Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Nhiễm nCoV đột phá có thể ít gây lây lan
  • Hình đại diện của thành viên
    VietNews
    Bài viết: 27896
    Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 11, 2020 9:36 pm

    Nhiễm nCoV đột phá có thể ít gây lây lan

    by VietNews » Thứ 5 Tháng 6 30, 2022 5:08 pm







    Một nghiên cứu từ Hàn Quốc cho thấy, những người được tiêm chủng đầy đủ, khi nhiễm coronavirus sẽ lây lan bệnh cho ít người hơn và thời gian lây nhiễm cũng ngắn hơn.

    Người mắc Covid-19 sau khi tiêm chủng, được gọi là hiện tượng nhiễm nCoV đột phá. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nhiễm nCoV đột phá có thể ít gây lây lan virus hơn, đồng thời tỷ lệ bị Covid-19 kéo dài ở nhóm người này cũng thấp hơn đáng kể.

    Cụ thể, nghiên cứu được tiến hành với 173 công nhân mắc Covid-19 phải nhập viện, bao gồm 50 người đã bị nhiễm trùng đột phá. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, 7% nhóm được tiêm chủng đã lây truyền virus sang những người khác trong bệnh viện so với 26% ở nhóm không được tiêm chủng. Cả hai nhóm có tải lượng virus tương tự khi được chẩn đoán.

    Trong một nhóm riêng biệt gồm 45 người bị Covid-19 nhẹ đang được cách ly, các nhà nghiên cứu quan sát thấy sự phát tán của các virus lây nhiễm trong 4 ngày ở 6 người đã được tiêm chủng đầy đủ, 8 ngày ở 11 người được tiêm chủng một phần và 10 ngày trong 28 người chưa được tiêm chủng.

    "Dữ liệu từ nghiên cứu này cung cấp bằng chứng quan trọng cho thấy bất chấp khả năng lây nhiễm đột phá, tiêm chủng Covid-19 vẫn cực kỳ hữu ích để kiểm soát sự lây lan của SARS-CoV-2", đại diện nhóm nghiên cứu chia sẻ.

    Hình ảnh
    Nhân viên y tế Mỹ chuẩn bị một liều vaccine Covid-19, tháng 7/2021. Ảnh: AP

    Không chỉ giảm thiểu khả năng lây lan virus, nhiễm nCoV đột phá còn ít có khả năng dẫn đến bệnh Covid-19 kéo dài. Cụ thể, theo một báo cáo ở Anh, những người bị nhiễm coronavirus đột phá sau khi được tiêm chủng đầy đủ, khả năng bị Covid-19 kéo dài giảm khoảng 50%.

    Tiến sĩ Steves Tiến sĩ Claire Steves, bác sĩ lão khoa tại Đại học King's College London và là tác giả của nghiên cứu này cho biết: "Chưa có phương pháp điều trị nào cho Covid lâu dài, nên tiêm chủng là một chiến lược phòng ngừa mà mọi người đều có thể tham gia".

    Các nhà nghiên cứu nhận thấy, trong số gần 1 triệu người đã được tiêm chủng đầy đủ, 0,2% báo cáo đã bị nhiễm trùng đột phá. Ở những người đã bị nhiễm trùng đột phá, nguy cơ không triệu chứng cao gấp đôi so với những người bị nhiễm và không được tiêm chủng. Tỷ lệ nhập viện ở nhóm đột phá thấp hơn 73% so với nhóm bị nhiễm bệnh, không được tiêm chủng. Tỷ lệ mắc các triệu chứng kéo dài ít nhất bốn tuần sau khi nhiễm bệnh, cũng thấp hơn 49% ở nhóm đột phá.

    Tiến sĩ Steves nói: "Vaccine đã làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Rủi ro giảm xuống có nghĩa là việc tiêm phòng sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh Covid kéo dài nhiều hơn nữa".

    Steves thừa nhận rằng nghiên cứu này còn những hạn chế nhưng cô vẫn hy vọng những phát hiện sẽ có ý nghĩa với chiến dịch tiêm chủng toàn cộng đồng.

    Khả Tú (theo Reuter, NYTimes)
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 35 khách