NSkhá giả nhận tiền gấp đôi người dân
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 59086
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    NSkhá giả nhận tiền gấp đôi người dân

    by music123 » Thứ 3 Tháng 8 31, 2021 10:39 am

    99 nghệ sĩ nhận tiền hỗ trợ ảnh hưởng do Covid-19


    Tâm An Thứ ba, 31/8/2021

    Ca sĩ Đông Hùng cùng nhiều nghệ sĩ khác thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội được nhận khoản tiền hỗ trợ ảnh hưởng do Covid-19.



    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 538/QĐ-SVHTT bổ sung kinh phí năm 2021 cho các đơn vị trực thuộc Sở để thực hiện hỗ trợ đối với các viên chức hoạt động nghệ thuật bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

    Cụ thể, 99 viên chức bao gồm đạo diễn, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV của 6 nhà hát trực thuộc Sở: Ca múa nhạc Thăng Lăng, Chèo Hà Nội, Cải lương Hà Nội, Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội, Múa rối Thăng Long, Kịch Hà Nội. Mỗi viên chức nhận được hỗ trợ với số tiền 3.710.000 đồng.

    Trong số 99 viên chức nhận hỗ trợ lần này, có thể kể đến diễn viên Hồng Đăng, Thanh Hương, Ngọc Quỳnh, Mạnh Cường, ca sĩ Đông Hùng...

    Hình ảnh
    Hình ảnh


    Hồng Đăng, Thanh Hương nhận gói hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.


    Trao đổi với pv, ca sĩ Đông Hùng cho biết anh đã nhận được khoản tiền hỗ trợ từ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.

    "Tôi hiện công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long. Khi nhận được khoản tiền hỗ trợ từ Sở, tôi vui lắm. Tôi biết quanh mình còn nhiều nghệ sĩ gặp hoàn cảnh khó khăn. Mong sao số tiền hỗ trợ này sớm đến nhanh với họ để trang trải cuộc sống", nam ca sĩ chia sẻ.

    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đang tiếp tục lên danh sách, báo cáo và xin ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thống nhất về số lượng, đối tượng thụ hưởng là viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thuộc cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn TP Hà Nội trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý. Hiện nay, danh sách đã có 302 người.

    Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các hoạt động văn hóa nghệ thuật đều đóng băng. Nhà hát, sân khấu đóng cửa. Bên cạnh nỗi nhớ nghề, cuộc sống của nghệ sĩ, diễn viên khó khăn hơn khi mất thu nhập.

    Trước đó, vào hồi tháng 5, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã có cuộc họp với 12 nhà hát thuộc Bộ để lắng nghe những khó khăn, vướng mắc mà các đơn vị quản lý đang gặp phải, cũng như đưa ra phương án tháo gỡ kịp thời.

    Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng những khó khăn, bất cập của ngành nghệ thuật biểu diễn, nhất là với một số lĩnh vực đặc thù như kịch, chèo tuồng, cải lương, múa, không chỉ tồn tại ở thời điểm này mà đã kéo dài nhiều năm. Bởi nghệ thuật truyền thống vốn chưa phải là nhu cầu giải trí ưu tiên của đông đảo tầng lớp khán giả. Thời gian qua, dưới tác động của đại dịch Covid-19, sân khấu càng bị ảnh hưởng nặng nề.
    Sửa lần cuối bởi 2 vào ngày music123 với 0 lần sửa trong tổng số.
    Hình ảnh
  • CụGià
    Bài viết: 3
    Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 3 15, 2021 6:59 am

    Re: 99 NS nhận $ hỗ trợ ảnh hưởng do Covid

    by CụGià » Thứ 3 Tháng 8 31, 2021 3:06 pm

    Thế thì có gì bằng, phải không đồng bào. Như vậy thì người bán vé số, bán rau sẽ nhận được bao nhiêu? Những người này thật cần sự giúp, hơn ai cả!!!!
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 59086
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: 99 NS nhận $ hỗ trợ ảnh hưởng do Covid

    by music123 » Thứ 4 Tháng 9 01, 2021 10:21 am

    Nghệ sĩ mong tiền hỗ trợ do Covid-19 đúng đối tượng

    9/1/21

    HÀ NỘILãnh đạo, nghệ sĩ các nhà hát đề xuất cơ quan chức năng đổi tiêu chí xét duyệt để tiền hỗ trợ do Covid-19 đến được người khó khăn.

