Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Giao phó ông bà trông cháu có phải là 'bất hiếu'?
  • Hình đại diện của thành viên
    VietNews
    Bài viết: 27911
    Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 11, 2020 9:36 pm

    Giao phó ông bà trông cháu có phải là 'bất hiếu'?

    by VietNews » Thứ 3 Tháng 12 22, 2020 8:59 pm




    Nhiều người phàn nàn khi bố mẹ hai bên không giúp đỡ họ trông trẻ, thậm chí còn cho rằng đó là trách nhiệm của ông bà với cháu.

    Trên thực tế, việc có nên cậy nhờ nhờ bố mẹ già trông con trẻ là câu chuyện gây nhiều tranh cãi. Phụ huynh có cảm giác an tâm hơn rất nhiều khi gửi gắm con cho ông bà, nhưng trên thực tế, bản thân người lớn tuổi cũng sẽ phải đối mặt với những vấn đề khó khăn mà đôi khi bạn không biết tới.

    Hình ảnh
    Nhờ ông bà chăm cháu là ép họ sống cuộc đời lặp đi, lặp lại. Ảnh minh họa: Aboluowang.

    Nhờ ông bà trông cháu là ép ông bà sống cuộc đời "lặp đi, lặp lại". Ông bà là những người đã trải qua tuổi trẻ vất vả nuôi dạy con cái thành người. Đến khi con phương trưởng, họ bước vào tuổi về hưu, sức khỏe yếu, thu nhập hạn chế. Ở tuổi này, người lớn tuổi nên được nghỉ ngơi, thư giãn. Tùy vào điều kiện kinh tế, họ có thể đi du lịch, dành thời gian cho các sở thích riêng như tham gia các câu lạc bộ cho người cao tuổi, trồng cây, chăm thú cưng...

    Khi bạn giao con cái của mình cho họ, bạn đã tước đi sự tự do của họ. Mong muốn bảo bọc con cái, hoặc suy nghĩ rằng giúp "tiết kiệm đồng nào hay đồng đấy", các bậc ông bà tự nguyện "dẹp hết" các mong muốn cá nhân để dành thời gian cho cháu. Sau khi đã hy sinh cho con, giờ họ lại phải tiếp tục hy sinh cho cháu. Họ buộc phải sống lặp đi lặp lại một giai đoạn cuộc đời.

    Độc giả tờ Aboluowang, Trung Quốc đã có những cuộc tranh cãi gay gắt quanh chủ đề này. Một số ý kiến cho rằng chăm sóc cháu cũng là niềm vui của ông bà, không hoàn toàn là trách nhiệm. Phản bác điều đó, không ít người nhận định chăm trẻ nhỏ là một công việc khó khăn, đòi hỏi không chỉ sức khỏe, mà còn là tri thức nuôi dạy. Sự "lệch pha" trong quan điểm nuôi dạy trẻ giữa thế hệ trước và thế hệ này có thể trở thành nguồn cơn cho những mâu thuẫn trong gia đình. Thế nên, thay vì để ông bà chăm cháu, nên chủ động cho con trẻ đi học, hoặc thuê những người bảo mẫu phù hợp. Cứ ỷ lại vào lòng thương của bố mẹ mà bắt họ trông trẻ, quả thực là "bất hiếu".

    Văn hóa Á đông coi trọng giá trị của người lớn tuổi trong gia đình, vô tình cũng gây sức ép cho họ, khi áp đặt trách nhiệm phải chăm sóc các thế hệ sau, phải hỗ trợ kinh tế cho con cái nếu có thể, phải giúp trông cháu nhỏ...

    Trên thực tế, mỗi người có một cuộc sống riêng. Khi bạn sinh con ra đời, nên có sự chuẩn bị về tài chính, sức khỏe, để đảm bảo có thể chăm lo cho con tốt, thay vì dựa dẫm vào cha mẹ già. Nhiều người cho rằng khi bố mẹ về hưu là "rảnh rỗi", "chẳng có việc gì làm"... nên ra sức tận dụng. Thậm chí nhiều người ỷ vào lòng tốt của bố mẹ mà phó mặc con cái mình cho họ, thậm chí không quan tâm trẻ bất kể ngày đêm, vì ý nghĩ "đã có ông bà lo". Đây hoàn toàn là một điều sai lầm và ích kỷ.

