Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Những lần chính trị phủ bóng đấu trường World Cup
  • Hình đại diện của thành viên
    VietNews
    Bài viết: 27896
    Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 11, 2020 9:36 pm

    Những lần chính trị phủ bóng đấu trường World Cup

    by VietNews » Thứ 2 Tháng 11 28, 2022 4:44 pm






    World Cup, một trong những sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, không ít lần bị ảnh hưởng từ quan hệ chính trị giữa các nước tham gia giải đấu.

    World Cup 1938 diễn ra một năm trước khi Thế chiến II bùng nổ. Nhà độc tài Benito Mussolini khi đó dẫn đầu đội đương kim vô địch Italy đến thi đấu tại Pháp, khi quan hệ giữa hai quốc gia đang rất căng thẳng.

    Trong trận đấu với Pháp tại Paris, đội Italy bước ra sân trong tiếng la ó phản đối chế độ phát xít của Mussolini. Đáp lại, các cầu thủ Italy chào khán giả theo kiểu phát xít và mặc áo đen thi đấu, giống đồng phục mà lực lượng dân quân Áo Đen khét tiếng của Mussolini thường mặc.

    Italy giành chiến thắng 3-1 trước Pháp và bảo vệ danh hiệu vô địch thế giới trong trận chung kết với Hungary tại giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ 3, kỳ World Cup cuối cùng trước khi giải đấu bị gián đoạn trong hai kỳ tiếp theo vì Thế chiến II.

    Hình ảnh
    Cầu thủ Alfredo Foni của đội tuyển Italy (trái) trong trận chung kết với đội tuyển Hungary tại Pháp năm 1938. Ảnh: AP

    World Cup 1974 tại Tây Đức cũng chứng kiến một trận đấu lịch sử. Lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất Đông Đức và Tây Đức gặp nhau tại một giải đấu đẳng cấp quốc tế trong thời kỳ nước Đức bị chia cắt từ năm 1949 tới 1990.

    Đây được coi là "Trận chiến giữa hai anh em", diễn ra ở thời kỳ đỉnh điểm Chiến tranh Lạnh. Bầu không khí chính trị căng thẳng lúc đó lên cao tới mức truyền thống trao đổi áo đấu giữa hai đội vào cuối trận bị cấm.

    Do lo ngại các hoạt động khủng bố, trận đấu bị coi là "sự kiện có rủi ro cao" và lực lượng vũ trang được bố trí dày đặc quanh sân vận động.

    Đây là kỳ World Cup đầu tiên cũng là lần cuối Đông Đức tham dự. Họ thắng Tây Đức 1-0, nhưng Tây Đức cuối cùng vẫn giành chức vô địch giải đấu.

    Hình ảnh
    Pha tranh bóng giữa cầu thủ hai đội Đông Đức (áo xanh) và Tây Đức (áo trắng) tại Hamburg ngày 22/6/1974. Ảnh: FIFA

    Trận đấu tứ kết giữa Anh và Argentina tại World Cup 1986 ở Mexico diễn ra 4 năm sau khi Argentina bị Anh đánh bại trong Chiến tranh Falkland.

    Trận đấu được coi là một sự kiện "phục hận" của Argentina, khi họ giành chiến thắng với tỷ số 2-1 trước đội Anh nhờ hai bàn thắng của Diego Maradona.

    Bàn thắng đầu tiên của Maradona đi vào lịch sử với tên gọi "Bàn tay của Chúa", khi ông dường như dùng tay đấm bóng qua thủ môn người Anh Peter Shilton. Sau đó, ông tiếp tục ghi thêm "Bàn thắng thế kỷ", ấn định chiến thắng cho đội tuyển Argentina.

    "Chúng tôi coi đó là trận chung kết. Đó không phải là chiến thắng một trận đấu, mà là loại người Anh", Maradona nói.

