Đăng trả lời 344 bài viết
VN:Thêm 88.378 ca, Quảng Ninh và Bình Định bổ sung 23.262 F0
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49860
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN: Thêm 15.954 ca,SG chỉ còn 121 ca mới

    by music123 » Thứ 4 Tháng 1 26, 2022 3:46 pm

    TỐI 26/1: Thêm 15.954 ca nhiễm,SG chỉ còn 121 ca mới


    TH



    Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 15.954 ca nhiễm mới, trong đó Hà Nội 2.884. Số ca mắc mới ở TP.HCM tiếp tục giảm với 121 ca, ca tử vong còn 3 ca.

    Hình ảnh

    Số ca mắc mới ở Hà Nội vẫn còn cao, với trên 2.800 ca được ghi nhận 24 giờ qua. Trong ảnh: Nhân viên y tế làm việc tại bệnh viện điều trị COVID-19 ở Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

    Theo Bộ Y tế, từ 16h ngày 25-1 đến 16h ngày 26-1, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.954 ca nhiễm mới, trong đó 69 ca nhập cảnh và 15.885 ca ghi nhận trong nước (tăng 186 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 10.571 ca trong cộng đồng).

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.884), Đà Nẵng (991), Bắc Ninh (865), Hải Phòng (702), Thanh Hóa (587), Quảng Nam (572), Bắc Giang (485), Vĩnh Phúc (465), Bình Định (433), Hòa Bình (425), Quảng Ngãi (396), Hưng Yên (387), Hải Dương (370), Nam Định (360), Bình Phước (315);

    Bến Tre (301), Quảng Ninh (297), Nghệ An (294), Thái Bình (270), Phú Thọ (270), Thừa Thiên Huế (255), Cà Mau (244), Thái Nguyên (235), Lâm Đồng (229), Lào Cai (202), Kon Tum (192), Lạng Sơn (154), Vĩnh Long (153), Khánh Hòa (145), Sơn La (140), Hà Nam (137), Tây Ninh (136), Hà Tĩnh (131), Ninh Bình (121), TP.HCM (121);

    Quảng Bình (121), Quảng Trị (120), Điện Biên (117), Bà Rịa - Vũng Tàu (115), Tuyên Quang (110), Hà Giang (109), Yên Bái (100), Trà Vinh (96), Bình Thuận (87), Bình Dương (76), Đắk Nông (69), Cao Bằng (62), Hậu Giang (57), Đồng Tháp (54), Cần Thơ (44), Đồng Nai (39), Long An (39), An Giang (37), Lai Châu (32), Ninh Thuận (29), Kiên Giang (28), Sóc Trăng (26), Tiền Giang (26), Bắc Kạn (23), Gia Lai (3), Đắk Lắk (2).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hưng Yên (-236), Thanh Hóa (-98), Phú Thọ (-93).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+305), Quảng Nam (+271), Hà Tĩnh (+131).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 15.574 ca/ngày.

    Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 166 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, trong đó tại TP.HCM (92), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (2), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1).

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.187.481 ca nhiệm

    Từ 17h30 ngày 25-1 đến 17h30 ngày 26-1, cả nước ghi nhận 155 ca tử vong, trong đó tại: TP.HCM 8 ca, gồm 5 ca từ các tỉnh chuyển đến: Tiền Giang (1), Sóc Trăng (1), Đồng Tháp (1), An Giang (1), Bình Phước (1).

    Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (19), Đồng Nai (11 ca trong 2 ngày), Vĩnh Long (9), Khánh Hòa (7 ca trong 2 ngày), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Kiên Giang (7), Cần Thơ (7), Bắc Ninh (6), Đồng Tháp (6), An Giang (6), Bến Tre (6), Bạc Liêu (5 ca trong 2 ngày), Sóc Trăng (5), Huế (5), Đà Nẵng (5), Quảng Ngãi (4 ca trong 2 ngày), Bình Thuận (4), Hậu Giang (4), Trà Vinh (3), Bình Phước (3), Tiền Giang (3), Lạng Sơn (2 ca trong 2 ngày), Bình Định (2), Hà Giang (2), Đắk Lắk (2), Tây Ninh (2), Cà Mau (2), Hải Dương (1), Ninh Bình (1), Đắk Nông (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 150 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.165 ca, chiếm tỉ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.