    Sự hình thành và phát triển tư duy xã hội vốn là điều không thể thay đổi trong một thời gian ngắn, nhưng mỗi người vẫn phải nỗ lực để thay đổi quan niệm này. Mỗi cá nhân dù già hay trẻ đều có quyền lựa chọn cuộc sống của mình thay vì bị gò bó bởi định kiến xã hội. Cuộc sống sau tuổi nghỉ hưu của người lớn tuổi như thế nào là điều mà họ cần được tôn trọng và tự quyết định.

    Trên thực tế, sở dĩ các bậc ông bà chủ động nhận nhiệm vụ trông cháu xuất phát từ việc thấy con cái mình hàng ngày vất vả và áp lực cuộc sống. Cũng có những người xuất phát từ nỗi lo cháu mình không được an toàn khi giao vào tay "người lạ", vì thế quyết định hy sinh thời gian, công sức chăm cháu. Do đó, theo tờ Verywellfamily (Anh) khi bạn quyết định nhờ cậy ông bà chăm cháu, nên lưu tâm đến những vấn đề sau.

    Tuổi tác, sức khỏe của bố mẹ bạn ra sao?

    Việc chăm sóc một đứa trẻ rất mệt mỏi, đặc biệt nếu bạn có nhiều hơn một con. Áp lực dồn lên vai ông bà là lớn. Vì thế, bạn nên chủ động nắm bắt tình hình sức khỏe của ông bà, đồng thời đưa ông bà đi thăm khám, chữa trị... nếu phát hiện họ có vấn đề sức khỏe. Bạn cũng nên xem xét yếu tố tuổi tác của bố mẹ mình, họ có còn đủ trẻ khỏe để giúp bạn hay không? Câu trả lời vô cùng quan trọng.

    Trong thời gian gửi trẻ, bạn cũng cần phải nhớ rằng nếu nhờ cậy ông bà, chỉ nên gửi gắm cho ông bà một khung giờ nhất định, sau đó, cần phải "trả tự do" cho họ để họ được nghỉ ngơi. Việc buông lỏng, để con ở với ông bà già bất kể ngày đêm, khiến cho họ không còn không gian riêng tư thực sự là một cách làm vô trách nhiệm, bào mòn sức khỏe của người lớn tuổi.

    Bạn có thể trao đổi với ông bà về cách chăm, nuôi trẻ hay không?

    Mâu thuẫn có thể nảy sinh và làm tổn thương cả hai phía, do sự khác biệt về quan điểm nuôi dạy, chăm sóc trẻ. Do đó, để tránh sự "lệch pha" này, bạn nên chủ động trò chuyện với ông bà về cách chăm cháu và cho họ thấy mong muốn, ý tưởng, kế hoạch của mình. Nếu bạn đã nhờ cậy ông bà trông cháu, nên có thái độ mềm mỏng, lắng nghe và cầu thị, thay vì khăng khăng giữ quan điểm của riêng mình và bỏ ngoài tai lời họ nói. Việc không được tôn trọng có thể làm giảm sự nhiệt tình và mong muốn hỗ trợ từ phía họ.

    Bạn nên tinh tế trong vấn đề tiền bạc

    Đương nhiên không phải ông bà nào cũng lấy tiền cho việc trông cháu, nhưng họ cũng có quyền như vậy - bởi vì họ đã trông con cho bạn.

    Theo cách này hay cách khác, bạn có thể gửi biếu quà, gửi một khoản tiền nho nhỏ... để ông bà chi tiêu, nhất là trong trường hợp họ không dư dả về kinh tế. Cách làm này giúp cho ông bà chủ động hơn, thoải mái hơn về tài chính, ở tuổi thu nhập đã không còn như xưa. Với những người kiên quyết không lấy tiền của con cháu - xuất phát từ lòng thương con cháu - bạn có thể mua quà, mua đồ dùng... để họ cảm thấy sự quan tâm, cảm kích từ phía bạn.

    Thùy Linh (Theo Aboluowang, Verywellfamily)
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 39 khách