Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Số phận các công ty chip Trung Quốc muốn bắt kịp TSMC
  • Hình đại diện của thành viên
    VietNews
    Bài viết: 27896
    Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 11, 2020 9:36 pm

    Số phận các công ty chip Trung Quốc muốn bắt kịp TSMC

    by VietNews » Chủ nhật Tháng 1 09, 2022 10:09 pm






    Một số công ty bán dẫn ít tên tuổi tại Trung Quốc đặt mục tiêu sánh ngang TSMC và Samsung, nhưng chưa thể cho ra sản phẩm thương mại.

    Những năm gần đây, Trung Quốc đầu tư hàng tỷ USD để cố gắng bắt kịp các nhà sản xuất chất bán dẫn tiên tiến nhất thế giới. Dù vậy, hầu hết các dự án vẫn chưa thành công. Hai cái tên Hongxin Semiconductor Manufacturing Corp (HSMC) ở Vũ Hán và Quanxin Integrated Circuit Manufacturing (QXIC) ở Tế Nam được xem là ví dụ điển hình.

    Hình ảnh
    Nhân viên Tsinghua Unigroup trình diễn cấy chip trên một bo mạch tại một sự kiện về bán dẫn ở Bắc Kinh năm 2016. Ảnh: Reuters

    Hai xưởng đúc HSMC và QXIC được thành lập với mục tiêu tạo ra những chip bán dẫn tiên tiến. Dù vậy, các kế hoạch được đánh giá quá tham vọng, trong khi chính quyền địa phương đã đánh giá thấp mức độ khó khăn lẫn những tốn kém trong quá trình chế tạo chip. Kết quả là, HSMC chính thức dừng hoạt động vào tháng 6/2021, còn QXIC vẫn tồn tại nhưng cũng đã ngừng sản xuất.

    Theo tài liệu WSJ có được từ truyền thông Trung Quốc, chính quyền địa phương và cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp Tianyancha, có ít nhất 6 dự án xây dựng chip mới, trong đó có HSMC và QXIC, đã thất bại trong ba năm qua. Tài liệu cho thấy, hơn 2,3 tỷ USD đã đổ vào những công ty kể trên, phần lớn từ nguồn tài trợ của chính phủ, nhưng đa số thậm chí không sản xuất nổi một mẫu chip duy nhất.

    Đổ tiền tỷ vào bán dẫn

    Năm 2014, Bắc Kinh bắt đầu công bố kế hoạch hỗ trợ các ngành công nghiệp với mục tiêu tự chủ, bao gồm khoản tiền 22 tỷ USD cho sản xuất chip gọi là Big Fund, theo WSJ. Chính quyền một số địa phương cũng tự tạo ra các quỹ tương tự để thúc đẩy lĩnh vực này. Năm 2019, quỹ bán dẫn quốc gia thứ hai được thành lập với số tiền khoảng 30 tỷ USD.

    Nguồn tiền lớn đầu tư cho sản xuất chip đã tạo cơn sóng thành lập doanh nghiệp bán dẫn lan rộng khắp Trung Quốc. Số liệu của Tianyancha cho thấy, hàng chục nghìn công ty đã đăng ký kinh doanh liên quan đến lĩnh vực này.

    Làn sóng mới thực tế đã cải thiện một số khía cạnh về năng lực sản xuất chip của Trung Quốc sau đó, gồm cả thiết kế chip. Thế nhưng, do hầu hết công ty đi lên mà không có đủ chuyên môn hoặc vốn, đa số đã tự phá sản.

    HSMC và QXIC đặt mục tiêu sản xuất được chip trên tiến trình 14 nm - công nghệ mà TSMC hay Samsung đạt được từ lâu. Theo tiết lộ của một số cựu nhân viên của hai công ty, để hiện thực hóa, HSMC đã tìm cách tuyển dụng một cựu lãnh đạo cấp cao của TSMC làm Giám đốc điều hành. Trong khi đó, QXIC đưa về hàng chục kỹ sư giàu kinh nghiệm từ Đài Loan, kể cả từ TSMC, bằng các gói lương tương đối lớn.

    Theo truyền thông Trung Quốc, HSMC không thể cho ra đời bất cứ sản phẩm thương mại nào do thiếu kinh phí với số tiền có thể lên tới hàng tỷ USD. Tại QXIC, một số cựu nhân viên cho biết công việc tiến triển rất chậm chạp khi đó. "Các kỹ sư mà QXIC tuyển dụng có kiến thức về khía cạnh kỹ thuật và kỹ năng, nhưng thiếu kinh nghiệm để kết hợp chúng với nhau", một cựu nhân viên tiết lộ.

    Thất bại sau thời gian ngắn

    Tháng 8/2020, chính quyền thành phố Vũ Hán cho biết dự án HSMC đã bị đình chỉ do khó khăn tài chính, trước khi chính thức ngừng hoạt động vào giữa năm ngoái. Còn với QXIC, sau khi một số dự án bán dẫn do chính phủ tài trợ thất bại, chính quyền Tế Nam đã tiếp quản công ty, đồng thời cho phép nhân viên rời đi nếu có nguyện vọng. Một quan chức thành phố này tiết lộ QXIC gần như không còn hoạt động.

    WSJ đã phỏng vấn người đàn ông có tên Cao Shan, trong dữ liệu Tianyancha là một giám đốc của QXIC và cựu thành viên hội đồng quản trị HSMC. Tuy nhiên, ông cho biết mình tên thật là Bao Enbao, có 15 năm kinh nghiệm trong ngành, từng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tập hợp công nghệ và tài năng cho các dự án bán dẫn ở Trung Quốc.

    Theo lời kể, Enbao thành lập một công ty thiết kế chip vào năm 2005, kết nối với TSMC và thành đối tác sau đó. Tuy nhiên, khi dự án HSMC khởi động, ông được mời về làm việc. Tháng 10/2018, ông nghỉ việc do bất đồng về định hướng phát triển. Ông tham QXIC sau đó với vai trò cổ đông chính nhưng cũng rời đi tháng 12/2020 sau khi Bắc Kinh siết chặt giám sát các dự án bán dẫn.

    Các nhà đầu tư Trung Quốc đang tìm cách cứu vãn một số doanh nghiệp, trong khi chính quyền đưa ra quy định cứng rắn hơn để ngăn chặn lãng phí trong tương lai. Chẳng hạn, vào tháng 12/2021, Tsinghua Unigroup - tập đoàn bán dẫn đã vỡ nợ hàng tỷ USD trái phiếu năm qua - được hai công ty đầu tư mạo hiểm rót tiền với vai trò nhà đầu tư chiến lược.

    Chế tạo nhiều chất bán dẫn hơn là ưu tiên quan trọng của Trung Quốc. Số liệu của công ty tư vấn và phân tích International Business Strategies cho thấy, năng lực sản xuất của các công ty địa phương chỉ chiếm khoảng 17% lượng chip mà nước này cần, buộc họ phải phụ thuộc doanh nghiệp nước ngoài.

    Theo giới chuyên gia, năng lực chế tạo linh kiện bán dẫn tiên tiến nhất, chẳng hạn chip cho máy tính hoặc smartphone, của Trung Quốc hiện không cao. Trong tương lai, tình trạng trên được dự đoán sẽ tiếp diễn do các công ty của nước này vẫn bị cấm sử dụng các công nghệ bán dẫn Mỹ.

    Bảo Lâm (theo WSJ)
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 27 khách