    TP.HCM: Tổ chức tiêm mũi 3 phòng COVID-19 xuyên Tết 2022

    TP.HCM tiếp tục tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán trên địa bàn 22 quận, huyện và TP Thủ Đức.

    Hình ảnh

    Tiêm vắc xin Pfizer mũi 3 cho người dân ở quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

    Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) chiều 26-1, trước sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron, để thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại (mũi 3) để tăng cường miễn dịch, hiệu quả phòng bệnh cho người dân.

    TP tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân bằng cách vẫn tiếp tục tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán trên địa bàn 22 quận, huyện và TP Thủ Đức.

    Người dân đang ở TP, bất kể thường trú hay tạm trú, có nhu cầu tiêm vắc xin có thể đến bất kỳ địa điểm tiêm nào trên địa bàn để được tiêm chủng (không cần đăng ký danh sách trước). TP sẽ nỗ lực bao phủ vắc xin phòng COVID-19 trong cộng đồng đến hết tháng 2-2022 theo chỉ đạo của Thủ tướng.

    Đến nay, thời điểm Tết cận kề, TP.HCM đã ghi nhận 88 ca nhiễm biến chủng Omicron từ các trường hợp nhập cảnh và người dân trong cộng đồng.

    Trong thời gian qua, hầu hết các trường hợp tử vong do COVID-19 trên địa bàn TP ghi nhận ở người thuộc nhóm nguy cơ như người lớn tuổi, người có bệnh nền, người chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều.

    Cũng theo HCDC, hiệu quả vắc xin có thể giảm dần theo thời gian, vì vậy việc tiêm mũi 3 sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ của cơ thể trước biến chủng Omicron và các biến thể khác của COVID-19.

    Ngay cả với những người từng mắc COVID-19 trước đó, theo HCDC, vẫn nên tiêm vắc xin, vì thực tế cho thấy những người này vẫn có khả năng tái nhiễm Omicron, vẫn có nguy cơ bị bệnh nặng, nguy cơ truyền virus cho người khác.

    HCDC nhấn mạnh "tiêm đủ liều vắc xin, cho dù đã bị nhiễm COVID-19 hay chưa, là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể trước Omicron để không bị bệnh nặng, không phải nhập viện và giảm nguy cơ tử vong".





    Hà Nội: Ca mắc biến thể Omicron ngoài cộng đồng đã khỏi bệnh


    Ngày 26/1, Sở Y tế Hà Nội cho biết trường hợp nhiễm biến chủng Omicron ghi nhận tại cộng đồng ở Hà Nội đã khỏi bệnh.
    Thống kê cho thấy, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 14 ca nhiễm biến chủng Omicron gồm 13 trường hợp nhập cảnh và 1 người ngoài cộng đồng (tiếp xúc với 13 người nhập cảnh trên).

    Bệnh nhân đầu tiên mắc Omicron ngoài cộng đồng ở Hà Nội là nữ, sinh năm 1980 tại quận Đống Đa. Bệnh nhân là nhân viên vệ sinh buồng phòng tại khách sạn Grand Vista Hà Nội. Đây là khách sạn thực hiện cách ly người nhập cảnh theo quy định của thành phố.

    Trong khoảng thời gian từ 28/12/2021 đến ngày 9/1/2022, bệnh nhân làm việc tại khách sạn và có phục vụ cho các đoàn khách nhập cảnh cách ly tại khách sạn trong đó có 7 trường hợp nhiễm Omicron là khách nhập cảnh (do Bệnh viện Bạch Mai xét nghiệm và thông báo ngày 21/1/2022).

    Bệnh nhân được cách ly tại khách sạn trong quá trình làm việc, được xét nghiệm PCR định kỳ hàng tuần và có kết quả âm tính vào ngày 3/1 và dương tính vào ngày 9/1.

    Bệnh nhân được cách ly điều trị tại khách sạn từ ngày 9-18/1, hiện đã khỏi bệnh. Kết quả điều tra dịch tễ sơ bộ chưa phát hiện thêm người nhiễm thứ phát, toàn bộ nhân viên khách sạn và người nhà đều có kết quả xét nghiệm âm tính. Sở Y tế Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tích cực, chủ động trong phòng chống dịch bệnh COVID-19, tiếp tục kiểm soát chặt người nhập cảnh, tăng cường giám sát phát hiện biến chủng mới Omicron…


    Trong kỳ báo cáo gần đây Hà Nội trung bình ghi nhận 2.902 ca/ngày; số lượng ca mắc cơ bản đang được kiểm soát tốt ở ngưỡng 3.000 ca mắc/ngày. Trong tuần tiếp theo có thể ghi nhận mức giảm giả tạo do người dân về quê đón tết và sẽ tăng trở lại ngưỡng 3.000 ca/ngày sau Tết, thậm chí cao hơn nếu người dân không tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là 5K.





