Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 16.040 ca, HN vượt mốc 3.000 F0 ca

    by music123 » Thứ 6 Tháng 1 14, 2022 1:55 pm

    TỐI 14/1: thêm 16.040 ca, Hà Nội vượt mốc 3.000 F0

    TH

    Ngày 14/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.040 ca nhiễm mới với 14 ca nhập cảnh và 16.026 trường hợp trong nước tại 62 tỉnh, thành phố, có 11.914 ca trong cộng đồng. Hà Nội lần đầu tiên vượt mốc 3.000 ca mắc mới trong 24 giờ.


    Cụ thể: Hà Nội (3.029), Đà Nẵng (765), Bình Định (711), Khánh Hòa (680), Bình Phước (643), Bến Tre (555), Cà Mau (526), Hải Phòng (507), Tây Ninh (432), Hưng Yên (414), TP. Hồ Chí Minh (402), Quảng Ngãi (397), Vĩnh Long (375), Bắc Ninh (319), Thừa Thiên Huế (310), Thanh Hóa (290), Trà Vinh (283), Quảng Ninh (265), Quảng Nam (262), Vĩnh Phúc (247), Hải Dương (227), Bắc Giang (221), Thái Nguyên (216), Hòa Bình (199), Nghệ An (194), Bà Rịa - Vũng Tàu (185), Nam Định (181), Đắk Lắk (176), Phú Yên (169), Bạc Liêu (157), Hà Giang (149), Đắk Nông (146), Cần Thơ (139), Đồng Tháp (135), Thái Bình (125), Hậu Giang (119), Kiên Giang (118), Bình Dương (113), Tuyên Quang (113), Gia Lai (107), Bình Thuận (103), Quảng Trị (98), Đồng Nai (92), Phú Thọ (91), Quảng Bình (88), Hà Nam (87), An Giang (81), Lào Cai (80), Lạng Sơn (79), Điện Biên (75), Sóc Trăng (74), Sơn La (73), Yên Bái (72), Ninh Bình (68), Lai Châu (52), Kon Tum (45), Hà Tĩnh (38), Ninh Thuận (38), Long An (33), Tiền Giang (27), Cao Bằng (21), Bắc Kạn (10).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-299), Đắk Lắk (-241), Bà Rịa - Vũng Tàu (-144).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Quảng Ngãi (+121), Đà Nẵng (+108), Phú Yên (+92).


    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.980 ca/ngày.

    Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 50 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1).

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.991.484 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 20.181 ca nhiễm).

    Số bệnh nhân tử vong:

    Từ 17h30 ngày 13/01 đến 17h30 ngày 14/01 ghi nhận 171 ca tử vong tại:

    Tại TP. Hồ Chí Minh (15) trong đó có 2 ca từ Tây Ninh chuyển đến.

    Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (20 ca trong 02 ngày), Đồng Tháp (14), Tiền Giang (12), Sóc Trăng (11), Vĩnh Long (11), Cần Thơ (11), Bình Dương (9), Đồng Nai (8 ), Kiên Giang (8 ), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Hậu Giang (6), Tây Ninh (6), Bình Thuận (5), Long An (5), Bến Tre (5), Gia Lai (3), Cà Mau (3), Bình Định (3), Hải Phòng (2), Khánh Hòa (2), Nam Định (1), Đắk Lắk (1), Đắk Nông (1), Lâm Đồng (1), Bạc Liêu (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 209 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 35.341 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.

    Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).




    Một điểm trường ở Thanh Hóa có 32 học sinh, giáo viên dương tính SARS-CoV-2

    Chiều 14/1, thông tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hoá cho biết, qua xét nghiệm tầm soát kháng nguyên SARS-CoV-2 tại trường tiểu học Điện Biên 2, phường Điện Biên (TP Thanh Hoá) đã ghi nhận 32 giáo viên, học sinh dương tính với SARS-CoV-2.
    Theo đó, từ 8h đến 14h ngày 14/1, qua xét nghiệm, lực lượng chức năng ghi nhận 32 giáo viên, học sinh dương tính với SARS-CoV2. Hiện, cơ quan y tế đang tiến hành tầm soát đối với gần 1.300 học sinh còn lại của nhà trường.

    Ngay khi có kết quả trên, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Thanh Hoá đã thông báo khẩn chỉ đạo, từ ngày 14/1, tất cả các trường hợp F0 là học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố được phép cách ly, điều trị tại nhà nếu đủ điều kiện theo phương án cách ly, điều trị tại nhà người nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng đã được UBND TP Thanh Hoá ban hành ngày 12/1.

