Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Giếng cổ vùi châu báu trong Tử Cấm Thành

Đã gửi: Thứ 4 Tháng 10 27, 2021 12:49 pm
by VietNews






TRUNG QUỐC- Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh có những chiếc giếng chứa đầy châu báu mà Từ Hi Thái Hậu vứt bỏ khi chạy trốn, nhưng không thể trục vớt.

Cố Cung, tên gọi thời xưa là Tử Cấm Thành, có lịch sử hơn 600 năm và là nơi sinh sống của hoàng đế hai triều đại Minh, Thanh tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong Cố Cung có ít nhất 70 cái giếng, chưa tính những giếng bị san lấp hay hư hỏng.

Những giếng này thời xưa chủ yếu được dùng để lấy nước sinh hoạt và chữa cháy trong Tử Cấm Thành, nhưng cũng là nơi chứng kiến những thăng hoa, suy tàn của hai triều đại phong kiến Trung Quốc.

Khi liên quân 8 nước đánh chiếm Bắc Kinh vào tháng 5/1900, Tử Cấm Thành trở nên hỗn loạn, một số cung nữ, phi tần sợ bị làm nhục nên đã nhảy xuống giếng tự vẫn.

Trước khi tháo chạy khỏi Tử Cấm Thành, Từ Hi Thái Hậu đã sai người ném Trân Phi, quý phi được vua Quang Tự yêu quý nhất, xuống giếng. Chiếc giếng nơi Trân Phi bị ném xuống sau này đổi tên thành Giếng Trân Phi.

Không những thế, Từ Hi Thái Hậu còn cho ném nhiều châu báu mà bà không thể mang theo được xuống giếng. Sau khi Lý Hồng Chương và quần thần ký hòa ước xong với liên quân 8 nước phương Tây năm 1901, Từ Hi Thái Hậu mới từ Tây An trở về kinh thành.

Hình ảnh
Giếng Trân Phi trong Cố Cung ngày nay. Ảnh: Sohu

Tuy nhiên, Từ Hi Thái Hậu không ra lệnh vớt những bảo vật quý hiếm bị vứt bỏ dưới giếng, trong khi các cung nhân cũng lo sợ nếu vớt lên sẽ không được giữ làm của riêng, thậm chí mất mạng.

Sau khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949, các chuyên gia khảo cổ thống nhất không trục vớt châu báu trong giếng, bởi miệng giếng rất nhỏ, nếu sử dụng máy móc có nguy cơ phá hủy những di tích hàng trăm năm tuổi. Những giếng cổ này vẫn được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay, cùng những châu báu bên trong.


Đan Tùng (Theo Sohu)