Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ca Covid-19 toàn cầu vượt 89 triệu, WHO kêu gọi nước giàu chia sẻ vaccine

Đã gửi: Thứ 6 Tháng 1 08, 2021 4:37 pm
by VietNews



Thế giới ghi nhận hơn 89,2 triệu ca nCoV và hơn 1,9 triệu người chết, WHO kêu gọi các nước giàu đã đặt thừa vaccine tài trợ cho chương trình chia sẻ toàn cầu Covax.

Thế giới ghi nhận 89.228.428 ca nhiễm và 1.919.218 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 783.017 và 14.159 ca một ngày, trong khi 63.910.866 người đã bình phục, theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 8/1 cho biết 42 quốc gia đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng Covid-19, 36 trong số đó là quốc gia có thu nhập cao, 6 nước có thu nhập trung bình.

"Có một vấn đề rõ ràng là hầu hết quốc gia có thu nhập thấp và trung bình chưa nhận được vaccine. Ngay từ đầu, các nước giàu đã mua phần lớn nguồn cung của nhiều loại vaccine", Ghebreyesus nói. Ông kêu gọi các nước giàu dừng "chen ngang hàng" khi đặt mua vaccine và dừng thiết lập các thỏa thuận song phương với các nhà sản xuất cho đợt tiêm chủng đầu tiên.

Ghebreyesus thúc giục các quốc gia đã đặt thừa vaccine tài trợ chúng cho chương trình chia sẻ toàn cầu Covax do WHO dẫn dắt nhằm mục đích phân phối vaccine bình đẳng trên toàn thế giới.

Hình ảnh
Một lọ vaccine Pfizer-Biontech tại Đức ngày 8/1. Ảnh: AFP.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 272.532 ca nhiễm và 3.183 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca nhiễm lên 22.373.285, trong đó 376.883 người chết.

Tính đến 7/1, Mỹ đã phân phối 21 triệu liều vaccine khắp nước Mỹ, tuy nhiên, chỉ khoảng 6 triệu người đã được tiêm, mặc dù chính phủ từng đặt mục tiêu tiêm cho 20 triệu người vào năm 2020. Khoảng 15 triệu liều còn lại đang nằm trong tủ đông lạnh tại các bệnh viện và phòng khám trên toàn quốc để chờ sử dụng.

Tổng thống đắc cử Joe Biden ngày 8/1 chỉ trích việc phân phối vaccine của chính quyền Trump. Phát ngôn viên của ông cho biết chính quyền mới có kế hoạch tung ra mọi liều vaccine Covid-19 sản xuất trong nước hiện có, thay vì giữ lại một nửa nguồn cung để đảm bảo mọi người được tiêm nhắc lại đúng hạn.

Tuy nhiên, không rõ kế hoạch này sẽ giải quyết vấn đề như thế nào, vì vấn đề chính ở Mỹ hiện nay không phải là khan hiếm vaccine mà là việc triển khai tiêm chậm chạp.

Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 18.481 ca nhiễm và 229 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.432.525 và 150.835.

Cơ quan quản lý dược phẩm Ấn Độ ngày 3/1 phê duyệt hai vaccine Covid-19 cho sử dụng khẩn cấp, một loại là vaccine do công ty dược phẩm AstraZeneca phối hợp cùng Đại học Oxford, Anh, phát triển, và loại còn lại là vaccine mang tên COVAXIN do công ty Ấn Độ Bharat Biotech nghiên cứu.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới này dự kiến bắt đầu chương trình tiêm chủng Covid-19 quy mô lớn trong vài tuần nữa với chủ đạo là vaccine AstraZeneca/Oxford, trong khi vaccine COVAXIN sẽ được quản lý với điều kiện nghiêm ngặt hơn do chưa có dữ liệu nào về tính hiệu quả của nó được công bố.

Ấn Độ đã đình chỉ tất cả chuyến bay từ Anh từ ngày 23/12 tới ngày 7/1 do lo ngại nguy cơ lây lan chủng nCoV mới, nhưng khoảng 33.000 hành khách đã bay đến từ cuối tháng 11, trước khi lệnh cấm được thực thi.

Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 962 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 201.460. Số người nhiễm nCoV tăng 52.035 ca trong 24 giờ qua, lên 8.013.708.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cáo buộc các nhà sản xuất bơm tiêm đã đẩy giá lên, sau khi chính phủ không mua được hàng trăm triệu bơm tiêm thông qua đấu giá. "Giá tăng vọt sau khi Bộ Y tế ngỏ ý mua bơm tiêm", Bolsonaro viết trên mạng xã hội, nói thêm chính phủ sẽ dừng mua bơm tiêm tới khi giá trở lại bình thường.

Ba nhà sản xuất bơm tiêm của Brazil đã gặp Tổng thống hôm 5/1, thống nhất mỗi nhà sản xuất sẽ cung cấp 10 triệu bơm tiêm để vượt qua giai đoạn đầu của kế hoạch tiêm chủng toàn quốc.

Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 23.652 ca nhiễm nCoV và 454 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.355.794 và 60.911.

Trong bài phát biểu năm mới 2021, Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận làn sóng Covid-19 thứ hai đang tàn phá đất nước. "Thật không may khi đại dịch vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Cuộc chiến chống lại nó không thể ngừng nghỉ trong một phút giây nào", ông nói.

Nga đã bắt đầu triển khai tiêm vaccine Sputnik V như một phần của chương trình tiêm chủng quốc gia vào đầu tháng 12, tập trung vào nhóm chịu rủi ro cao. Nga ngày 6/1 thông báo họ đã tiêm chủng cho một triệu người và không ghi nhận phản ứng phụ có hại nào.

Putin ngày 4/1 yêu cầu chính phủ xem xét cấp giấy chứng nhận cho những người đã được tiêm vaccine để có thể ra nước ngoài. Từ ngày 1/1, những người được tiêm phòng Covid-19 ở Nga nhận được giấy chứng nhận điện tử.

Anh, vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận 2.957.472 ca nhiễm và 79.833 ca tử vong, tăng lần lượt 68.053 và 1.325 trường hợp. Tình hình dịch bệnh tại nước này diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của chủng nCoV mới, được cho là có khả năng lây nhiễm cao hơn 70% so với chủng ban đầu.

Thị trưởng London Sadiq Khan ngày 8/1 cảnh báo giường bệnh sẽ cạn kiệt trong vài tuần nếu người dân ông ở nhà. Ông cho biết cứ 30 người ở London thì có một người nhiễm nCoV.

Anh tái phong tỏa toàn quốc từ 5/1, người dân được yêu cầu làm việc từ xa bất cứ khi nào có thể, chỉ được rời nhà để tập thể dục hoặc làm những việc cần thiết như mua sắm nhu yếu phẩm. Toàn bộ cửa hàng không thiết yếu và cơ sở chăm sóc cá nhân như tiệm làm tóc sẽ tiếp tục đóng cửa. Nhà hàng chỉ được phép bán đồ ăn mang đi.

Trường tiểu học và trung học cũng đóng cửa, chỉ tiếp nhận học sinh dễ tổn thương hoặc con em của những lao động thiết yếu trong xã hội. Bộ trưởng Giáo dục Gavin Williamson thông báo học sinh sẽ không thi cuối kỳ trong năm nay. Williamson cho biết các kỳ thi dành cho học sinh từ 14 đến 18 tuổi, được sử dụng để xác định đầu vào các trường cao đẳng và đại học, sẽ được thay thế bằng đánh giá của giáo viên.

Pháp, vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 19.814 ca nhiễm và 381 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 2.747.135 và 67.431.

Kể từ 2/1, Pháp áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm sớm hơn tại 15 khu hành chính đông bắc và đông nam, bắt đầu từ 18h thay vì 20h. Pháp đang bị chỉ trích vì triển khai vaccine chậm hơn nhiều các quốc gia châu Âu khác. Chưa đến 200 người được tiêm vaccine Pfizer/BioNTech ở nước này.

Bộ trưởng Y tế Olivier Veran ngày 1/1 thông báo kế hoạch mở rộng chiến dịch tiêm chủng vốn chỉ nhắm mục tiêu vào cư dân viện dưỡng lão và nhân viên y tế trên 65 tuổi. Veran nói rằng kể từ 4/1, nhân viên y tế trên 50 tuổi cũng được tiêm vaccine. Pháp đang bị chỉ trích vì triển khai tiêm vaccine chậm hơn các nước châu Âu khác. Kể từ 27/12 đến 6/1, Pháp tiêm phòng cho 7.000 người, trong khi Đức tiêm cho hàng trăm nghìn người trong cùng khoảng thời gian.

Hàn Quốc ghi nhận 672 ca nhiễm mới trong 24 giờ, nâng tổng số lên 67.358, trong đó 1.081 ca tử vong, tăng 35 ca so với hôm trước.

Chính phủ Hàn Quốc áp đặt các hạn chế như cấm tụ tập trên 4 người, đình chỉ các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết, các cơ sở thể thao trong nhà cho đến 17/11. Tuy nhiên, các trung tâm taekwondo và ba lê, được đăng ký là học viện tư, được phép mở lớp học tối đa 9 người.

Hàn Quốc đang triển khai xét nghiệm khoảng 70.000 tù nhân và nhân viên tại 52 nhà tù trên khắp đất nước sau khi phát hiện một ổ dịch trong trại giam đông nam Seoul. Chính phủ kéo dài lệnh cấm chuyến bay từ Anh đến 21/1 do lo ngại về chủng nCoV mới.

Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 808.340ca nhiễm, tăng 10.617, trong đó 23.753 người chết, tăng 233.

Indonesia đã cấm mọi du khách đến từ Anh và thắt chặt quy định với người đến từ châu Âu và Australia để hạn chế lây lan biến chủng virus. Bộ trưởng Kinh tế Airlangga Hartarto hôm 6/1 cho biết Indonesia sẽ áp đặt hạn chế dài hai tuần tại các khu vực có số ca Covid-19 gia tăng tại những vùng đông dân nhất trên đảo Java và khu nghỉ dưỡng Bali từ 11/1 nhằm giảm tải cho bệnh viện và giảm tỷ lệ tử vong. Biện pháp mới bao gồm thay đổi giờ mở cửa trung tâm mua sắm và giới hạn sức chứa tại các nhà hàng và nhà thờ.

Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết đất nước sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng diện rộng vào 13/1. Chương trình sẽ khởi động tại Jakarta, Tổng thống Joko Widodo sẽ là người tiêm mũi đầu tiên, còn việc tiêm chủng ở những khu vực khác sẽ bắt đầu trong hai ngày tiếp theo.

Trước đó, chính phủ cho hay 1,3 triệu người là nhân viên tuyến đầu chống dịch sẽ được tiêm vaccine đầu tiên do công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất. Indonesia đã nhận ba triệu liều vaccine của Sinovac là CoronaVac. Sau khi các nhân viên y tế được tiêm chủng, sẽ tới các thống đốc khu vực để "tạo niềm tin trong cộng đồng", Budi cho hay.

Ông dự kiến Indonesia cần tiêm chủng cho 181,5 triệu người, khoảng 67% dân số, để đạt được miễn dịch cộng đồng. Vaccine dự kiện sẽ được tiêm chủng miễn phí, thời gian triển khai dài 15 tháng.

Philippines báo cáo 483.852 ca nhiễm và 9.364 ca tử vong, tăng lần lượt 1.776 và 8 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.

Quan chức Philippines cho biết một số bộ trưởng và binh sĩ đã được tiêm vaccine Covid-19, nhưng với số lượng không lớn. Quan chức không cho biết loại vaccine được sử dụng. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Bộ Y tế hôm 28/12 đều cảnh báo phản đối việc sử dụng vaccine chưa được phê duyệt và việc nhập khẩu, phân phối hoặc bán vaccine chưa được phê duyệt là bất hợp pháp.

Kể từ 2/1, Philippines cấm người đến từ Mỹ sau khi nước này phát hiện thêm ca nhiễm chủng nCoV mới từ Anh. Trước đó, Manila đã ra lệnh cấm nhập cảnh với hành khách từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ phát hiện chủng mới từ 29/12. Một quan chức cấp cao Philippines ngày 6/1 cho biết họ đang đàm phán với 7 nhà sản xuất vaccine để mua ít nhất 148 liều khi nước này đặt mục tiêu tiêm chủng cho gần 2/3 dân số trong năm nay.

Thái Lan ghi nhận thêm 205 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số ca nhiễm lên 9.841, trong đó 67 người chết, tăng một trường hợp so với hôm trước.

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm 4/1 thông báo 28 tỉnh, gồm thủ đô Bangkok, là khu vực nguy cơ cao và yêu cầu người dân làm việc tại nhà, tránh tụ tập hoặc đi khỏi tỉnh của họ khi ca nhiễm tăng lên sau đợt bùng phát được phát hiện tháng trước tại một chợ hải sản gần Bangkok.

Trung tâm điều phối Covid-19 của Thái Lan cảnh báo số ca nhiễm mới theo ngày có thể tăng lên hơn 10.000 vào cuối tháng này nếu chính phủ không áp đặt thêm nhiều biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế virus.

Covid-19 trên Thế giới
Cập nhật: 16:31, 8/1|Nguồn: WorldOMeters

Nhập địa điểm tìm kiếm
Tìm
Nhiễm
Tử vong
Mỹ 22,421,520 377,685
Ấn Độ 10,432,525 150,835
Brazil 8,015,920 201,542
Nga 3,355,794 60,911
Anh 2,957,472 79,833
Pháp 2,747,135 67,431
Thổ Nhĩ Kỳ 2,307,581 22,450
Italy 2,237,890 77,911
Tây Ban Nha 2,050,360 51,874
Đức 1,895,081 40,401
Colombia 1,755,568 45,431
Argentina 1,703,352 44,273
Mexico 1,493,569 131,031
Ba Lan 1,365,645 30,574
Iran 1,274,514 56,018
Nam Phi 1,192,570 32,425
Ukraine 1,105,169 19,588
Peru 1,026,690 38,049
Hà Lan 858,914 12,171
Czech 809,601 12,800
Indonesia 808,340 23,753
Romania 663,799 16,506
Bỉ 658,655 19,936
Canada 644,348 16,707
Chile 633,381 16,974
Iraq 601,424 12,877
Bangladesh 520,690 7,734
Pakistan 497,510 10,558
Thụy Điển 489,471 9,433
Philippines 483,852 9,364
Thụy Sỹ 477,983 8,230
Israel 477,357 3,596
Bồ Đào Nha 466,709 7,590
Morocco 450,221 7,685
Áo 376,793 6,641
Saudi Arabia 363,582 6,282
Serbia 356,125 3,513
Hungary 337,743 10,440
Jordan 305,163 3,989
Panama 269,091 4,321
Nhật Bản 265,299 3,857
Nepal 264,159 1,909
Georgia 236,028 2,728
UAE 224,704 697
Azerbaijan 223,417 2,869
Ecuador 219,148 14,165
Croatia 217,946 4,304
Lebanon 210,139 1,570
Belarus 208,601 1,498
Bulgaria 208,012 8,078
Slovakia 201,164 2,788
Cộng hòa Dominica 178,538 2,424
Đan Mạch 178,497 1,517
Costa Rica 177,614 2,305
Bolivia 168,891 9,304
Armenia 161,415 2,908
Kazakhstan 160,650 2,262
Lithuania 156,539 2,119
Tunisia 154,903 5,108
Kuwait 153,473 940
Moldova 148,669 3,122
Ai Cập 147,810 8,085
Palestine 146,074 1,559
Qatar 145,466 246
Hy Lạp 143,494 5,195
Guatemala 142,064 4,972
Slovenia 136,629 2,947
Ireland 135,884 2,327
Malaysia 131,108 537
Oman 130,070 1,505
Myanmar 129,483 2,812
Ethiopia 127,572 1,974
Honduras 125,118 3,200
Venezuela 115,322 1,052
Bosnia & Herzegovina 114,920 4,285
Paraguay 113,994 2,372
Libya 104,002 1,568
Algeria 101,657 2,798
Kenya 97,954 1,703
Nigeria 97,478 1,342
Bahrain 95,030 354
Trung Quốc 87,331 4,634
Macedonia 85,594 2,592
Kyrgyzstan 81,991 1,365
Uzbekistan 77,485 616
Hàn Quốc 67,358 1,081
Albania 62,378 1,230
Singapore 58,836 29
Ghana 55,461 336
Na Uy 54,476 472
Afghanistan 53,400 2,264
Montenegro 51,596 718
Oceania 48,920 1,067
El Salvador 48,255 1,398
Latvia 47,782 801
Luxembourg 47,744 527
Sri Lanka 47,305 225
Phần Lan 38,068 586
Uganda 37,296 300
Estonia 32,537 270
Australia 28,571 909
Namibia 27,255 245
Cameroon 26,848 448
Cyprus 26,674 141
Zambia 25,326 441
Uruguay 24,339 240
Sudan 23,316 1,468
Ivory Coast 23,254 139
Senegal 20,672 446
Mozambique 20,482 181
Zimbabwe 19,660 468
DRC 18,969 611
Angola 18,066 415
Madagascar 17,767 262
French Polynesia 17,241 122
Botswana 16,050 48
Mauritania 15,352 382
Maldives 14,040 49
Guiana 13,970 74
Malta 13,967 230
Guinea 13,904 81
Cuba 13,823 148
Jamaica 13,411 307
Tajikistan 13,305 90
Cabo Verde 12,237 114
Syria 12,179 763
Belize 11,202 271
Eswatini 10,975 279
Haiti 10,241 237
Thái Lan 9,841 67
Gabon 9,694 66
Rwanda 9,368 115
Reunion 9,247 42
Hong Kong 9,153 155
Guadeloupe 8,776 154
Andorra 8,489 84
Bahamas 7,969 175
Malawi 7,925 208
Burkina Faso 7,866 89
Mali 7,512 290
Trinidad & Tobago 7,219 127
Congo 7,127 108
Suriname 6,854 131
Guyana 6,469 167
Martinique 6,184 43
Nicaragua 6,097 166
Mayotte 6,045 56
Aruba 5,977 50
Iceland 5,867 29
Djibouti 5,865 61
Guinea Xích Đạo 5,289 86
Lesotho 5,170 79
CAR 4,969 63
Somalia 4,726 130
Curacao 4,422 18
Togo 3,894 72
Gambia 3,838 125
Niger 3,747 125
Nam Sudan 3,589 63
Benin 3,304 44
Channel Islands 3,223 73
Gibraltar 3,021 12
Sierra Leone 2,782 77
San Marino 2,628 64
Guinea-Bissau 2,455 45
Chad 2,419 106
Liechtenstein 2,311 48
New Zealand 2,188 25
Yemen 2,104 610
Liberia 1,779 83
Eritrea 1,556 6
Sint Maarten 1,531 27
Việt Nam 1,512 35
Mông Cổ 1,395 2
Sao Tome and Principe 1,054 17
Comoros 1,050 16
Monaco 1,041 4
Saint Martin 1,025 12
Turks and Caicos 956 6
Burundi 885 2
Đài Loan 825 7
Papua New Guinea 799 9
Barbados 780 7
Bhutan 771 1
Diamond Princess 712 13
Faeroe Islands 644 1
Bermuda 641 12
Mauritius 539 10
Tanzania 509 21
Seychelles 451 1
Saint Lucia 395 5
Isle of Man 392 25
Campuchia 386
Quần đảo Cayman 359 2
Caribbean Netherlands 249 3
St. Barth 206 1
Brunei 173 3
Antigua and Barbuda 167 5
St. Vincent Grenadines 149
Grenada 128 1
Quần đảo Virgin thuộc Anh 114 1
Dominica 105
Fiji 53 2
Timor-Leste 49
Macau 46
Lào 41
New Caledonia 40
Saint Kitts and Nevis 34
Falkland 29
Greenland 29
Vatican City 27
Solomon 17
Saint Pierre Miquelon 16
Anguilla 15
Montserrat 13 1
Western Sahara 10 1
MS Zaandam 9 2
Marshall Islands 4
Wallis and Futuna 4
Samoa 2
Vanuatu 1
89,295,371
Nhiễm
1,920,312
Tử vong
63,961,133
Khỏi
Việt Nam
Thế giới
Phương Vũ (Theo AFP/Reuters)