    Hình ảnh






    Đà Nẵng hơn 700 ca nhiễm COVID-19, lo bảo vệ an toàn cho các chợ

    Ngày 14/1, Đà Nẵng ghi nhận thêm 765 ca mắc COVID-19, gồm 7 ca cách ly tập trung, 187 ca cách ly tạm thời tại nhà, 72 ca trong khu phong tỏa và 499 ca chưa cách ly.
    Trong số các ca nhiễm cộng đồng, có hàng chục trường hợp là tiểu thương các chợ. Chợ Cẩm Lệ 14 ca, chợ Kỳ Đồng 7 ca. Riêng chợ Cồn tiếp tục có thêm 19 ca, hiện chợ này đã có 140 ca nhiễm và vẫn đang đóng cửa để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

    Công ty Matrix (KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu) cũng phát hiện 45 ca cộng đồng qua lấy mẫu tại công ty; Công ty Thủy sản miền Trung 17 ca, khu du lịch sinh thái biển Bãi Bắc 13 ca…

    Hình ảnh

    Các chợ tại Đà Nẵng phải thực hiện nghiêm biện pháp phòng chống dịch để đảm bảo an toàn, phục vụ nhu cầu mua sắm Tết.

    Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng đánh giá 696/765 ca mắc có khả năng lây cho cộng đồng. Nhiều nhất tại quận Sơn Trà, Liên Chiểu, Thanh Khê, Cẩm Lệ.

    Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến cho hay, chỉ còn hơn 2 tuần nữa là đến Tết nguyên đán Nhâm Dần, nhu cầu đi lại, mua sắm, các hoạt động sự kiện diễn ra với tần suất cao đang là một thách thức rất lớn đối với công tác phòng chống dịch bệnh. Đáng lo ngại nhất là một số điểm nóng tại các chợ như chợ Cồn, chợ Bắc Mỹ An… dẫn đến buộc phải đóng cửa chợ ngay trong thời điểm việc mua bán diễn ra sôi động nhất. Vì vậy các địa phương cần tập trung bảo vệ an toàn cho các chợ trên địa bàn.

    Bên cạnh các biện pháp như sắp xếp giãn cách, đeo kính chống giọt bắn, chính quyền hỗ trợ các điều kiện khử khuẩn và tổ chức xét nghiệm, Ban quản lý các chợ vận động tiểu thương đóng góp để xét nghiệm với tần suất 3 ngày/lần để tầm soát nguy cơ tại chợ. Nếu kiểm soát chặt, đảm bảo an toàn thì các chợ sẽ được sớm mở cửa trở lại, duy trì hoạt động kinh doanh mua bán bình thường cho người dân.





    Bà Rịa-Vũng Tàu kêu gọi người dân hạn chế ra khỏi tỉnh khi không cần thiết

    Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, từ nay đến Tết Nguyên đán là thời điểm tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh, nhất là trong điều kiện biến chủng Omicron đã xuất hiện ở Việt Nam.
    Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tính từ 18h ngày 13/1 đến 18h ngày 14/1/2022 tỉnh này ghi nhận 185 ca nghi mắc COVID-19 mới, đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân.

    Trong đó, thành phố Vũng Tàu 124 ca ngoài cộng đồng. Huyện Đất Đỏ ghi nhận 14 ca, trong đó 6 ca đang cách ly tại nhà và 8 ca ngoài cộng đồng. Huyện Long Điền có 13 ca gồm 9 ca đang cách ly tại nhà, 4 ca ngoài cộng đồng. Huyện Xuyên Mộc ghi nhận 25 ca, trong đó 1 ca đang cách ly tại nhà và 24 ca ngoài cộng đồng. Huyện Côn Đảo có 9 ca gồm 2 ca đang cách ly tại nhà, 7 ca ngoài cộng đồng.

    Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, từ nay đến Tết Nguyên đán là thời điểm tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh, nhất là trong điều kiện biến chủng Omicron đã xuất hiện ở Việt Nam. Do đó, Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp tiếp tục nâng cao tỉnh thần cảnh giác, không chủ quan. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho người dân, chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các trạm Y tế lưu động, phát hiện kịp thời các F0 chuyển nặng để “chuyển tầng” điều trị thích hợp.


    Bà Rịa-Vũng Tàu kêu gọi nhân dân, doanh nghiệp thực hiện quét mã QR code khi đến các địa điểm công cộng, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở dịch vụ; hạn chế di chuyển ra khỏi tỉnh và nơi có dịch đang bùng phát khi không cần thiết để đảm bảo công tác phòng chống dịch.





    Bình Thuận điều chỉnh việc thí điểm quản lý người mắc COVID-19 tại nhà

    Cùng ngày, tỉnh Bình Thuận ghi nhận 103 ca dương tính với SARS-CoV-2. Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Thuận vừa có điều chỉnh triển khai thí điểm quản lý người mắc COVID-19 tại nhà. Theo đó, người mắc COVID-19 được xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR để khẳng định mắc COVID-19. Thời gian cách ly điều trị đủ 10 ngày kể từ ngày người mắc bắt đầu cách ly, thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ 10 bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, thì người nhiễm hoàn thành cách ly điều trị. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, thì người nhiễm tiếp tục cách ly và xét nghiệm định kỳ 7 ngày/lần cho đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính thì hoàn thành cách ly điều trị.

    Tất cả người ở cùng nhà được lấy mẫu xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên. Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ít nhất 2 lần vào ngày thứ nhất và ngày thứ 10 kể từ khi người nhiễm bắt đầu cách ly điều trị.

    Sau khi người mắc COVID-19 hoàn thành cách ly điều trị, người nhiễm và tất cả người ở cùng nhà tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ thêm 7 ngày, đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở 2 lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào, thì báo cho nhân viên y tế để thăm khám và xử trí kịp thời.
















