Đất
  • Hình đại diện của thành viên
    VietNews
    Bài viết: 27896
    Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 11, 2020 9:36 pm

    Tiểu hành tinh 1.000 m lao đến gần Trái Đất

    by VietNews » Thứ 5 Tháng 1 06, 2022 5:11 pm







    Tiểu hành tinh khổng lồ sẽ lao sượt qua Trái Đất với vận tốc khoảng 70.400 km/h vào ngày 19/1.

    Hình ảnh
    Ảnh chụp tiểu hành tinh (7482) 1994 PC1 năm 1997 trông giống một vệt dài do đang bay với tốc độ cao. Ảnh: Đài quan sát Thiên Văn Sormano

    Tiểu hành tinh (7482) 1994 PC1 sắp bay tới cách Trái Đất 1,93 triệu km, gấp hơn 5 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Tiểu hành tinh sẽ cách Trái Đất gần nhất lúc 4h51 ngày 19/1 (giờ Hà Nội). Các tính toán về đường bay của nó chỉ sai số 133 km, đồng nghĩa va chạm không xảy ra trong chuyến tiếp cận này.

    Nhà thiên văn Robert McNaught tại Đài quan sát Siding Spring, Australia, lần đầu tiên phát hiện (7482) 1994 PC1 vào năm 1994. Các nhà khoa học sau đó cũng nhận diện được tiểu hành tinh này trong những bức ảnh từ tháng 9/1974.

    (7482) 1994 PC1 hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trời trong một năm 7 tháng. Khoảng cách giữa tiểu hành tinh này với Mặt Trời bằng 0,9 - 1,8 lần khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất.

    Với đường kính khoảng 1.000 m, gấp 2,5 lần chiều cao của tòa nhà Empire State, Mỹ, (7482) 1994 PC1 được xếp loại "có khả năng gây nguy hiểm" do kích thước lớn và có những lần bay qua sát Trái Đất. Theo ước tính, tiểu hành tinh kích thước như vậy đâm xuống Trái Đất khoảng 600.000 năm một lần.

    Chuyến tiếp cận gần đây nhất của (7482) 1994 PC1 là ngày 17/1/1933 với khoảng cách 1,1 triệu km. Lần tiếp cận tiếp theo dự kiến diễn ra vào ngày 18/1/2105.

    (7482) 1994 PC1 sẽ lao qua Trái Đất với vận tốc khoảng 70.400 km/h hôm 19/1. Sự kiện sẽ giúp các nhà thiên văn có cơ hội tìm hiểu thêm về tiểu hành tinh này. Nó thuộc nhóm Apollo, nhóm tiểu hành tinh phổ biến nhất mà giới khoa học biết đến.

    Tiểu hành tinh này quá mờ để quan sát bằng mắt thường hay ống nhòm. Tuy nhiên, người yêu thiên văn có thể trông thấy nó bay qua bầu trời với một chiếc kính viễn vọng thích hợp.

    Thu Thảo (Theo Science Alert)
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 40 khách