Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Trạm ISS và Thiên Cung trong ảnh 4 hành tinh thẳng hàng
  • Hình đại diện của thành viên
    VietNews
    Bài viết: 27896
    Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 11, 2020 9:36 pm

    Trạm ISS và Thiên Cung trong ảnh 4 hành tinh thẳng hàng

    by VietNews » Thứ 5 Tháng 4 28, 2022 2:51 pm






    Trạm ISS và module Thiên Hà thuộc trạm Thiên Cung của Trung Quốc xuất hiện trong lúc sao Mộc, sao Kim, sao Hỏa và sao Thổ xếp thẳng hàng trên bầu trời.

    Hình ảnh
    Sao Mộc, sao Kim, sao Hỏa và sao Thổ (từ trái sang phải) nằm thẳng hàng gần đường chân trời với trạm ISS xuất hiện ở góc trên bên trái khung hình. Ảnh: Gianluca Masi

    Nhà vật lý thiên văn người Italy Gianluca Masi, nhà sáng lập Dự án Kính viễn vọng ảo, chia sẻ hai bức ảnh ghi hình 4 hành tinh xếp thẳng hàng trên bầu trời vào sáng sớm với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và module Thiên Hà xuất hiện trong khung hình ở vị trí cao hơn. Các hành tinh nằm chếch phía trên đường chân trời ở hướng đông nam vào khoảng 4 giờ sáng theo giờ địa phương, trước khi Mặt Trời mọc.

    Hiện tượng thẳng hàng xảy ra khi những hành tinh lân cận tiến vào cùng một vùng trời lúc nhìn từ Trái Đất. Masi biết trạm ISS và module Thiên Hà cũng di chuyển qua vùng trời các hành tinh xuất hiện và cách nhau 15 phút. Vì vậy, ông đã chụp lại khoảnh khắc đó bằng máy ảnh góc rộng tại điểm quan sát ưa thích ở Rome.

    Hình ảnh
    Sao Mộc, sao Kim, sao Hỏa và sao Thổ (từ trái sang phải) với module Thiên Hà ở phía trên. Ảnh: Gianluca Masi

    Với chiều dài 109 m, trạm ISS là một trong những vật thể sáng nhất trên bầu trời trong phần lớn thời gian. Trạm quay quanh quỹ đạo ở độ cao khoảng 420 km với tốc độ khoảng 28.000 km/h, theo NASA. Điều đó có nghĩa cứ 90 phút trạm lại hoàn thành một vòng quanh Trái Đất. Trạm vũ trụ Trung Quốc nhỏ hơn nhiều so với ISS nhưng vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Module Thiên Hà quay quanh Trái Đất ở độ cao trung bình 340 - 450 km.

    Theo NASA, thời điểm tốt nhất để quan sát các hành tinh nằm thẳng hàng là khoảng 1 giờ trước khi Mặt Trời mọc. 4 hành tinh có thể quan sát vào sáng sớm ở Bắc Bán cầu từ ngày 23/4 cho đến đầu tháng 7.

    An Khang (Theo Live Science)
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 44 khách