    Thanh Hóa chi tiền tỷ để thu hút bác sĩ trình độ cao

    heo Nghị quyết vừa được HĐND tỉnh Thanh Hóa ban hành, tỉnh này sẽ hỗ trợ 1,3 tỷ đồng cho bác sĩ trình độ cao về làm việc ở địa phương.
    Nghị quyết số 187/20 21/NQ-HĐND về chính sách thu hút bác sĩ trình độ cao và bác sĩ làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tỉnh giai đoạn 2022- 2025 của Thanh Hoá nêu rõ: Đối tượng thu hút có cam kết thời gian công tác là 10 năm đối với bác sĩ đa khoa, chuyên khoa, bác sĩ nội trú, thạc sĩ y khoa, bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ chuyên khoa cấp II; 5 năm đối với giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và phải chấp hành sự phân công, bố trí công tác của cơ quan có thẩm quyền và đơn vị quản lý trực tiếp.

    Chính sách thu hút bác sĩ trình độ cao là người được phong học hàm Giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ có học vị tiến sĩ; bác sĩ chuyên khoa cấp II; bác sĩ nội trú; thạc sĩ y khoa, bác sĩ chuyên khoa cấp I; bác sĩ đa khoa, chuyên khoa tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc tại các trường: Đại học Y Hà Nội; Học viện Quân Y; Đại học Y Dược TP.HCM; Đại học Y dược Thái Bình; Đại học Y dược Thái Nguyên; Đại học Y dược Hải Phòng, Đại học Y dược Huế.

    Mức hỗ trợ một lần như sau: Bác sĩ có học hàm giáo sư là 1,3 tỷ đồng; bác sĩ có học hàm phó giáo sư là 800 triệu đồng; bác sĩ có học vị tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II là 400 triệu đồng; bác sĩ nội trú là 300 triệu đồng; Thạc sĩ y khoa, bác sĩ chuyên khoa cấp I là 200 triệu đồng; bác sĩ tốt nghiệp xuất sắc, loại giỏi là 180 triệu đồng. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ nhận mức hỗ trợ hàng tháng bằng một tháng lương cơ sở trong 24 tháng.


    Chính sách thu hút bác sĩ đa khoa, chuyên khoa tốt nghiệp tại các trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân Y, Đại học Y dược TP.HCM, Đại học Y Dược Thái Bình, Đại học Y dược Thái Nguyên, Đại học Y dược Hải Phòng, Đại học Y dược Huế. Mức hỗ trợ một lần đối với bác sĩ đa khoa, chuyên khoa làm việc tại Trung tâm Pháp Y, Bệnh viện tâm thần, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện đa khoa tuyến huyện, Trung tâm Y tế tuyến huyện đồng bằng, ven biển là 200 triệu đồng; bác sĩ đa khoa, chuyên khoa làm việc tại Trung tâm y tế tuyến huyện khu vực miền núi là 250 triệu đồng.

    Bác sĩ đa khoa, chuyên khoa làm việc tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 gồm: Trạm Y tế xã, thị trấn khu vực III là 450 triệu đồng; trạm Y tế xã, thị trấn khu vực II là 400 triệu đồng; Trạm Y tế xã, thị trấn khu vực I là 350 triệu đồng; Bác sĩ đa khoa, chuyên khoa làm việc tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn còn lại là 300 triệu đồng.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 16.378 ca, tổng số ca vượt 2 triệu

    by music123 » Thứ 7 Tháng 1 15, 2022 10:28 am

    TỐI 15/1: 16.378 ca nhiễm, tổng số ca vượt 2 triệu

    TH


    Trong 16.378 ca nhiễm Bộ Y tế công bố tối 15/1 có 16.305 ca tại 60 tỉnh, thành, nâng tổng số ca nhiễm đợt dịch thứ 4 vượt 2 triệu; 139 ca tử vong.

    Như vậy 24 giờ qua, Hà Nội vẫn dẫn đầu về số ca nhiễm tính theo ngày. Hôm nay số ca tử vong tại Hà Nội cũng cao nhất (18 ca), lần đầu tiên vượt số tử vong tại TP HCM.

    Số ca nhiễm cả nước hôm nay tăng 279 so với hôm qua, gồm 3.610 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 502 ca), 12.695 ca cộng đồng (tăng 781 ca).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.950 ca/ngày. Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 67 ca mắc biến chủng Omicron, đều được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại: TP HCM 30, Quảng Nam 27, Đà Nẵng 3, Thanh Hóa, Khánh Hòa đều 2, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Long An đều một.



    Hôm nay ghi nhận 139 ca tử vong tại: Hà Nội 18 ca, TP HCM 16, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cần Thơ 12, Tiền Giang và Kiên Giang 10, Sóc Trăng và Vĩnh Long 8, Tây Ninh, An Giang và Bến Tre 6, Long An và Cà Mau 4, Trà Vinh và Khánh Hòa 3, Bình Dương, Hậu Giang, Bạc Liêu đều 2, Bình Định, Đồng Nai, Bắc Giang, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Bình Thuận mỗi nơi một.

