Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Viện trợ vaccine của G7 còn xa với nước nghèo
  • Hình đại diện của thành viên
    VietNews
    Bài viết: 27909
    Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 11, 2020 9:36 pm

    Viện trợ vaccine của G7 còn xa với nước nghèo

    by VietNews » Thứ 5 Tháng 6 17, 2021 11:39 pm






    Mỹ và lãnh đạo các nước phát triển (G7) tuyên bố viện trợ một tỷ liều vaccine cho các nước nghèo, nhiều quốc gia Nam Á vẫn phải giành giật nguồn cung hạn chế.

    Sri Lanka kêu gọi nguồn vaccine từ Nhật Bản. Nepal yêu cầu sự giúp đỡ từ Đan Mạch. Bangladesh trông chờ cộng đồng kiều dân sống tại Mỹ.

    Công tác tiêm chủng của các nước Nam Á phụ thuộc nhiều vào phần còn lại của thế giới sau khi Ấn Độ ngừng xuất khẩu vaccine để ưu tiên dập dịch trong nước.

    Điều này cho thấy nước thu nhập thấp thiếu vaccine đến thế nào, trong khi quốc gia giàu có tích trữ nguồn cung toàn cầu. Mỹ và lãnh đạo nhóm các nước phát triển (G7) cam kết hỗ trợ một tỷ liều vaccine Covid-19 cho các nước nghèo hơn, song Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết cần tới 11 tỷ liều vaccine để đẩy lùi đại dịch.

    Các nước Nam Á và nhiều quốc gia vẫn tiếp tục chiến đấu với dịch bệnh, đồng thời giành giật nguồn vaccine khan hiếm. Giới chức y tế cho biết cam kết vaccine của nhóm G7 quá mơ hồ để triển khai thành thực tiễn, không giải quyết được nhu cầu trước mắt của hàng triệu người.

    Các nước láng giềng của Ấn Độ bắt đầu tiêm chủng trong năm nay, sử dụng vaccine AstraZeneca từ Viện Huyết thanh. Tuy nhiên, khi số ca nhiễm nước này tăng mạnh vào tháng 3, chính quyền Thủ tướng Narendra Modi hạn chế xuất khẩu, buộc Viện phải gia hạn các thỏa thuận với Covax. Chương trình phân phối vaccine toàn cầu thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng.

    Tại Nepal, khoảng 1,4 triệu người từ 65 tuổi trở lên đã được tiêm chủng vào tháng 3, đang chờ đợi liều vaccine thứ hai. Chính phủ Nepal đã kêu gọi sự giúp đỡ từ các nhà ngoại giao Anh, Đan Mạch, Hàn Quốc và Mỹ.

    Tiến sĩ Taranath Pokhrel, giám đốc Bộ Y tế Nepal, cho biết: "Các nỗ lực vẫn tiếp diễn, song đến nay chưa đạt được tiến bộ đáng kể nào".

    Hình ảnh
    Người dân thành phố Kathmandu, Nepal, được tiêm vaccine Covid-19, tháng 6/2021. Ảnh: NY Times

    Trong số 25 triệu vaccine do Mỹ tài trợ, 7 triệu liều dành cho Nepal và các nước châu Á. Nhưng ở Kathmandu, thủ đô Nepal, chưa rõ thời gian, số lượng và loại vaccine được chuyển đến.

    Sau một tuần phong tỏa toàn quốc, một phần ba số xét nghiệm thực hiện ở nước này vẫn cho kết quả dương tính. Dưới 1% trong số 30 triệu người Nepal được tiêm chủng đầy đủ.

    Bangladesh, Sri Lanka và Nepal đều nhận tài trợ vaccine Sinopharm từ Trung Quốc. Song tất cả đều cần thêm vaccine AstraZeneca để tiêm liều thứ hai cho hàng chục nghìn người, một số đã chờ đợi gần 4 tháng.

    Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã gặp đại sứ Nhật Bản để kêu gọi hỗ trợ 600.000 liều AstraZeneca. Nhật Bản cho biết sẽ cân nhắc về quyết định trên. Nước này trước đó công bố kế hoạch quyên góp vaccine khắp châu Á. Chính phủ Sri Lanka dự kiến tiêm vaccine Sinopharm và Sputnik V cho những người còn lại.

    Shamsul Haque, thư ký ủy ban quản lý vaccine của Bangladesh, cho biết nước này đang dựa vào cộng đồng kiều dân tại Mỹ để gây áp lực lên chính quyền Tổng thống Joe Biden.

    Ông nói: "Chúng tôi còn thiếu khoảng 1,5 triệu liều AstraZeneca để tiêm lần hai".

    Bangladesh đã nhận viện trợ 1,1 triệu liều vaccine Sinopharm, đang đàm phán mua lượng lớn vaccine của Trung Quốc và Nga. Hiện, khoảng 4,2 triệu trong số 168 triệu người dân nước này đã tiêm chủng đầy đủ.

    Thục Linh (Theo Reuters)


    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 84 khách