Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Khu trượt tuyết đổi tên để xóa phân biệt chủng tộc
  • Hình đại diện của thành viên
    VietNews
    Bài viết: 27896
    Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 11, 2020 9:36 pm

    Khu trượt tuyết đổi tên để xóa phân biệt chủng tộc

    by VietNews » Thứ 3 Tháng 9 14, 2021 12:48 pm






    MỸ- Một khu trượt tuyết nổi tiếng ở California đổi tên mới nhằm xóa từ có ý nghĩa phân biệt chủng tộc với người bản địa.

    Khu trượt tuyết nổi tiếng ở hồ Tahoe, bang California, hôm 13/9 thông báo đổi tên từ Thung lũng Squaw thành Palisades Tahoe. Từ "squaw" bắt nguồn từ tiếng Algonquin, nghĩa là "phụ nữ", nhưng sau này biến thành một thuật ngữ phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính dùng để miệt thị phụ nữ bản địa.

    "Hơn một năm trước, chúng tôi ra kết luận đã tới lúc phải đổi tên. Lý do rất rõ ràng, tên cũ mang tính xúc phạm", thông báo có đoạn viết. "Nó không thể hiện được chúng tôi là ai, chúng tôi đại diện cho cái gì. Chúng tôi không thể tiếp tục sử dụng nó".

    Hình ảnh
    Khu trượt tuyết Thung lũng Squaw ở hồ Tahoe, bang California. Ảnh: AP

    Các dân tộc bản địa ở California từ lâu đã yêu cầu đổi tên khu nghỉ mát, nơi tổ chức Thế vận hội Mùa đông 1960 và kế hoạch đổi tên công bố năm ngoái.

    "Chúng tôi đã ở vùng đất ngày hàng nghìn năm. Thung lũng Olympic nằm trong quê hương tổ tiên của người Washoe. Bản thân từ này là lời nhắc nhở không ngừng về những bất công với người bản địa, người Washoe", Darrel Cruz, thuộc Văn phòng Bảo tồn Lịch sử Bộ lạc Washoe nói. "Nó không ngừng nhắc chúng tôi về những thời kỳ bất hạnh. Đó là thuật ngữ mà người khác áp đặt lên chúng tôi, mà chúng tôi thì không đồng ý".

    Trong khi cân nhắc đổi tên, khu nghỉ mát đã tham khảo ý kiến của Bộ lạc Washoe. Quyết định đổi tên đưa ra bàn bạc hồi tháng 8/2020, sau khi phong trào biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ phát triển mạnh mẽ vì vụ cảnh sát ghì chết người da màu George Floyd. Từ đó, các thành phố, trường học và công viên khắp California bắt đầu xem xét lại tên các địa danh gây tranh cãi vì lịch sử phân biệt chủng tộc.


    Hồng Hạnh (Theo Guardian)
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 52 khách