Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Những người trẻ chấp nhận 'buông xuôi'
  • Hình đại diện của thành viên
    VietNews
    Bài viết: 27896
    Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 11, 2020 9:36 pm

    Những người trẻ chấp nhận 'buông xuôi'

    by VietNews » Thứ 4 Tháng 10 05, 2022 5:43 pm







    TRUNG QUỐC- "Tôi đang để thối. Hãy để tôi yên", là tờ ghi chú dán trên cửa phòng Yan Jie, kỹ sư công nghệ thông tin ở Thượng Hải.

    Yan Jie, 28 tuổi, thuê chung căn hộ với đồng nghiệp ở ngoại ô Thượng Hải, tự chế giễu bản thân lười biếng bằng cụm từ "bãi lạn", nghĩa là "để mặc cho thối rữa", trào lưu đang ngày càng phổ biến trong giới trẻ Trung Quốc.

    "Khi được giao việc, tôi sẽ cố tránh. Nếu buộc phải làm, tôi sẽ làm hời hợt", Yan, người làm việc cho một công ty công nghệ thông tin quy mô vừa, nói. "Khi bố mẹ hỏi bao giờ tôi lấy vợ, tôi bảo để kệ, chuyện gì phải đến sẽ đến".

    Hình ảnh
    Hình minh họa trong một bài viết về "bãi lạn" ở mạng xã hội Trung Quốc. Ảnh: Sina

    "Bãi lạn" chỉ thái độ từ bỏ khi tình thế xấu đi, xuất phát từ tâm lý của nhiều thanh niên Trung Quốc cảm thấy bất lực, muốn chống lại kỳ vọng xã hội mà mình không thể đạt được.

    Thay vì nỗ lực khắc phục một tình huống, nhiều người quyết định "để nó thối luôn", nghĩa là từ bỏ phấn đấu để đạt được thành tích trong xã hội Trung Quốc. Đây là bước phát triển từ tư duy "nằm thẳng", nghĩa là "làm đủ để qua". Cụm từ phổ biến tới nỗi chính quyền Trung Quốc từ cấp địa phương tới cấp cao đều sử dụng.

    "'Nằm thẳng' thể hiện thái độ trung lập, lựa chọn vô hại, chỉ phấn đấu vừa đủ để sống", giáo sư Yu Hai, khoa Xã hội học, Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, giải thích. Nhưng 'bãi lạn' cho thấy người ta đã hoàn toàn từ bỏ ý chí phấn đấu, sẵn sàng chấp nhận tình huống tệ hơn, mang hàm nghĩa tiêu cực, thậm chí đáng lên án về đạo đức", ông nói.

    Yu Hai cho rằng đây là cơ chế đối phó mà thanh niên Trung Quốc sử dụng để tự bảo vệ trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và áp lực xã hội gia tăng. Không ai thích bị người khác gọi là "thối rữa" nhưng khi người ta tự đặt mình vào vị trí rất thấp và tự gọi mình bằng cụm từ này, họ "tự cứu bản thân khỏi chỉ trích", ông nói.

    Yan, nhân viên IT, cho hay các yếu tố khiến anh quyết định "bãi lạn" là giá nhà quá cao, không có khả năng với đến, cũng như tiêu chuẩn hẹn hò cao. Thay vì nỗ lực để đáp ứng những tiêu chuẩn này, Yan quyết định mặc kệ.

    Nguồn gốc của từ "bãi lạn" bắt nguồn từ bóng rổ, một trong những môn thể thao phổ biến nhất Trung Quốc. Thuật ngữ này mô tả tình huống người chơi hoặc đội bóng ngừng cố gắng khi bị đánh bại để đẩy nhanh quá trình thua cuộc không thể tránh khỏi. Cụm từ bắt đầu phổ biến trong năm nay ở Trung Quốc.

    Trên Xiaohongshu, mạng xã hội tương tự Instagram, số lượng tìm kiếm cụm từ "bãi lạn" cho 2,3 triệu kết quả. Trên Bilibili, nền tảng tương tự YouTube, video về "bãi lạn" nằm trong số những chủ đề phổ biến nhất.

    Các chuyên gia nhận định tư duy "bãi lạn" chỉ ra cảm giác bi quan, vỡ mộng của thế hệ trẻ. Dù không phải người trẻ nào cũng có tư duy này, đây là hiện tượng đáng chú ý có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.

    Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc là 19,9% hồi tháng 7. Với những người trong độ tuổi 20-30, viễn cảnh chăm sóc cha mẹ lớn tuổi và nuôi nấng con cái đang là gánh nặng to lớn trong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng và giấc mơ sở hữu nhà xa vời với nhiều người.

    Giáo sư Shi Lei, chuyên gia kinh tế Đại học Phúc Đán, nhận định xã hội cạnh tranh khốc liệt hơn là hệ quả từ tăng trưởng kinh tế vài thập niên qua.

    "Cách đây vài thập kỷ, khi Trung Quốc mới bắt đầu cải cách và mở cửa, nhiều cơ hội và việc làm mở ra do ngưỡng nhân tài còn thấp. Ai cũng cảm thấy kiếm tiền dễ dàng. Nhưng thời kỳ này đã kết thúc sau 40 năm", ông nói, đề cập tới việc Trung Quốc mở cửa kinh tế năm 1978.

    "Bây giờ, để tìm được việc, cần bản lý lịch tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao, khiến một số người khó tìm việc hơn, cũng khiến số người theo học sau đại học gia tăng", ông nói thêm.

    Giáo sư Shi lưu ý thái độ bi quan của giới trẻ có thể đe dọa nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.

    "Có thể chỉ một nhóm nhỏ thực sự 'bãi lạn', nhưng khi cụm từ bắt đầu phổ biến trên
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 67 khách