Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Sống với đồng lương không đủ mua 1 kg thịt
  • Hình đại diện của thành viên
    VietNews
    Bài viết: 27896
    Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 11, 2020 9:36 pm

    Sống với đồng lương không đủ mua 1 kg thịt

    by VietNews » Thứ 6 Tháng 6 11, 2021 9:10 am





    VENEZUELA- Johany Perez, nhân viên bệnh viện ở Caracas, sống lay lắt với "đồng lương chết đói" tối thiểu 2,2 USD/tháng, không đủ mua một kg thịt.

    Giống nhiều nhân viên trong Bệnh viện Đại học Lâm sàng, một trong những trung tâm đào tạo y bác sĩ quan trọng nhất ở Venezuela, Perez vẫn kiên quyết không nghỉ việc.

    "Tôi rất yêu nơi mình làm việc", người đàn ông 30 tuổi gắn bó 14 năm với bệnh viện nói.

    Nhưng anh than thở về "mức lương chết đói mà họ gọi là tối thiểu, đã trở nên tối thiểu hơn vì thậm chí không mua nổi thức ăn".

    "Chúng tôi đang làm không công cho nhà nước", nhân viên làm nghề vận chuyển cáng nói đầy cay đắng.

    Hình ảnh
    Một y tá nghỉ ngơi trong phòng làm việc tại Bệnh viện Đại học, một trong những nơi đào tạo y bác sĩ quan trọng nhất của Venezuela, tại thủ đô Caracas hôm 3/6. Ảnh: AFP.

    Rất nhiều người làm việc trong khu vực công của Venezuela phải làm thêm hai, ba việc, để kiếm sống. Mức lương tháng cao nhất với người làm trong cơ quan hành chính công là dưới 10 USD, dù Tổng thống Nicolas Maduro đã yêu cầu tăng lên 300%.

    Ở Venezuela, mức lương tối thiểu thậm chí không đủ mua một kg thịt. Trong khi đó, mức lương trung bình của khu vực tư nhân là 50 USD. Siêu lạm phát và tiền mất giá khiến lương công nhân viên chức ở Venezuela mất giá.

    Perez được trả lương bằng đồng bolivar tại quốc gia mà USD trở thành đồng tiền hợp pháp phổ biến nhất.

    "Chút lương còm của tôi chẳng đủ mua gì", Matilde Lozada, 54 tuổi, y tá 25 năm trong nghề, nói. "Không đủ tiền đi lại tới chỗ làm".

    Lương của bà chỉ đủ đi làm bằng phương tiện giao thông cộng cộng trong 6 ngày. Tuy nhiên, bà vẫn đi. Không chỉ mình Lozada, nhiều bác sĩ, nhân viên vệ sinh, nhà bếp, họ đều chăm chỉ làm việc bất chấp mức lương khốn khổ.

    "Đây là cách để chúng tôi kêu gọi tăng lương", một y tá giấu tên nói. Cô làm thêm công việc chăm sóc bệnh nhân tại nhà, với giá 15 - 20 USD một lần.

    Bệnh viện nằm trong khu phức hợp Đại học Trung ương Venezuelua, một di sản kiến trúc thế giới được UNESCO công nhận. Nhưng hành lang của nó là minh chứng cho việc bị bỏ quên nhiều năm, với tường hoen ố bẩn thỉu, sàn nhà hỏng hóc, thang máy không sử dụng được.

    Bác sĩ và y tá cho hay họ tự mang clo từ nhà tới làm sạch dụng cụ. Không có chỉ khâu, găng tay hay khẩu trang, chỉ hai trong số 8 phòng mổ còn hoạt động.

    "Chúng tôi hoạt động nhờ quyên góp", một bác sĩ giấu tên nói. "Bệnh viện đã bị hủy hoại".

    Một bệnh nhân hai lần sống sót sau ung thư chết vì nhiễm trùng đường tiểu bởi bệnh viện không có thuốc kháng sinh. Chính phủ đổ lỗi cho Mỹ áp đặt trừng phạt gây khan hiếm hàng hóa, dù cuộc khủng hoảng kinh tế ở Venezuela bắt đầu từ rất lâu trước đó.

    Tỷ lệ sinh viên sau đại học bỏ học tăng cao trong thời kỳ đại dịch, đặc biệt tại những bang mà bố mẹ không còn đủ khả năng chi trả cho việc học của con cái.

    "Sinh viên chẳng đủ ăn", bác sĩ, người được trả 25 xu một tháng tiền giảng dạy nói. Ông kiếm sống nhờ đi khám bệnh bên ngoài.

    Nhân viên phải cùng nhau sửa chữa thiết bị. "Chúng tôi giống như MacGyver, sửa chữa mọi thứ", bác sĩ trên nói đùa, nhắc tới nhât vật truyền hình nổi tiếng những năm 1980.

    Liên đoàn yêu cầu trả lương nhân viên đại học bằng đồng đôla nhưng vô ích.

    "Chúng tôi đã gửi đơn lên nhà nước, Liên Hợp Quốc, nhiều tổ chức", Chaira Moreno, một công đoàn viên làm việc trong ban điều hành bệnh viện cho biết.

    Bà treo danh sách yêu cầu trong văn phòng đơn sơ của mình, nhưng giám đốc bệnh viện Jairo Silva cho hay ngân sách đã cạn tiền.

    Hình ảnh
    Nhân viên khu bếp trong Bệnh viện Đại học ở Caracas hôm 3/6. Ảnh: AFP.

    Một số người vẫn hoài niệm cuộc sống ở Venezuela trước khi khủng hoảng kinh tế xảy ra.

    "Tôi kiếm tiền đủ xây nhà, đủ ra ngoài ăn hàng. 8 năm qua, tôi không biết ăn hàng là thế nào nữa", một nhân viên nhà bếp cho hay.

    Bà cho thuê hai phòng trong nhà với giá 20 USD một tháng mỗi phòng, đồng thời làm thêm việc dọn vệ sinh trong đại học tư. Hôm trước, bà vừa tự thưởng cho mình một chiếc áo lót mới.

    "Mất 5 USD đấy, tôi vẫn còn xót ruột", bà nói đùa, kéo dây áo lót khỏi đồng phục để khoe.

    Hồng Hạnh (Theo AFP)
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 78 khách