    Hình ảnh
    Khoảnh khắc Maradona nhảy lên tranh chấp với thủ thành Peter Shilton. Ảnh: Offside

    Tại kỳ World Cup 1998 ở Pháp, trận đấu giữa Iran và Mỹ được coi là một trong những sự kiện mang đậm tính chính trị nhất trong lịch sử giải đấu. Đây là lần đầu hai đội gặp nhau, trong bối cảnh quan hệ thù địch giữa hai quốc gia đã kéo dài hai thập kỷ, kể từ sau Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979.

    Theo quy định của FIFA, hai đội trong một trận đấu được gọi là đội A và đội B, trong đó đội B thường sẽ bước về phía đội A để bắt tay trước khi bóng lăn. Trong trận đấu năm 1998, Iran là đội B, còn Mỹ là đội A.

    Nhưng theo một bài viết năm 2014 trên tạp chí bóng đá Anh FourFourTwo, lãnh tụ tối cao Iran khi đó là Ali Khamenei "đã ra lệnh cho đội tuyển Iran không được phép bước về phía đội Mỹ" để thực hiện nghi thức bắt tay trước trận.

    Mehrdad Masoudi, một nhân viên truyền thông người gốc Iran của FIFA trong World Cup 1998, đã thương lượng với đội Mỹ để họ tiến lên bắt tay đội tuyển Iran. Các cầu thủ Iran cũng đồng ý tặng hoa hồng trắng cho đối thủ như một biểu tượng hòa bình. Hai bên chụp ảnh chung, sau đó tiếng còi bắt đầu trận đấu mang tính chính trị nhất trong lịch sử World Cup vang lên.

    "Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Iran muốn sử dụng trận đấu để quảng bá hình ảnh quốc gia. Ông yêu cầu người phụ trách trang phục mua hoa cho mỗi cầu thủ mang vào sân. Hoa hồng trắng là biểu tượng của hòa bình ở Iran", Masoudi nói.

    Hình ảnh
    Cầu thủ Iran (áo đỏ) tặng hoa cho cầu thủ Mỹ trước khi bắt đầu trận đấu ở World Cup 1998. Ảnh: AP

    Trận đấu kết thúc với chiến thắng 2-1 cho Iran. Đây là chiến thắng đầu tiên của Iran trong lịch sử World Cup. Mỹ bị loại khỏi giải đấu sau khi thua Iran.

    "Những gì chúng tôi làm được trong 90 phút nhiều hơn so với những gì các chính trị gia đã làm trong 20 năm", hậu vệ đội tuyển Mỹ Jeff Agoos nói sau trận đấu.

    Trận đấu giữa Thụy Sĩ và Serbia tại World Cup 2018 diễn ra ở Nga gây làn sóng phản đối kịch liệt ở Serbia sau khi hai cầu thủ Thụy Sĩ gốc Albani ăn mừng bàn thắng bằng cử chỉ tạo hình đại bàng đôi mô phỏng hai con đại bàng đen trên quốc kỳ Albani.

    Hình ảnh đại bàng đôi được coi là biểu tượng cho sự kháng cự ở Kosovo, quốc gia tuyên bố độc lập năm 2008 nhưng Serbia từ chối công nhận. Granit Xhaka, người sinh ra ở Thụy Sĩ, thực hiện động tác này sau khi ghi bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển Thụy Sĩ.

    Xherdan Shaqiri lặp lại động tác sau pha lập công đem lại chiến thắng 2-1 cho Thụy Sĩ. FIFA sau đó đã quyết định phạt hai cầu thủ vì hành động trên, nhưng không áp lệnh cấm thi đấu với họ.

    Hình ảnh
    Granit Xhaka (giữa) thực hiện động tác mô phỏng biểu tượng đại bàng đôi sau khi ghi bàn thắng thứ nhất trong trận đấu với Serbia tại World Cup 2018 diễn ra ở Nga. Ảnh: Reuters



    Hồng Hạnh (Theo AFP)
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 55 khách