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 195 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 35.480 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.

    Tổng số ca tử vong tại Việt Nam xếp thứ 26/224 quốc gia, vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên một triệu dân xếp thứ 130. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 quốc gia, vùng lãnh thổ (thứ 3 ASEAN), số ca tử vong trên một triệu dân xếp thứ 26 (thứ 5 ASEAN).





    TP HCM thêm 17 ca nhiễm Omicron

    Chiều 15/1, Sở Y tế TP HCM công bố thêm 17 ca nhiễm Omicron, đều là người nhập cảnh được cách ly ngay, nâng tổng số ca nhiễm biến chủng mới tại thành phố lên 30.

    Theo bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM, 17 ca mới đều không có triệu chứng. Các ca nhiễm mới được test nhanh phát hiện dương tính khi nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất, được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 12. Mẫu xét nghiệm được giải trình tự gene virus, kết quả nhiễm biến chủng Omicron.

    Riêng một ca trước đó là cụ bà 82 tuổi, nhập cảnh từ Mỹ về, có nhiều bệnh lý nền như đái tháo đường, thiếu máu cơ tim cục bộ, ung thư máu giai đoạn cuối nên được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.

    Thành phố đã điều tra, truy vết các trường hợp liên quan, gồm tổ bay và hành khách đi cùng chuyến bay, nhân viên phục vụ tại khu cách ly, cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm.

    Như vậy, TP HCM hiện ghi nhận 30 trường hợp nhập cảnh nhiễm biến chủng Omicron, chưa có ca Omicron trong cộng đồng.

    Hình ảnh

    Lấy mẫu xét nghiệm hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Hữu Khoa

    Từ ngày 1/1, ngành y tế TP HCM phối hợp cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất lấy mẫu test nhanh tất cả trường hợp nhập cảnh. Người âm tính sẽ cách ly tại nơi lưu trú theo quy định. Người dương tính sẽ đến cách ly tại Bệnh viện dã chiến số 12 (nếu không triệu chứng hoặc nhẹ) hoặc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM (nếu có dấu hiệu suy hô hấp), đồng thời chuyển mẫu giải trình tự gene virus.

    Để ứng phó với biến chủng mới, TP HCM đã xây dựng thế trận y tế, siết chặt các biện pháp giám sát, phát hiện sớm biến chủng Omicron như xét nghiệm, giải mã gene virus các trường hợp người nhập cảnh dương tính nCoV hoặc trường hợp ngoài cộng đồng nghi ngờ nhiễm biến chủng Omicron (như có yếu tố dịch tễ tiếp xúc với người nước ngoài, diễn biến bệnh nặng và tử vong rất nhanh, người đó thành nguồn siêu lây nhiễm, thời gian ủ bệnh ngắn...). Người có khả năng nhiễm Omicron cách ly riêng, khu trú tại Bệnh viện dã chiến 12 để hạn chế lây lan.





    Số quận 'vùng cam' tại Hà Nội giảm, Hoàn Kiếm thành 'vùng vàng'

    Sáng 15-1, UBND TP Hà Nội phát đi thông báo mới đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 tại thủ đô.

    Hình ảnh


    Quận Hoàn Kiếm từ cấp độ dịch 3 xuống cấp độ dịch 2 - Ảnh: PHẠM TUẤN

    Theo đó, UBND TP thông báo cấp độ dịch tại TP với 2 tiêu chí: tỉ lệ mắc mới tại cộng đồng/dân số/thời gian và độ bao phủ vắc xin.

    Phân cấp độ dịch mới chỉ rõ TP Hà Nội thuộc cấp độ 2.


    Các quận, huyện vùng cam bao gồm: Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Ba Đình, Gia Lâm, Hoàng Mai, Long Biên. Như vậy, so với thông báo cách đây 1 tuần, Hà Nội giảm 1 quận vùng cam là quận Hoàn Kiếm, quận này sẽ chuyển về vùng vàng.

    Về cấp xã phường, TP Hà Nội có 54 địa phương vùng xanh; 367 xã, phường vùng vàng; 158 xã, phường vùng cam.

    Theo Sở Y tế Hà Nội, từ 18h ngày 13-1 đến 18h ngày 14-1, TP ghi nhận 2.993 F0. Trong đó, huyện Gia Lâm là địa bàn ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất.

    TP hiện có 55.113 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly, trong đó có 44.625 người cách ly, điều trị tại nhà; số còn lại điều trị tại cơ sở thu dung và các bệnh viện trung ương và Hà Nội.

    Tính từ ngày 29-4-2021 cho đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 307 người tử vong do COVID-19.

    Về công tác tiêm chủng, Hà Nội đã triển khai tiêm được hơn 13,4 triệu mũi vắc xin phòng COVID-19. Hiện TP đã tiêm được hơn 1,46 triệu mũi tiêm bổ sung và nhắc lại.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 15.684 ca,129 ca tử vong

    by music123 » Chủ nhật Tháng 1 16, 2022 10:39 am

    TỐI 16/1: Thêm 15.684 ca,129 ca tử vong


    1/16/22


    Trong 15.684 ca nhiễm Bộ Y tế công bố tối 16/1 có 15.643 ca tại 61 tỉnh, thành phố; 129 ca tử vong; số ca nhiễm Omicron lên 68, đều là ca nhập cảnh cách ly ngay.