    Đà Nẵng: Thêm 991 ca Covid-19, có 721 ca cộng đồng

    Số ca mắc Covid-19 mới ghi nhận tại Đà Nẵng tập trung nhiều ở quận Liên Chiểu, quận Thanh Khê.
    Chiều 26-1, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết trên địa bàn vừa ghi nhận 991 ca Covid-19. Trong đó, có 721 ca cộng đồng, 267 ca cách ly tại nhà, 3 ca đã cách ly tập trung.

    Cụ thể, 721 ca cộng đồng gồm: 403 ca tự đến các cơ sở y tế khám bệnh, xét nghiệm; 258 ca tự test nhanh dương tính được các trạm y tế lấy mẫu; 47 ca có triệu chứng được trạm y tế lấy mẫu; 6 ca về từ các tỉnh; 2 ca xét nghiệm định kỳ tại các cơ sở sản xuất - kinh doanh; 4 ca là nhân viên Bệnh viện C Đà Nẵng; 1 ca lực lượng phòng chống dịch.

    Hình ảnh

    Ngày 26-1 Đà Nẵng ghi nhận 991 ca Covid-19

    Quận Liên Chiểu là địa phương ghi nhận số ca Covid-19 cao nhất với 192 ca, quận Thanh Khê 175 ca. Quận Hải Châu 161 ca, quận Sơn Trà 159 ca, huyện Hòa Vang 133 ca, quận Ngũ Hành Sơn 62 ca. Ngành y tế nhận định có 944/991ca nguy cơ lây lan cho cộng đồng.



    Từ ngày 1-1 đến nay, TP Đà Nẵng ghi nhận 16.935 ca Covid-19.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49860
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN: thêm 15.727 ca, Hà Nội có số tử vong và mắc cao nhất

    by music123 » Thứ 5 Tháng 1 27, 2022 1:58 pm

    TỐI 27/1:thêm 15.727 ca, Hà Nội có số tử vong và mắc cao nhất


    TH

    Ngày 27/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.727 ca nhiễm mới với 55 ca nhập cảnh và 15.672 trường hợp trong nước tại 63 tỉnh, thành phố, có 10.627 ca trong cộng đồng.

    Cụ thể: Hà Nội (2.907), Đà Nẵng (873), Bắc Ninh (794), Thanh Hóa (727), Hải Phòng (719), Quảng Nam (527), Nam Định (469), Vĩnh Phúc (462), Bình Định (437), Hải Dương (417), Hòa Bình (414), Đắk Lắk (378), Quảng Ngãi (374), Hưng Yên (372), Phú Thọ (347), Nghệ An (316), Bình Phước (293), Quảng Ninh (275), Bắc Giang (272), Lâm Đồng (235), Thừa Thiên Huế (220), Thái Bình (207), Gia Lai (183), Sơn La (170), TP. Hồ Chí Minh (168), Lạng Sơn (167), Cà Mau (165), Hà Giang (144), Hà Nam (139), Tây Ninh (135), Phú Yên (129), Quảng Bình (123), Ninh Bình (115), Khánh Hòa (113), Vĩnh Long (112), Thái Nguyên (111), Bến Tre (105), Tuyên Quang (100), Lào Cai (100), Quảng Trị (96), Đắk Nông (95), Bình Dương (92), Lai Châu (90), Trà Vinh (82), Điện Biên (81), Cao Bằng (80), Bình Thuận (66), Bạc Liêu (64), Yên Bái (63), Kon Tum (62), Bà Rịa - Vũng Tàu (57), Đồng Nai (55), Đồng Tháp (50), Hậu Giang (49), Hà Tĩnh (48), Long An (41), An Giang (40), Bắc Kạn (34), Kiên Giang (32), Ninh Thuận (26), Cần Thơ (26), Sóc Trăng (22), Tiền Giang (7).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (-213), Bến Tre (-196), Kon Tum (-130).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+376), Gia Lai (+180), Thanh Hóa (+140).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.437 ca/ngày.

    Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 166 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (2), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1).

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.203.208 ca nhiễm


    Số bệnh nhân tử vong:

    Từ 17h30 ngày 26/01 đến 17h30 ngày 27/01 ghi nhận 126 ca tử vong tại:

    Tại TP. Hồ Chí Minh (11) trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tây Ninh (2), Tiền Giang (1), Bình Thuận (1), Long An (1), Lâm Đồng (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).

    Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (31), Vĩnh Long (11), Sóc Trăng (6), Đồng Tháp (6), An Giang (6), Hậu Giang (5), Hải Phòng (4 ca trong 02 ngày), Bắc Ninh (4), Bình Thuận (4), Tiền Giang (4), Kiên Giang (4), Khánh Hòa (3), Bình Dương (3), Cần Thơ (3), Cà Mau (3), Hải Dương (2), Thái Nguyên (2), Đà Nẵng (2), Bình Phước (2), Tây Ninh (2), Bạc Liêu (2), Quảng Ninh (1), Bình Định (1), Nam Định (1), Ninh Bình (1), Đắk Lắk (1), Bến Tre (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 146 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.291 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.





    Bệnh viện Dã chiến lớn nhất TPHCM chỉ còn 2 bệnh nhân điều trị COVID-19


    Với quy mô 6.000 giường, Bệnh viện Dã chiến số 6 có thời điểm đã phải hoạt động hết công suất. Tuy nhiên, hiện nay dịch đã được khống chế, cả bệnh viện chỉ còn 2 bệnh nhân đang điều trị.
    Đó là tin mừng được TS.BS Phan Minh Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 6 chia sẻ cùng phóng viên báo Tiền Phong ngày 27/1. Bác sĩ Hoàng cho biết, kể từ thời điểm thành lập bệnh viện, toàn thể cán bộ y bác sĩ tham gia trong cuộc chiến chống dịch đều kiên định mục tiêu chiến thắng dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.

    Hình ảnh

    TS.BS Phan Minh Hoàng cho biết, Bệnh viện Dã chiến số 6 chỉ còn 2 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị

    Có thời điểm bệnh viện hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đủ để đáp ứng vì số ca bệnh tăng quá cao trong cộng đồng. Tuy nhiên, nỗ lực của ngành y tế trong công tác chống dịch đã từng bước kéo giảm số ca nhiễm, giảm số ca tử vong và đưa cả xã hội về trạng thái bình thường mới.

    “Tính đến 7 giờ sáng 27/1, toàn Bệnh viện Dã chiến số 6 chỉ còn 2 bệnh nhân đang điều trị trong tình trạng sức khỏe ổn định. Chúng tôi hy vọng vài ngày tới, bệnh nhân sẽ đủ điều kiện xuất viện, trở về đón Tết bên gia đình, người thân” – TS Phan Minh Hoàng nói.

    Bệnh viện đã gần hết bệnh nhân điều trị, tuy nhiên trong bối cảnh biến chủng Omicron đã xuất hiện và xâm nhập cộng đồng, Bệnh viện Dã chiến số 6 tiếp tục nhận nhiệm vụ duy trì hoạt động để sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Bệnh viện đang duy trì 171 y bác sĩ trực chiến trong dịp Tết Nguyên Đán đủ khả năng tiếp nhận, thu dung, điều trị hàng nghìn bệnh nhân, bảo vệ sự bình an cho thành phố trước mọi rủi ro.

    Để động viên tinh thần của các y bác sĩ sẽ trực chiến trong những ngày Tết, bệnh viện Dã chiến số 6 đã vận động các mạnh thường quân, chuẩn bị những phần quà ý nghĩa gửi tặng các y bác sĩ. “Tất cả anh chị em đều tham gia trực tết trên tinh thần tự nguyện, ai cũng vui vẻ, tự hào vì đã góp một phần công sức nhỏ nhoi của mình vào sự bình an chung của toàn thành phố” – TS.BS Phan Minh Hoàng nói.






    14 tỉnh thành ở Việt Nam có ca mắc COVID-19 mang biến chủng Omicron

    Thống kê của Bộ Y tế cho biết đến tối 26/1 tại Việt Nam đã ghi nhận 166 ca mắc COVID-19 mang biến chủng Omicron

    Hình ảnh





    F0 nhẹ tự khỏi, sau đó mệt mỏi không làm được gì: Do đâu và nên làm gì?