    Mai Anh - nghệ sĩ Nhà hát Múa rối Thăng Long - nằm trong số 99 nghệ sĩ thủ đô nhận trợ cấp đợt đầu tiên, thuộc gói giải ngân 26.000 tỷ của Chính phủ. Là mẹ đơn thân, đang nuôi hai con nhỏ, hai năm nay, cuộc sống chị thiếu trước hụt sau do sân khấu liên tục đóng cửa, không thể biểu diễn. Hồi đầu năm, chị mở gánh bán bánh giò, đồ ăn vặt ở vỉa hè, từ 6 rưỡi sáng đến tối, kiếm thêm tiền mua sữa, thức ăn cho con. Từ ngày Hà Nội bùng dịch, nguồn thu ít ỏi đó không còn. Cuộc sống của ba mẹ con dựa vào 3,7 triệu tiền lương cơ bản. Chị cho biết: "Hiện tại cả nước có rất nhiều hoàn cảnh chật vật nên khi nhận được trợ cấp, tôi thấy may mắn và trân quý vô cùng".

    Đến nay, Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long có 11 người được nhận tiền, Kịch Hà Nội 23 người, Chèo Hà Nội 21 người, Cải lương Hà Nội 27 người, Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Hà Nội 12 người, Nhà hát Múa rối Thăng Long 5 người. Ông Thế Anh - Phó Giám đốc Nhà hát nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội - cho biết 12 nghệ sĩ của nhà hát đều có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều tháng nay, sân khấu ngừng hoạt động, ngoài khoản lương cứng ít ỏi, họ không có thu nhập. Do đặc thù nghề nghiệp, nhiều người gặp vấn đề sức khỏe như đau nhức xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ... phải dùng thuốc, chữa trị thường xuyên.

    Hình ảnh

    Nhà hát Múa rối nước Thăng Long phun khử khuẩn phòng dịch. Ảnh: Nhà hát Múa rối nước Thăng Long

    Tuy vậy, trong số nghệ sĩ nhận trợ cấp, có những người chưa gặp khó. Ngọc Quỳnh - diễn viên Nhà hát Kịch Hà Nội - cho biết: "Nếu xét theo bậc lương, thu nhập của tôi ở nhà hát rất thấp. Tuy nhiên, tôi kinh doanh ngoài nên cuộc sống không đến nỗi nào. Tôi mong cơ chế cấp trên đưa ra linh hoạt hơn để giúp đúng người khó khăn và tránh trường hợp bị mang tiếng 'không khó khăn nhưng vẫn tham nhận gói hỗ trợ'". Ngọc Quỳnh, Thanh Hương, Hồng Đăng... đều nói gửi lại khoản tiền cho nhà hát nơi họ công tác để san sẻ với các nhân viên hậu đài.

    Hình ảnh

    Diễn viên Ngọc Quỳnh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Các nhà hát mong muốn cơ quan chức năng điều chỉnh chính sách để trợ giúp đúng người, đúng việc.

    Đại diện Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, Múa rối Thăng long, Cải lương Hà Nội, Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Hà Nội... đều cho biết không được họp để có thể tham mưu, kiến nghị với Bộ về tiêu chí nhận hỗ trợ.

    Nghệ sĩ Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long - nhận định tiêu chí xét duyệt còn bất cập. Anh nói: "Nghệ sĩ chức danh nghề nghiệp hạng tư là những người có bằng cao đẳng, trung cấp, bậc lương thấp. Tuy nhiên, một số người cống hiến lâu năm, tích lũy hoặc làm thêm ngoài nên đủ đầy kinh tế. Còn nghệ sĩ hạng ba - có bằng đại học, bậc lương cao hơn - nhưng mới ra trường hoặc ở quê ra lập nghiệp, phải thuê nhà, đời sống vất vả. Ngoài ra, một bộ phận nhân viên hậu đài, bảo vệ... thu nhập rất thấp. Nếu làm đúng quy định, sẽ có trường hợp nhận tiền không đúng hoàn cảnh thực tế".

    Một số nghệ sĩ cho rằng nên chuyển từ quy định chỉ hỗ trợ nghệ sĩ hạng tư sang áp dụng cho những người có mức lương dưới ba triệu đồng một tháng. Ngoài ra, có thể giao nhà hát tự đánh giá, lựa chọn danh sách nghệ sĩ theo đúng hoàn cảnh thực tế.

    Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội - diễn viên Trung Hiếu - đã gửi đơn đề xuất Sở chú trọng tới các nhân viên hậu đài như thiết kế, âm thanh, ánh sáng, phục trang. Họ có thu nhập thấp, đời sống khó khăn nhưng không thuộc danh sách.