    24 giờ qua, số ca nhiễm cả nước giảm 662 so với hôm qua, gồm 4.447 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (tăng 837 ca), 11.196 ca cộng đồng (giảm 1.499 ca).

    Hà Nội tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm cao, gần 3.000 ca, nâng tổng số ca tại thành phố lên 88.227, vượt Tây Ninh và đứng vị trí thứ 4 trong số các tỉnh thành có Covid.

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.935 ca/ngày.

    Đến nay Việt Nam đã ghi nhận 68 ca nhiễm Omicron, đều cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại: TP HCM 30, Quảng Nam 27, Đà Nẵng 3, Thanh Hóa và Khánh Hòa 2, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Long An mỗi nơi một.


    Hôm nay ghi nhận 129 ca tử vong tại: TP HCM 15, Đồng Tháp (28 ca trong 2 ngày), Kiên Giang và Cần Thơ 9, Khánh Hòa 8, Bình Phước (7 ca trong 3 ngày), Đồng Nai và Tiền Giang 7, Vĩnh Long và Hậu Giang 6, Trà Vinh 5, Long An 4, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bạc Liêu đều 3, Bình Dương, Bình Định và Sóc Trăng 2, Huế, Phú Yên và Đăk Nông mỗi nơi một.

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua 184 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 35.609 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.

    Đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm trong nước là 2.017.268, trong đó 1.724.473 ca đã được công bố khỏi bệnh.



    Số ca mắc COVID-19 ở Bà Rịa-Vũng Tàu tăng mạnh


    Hôm nay, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 246 ca dương tính với SARS-CoV-2. So với ngày hôm qua, số ca mắc COVID-19 ở Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 150 ca. Còn Bình Thuận chỉ còn huyện Tánh Linh vẫn còn dịch ở cấp độ 2 (vùng vàng).
    Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tính từ 18h ngày 15/1 đến 18h ngày 16/1/2022 tỉnh này ghi nhận 246 ca nghi mắc COVID-19 mới đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân.

    Trong đó, thành phố Vũng Tàu 87 ca, gồm 83 ca đang cách ly tại nhà; 4 ca ngoài cộng đồng. Thành phố Bà Rịa ghi nhận 13 ca, trong đó 1 ca đang cách ly tại nhà; 12 ca ngoài cộng đồng. Thị xã Phú Mỹ 80 ca, gồm 20 ca đang cách ly tại nhà; 60 ca ngoài cộng đồng.

    Huyện Châu Đức ghi nhận 3 ca ngoài cộng đồng. Huyện Đất Đỏ 5 ca, gồm 1 ca đang cách ly tại nhà; 4 ca ngoài cộng đồng. Huyện Long Điền ghi nhận 16 ca, trong đó 2 ca đang cách ly tại nhà; 14 ca ngoài cộng đồng. Huyện Xuyên Mộc 39 ca, gồm 4 ca đang cách ly tại nhà; 35 ca ngoài cộng đồng. Huyện Côn Đảo ghi nhận 3 ca, trong đó 1 ca đang cách ly tại nhà; 2 ca ngoài cộng đồng.


    Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tình hình dịch bệnh trên địa bàn đang có chiều hướng tăng nhẹ nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị các địa phương tiếp tục chủ động phòng ngừa dịch bệnh phù hợp với tình hình của địa phương; nâng cao hệ thống cơ sở y tế; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình kiểm soát, phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan, đơn vị; công tác điều trị F0 và cách ly F1 tại nhà phải thực hiện đúng quy định, an toàn và hiệu quả.

    Bình Thuận chỉ còn 1 huyện ở vùng vàng

    Cùng ngày, tỉnh Bình Thuận có 107 ca mắc COVID-19. Theo thông báo của Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19, tỉnh Bình Thuận đang có 9 huyện, thị, thành phố duy trì dịch cấp độ 1 (vùng xanh). Riêng huyện Tánh Linh vẫn còn dịch ở cấp độ 2 (vùng vàng).

    Căn cứ cấp độ dịch được công bố, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Thuận yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện triển khai các biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo lĩnh vực và địa bàn phụ trách. Đồng thời, kêu gọi người dân luôn tuân thủ 5K mọi lúc mọi nơi để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng; cũng như kịp thời ứng phó với biến chủng mới Omicron, nhất là dịp Tết 2022.




    Ca tử vong do COVID-19 ở TPHCM giảm xuống một con số



    Ngày 16/1, lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ca tử vong trên địa bàn TPHCM giảm xuống mức một con số. Cùng với số ca mắc mới ngày càng giảm sâu, cuộc chiến chống dịch tại thành phố đang diễn tiến khả quan.
    Theo số liệu được công bố từ Bộ Y tế vào chiều 16/1 cho thấy, trên địa bàn TPHCM có 289 trường hợp mắc mới COVID-19 và 15 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, số liệu chi tiết về các trường hợp tử vong chỉ ghi nhận 9 ca trên địa bàn TPHCM, 6 ca còn lại là bệnh nhân được chuyển đến từ các tỉnh: Tiền Giang (2), Bình Dương (1), Đồng Tháp (1), Tây Ninh (1), Vĩnh Long (1).