    Khi theo dõi các biến chứng hậu COVID-19, bác sĩ nhận thấy có một nhóm ca bệnh khá đặc biệt: bệnh rất nhẹ khi còn là F0, nhưng hậu COVID-19 thì nặng nề, người mệt mỏi, khó thở, bồn chồn, không thể làm bất kỳ việc gì kể cả tay chân lẫn trí óc...


    Chị Nguyễn My (33 tuổi, Hà Nội) xét nghiệm dương tính từ ngày 10-12-2021, đến ngày 5-1-2022 chị khỏi bệnh, xét nghiệm âm tính. Khi mắc COVID-19, chị không có triệu chứng nặng, chỉ sốt, sổ mũi như người bị cúm thông thường.

    Khi F0 thì nhẹ, hậu COVID-19 lại nặng nề

    Thế nhưng đến nay sau 20 ngày âm tính, chị My thường xuất hiện các triệu chứng khó thở, đau đầu, nhức mỏi toàn thân. "Không biết tôi có phải bị mắc hậu COVID-19 hay không nhưng các triệu chứng khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó tập trung làm việc", chị My nói.

    Cũng như chị My, anh Lê Văn Quang (30 tuổi, quận Hà Đông, Hà Nội) mắc COVID-19 với các triệu chứng nhẹ, sốt 2 ngày kèm theo sổ mũi. Sau khi điều trị tập trung 7 ngày anh khỏi bệnh và được ra viện, nhưng thời điểm hiện nay anh gặp nhiều triệu chứng hậu COVID-19.

    "Tôi thường xuyên khó thở, ho kéo dài, sợ nhất là những cơn ho đến tức ngực, váng đầu. Hơn nữa cảm giác người lúc nào cũng nóng dù đo nhiệt độ chỉ hơn 36 độ C. Không hiểu lý do gì, trước đây cơ thể rất khỏe còn giờ thì cảm giác người như 'đi mượn'", anh Quang khổ sở.

    Mất khứu giác từ khi mắc COVID-19, anh Nguyễn Văn Tâm (quận Đống Đa, Hà Nội) đến nay vẫn chưa ngửi rõ mùi. "Muốn ngửi được tôi phải gí sát mũi mới cảm nhận được. Do đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 nên khi mắc, triệu chứng của tôi khá nhẹ, đến ngày thứ 5 mới bị mất khứu giác. Nhưng đến giờ sau khi khỏi bệnh 15 ngày rồi nhưng vẫn không lấy lại được khứu giác", anh Tâm chia sẻ.

    Mất khứu giác khiến việc ăn uống của anh Tâm cũng không được như trước, luôn có cảm giác chán ăn kèm theo mất ngủ khiến cơ thể trong trạng thái mệt mỏi.

    Nên tập thể dục nhẹ nhàng, sống vui vẻ, không lo âu

    Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, thành viên nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ F0, chia sẻ anh đang điều trị cho 4-5 bệnh nhân có tình trạng như các trường hợp kể trên, tức khi là F0 thì nhẹ nhàng, gần như không cần điều trị mà tự khỏi. Nhưng sau khi âm tính thì mệt mỏi, không đi làm được kể cả chân tay lẫn trí óc, kèm theo những rối loạn về sức khỏe, suốt ngày phải đi khám bệnh.

    "Tôi cho rằng có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là những vấn đề về phổi như xơ hóa phổi, giảm dung tích phổi sau COVID-19, thứ 2 là rối loạn thần kinh thực vật. Những rối loạn thần kinh thực vật có thể tồn tại sau khi hết COVID-19 và làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, cụ thể là làm rối loạn điện giải, cơ thể như không có sức, người hồi hộp, thở gấp, nóng phừng phừng, ra nhiều mồ hôi...", bác sĩ Hoàng cho biết.

    Thông thường những triệu chứng này có thể hết sau 6-8 tuần nếu được điều chỉnh hợp lý về lối sống, chế độ tập luyện, ăn nghỉ... Bác sĩ Hoàng cũng cho rằng những người thần kinh yếu dễ gặp tình trạng này hơn.

    "Chưa biết được tỉ lệ người gặp biến chứng hậu COVID-19 trong số F0, nhưng hầu hết F0 mà tôi có dịp trò chuyện hoặc tư vấn đều cho biết hậu COVID-19 họ đều gặp một hay một số vấn đề sức khỏe, chỉ có một tỉ lệ nhỏ nói họ khỏe mạnh ngay sau khi khỏi bệnh, y như người bình thường. Đến nay Việt Nam đã ghi nhận trên 2,1 triệu ca từ đầu mùa dịch, nên có khảo sát về vấn đề này", bác sĩ Hoàng đề xuất.