    Trước đó, bà Phạm Thị Mỹ Hoa - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao - cho biết sau khi nhận được Nghị quyết 68 của Chính phủ về hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch, Sở gửi công văn đến nhà hát, yêu cầu rà soát, lập danh sách theo đúng các tiêu chí. Khi nhận phản hồi, Sở tổng hợp, xem xét và báo cáo với lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội. Cuối cùng, Sở Tài chính sẽ thẩm định và giải ngân. Bà nói: "Chúng tôi làm theo đúng quy định của cấp trên và danh sách do nhà hát gửi lên". Sở đã có văn bản kiến nghị Bộ ra chính sách hỗ trợ các nhân viên hậu đài, hiện chưa có phản hồi.

    Sở cũng đang lên danh sách và xin ý kiến từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trợ cấp dành cho nghệ sĩ, nhân viên các nhà hát trực thuộc Bộ đóng trên địa bàn thành phố, khoảng 302 người.

    Ngày 1/7, Chính phủ ban hành 12 chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch với tổng số tiền 26.000 tỷ đồng. Các đối tượng được nhận tiền hỗ trợ gồm: lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương; lao động ngừng việc và phải cách ly, trong khu vực phong tỏa; lao động bị chấm dứt hợp đồng; trẻ em là F0, F1; lao động tự do; phụ nữ mang thai; F1 phải cách ly; người điều trị Covid-19; đạo diễn, diễn viên, họa sĩ; hướng dẫn viên du lịch; hộ kinh doanh bị ngừng hoạt động trên 15 ngày.

    Trong đó, đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng tư ở các đơn vị công lập được nhận một lần số tiền 3.710.000 đồng. Tiêu chí được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất với Chính phủ hồi tháng 6.

    Hiểu Nhân
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 59086
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Nghệ sĩ mong tiền hỗ trợ do Covid đúng đối tượng

    by music123 » Thứ 4 Tháng 9 01, 2021 10:25 am

    Nghệ sĩ nói gì khi được nhận 3,7 triệu đồng trợ cấp khó khăn do dịch?


    Ly Nguyễn Thứ tư, 1/9/2021

    NSND Trung Hiếu, NSƯT Tấn Minh cho rằng chính sách hỗ trợ này cần thiết và kịp thời nhưng nên thay đổi để phù hợp hơn.



    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội ban hành Quyết định số 538/QĐ-SVHTT bổ sung kinh phí năm 2021 cho các đơn vị trực thuộc Sở để thực hiện hỗ trợ đối với các viên chức hoạt động nghệ thuật bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

    Trong tháng 8, 99 viên chức đã được hỗ trợ. Họ là đạo diễn, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV của 6 nhà hát trực thuộc Sở: Ca múa nhạc Thăng Long, Chèo Hà Nội, Cải lương Hà Nội, Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội, Múa rối Thăng Long, Kịch Hà Nội. Mỗi cá nhân nhận được số tiền hỗ trợ 3,71 triệu đồng.

    Tranh luận xung quanh gói trợ cấp


    Danh sách 99 viên chức nhận hỗ trợ lần này có một số nghệ sĩ được nhiều khán giả biết đến như diễn viên Hồng Đăng, Thanh Hương, Ngọc Quỳnh, Mạnh Cường, ca sĩ Đông Hùng... Họ thuộc nhân sự của các nhà hát nói trên.

    Thông tin này gây ra phản ứng trái chiều từ dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng chính sách hỗ trợ chưa hợp lý. Có những trường hợp khó khăn hơn như nhân viên hậu đài, kỹ thuật... lại không đủ điều kiện để được giúp đỡ.

    Diễn viên Hồng Đăng, Thanh Hương chia sẻ họ cũng bất ngờ khi biết mình có tên trong danh sách. Họ mong muốn gửi lại số tiền 3,71 triệu đồng cho Nhà hát Kịch Hà Nội để giúp đỡ những đồng nghiệp khó khăn hơn.

    Hồng Đăng bày tỏ: "Trong thời điểm này, chúng ta càng trân trọng tình cảm yêu thương, sự chia sẻ mà mọi người dành cho nhau. Các hình thức hỗ trợ, giúp đỡ dù bằng cách này hay cách khác đều đáng quý, là ước muốn cho những ai đang khó khăn bớt đi sự vất vả.

