Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Ấn Độ dự định chế tạo tên lửa tái sử dụng
  • Hình đại diện của thành viên
    VietNews
    Bài viết: 27908
    Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 11, 2020 9:36 pm

    Ấn Độ dự định chế tạo tên lửa tái sử dụng

    by VietNews » Thứ 7 Tháng 1 09, 2021 9:33 am




    Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) tiết lộ kế hoạch phát triển công nghệ phóng tên lửa tái sử dụng trong thập kỷ này.

    Hình ảnh
    Tên lửa PSLV của Ấn Độ rời bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan. Ảnh: IANS/ISRO.

    Chủ tịch ISRO K. Sivan đưa ra những mục tiêu của tổ chức này 10 năm tới trong bối cảnh ngành công nghiệp vũ trụ đang phát triển, Space hôm 8/1 đưa tin. "Ngành vũ trụ đang hoàn toàn thay đổi vì sự tham gia của nhiều công ty tư nhân", ông cho biết.

    "Theo xu hướng toàn cầu, chúng tôi cần phát triển phương tiện phóng hạng nặng, tầng tên lửa bán lạnh, phương tiện phóng tái sử dụng, động cơ đẩy tiên tiến, khoa học điện tử hàng không thế hệ mới, vật liệu tiên tiến, các ứng dụng vũ trụ, tích hợp các dịch vụ không gian hiệu quả và phát triển những nhiệm vụ khoa học vũ trụ phức tạp", Sivan bổ sung.

    Mọi trung tâm và đơn vị của ISRO được chỉ đạo lập kế hoạch cho thập kỷ này, hướng đến tập trung cao độ vào nghiên cứu và đổi mới, cân nhắc những yêu cầu của quốc gia, chính sách vũ trụ mới cũng như sự chuyển đổi đang diễn ra trong đấu trường vũ trụ thế giới.

    Ví dụ, Trung tâm Vũ trụ Vikram Sarabhai sẽ tiếp tục cải tiến phương tiện phóng theo hướng tăng khả năng chở hàng nặng, đạt mục tiêu tái sử dụng một phần và toàn bộ, nghiên cứu động cơ phản lực scramjet. Trung tâm Hệ thống đẩy Lỏng sẽ phát triển hệ thống đẩy bán lạnh mạnh hơn, cho phép Ấn Độ đưa thiết bị nặng 5,5 tấn lên quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh. Trung tâm này cũng được chỉ đạo phát triển hệ thống đẩy methane oxy lỏng, hệ thống đẩy sử dụng điện và nhiên liệu xanh.

    ISRO có nhiều nhiệm vụ sẽ triển khai trong tương lai gần. Năm 2021, ISRO dự định phóng Phương tiện Phóng Vệ tinh Nhỏ và tàu Chandrayaan-3. Đây là "người kế nhiệm" của tàu Chandrayaan-2 bay đến Mặt Trăng năm 2019. Dù trạm đổ bộ không hạ cánh thành công, nhiệm vụ này vẫn là một thành tựu nổi bật khi tàu quỹ đạo đến nay vẫn tiếp tục quan sát và bay quanh Mặt Trăng.

    Thu Thảo (Theo Space)
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 17 khách