    Hình ảnh


    Số ca mắc mới, tử vong do COVID-19 tại TPHCM liên tiếp giảm sâu

    Đây là lần đầu tiên kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát vào giữa năm 2021 đến nay, số ca tử vong do COVID-19 gây ra giảm xuống mức một con số. Còn nhớ cao điểm nhất của tình trạng tử vong ở thành phố được ghi nhận vào ngày 23/8 với 340 người tử vong do COVID-19.


    Cuộc chiến chống dịch COVID-19 tại TPHCM đã đạt được những thành quả khả quan. Hai tuần liên tiếp toàn thành phố đạt cấp độ 1 là "vùng xanh" trên bản đồ COVID-19. Hiện chỉ còn 3 quận, huyện ở cấp độ 2 (vùng vàng) là Quận 1, huyện Cần Giờ và Nhà Bè. Ở cấp phường, xã, có 60/312 đơn vị ở cấp độ 2, còn lại cấp độ 1; 38 phường, xã giảm cấp độ, 18 địa phương tăng cấp độ dịch so với tuần trước.

    Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Y tế TPHCM, sự xuất hiện của biến chủng Omicron đang là mối đe dọa mới đối với TPHCM nói riêng và cả nước nói chung. Tuần qua, thành phố đã phát hiện thêm 18 trường hợp nhập cảnh nhiễm biến chủng Omicron. Tổng số bệnh nhân nhiễm biến chủng mới được ghi nhận trên địa bàn lên 30 trường hợp, tất cả đều là người nhập cảnh.

    Để chủ động ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, thành phố đang tiến hành xét nghiệm chủ động tất cả các trường hợp nhập cảnh, giải mã trình tự gen đối với những ca phát hiện dương tính.



    Hà Nội vẫn đứng đầu ca nhiễm mới

    Theo Sở Y tế Hà Nội, từ 18 giờ ngày 15/1/2022 đến 18 giờ ngày 16/1/2022, Hà Nội ghi nhận 2.983 ca nhiễm mới SARS-CoV-2; quận Đống Đa nhiều nhất.

    Hình ảnh

    Hà Nội điều trị F0 tại trạm y tế lưu động. Ảnh: TTXVN.


    Các ca nhiễm mới phân bố tại 409 xã phường thị trấn thuộc 28/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đống Đa (191), Hoàng Mai (186), Thanh Trì (156), Đông Anh (123), Thanh Xuân (116), Hai Bà Trưng (135).

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 91.370 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 của Hà Nội từ ngày 29/4 đến nay là 337 người.

    Trước đó, ngày 15/1, UBND TP Hà Nội vừa có thông báo đánh giá cấp độ dịch trong phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Theo đó, toàn thành phố vẫn ở cấp độ 2 (màu vàng, nguy cơ trung bình), nhưng cũng không còn quận, huyện nào cấp độ 1 (nguy cơ thấp, màu xanh). Hai huyện cấp độ 1 tuần trước là Phúc Thọ và Phú Xuyên đã tăng lên cấp độ 2.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN:Thêm 1.378 ca, Hà Nội số ca mắc vẫn cao

    by music123 » Thứ 2 Tháng 1 17, 2022 3:13 pm

    TỐI 17/1: thêm 16.378 ca COVID-19, Hà Nội số ca mắc vẫn cao

    TH

    Ngày 17/1, Bộ Y tế cho biết trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.378 ca nhiễm mới với 53 ca nhập cảnh và 16.325 trường hợp trong nước (tăng 682 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố, có 11.178 ca cộng đồng. Cùng ngày Sở Y tế Cà Mau đăng ký bổ sung 5.366 ca trên Hệ thống.


    Cụ thể: Hà Nội (2.955), Đà Nẵng (924), Hưng Yên (675), Bình Định (640), Hải Phòng (638), Bình Phước (609), Bến Tre (588), Khánh Hòa (556), Bắc Ninh (486), Trà Vinh (472), Đắk Lắk (413), Cà Mau (403), Thanh Hóa (358), Quảng Ninh (346), Vĩnh Long (340), Quảng Ngãi (331), Tây Ninh (316), Hải Dương (262), Thừa Thiên Huế (262), Bắc Giang (259), Vĩnh Phúc (253), Thái Nguyên (239), Lâm Đồng (220), Quảng Nam (220), TP. Hồ Chí Minh (204), Nam Định (204), Bà Rịa - Vũng Tàu (188), Hòa Bình (185), Nghệ An (174), Đắk Nông (158), Phú Thọ (145), Tuyên Quang (144), Thái Bình (133), Hà Giang (121), Cần Thơ (114), Kiên Giang (113), Bạc Liêu (106), Phú Yên (106), Gia Lai (100), Hà Nam (98), Hậu Giang (95), Lạng Sơn (92), Bình Thuận (82), Sóc Trăng (82), Quảng Bình (80), Ninh Bình (77), Lào Cai (66), Yên Bái (65), Sơn La (63), Kon Tum (61), Đồng Tháp (61), Bình Dương (59), An Giang (59), Điện Biên (55), Đồng Nai (55), Tiền Giang (42), Quảng Trị (40), Long An (39), Ninh Thuận (35), Lai Châu (26), Cao Bằng (19), Bắc Kạn (14).