    Bác sĩ Hoàng cũng cho rằng ngoài tập thở để hỗ trợ cho phổi, mỗi F0 sau khi khỏi bệnh nên tập thể dục nhẹ nhàng 2-3 lần/ngày, mỗi lần 10-30 phút tùy sức khỏe. Bên cạnh đó là thư giãn đầu óc, tránh lo lắng, nếu cần tư vấn tâm lý và điều trị bằng thuốc thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.

    "Rối loạn thần kinh thực vật hay gặp ở người hay lo, lo bị COVID-19, lo khi đi tiêm vắc xin..., khi lo thì lập tức có rối loạn thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến co bóp mạch máu, thiếu máu lên não", bác sĩ Hoàng lưu ý.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49860
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN: thêm 14.929 ca, Hà Nội có số tử vong và mắc cao nhất

    by music123 » Thứ 6 Tháng 1 28, 2022 1:24 pm

    TỐI 28/1:Thêm 15.000 ca, Hà Nội có số ca nhiễm và tử vong cao nhấtGần 15.000 ca mới, Hà Nội có số ca nhiễm và tử vong cao nhất


    TH

    Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận gần 15.000 ca mắc mới, giảm 780 ca so với hôm qua. Tình hình dịch tại Hà Nội vẫn phức tạp với 2.885 ca mới và 23 ca tử vong - cao nhất nước.


    Hình ảnh

    Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 - Ảnh: NAM TRẦN

    Theo Bộ Y tế, từ 16h ngày 27-1 đến 16h ngày 28-1, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.929 ca nhiễm mới, trong đó 37 ca nhập cảnh và 14.892 ca ghi nhận trong nước (giảm 780 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 10.422 ca trong cộng đồng).

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.885), Bắc Ninh (1.013), Đà Nẵng (886), Hải Phòng (635), Quảng Nam (617), Thanh Hóa (582), Nam Định (518), Phú Thọ (454), Hòa Bình (427), Bình Định (424), Hưng Yên (374), Vĩnh Phúc (369), Bắc Giang (357), Quảng Ninh (343), Quảng Ngãi (341), Hải Dương (341), Nghệ An (266), Bình Phước (239);

    Thừa Thiên Huế (223), Lâm Đồng (206), Thái Bình (169), Lào Cai (169), Hà Nam (159), TP.HCM (153), Sơn La (153), Lạng Sơn (151), Cà Mau (145), Khánh Hòa (129), Tây Ninh (126), Hà Giang (125), Thái Nguyên (124), Quảng Bình (115), Quảng Trị (112), Bến Tre (110), Đắk Nông (103), Vĩnh Long (101), Ninh Bình (92), Yên Bái (92), Điện Biên (82), Kiên Giang (78);

    Kon Tum (70), Gia Lai (63), Bình Thuận (63), Bà Rịa - Vũng Tàu (59), Tuyên Quang (55), Đồng Tháp (55), Trà Vinh (50), Cao Bằng (49), Phú Yên (48), Bình Dương (47), Bạc Liêu (44), Bắc Kạn (41), Long An (40), Hậu Giang (38), Ninh Thuận (32), Cần Thơ (30), Sóc Trăng (29), Lai Châu (27), An Giang (25), Đồng Nai (21), Tiền Giang (17), Đắk Lắk (1).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-377), Thanh Hóa (-145), Gia Lai (-120).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+219), Phú Thọ (+107), Quảng Nam (+90).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 15.292 ca/ngày.

    Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 166 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, trong đó tại TP.HCM 92 ca, Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (2), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1).

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.218.137 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 22.470 ca nhiễm).


    Ngoài ra, từ 17h30 ngày 27-1 đến 17h30 ngày 28-1 cả nước ghi nhận 141 ca tử vong, trong đó tại TP.HCM 9 ca (gồm 5 ca từ Tây Ninh, Tiền Giang, Gia Lai, Vĩnh Long và Trà Vinh chuyển đến).

    Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (23), Bà Rịa - Vũng Tàu (16 ca trong 2 ngày), Vĩnh Long (9), Bình Thuận (8) Đồng Nai (7 ca trong 2 ngày), Cần Thơ (7), Sóc Trăng (6 ca trong 2 ngày), Hòa Bình (5 ca trong 2 ngày), Bình Định (5), Đồng Tháp (5), Trà Vinh (4 ca trong 2 ngày), Tiền Giang (4), Bến Tre (4), Bạc Liêu (4), Thanh Hóa (3 ca trong 2 ngày), Đà Nẵng (3), Hà Giang (2), Tây Ninh (2), Bình Dương (2), Hậu Giang (2), Quảng Trị (1), Huế (1), Hải Dương (1), Nam Định (1), Ninh Bình (1), Tuyên Quang (1), Yên Bái (1), Phú Yên (1), Bình Phước (1), Long An (1), Cà Mau (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 141 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.432 ca, chiếm tỉ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

    Trong ngày 27-1 có 785.008 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 180.366.266 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.023.934 liều, tiêm mũi 2 là 74.011.623 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 27.330.709 liều.





    Bệnh nhân COVID-19 tử vong vì tự điều trị tại nhà, không khai báo trạm y tế


    Chiều 28-1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết Bệnh viện thu dung điều trị COVID-19 quận 5 vừa tiếp nhận một bệnh nhân COVID-19 65 tuổi tử vong do tự điều trị tại nhà, không khai báo y tế phường.


    Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, trưa 27-1, Bệnh viện thu dung điều trị COVID-19 quận 5 tiếp nhận một người bệnh 65 tuổi trong tình trạng da niêm tím tái, ngừng tim, ngừng thở trước nhập viện do bị COVID-19, không khai báo với trạm y tế phường.

    Khi tiếp nhận thông tin từ người sống cùng nhà với người bệnh tại phường 11, quận 5 thông báo qua điện thoại với các dấu hiệu nguy kịch, nhân viên y tế mang bình oxy và phương tiện cấp cứu đến thì người bệnh trong tình trạng tím tái, ngừng tim, ngừng thở.

    Sau khi khai thác tiền sử bệnh, được biết gia đình người bệnh có 3 người (2 người cô trên 65 tuổi sống cùng 1 người cháu) và gia đình đã từ chối tiêm vắc xin sau nhiều lần được trạm y tế và UBND phường tư vấn, vận động tiêm.

    Trước đó 2 tuần, người cháu nhiễm COVID-19 tự cách ly tại nhà trong 1 tuần. Nay 2 người cô cũng nhiễm bệnh, tất cả đều không khai báo trạm y tế phường. Trước đó 1 ngày, người bệnh than mệt, khó thở nhưng không chịu nhập viện.

    Đến trưa 27-1, người cháu sống cùng thấy người bệnh tím tái, lơ mơ mới gọi điện thoại thông báo cho trạm y tế. Mặc dù nhân viên y tế đã đến nhà xử trí và chuyển viện cấp cứu nhưng bệnh nhân đã tử vong trước khi nhập viện.

    Bệnh viện thu dung, điều trị COVID-19 quận 5 cảnh báo và khuyến cáo người dân nên tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (liều cơ bản và bổ sung/nhắc lại) để tự bảo vệ sức khỏe cho mình, đặc biệt người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, bởi có nhiều bằng chứng cho thấy vắc xin COVID-19 làm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong.

    Trường hợp người dân tự xét nghiệm dương tính với COVID-19 phải khai báo với y tế địa phương để được hướng dẫn, chăm sóc, điều trị kịp thời, tránh nguy cơ chuyển nặng và lây nhiễm cho người thân, cộng đồng.

    Để không xảy ra trình tạng đáng tiếc như trên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khuyến cáo người dân nên tự bảo vệ sức khỏe của mình, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán này bằng cách:
    1. Thông báo cho trạm y tế nếu có các dấu hiệu: ho, sốt, đau họng, khó thở, đau mỏi cơ, mệt mỏi, mất vị giác/khứu giác…

    2. Thông báo cho trạm y tế nếu tự xét nghiệm dương tính với COVID-19 để được nhân viên y tế tư vấn, hướng dẫn chăm sóc, điều trị kịp thời.

    3. Tiêm vắc xin COVID-19 đủ liều.

    4. Thực hiện 5K (Khẩu trang - Khoảng cách - Khử khuẩn - Không tụ tập - Khai báo y tế).

    Khử khuẩn - Không tụ tập - Khai báo y tế).




