Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Tuyết phát quang ở vùng cực
  • Hình đại diện của thành viên
    VietNews
    Bài viết: 27896
    Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 11, 2020 9:36 pm

    Tuyết phát quang ở vùng cực

    by VietNews » Thứ 2 Tháng 1 10, 2022 9:13 pm






    NGA- Mikhail Neretin bắt gặp hiện tượng tuyết phát quang màu xanh dương khi dắt chó đi dạo gần một trạm thực địa dọc vùng ven biển White Sea.

    Hình ảnh
    Những đốm sáng màu xanh dương trên nền tuyết. Ảnh: Alexander Semenov

    Nhà sinh vật học người Nga, Vera Emelianenko, người đi cùng Neretin, quyết định tìm hiểu hiện tượng. Sau khi nghiền một quả cầu tuyết và nhận thấy quầng sáng mạnh lên theo áp suất, họ nhờ nhiếp ảnh gia Alexander Semenov ghi lại cảnh tượng khác thường bằng camera để nghiên cứu kỹ hơn. Tuyết có thể phát quang dưới tác động từ bước chân của họ và thậm chí của hai chú chó đi cùng. Semenov chia sẻ những bức ảnh trên mạng xã hội Facebook vào đầu tháng 12/2021, thu hút nhiều sự chú ý.

    Tò mò điều gì khiến tuyết phát sáng, Emelianenko quan sát một mẫu vật rã đông dưới kính hiển vi và phát hiện bên trong tuyết có một số tổ chức thủy sinh gọi là giáp xác chân chèo. Loài động vật giáp xác cực nhỏ này sống ở cả môi trường nước ngọt và nước mặn, thường được ví như "bọ rùa của đại dương" do đóng góp của chúng đối với chuỗi thức ăn dưới biển.

    Khi theo dõi quả cầu tuyết tan chảy, Emeliankenko dùng một cây kim chọc vào những sinh vật cư trú bên trong. Tác động kích thích giáp xác chân chèo khiến chúng phát sáng, chứng tỏ đây là nguồn gốc của ánh sáng màu xanh trên lớp tuyết. Giáp xác chân chèo thường được phát quang dưới biển thay vì trên cạn. Phát hiện của Neretin và Emeliankenko có thể là lý giải đầu tiên cho hiện tượng tuyết phát quang, theo National Geographic.

    Giáp xác chân chèo có thể phát quang nhờ một phản ứng hóa học tạo chất nền coelenterazine phát ra ánh sáng. Đó là cách để chúng xua đuổi động vật ăn thịt. Tuy nhiên, chiến lược tự vệ này không phải luôn hiệu quả. Coelenterazine có thể lẫn vào chuỗi thức ăn khiến tổ chức sinh vật lớn hơn cũng phát sáng.

    Điều khiến các nhà nghiên cứu tò mò là giáp xác chân chèo sống ở vùng biển sâu và nguyên nhân chúng mắc kẹt trong tuyết sẽ được nhóm nghiên cứu khám phá. "Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đầy đủ và sẽ công bố bài báo khoa học về đề tài này", Semenov cho biết.

    An Khang (Theo IFL Science)
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 33 khách