    Mỗi người tùy theo hoàn cảnh, khả năng của mình, lựa chọn những hành động ý nghĩa, cùng nhau lan tỏa giá trị tích cực. Nếu như cuộc sống có những gì chưa đúng, chưa hoàn thiện, hãy nghĩ đó chỉ là điều không may xảy ra và bản thân tự điều chỉnh, khắc phục cho mọi thứ tốt hơn".


    Hình ảnh

    NSND Trung Hiếu cho hay nhà hát gửi danh sách nhận hỗ trợ theo đúng quy định của Sở. Ảnh: NVCC.


    Trao đổi với Zing, NSND Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội, cho hay nhà hát gửi danh sách viên chức theo đúng quy định của Sở. Bản thân các nghệ sĩ cũng không biết mình có tên cho đến khi nhận được khoản tiền hỗ trợ.

    "Một số bạn đã gọi cho tôi, nói rằng sẵn sàng giúp các đồng nghiệp khó khăn hơn. Trong 99 viên chức được hỗ trợ lần này, chỉ có một vài người nổi tiếng vì tham gia đóng phim. Đa phần còn lại có cuộc sống vất vả khi phải xoay xở trong mùa dịch. Từ năm 2020, nhà hát cũng lập một khoản quỹ nhỏ để giúp đỡ anh em.

    Khi đọc những thông tin tranh cãi, tôi cũng cảm thấy buồn. Đây là chủ trương chung. Chúng tôi không thể lựa chọn ai được, ai không được. Tất nhiên, theo tôi, có những điểm trong quy định cần được điều chỉnh để phù hợp thực tế", nghệ sĩ Trung Hiếu chia sẻ.

    Nhân viên hậu đài cũng cần được hỗ trợ

    NSND Trung Hiếu cho biết khi gửi danh sách diễn viên hạng tư lên Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội theo đúng quy định, anh cũng gửi kèm kiến nghị từ phía nhà hát.

    "Nhà hát còn nhiều trường hợp khó khăn hơn như anh em hậu đài, kỹ thuật, âm thanh, ánh sáng, phục trang, hóa trang... Lương của họ chỉ trên dưới 3 triệu đồng hoặc 1,5 triệu đồng. Họ cũng rất cần được hỗ trợ lúc này. Khi tôi gửi đề xuất, Sở phản hồi rằng sẽ có cuộc họp và kiến nghị lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch", Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội nói.

    Đồng quan điểm với NSND Trung Hiếu, NSƯT Tấn Minh (Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long) cho rằng mục đích của chính sách hỗ trợ nghệ sĩ lần này ý nghĩa và nhân văn. Khoảng hai năm trở lại đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các nhà hát hầu như không có hoạt động biểu diễn. Những nghệ sĩ tỉnh lẻ đang sống tại Hà Nội chật vật mưu sinh, trả tiền thuê nhà hàng tháng.

    Hình ảnh

    NSƯT Tấn Minh cho rằng chính sách hỗ trợ nghệ sĩ còn những bất cập và cần thay đổi. Ảnh: NVCC.

    Theo anh, những tranh cãi vừa qua đến từ việc chính sách hỗ trợ còn một số bất cập, chưa sát thực tế.



    "Tôi nghĩ không nên phân biệt viên chức hạng ba hay hạng tư, vì lương khởi điểm không chênh lệch quá nhiều. Nhiều trường hợp viên chức hạng ba cũng khó khăn, lương trên dưới 3 triệu đồng", Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long nêu ý kiến.

    NSƯT Tấn Minh bày tỏ một điểm chưa hợp lý nữa là gói hỗ trợ hiện nay chỉ dành cho đối tượng diễn viên, nghệ sĩ. Những bộ phận khác như kỹ thuật, âm thanh, phục trang... chưa được ưu tiên.

    "Để một tập thể được thăng hoa, những người đứng sau cánh gà rất quan trọng. Cuộc sống của họ khổ hơn diễn viên vì không có cơ hội kiếm thêm thu nhập bên ngoài. Họ trông đợi vào tiền lương cơ bản và khoản bồi dưỡng hàng đêm. Nhưng bây giờ, nhà hát hoàn toàn không có lịch diễn".

    Theo Tấn Minh, giao cho các đơn vị, nhà hát rà soát kỹ và lên danh sách có thể là một trong những phương án phù hợp hơn. Anh nói: "Khi cả một tập thể rà soát, sẽ không có chuyện ưu tiên ai. Hơn nữa, bản thân nghệ sĩ cũng rất tự trọng trong việc cho nhận. Tôi mong cấp quản lý có sự điều chỉnh kịp thời".
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 257 khách