Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Phụ nữ nguy cơ tử vong cao hơn trong tai nạn giao thông

Đã gửi: Thứ 6 Tháng 2 12, 2021 8:20 pm
by VietNews



MỸ- Trong các vụ tai nạn giao thông, tỷ lệ phụ nữ bị chấn thương từ thương nặng cho đến tử vong cao hơn hơn nam giới.

Một nghiên cứu mới của Viện nghiên cứu an toàn giao thông quốc gia Mỹ IIHS (Insurance Institute for Highway Safety) làm sáng tỏ hơn lý do tại sao phụ nữ thường có nguy cơ bị thương nặng hơn hoặc dễ tử vong hơn so với nam giới. Yếu tố IIHS đưa ra là kích thước xe. Phụ nữ thường lái những xe kích cỡ nhỏ hơn và nam giới có xu hướng lái xe lớn hơn.

Hình ảnh
Thử nghiệm va chạm an toàn trên ôtô. Ảnh: IIHS

IIHS phân tích dữ liệu từ các báo cáo tai nạn của cảnh sát trong thời gian từ năm 1998-2015 và tìm thấy một vài thống kê. Nguy cơ chấn thương của các chị em ở mức độ vừa phải, ví dụ như xước da, hoặc gãy xương trong một vụ va chạm trực diện cao gấp ba lần so với nam. Những chấn thương nghiêm trọng của phụ nữ còn cao gấp đôi phái mạnh, như xẹp phổi hoặc chấn thương sọ não.

Nghiên cứu cũng chỉ ra 70% phụ nữ ngồi ghế khách, nhiều hơn nam giới 10%. Mặc khác có đến 10% phái mạnh đi xe bán tải, so với nữ chỉ 5%. Xe tải nhỏ, xe SUV với sự phân chia 50/50 giữa nam và nữ. IIHS không tìm thấy bất kỳ sự phân biệt nào giữa SUV khung rời và khung liền.

Ngay cả IIHS đưa yếu tố kích thước xe khác nhau ra khỏi nghiên cứu và thay bằng xe cùng kích cỡ thì tỷ lệ thương vong của phụ nữ cũng cao hơn nam giới ở mức hai lần với các chấn thương vừa phải, trong khi thương nặng thấp hơn. Trong khi chấn thương ở chân cao gấp 2,5 lần.

Từ trước 2011, trong các đánh giá độ an toàn, IIHS và NHTSA (Cơ quan an toàn giao thông quốc gia) chỉ tiến hành thử nghiệm va chạm bằng các hình nộm nam giới. Nhưng từ 2011 đến nay, các cơ quan này đã thiết kế hình nộm thử nghiệm cho cả nam và nữ giới.

Mặt khác, các mẫu xe hơi dùng thử nghiệm thiết kế xoay quanh một hình nộm nam giới tiêu chuẩn. Theo Cục tiêu chuẩn quốc gia, đàn ông Mỹ cao trung bình 1m75 và phụ nữ là 1m62. Do đó, phụ nữ thường ngồi gần vô-lăng hơn, làm tăng khả năng bị thương ở vùng ngực và chân.

Những chấn thương này không chỉ do va chạm mà còn do bị túi khí bung nếu người ngồi lái quá gần. Khoảng cách tối thiểu giữa ngực và nắp túi khí trên vô-lăng tối thiểu là 254 mm, đây cũng là khoảng cách cần thiết để tránh chấn thương túi khí và cho phép túi khí hoạt động như tiêu chuẩn.

IIHS dựa trên các yếu tố như tốc độ và xem xét trên cơ sở tử vong mỗi vụ tai nạn, phụ nữ có nguy cơ thiệt mạng cao hơn từ 20-28% và khả năng bị thương nặng cao hơn từ 37-73%.

Minh Vũ (theo Autoblog)