    Test nhanh phát hiện 229 ca mắc Covid-19 trong thời gian ngắn

    Chỉ trong 12 giờ, qua lấy mẫu tets nhanh, lực lượng chức năng đã phát hiện 229 ca mắc Covid-19, trong đó có 31 ca cộng đồng.

    Tối 28-1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An cho biết trong 12 giờ qua (từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 28-1-2022), tại Nghệ An ghi nhận 229 ca mắc Covid-19 mới tại 21 địa phương. Cụ thể: huyện Đô Lương: 27, huyện Thanh Chương: 25, huyện Quỳnh Lưu: 25, huyện Diễn Châu: 25, TP Vinh: 19, huyện Nghĩa Đàn: 18, huyện Yên Thành: 12, huyện Nam Đàn; 11, huyện Anh Sơn: 10, huyện Nghi Lộc: 10, huyện Hưng Nguyên: 9, thị xã (TX) Hoàng Mai: 6, huyện Quế Phong: 5, huyện Tương Dương: 5, TX Cửa Lò: 5, huyện Tân Kỳ: 4, huyện Quỳ Hợp: 4, huyện Con Cuông: 4, TX Thái Hòa: 3, huyện Quỳ Châu: 1, huyện Kỳ Sơn: 1.


    Theo cơ quan chức năng, trong số 229 ca mắc Covid-19 tại Nghệ An có 31 ca cộng đồng tại 12 địa phương (TP Vinh: 8, huyện Thanh Chương: 5, huyện Quỳnh Lưu: 4, huyện Đô Lương: 3, huyện Nghĩa Đàn: 3, huyện Yên Thành: 2, huyện Diễn Châu: 1, TX Hoàng Mai: 1, huyện Hưng Nguyên: 1, huyện Quế Phong: 1, huyện Quỳ Châu: 1, huyện Nam Đàn: 1); 198 ca đã được cách ly từ trước (114 ca là F1, 76 ca từ ngoại tỉnh có dịch về, 5 ca trong khu cách ly, 3 ca nhập cảnh từ nước ngoài về).

    Được biết, theo thống kê của CDC Nghệ An, trong số 229 ca mắc Covid-19 mới tại tỉnh này ghi nhận 101 ca có triệu chứng, 128 ca không có triệu chứng.



    Như vậy, tính từ đầu mùa dịch đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 13.533 ca mắc Covid-19 ở 21 địa phương: TP Vinh: 1.922, huyện Quỳnh Lưu: 1.425, huyện Nghi Lộc: 968, huyện Thanh Chương: 836, huyện Diễn Châu: 840, TX Hoàng Mai: 777, huyện Yên Thành: 750, huyện Quế Phong: 644, huyện Đô Lương: 655, huyện Quỳ Châu: 584, huyện Nam Đàn: 540, huyện Quỳ Hợp: 513, huyện Tân Kỳ: 466, huyện Kỳ Sơn: 458, huyện Con Cuông: 436, huyện Nghĩa Đàn: 435, huyện Hưng Nguyên: 414, huyện Tương Dương: 253, TX Cửa Lò: 256, TX Thái Hòa: 188, huyện Anh Sơn: 173... Lũy tích số bệnh nhân điều trị đã khỏi bệnh, ra viện: 11.177 người, số bệnh nhân tử vong: 39 người, bệnh nhân hiện đang điều trị: 2.317 người.

    Hình ảnh
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49860
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: VN: thêm 15.150 ca, Hà Nội có số tử vong cao nhất

    by music123 » Thứ 7 Tháng 1 29, 2022 9:31 am

    TỐI 29/1:thêm 15.150 ca, Hà Nội có số tử vong cao nhất

    TH


    Ngày 29/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.150 ca nhiễm mới với 50 ca nhập cảnh và 15.100 trường hợp trong nước (tăng 208 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố, có 10.187 ca trong cộng đồng.
    Cụ thể: Hà Nội (2.806), Bắc Ninh (992), Đà Nẵng (865), Thanh Hóa (732), Hải Phòng (663), Quảng Nam (601), Nam Định (505), Bình Định (419), Hòa Bình (414), Bắc Giang (407), Phú Thọ (397), Hưng Yên (369), Hải Dương (363), Vĩnh Phúc (347), Nghệ An (314), Thái Nguyên (295), Đắk Lắk (271), Thái Bình (265), Bình Phước (250), