Thế giới ghi nhận hơn 94,8 triệu người nhiễm, hơn hai triệu người chết vì nCoV, ICAO dự đoán nhu cầu đi lại bằng đường hàng không vẫn giảm trong năm nay.
Thế giới đã ghi nhận 94.842.776 ca nhiễm và 2.028.481 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 628.166 và 12.920 ca so với 24 giờ trước. 67.673.578 người đã bình phục sau khi nhiễm virus, theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers.
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), cơ quan hàng không của Liên Hợp Quốc, ngày 16/1 ra báo cáo cho biết đi lại bằng hàng không giảm 60% vào năm 2020, khi các quốc gia đóng biên và hạn chế đi lại để làm chậm sự lây lan của nCoV. Với chỉ 1,8 tỷ lượt hành khách đi máy bay so với 4,5 tỷ năm 2019, thiệt hại của các hãng hàng không lên tới 370 tỷ USD.
ICAO đánh giá rằng về ngắn hạn, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không vẫn sẽ thấp trong quý I năm 2021. Triển vọng phục hồi sẽ phụ thuộc vào việc triển khai vaccine có thành công hay không.

Nhân viên y tế tiêm vaccine tại Mumbai, Ấn Độ ngày 16/1. Ảnh: AFP.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 209.168 ca nhiễm và 7.460 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số người nhiễm lên 24.264.339 trong đó 404.782 người chết.
Để đối phó với biến chủng nCoV mới dễ lây lan hơn, giới chức hôm 12/1 thông báo những người muốn bay tới Mỹ phải xuất trình giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 trước khi khởi hành.
Giữa tháng 12 năm ngoái, Mỹ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn với mong muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng y tế. Nhưng các nỗ lực này không đạt được mong muốn, khi tính đến ngày 15/1, Mỹ mới tiêm chủng được cho 12,3 triệu người, thấp hơn nhiều mục tiêu 20 triệu người đã đề ra từ năm 2020.
Biden từng nhiều lần tuyên bố ưu tiên hàng đầu sau khi nhậm chức là giải quyết đại dịch. Ông cam kết phân phối 100 triệu liều vaccine Covid-19 đủ cho 50 triệu người Mỹ trong 100 ngày đầu tại Nhà Trắng.
Tổng thống đắc cử ngày 15/1 công bố kế hoạch thúc đẩy triển khai vaccine, bao gồm huy động bác sĩ đã nghỉ hưu tiêm chủng cho người dân tại hàng nghìn trung tâm, kích hoạt Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để tăng cường sản xuất các thiết bị cần thiết để phân phối vaccine, như ống nghiệm, kim và ống tiêm.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 15.051 ca nhiễm và 181 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.558.710 và 152.311.
Ấn Độ bắt đầu một trong những chương trình tiêm chủng lớn nhất thế giới từ ngày 16/1. Quốc gia đông dân thứ hai thế giới này đặt mục tiêu tiêm cho khoảng 300 triệu trong số 1,3 tỷ dân trước tháng 7 - tương đương gần như toàn bộ dân số Mỹ. Nhóm người được ưu tiên tiêm trước là nhân viên y tế, những người trên 50 tuổi và những người được coi là có nguy cơ cao.
Tuy nhiên, mạng lưới giao thông chất lượng thấp và hệ thống y tế xuống cấp có thể khiến nỗ lực tiêm chủng toàn quốc gặp nhiều trở ngại.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 1.005 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 209.296. Số người nhiễm nCoV tăng 60.806 ca trong 24 giờ qua, lên 8.455.059.
Bang Amazonas của Brazil ngày 16/1 ban bố lệnh giới nghiêm từ 19h đến 6 giờ sáng hôm sau, khi hệ thống y tế ở thủ phủ Manaus của bang này đang có nguy cơ "ngã quỵ". Khu chăm sóc đặc biệt của các bệnh viện trong thành phố đã hoạt động hết công suất trong hai tuần qua, trong khi các nhân viên y tế đang phải chiến đấu với tình trạng thiếu oxy và các thiết bị thiết yếu khác. Không quân Brazil ngày 15/1 phải chuyển nguồn cung oxy khẩn cấp đến bang này.
Viện Butantan, nhà sản xuất dược phẩm nổi tiếng của Brazil hợp tác với công ty công nghệ sinh học Trung Quốc Sinovac, cho biết vaccine Coronavac của công ty này đã đạt mức hiệu quả 50,4% trong các thử nghiệm ở Brazil.
Tổng thống Jair Bolsonaro ngày 13/1 nói rằng ông đã đúng khi chỉ trích độ đáng tin cậy của vaccine Trung Quốc. Tuy nhiên, Bolsonaro cho biết ông không có vai trò gì trong việc "bật đèn xanh" cho Coronavac vì cơ quan quản lý y tế liên bang Anvisa mới là bên quyết định xem có chấp thuận sử dụng nó hay không. Chính phủ Brazil đầu tháng một ký thỏa thuận với Viện Butantan để mua tới 100 triệu liều vaccine của Trung Quốc.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 24.092 ca nhiễm nCoV và 590 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.544.623 và 65.085.
Nga sẵn sàng triển khai tiêm chủng đại trà vaccine Sputnik V từ 18/1. Trước đó, nước này đã bắt đầu tiêm cho nhóm nguy cơ cao bao gồm nhân viên y tế, giáo viên và người già từ hồi đầu tháng 12/2020. Giới chức Nga cho biết 1,5 triệu công dân đã tiêm vaccine.
Làn sóng lây nhiễm thứ hai bắt đầu ở nước này vào tháng 9 nhưng giới chức không áp đặt phong tỏa diện rộng như đợt bùng phát đầu tiên. Giới chức Nga ngày 15/1 nói rằng đỉnh dịch thứ hai có thể đã qua và thông báo mở lại tất cả trường học từ tuần tới.
Hôm 16/1, giới chức Nga thông báo các chuyến bay giữa Moskva với các thủ đô Phần Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Qatar sẽ khởi động lại từ ngày 27/1, vì đây là những quốc gia ghi nhận chưa đến 40 ca mới trên 100.000 người trong hai tuần.
Anh, vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận 3.357.361 ca nhiễm và 41.346 ca tử vong, tăng lần lượt 41.346 và 1.295 ca.
Anh đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca và Pfizer cho người dân trong chương trình tiêm chủng lớn nhất lịch sử đất nước, với ưu tiên dành cho người cao tuổi, những người chăm sóc họ và nhân viên y tế. Chính quyền đang chạy đua nhằm bảo vệ càng nhiều dân càng tốt, do biến thể nCoV mới tại Anh được cho là dễ lây lan hơn nhiều.
Trên toàn nước Anh có 15 triệu người thuộc nhóm ưu tiên cao nhưng chỉ 4 triệu người được tiêm cho đến nay, vì vậy, chính phủ cần hơn hai triệu lượt tiêm chủng mỗi tuần để đạt được mục tiêu tiêm hết cho nhóm này trước giữa tháng hai. Thủ tướng Boris Johnson ngày 13/1 hứa hẹn sẽ triển khai tiêm vaccine 24/7, 7 ngày một tuần "sớm nhất có thể".
Anh yêu cầu từ 18/1, tất cả hành khách đến nước này phải có kết quả âm tính với nCoV trong thời gian gần đây và phải cách ly trong 10 ngày.
Pháp, vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 21.406 ca nhiễm và 193 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 2.894.347 và 70.142. Số bệnh nhân cần chăm sóc tích vực vẫn tiếp tục tăng, trong khi gần 390.000 người đã được tiêm chủng. Tốc độ triển khai vaccine của Pháp bị chỉ trích chậm hơn nhiều nước châu Âu khác.
Chính phủ Pháp từ 16/1 áp lệnh giới nghiêm toàn quốc từ 18h đến 6h sáng hôm sau. Từ 18/1, bất kỳ ai đến Pháp từ bên ngoài Liên minh Châu Âu phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV gần đây và tự cách ly một tuần khi đến nơi.
Đức là vùng dịch lớn thứ 10 thế giới với 2.038.645 ca nhiễm và 47.121 ca tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 14.844 và 584 ca so với một ngày trước đó.
Thủ tướng Angela Merkel hôm qua cảnh báo Đức có nguy cơ cần kéo dài lệnh phong tỏa đến đầu tháng 4.
"Nếu không ngăn chặn được chủng virus mới ở Anh, chúng ta sẽ chứng kiến số ca nhiễm nCoV tăng gấp 10 lần cho tới lễ Phục sinh", bà phát biểu trong một cuộc họp.Đức tuần trước tăng cường lệnh phong tỏa toàn quốc và gia hạn tới cuối tháng 1, do lo ngại biến chủng nCoV được phát hiện ở Anh có thể lây lan mạnh và gây quá tải cho các bệnh viện ở nước này.
Nhật ghi nhận 315.910 ca nhiễm và 4.380 người chết, tăng lần lượt 6.696 và 65 so với hôm trước.
Nhật ngày 13/1 áp đặt thêm tình trạng khẩn cấp ở 7 tỉnh gồm Osaka, Kyoto, Hyogo, Fukuoka, Aichi, Gifu và Tochigi từ 14/1 đến 7/2. Trước đó, họ đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo cùng ba tỉnh lân cận là Kanagawa, Saitama và Chiba.
Người dân ở các tỉnh này được yêu cầu ở nhà sau 20h. Nhà hàng, quán rượu và quán cà phê phục vụ đồ uống có cồn được yêu cầu chỉ hoạt động từ 11-19h và đóng cửa trước 20h. Nếu doanh nghiệp từ chối tuân thủ, chính quyền tỉnh có thể yêu cầu họ đóng cửa và bêu tên, hành động cứng rắn nhất trong khuôn khổ pháp lý hiện hành. Người làm theo hướng dẫn sẽ được hỗ trợ tới 60.000 yen mỗi ngày.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 896.642 ca nhiễm, tăng 14.224, trong đó 25.767 người chết, tăng 283.
Nước này ngày 13/1 bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19. CoronaVac, vaccine Covid-19 do hãng công nghệ sinh học Trung Quốc Sinovac phát triển, đã được Indonesia phê duyệt sử dụng khẩn cấp hôm 11/1.
Quốc gia đông dân thứ tư thế giới đối mặt với thách thức khổng lồ là tiêm chủng cho 181,5 triệu người, tức 2/3 dân số. Chính quyền cho hay sẽ ưu tiên 1,5 triệu nhân viên y tế và 17,4 triệu công chức trong vòng đầu tiên dự kiến kéo dài tới tháng 4. Phần cư dân còn lại sẽ được tiêm vaccine đến tháng 3/2021.
Tuy nhiên, vaccine Trung Quốc vẫn còn gây nghi ngờ do các thử nghiệm lâm sàng ở Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp rất ít dữ liệu nghiên cứu và có sự khác nhau về mức độ hiệu quả. Indonesia cho hay thử nghiệm tại nước này cho thấy CoronaVac hiệu quả 65%, nhưng các nhà nghiên cứu Brazil nói hôm 12/1 rằng tỷ lệ này chỉ là 50,4%. Hồi tháng 12, các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hiệu quả của CoronaVac lên tới 91,25% dựa trên phân tích sơ bộ.
Philippines báo cáo 498.691 ca nhiễm và 9.884 ca tử vong, tăng lần lượt 2.058 và 8 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.
Giới chức Philippines hôm 10/1 cho biết nước này đã bảo đảm tiếp nhận 30 triệu liều vaccine Covid-19 do hãng dược Mỹ Novavax phát triển, đồng thời hy vọng tập trung được 148 triệu liều vaccine từ 7 công ty trong năm nay, đủ cho khoảng 70% dân số.
Trung Quốc ngày 16/1 cam kết tặng cho Philippines 500.000 liều vaccine. Chưa rõ Bắc Kinh sẽ gửi loại nào, Philippines trước đó đã đồng ý mua 25 triệu liều Coronavac của công ty Sinovac. Campuchia hôm 15/1 cho biết họ sẽ nhận được một triệu liều vaccine miễn phí từ Bắc Kinh trong khi Myanmar dự kiến nhận 300.000.
Malaysia, một vùng dịch đang diễn biến phức tạp khác ở Đông Nam Á, ghi nhận thêm 3.211 ca nhiễm và 8 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 151.066 và 586. Công ty Top Glove Corp của Malaysia, nhà sản xuất găng tay lớn nhất thế giới, ngày 16/1 thông báo phát hiện ổ dịch Covid-19 tại 4 nhà máy.
Malaysia ngày 12/1 ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc đến ngày 1/8, nhưng có thể được dỡ bỏ sớm hơn nếu tỷ lệ gia tăng ca nhiễm mới chậm lại. Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin trước đó công bố những quy định mới nghiêm ngặt trên hơn nửa đất nước, gồm lệnh cho người dân ở nhà và đóng cửa hầu hết doanh nghiệp. Ông cũng cảnh báo hệ thống chăm sóc y tế của đất nước đang trên bờ vực nguy hiểm.
Malaysia năm ngoái kiểm soát được dịch bệnh bằng các biện pháp nghiêm ngặt. Tuy nhiên, sau khi biện pháp hạn chế được nới lỏng, ca nhiễm tăng nhanh và liên tục ở mức kỷ lục trong những ngày gần đây.
Covid-19 trên Thế giới
Cập nhật: 18:41, 16/1|Nguồn: WorldOMeters
Nhập địa điểm tìm kiếm
Tìm
Nhiễm
Tử vong
Mỹ 24,306,043 405,261
Ấn Độ 10,558,710 152,311
Brazil 8,456,705 209,350
Nga 3,544,623 65,085
Anh 3,357,361 88,590
Pháp 2,894,347 70,142
Thổ Nhĩ Kỳ 2,380,665 23,832
Italy 2,368,733 81,800
Tây Ban Nha 2,252,164 53,314
Đức 2,038,645 47,121
Colombia 1,891,034 48,256
Argentina 1,791,979 45,295
Mexico 1,630,258 140,241
Ba Lan 1,429,612 33,213
Nam Phi 1,325,659 36,851
Iran 1,324,395 56,717
Ukraine 1,154,692 20,686
Peru 1,056,023 38,654
Hà Lan 906,956 12,965
Indonesia 896,642 25,767
Czech 883,906 14,215
Canada 702,183 17,865
Romania 691,488 17,164
Bỉ 675,089 20,352
Chile 665,493 17,435
Iraq 607,587 12,935
Israel 543,499 3,959
Bồ Đào Nha 539,416 8,709
Bangladesh 527,063 7,883
Thụy Điển 523,486 10,323
Pakistan 516,770 10,908
Philippines 498,691 9,884
Thụy Sỹ 495,228 8,675
Morocco 458,865 7,911
Áo 392,511 7,053
Serbia 371,216 3,730
Saudi Arabia 364,753 6,318
Hungary 350,587 11,264
Nhật Bản 315,910 4,380
Jordan 313,557 4,137
Panama 296,269 4,738
Nepal 267,056 1,954
UAE 249,808 740
Lebanon 249,158 1,866
Georgia 247,025 2,916
Ecuador 230,808 14,316
Azerbaijan 226,951 2,998
Croatia 224,575 4,588
Belarus 223,537 1,573
Slovakia 222,752 3,417
Bulgaria 211,736 8,474
Cộng hòa Dominica 191,339 2,432
Đan Mạch 188,199 1,747
Bolivia 185,680 9,596
Costa Rica 184,187 2,416
Tunisia 177,231 5,616
Ireland 169,780 2,595
Kazakhstan 168,096 2,349
Lithuania 166,680 2,414
Armenia 164,235 2,987
Kuwait 157,399 947
Ai Cập 155,507 8,527
Malaysia 155,095 594
Moldova 152,640 3,245
Palestine 151,569 1,700
Guatemala 148,598 5,220
Slovenia 148,556 3,140
Hy Lạp 148,370 5,441
Qatar 147,089 246
Myanmar 133,869 2,942
Honduras 132,412 3,344
Oman 131,264 1,509
Ethiopia 130,772 2,029
Paraguay 121,648 2,495
Venezuela 119,306 1,101
Bosnia & Herzegovina 117,011 4,411
Nigeria 108,943 1,420
Libya 108,017 1,651
Algeria 103,611 2,831
Kenya 99,082 1,728
Bahrain 97,268 358
Macedonia 88,749 2,696
Trung Quốc 88,227 4,635
Kyrgyzstan 82,986 1,382