    Ngày 17/1, Sở Y tế Cà Mau đăng ký bổ sung 5.366 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Cà Mau.

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (-130), Lạng Sơn (-129), Khánh Hòa (-124).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (+270), Trà Vinh (+177), Thái Nguyên (+127).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 16.155 ca/ngày. Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 68 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (30), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1).

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.045.290 ca nhiễm

    Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (511.461), Bình Dương (292.143), Đồng Nai (99.339), Hà Nội (91.182), Tây Ninh (85.732).


    Số bệnh nhân tử vong:

    Từ 17h30 ngày 16/01 đến 17h30 ngày 17/01 ghi nhận 179 ca tử vong tại:

    Tại TP. Hồ Chí Minh (12) trong đó có 1 ca từ Tiền Giang chuyển đến.

    Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (23 ca trong 2 ngày), Bà Rịa - Vũng Tàu (15 ca trong 2 ngày), Hà Nội (14), Tiền Giang (11), Vĩnh Long (11), Kiên Giang (11), Tây Ninh (10), Cần Thơ (10), Khánh Hòa (7), Bến Tre (5), Bạc Liêu (5), Bình Phước (4), Cà Mau (4), Trà Vinh (4), Hà Giang (3), Bình Định (3), Sóc Trăng (3), Huế (3), Bình Dương (3), Đắk Lắk (2), Hải Phòng (2), Hòa Bình (2), Phú Yên (2), Đắk Nông (2), Long An (2), Bắc Kạn (1), Lạng Sơn (1), Quảng Ninh (1), Gia Lai (1), Phú Thọ (1), Lâm Đồng (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 180 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 35.788 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.





    Ca nhiễm tăng cao, Đà Nẵng không 'ngăn sông cấm chợ', nhắc người dân đừng hoang mang

    Dù số ca nhiễm COVID-19 tại Đà Nẵng gần chạm mốc 1.000 ca/ngày nhưng thành phố “không ngăn sông cấm chợ”, không ngăn cản, hạn chế đi lại; đảm bảo hoạt động của các siêu thị, chợ truyền thống…
    Đó là chủ trương của thành phố Đà Nẵng trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tăng cao (ngày 17/1 có 924 ca).

    Thành phố khẳng định sẽ không “ngăn sông cấm chợ”, không ngăn cản, hạn chế đi lại; đảm bảo hoạt động của các siêu thị, chợ truyền thống; đảm bảo cân đối cung cầu một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết. Đồng thời đảm bảo giao thông thông suốt và mọi điều kiện để người dân vui đón Tết.

    Hình ảnh

    Đà Nẵng đảm bảo hoạt động của các siêu thị, chợ truyền thống, cân đối cung cầu một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết.


    Riêng người dân phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thực hiện các quy định phòng chống dịch; chủ động xét nghiệm khi nghi ngờ triệu chứng và đăng ký điều trị cho F0 tại nhà. Người trong gia đình có ca F0 điều trị tại nhà phải tự ý thức bảo vệ đối tượng nguy cơ cao lây nhiễm… Đặc biệt, mọi người dân tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong phòng, chống dịch COVID-19 nhưng cũng không hoang mang, lo lắng.

    Thành phố cũng lưu ý các đơn vị chức năng phải hướng dẫn thông tin cho người dân ra/vào thành phố; tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân hạn chế tổ chức tiệc tất niên, liên hoan xóm, tổ dân phố… có tụ tập đông người.

    Trong một tuần qua (10-17/1), số ca nhiễm tại Đà Nẵng liên tục tăng và tới nay đã gần chạm mốc 1.000 ca nhiễm/ngày.




    Ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng, Đắk Lắk triển khai tiêm vắc xin cho trẻ 3 tuổi

    Đắk Lắk tiếp tục ghi nhận hàng trăm ca mắc COVID-19 mỗi ngày, trong đó rất nhiều ca bệnh trong cộng đồng. Nhằm tiến tới bao phủ vắc xin trong toàn dân, Đắk Lắk triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ 3 tuổi.
    Chiều 17/1, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, tỉnh này vừa ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó, 64 trường hợp ghi nhận trong cộng đồng, dẫn đầu là TP. Buôn Ma Thuột (35 ca), tiếp đến là huyện Buôn Đôn, Cư M'gar, Krông Pắc…; nâng tổng số ca mắc COVID-19 tích lũy lên 14.547 trường hợp. Trong đó, hơn 2.500 trường hợp đang điều trị, 78 ca tử vong, còn lại đã khỏi bệnh.

    Cũng trong ngày 17/1, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc về việc phối hợp triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho học sinh từ 3-17 tuổi.

    Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các đơn vị, trường học cung cấp đủ danh sách số liệu học sinh trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định đang học tại trường/trung tâm cho trung tâm Y tế và chính quyền địa phương theo yêu cầu; phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế và phụ huynh học sinh trong việc tiêm chủng cho học sinh; bố trí lịch tiêm chủng phù hợp, khoa học, tránh tập trung đông người; ưu tiên và tạo điều kiện cho các học sinh, học viên có bệnh lý nền được tiêm chủng tại bệnh viện nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho học sinh, học viên khi thực hiện tiêm chủng; theo dõi chặt chẽ sức khỏe của các em trước, trong và sau khi tiêm vaccine.


    Trước đó, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch với mục tiêu đảm bảo trên 90% trẻ em từ 3-17 tuổi sinh sống trên địa bàn được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19. Nhóm đối tượng này có khoảng 500.000 trẻ (khoảng 78.000 trẻ từ 15-17 tuổi; khoảng 128.000 trẻ từ 12-14 tuổi, trẻ từ 3-11 tuổi khoảng 299.000).

    Thời gian triển khai tiêm chủng theo kế hoạch phân bổ vắc xin của Bộ Y tế dự kiến tiêm cho trẻ từ 15 -17 tuổi (mũi 1, 2: tháng 11/2021 - 1/2022); trẻ từ 12-14 tuổi (mũi 1, 2: tháng 12/2021 - 2/2022); trẻ 3-11 (mũi 1, 2: tháng 2 - 5/2022).




    TT-Huế xem xét nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch dịp Tết

    Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân kinh doanh, buôn bán trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến, tỉnh TT- Huế sẽ nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như nhà hàng, quán ăn, quán cà phê...
    Ngày 17/1, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh TT-Huế tổ chức họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

    Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế, cho biết, đến thời điểm hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh được kiểm soát tốt, cơ bản ổn định. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ có những biện pháp nới lỏng phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân kinh doanh, buôn bán, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2022.

    Hình ảnh

    Tỉnh TT-Huế sẽ có những biện pháp nới lỏng phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân kinh doanh, buôn bán, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2022

    Cụ thể, tỉnh sẽ nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như nhà hàng, quán ăn, quán cà phê... Chủ tịch UBND tỉnh giao các cơ quan liên quan sớm tham mưu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh về phương án triển khai thực hiện các biện pháp nới lỏng đảm bảo nguyên tắc phòng, chống dịch.

    Theo ông Nguyễn Văn Phương, tại TT-Huế đã ghi nhận 88 ca tử vong do COVID-19, trong đó chủ yếu là người già yếu, mắc bệnh nền và hầu hết đều không thể tiêm vắc xin COVID-19. Người đứng đầu chính quyền tỉnh yêu cầu ngành y tế địa phương có phương án tiếp cận và chăm sóc sớm đối với các trường hợp kể trên, hạn chế ca tử vong ở mức thấp nhất có thể.

    Hình ảnh

    Các biện pháp nới lỏng phải đảm bảo nguyên tắc phòng, chống dịch

    Ngành y tế tỉnh cũng được chỉ đạo tiếp tục tổ chức tuyên truyền, vận động, tiêm vét vắc xin COVID-19, bảo đảm không để sót người thuộc nhóm nguy cơ cao không được tiêm đầy đủ, đặc biệt là những người già yếu, không di chuyển được.

    Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị tiếp tục triển khai rộng rãi phương án cách ly, điều trị F0 tại nhà; đồng thời, duy trì hoạt động tốt một số khu thu dung, điều trị tập trung để phục vụ các trường hợp không đủ điều kiện điều trị tại nhà; tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ các trường hợp F0 cách ly, điều trị tại nhà nhằm phát hiện sớm những trường hợp diễn tiến nặng để xử lý, can thiệp kịp thời. Có phương án quan tâm, đảm bảo đảm đời sống của các trường hợp F0 đang cách ly, điều trị tại nhà có hoàn cảnh khó khăn.

    Hình ảnh

    Lãnh đạo tỉnh TT-Huế yêu cầu có phương án quan tâm, đảm bảo đảm đời sống của các trường hợp F0 đang cách ly, điều trị tại nhà có hoàn cảnh khó khăn

    Ông Nguyễn Văn Phương cũng yêu cầu các địa phương, mạng lưới y tế cấp huyện nắm bắt tình hình F0 trên địa bàn để có phương án cung ứng thuốc, vật tư y tế cho công tác chăm sóc, điều trị F0 tại nhà; chủ động bổ sung hoặc điều phối nhân sự để đảm bảo nguồn lực chăm sóc F0 tại nhà…

    Về công tác dạy và học trên địa bàn, Chủ tịch tỉnh đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã và TP Huế căn cứ tình hình kiểm soát dịch bệnh để có phương án tổ chức dạy học cho học sinh một cách khoa học, theo hướng ưu tiên hình thức học trực tiếp, đảm bảo các quy định về giảng dạy và quy định về phòng, chống dịch.

    Tính đến ngày 17/1, tại TT-Huế có 17.737 ca F0 có mã bệnh; điều trị khỏi 14.431 ca.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 106 khách