Uzbekistan 77,904 619
Hàn Quốc 72,340 1,249
Albania 67,216 1,270
Singapore 59,083 29
Na Uy 58,445 517
Ghana 56,981 341
Montenegro 55,136 743
Latvia 55,097 961
Afghanistan 53,984 2,339
Sri Lanka 52,313 256
El Salvador 50,784 1,479
Oceania 49,558 1,071
Luxembourg 48,765 552
Phần Lan 40,101 618
Uganda 38,085 304
Estonia 36,691 320
Zambia 36,074 537
Uruguay 31,669 298
Namibia 30,198 280
Cyprus 28,811 167
Australia 28,707 909
Cameroon 28,010 455
Zimbabwe 26,881 683
Mozambique 25,862 234
Sudan 25,730 1,576
Ivory Coast 24,856 141
Senegal 22,738 509
DRC 20,693 630
Angola 18,765 431
Madagascar 18,001 267
French Polynesia 17,635 126
Cuba 17,501 166
Botswana 17,365 71
Mauritania 15,999 401
Malta 15,447 238
Guiana 14,654 74
Maldives 14,426 49
Guinea 14,098 81
Jamaica 14,096 323
Tajikistan 13,308 90
Syria 12,942 824
Cabo Verde 12,901 119
Eswatini 12,736 360
Malawi 11,785 300
Thái Lan 11,680 70
Belize 11,529 281
Rwanda 10,850 140
Haiti 10,681 238
Gabon 9,899 66
Hong Kong 9,503 162
Reunion 9,446 45
Andorra 9,038 91
Burkina Faso 9,000 101
Guadeloupe 8,886 154
Bahamas 8,032 175
Mali 7,823 308
Congo 7,709 114
Suriname 7,469 141
Trinidad & Tobago 7,370 131
Guyana 6,851 170
Mayotte 6,611 58
Aruba 6,405 52
Lesotho 6,371 93
Martinique 6,263 44
Nicaragua 6,152 167
Iceland 5,956 29
Djibouti 5,903 61
Guinea Xích Đạo 5,356 86
CAR 4,973 63
Somalia 4,744 130
Curacao 4,514 19
Togo 4,272 73
Niger 4,132 138
Gambia 3,897 127
Nam Sudan 3,670 63
Gibraltar 3,637 34
Benin 3,413 46
Channel Islands 3,356 76
Sierra Leone 2,970 77
Chad 2,855 111
San Marino 2,778 65
Guinea-Bissau 2,478 45
Liechtenstein 2,383 49
New Zealand 2,256 25
Yemen 2,112 612
Liberia 1,887 84
Eritrea 1,877 6
Sint Maarten 1,641 27
Comoros 1,577 41
Việt Nam 1,537 35
Mông Cổ 1,512 2
Monaco 1,194 7
Burundi 1,185 2
Sao Tome and Principe 1,130 17
Barbados 1,095 7
Turks and Caicos 1,079 6
Saint Martin 1,076 12
Đài Loan 850 7
Bhutan 842 1
Papua New Guinea 834 9
Diamond Princess 712 13
Seychelles 696 2
Bermuda 670 12
Faeroe Islands 649 1
Saint Lucia 611 8
Mauritius 547 10
Tanzania 509 21
St. Vincent Grenadines 450 1
Campuchia 439
Isle of Man 419 25
Quần đảo Cayman 374 2
Caribbean Netherlands 360 3
St. Barth 251 1
Antigua and Barbuda 187 6
Brunei 174 3
Grenada 139 1
Quần đảo Virgin thuộc Anh 114 1
Dominica 110
Fiji 53 2
Timor-Leste 52
Macau 46
New Caledonia 44
Lào 41
Saint Kitts and Nevis 34
Falkland 32
Greenland 30
Vatican City 27
Solomon 17
Saint Pierre Miquelon 16
Anguilla 15
Montserrat 13 1
Western Sahara 10 1
MS Zaandam 9 2
Marshall Islands 4
Wallis and Futuna 4
Samoa 2
Micronesia 1
Vanuatu 1
94,950,848
Nhiễm
2,030,920
Tử vong
67,773,937
Khỏi
Việt Nam
Thế giới
Phương Vũ (Theo AFP/Reuters)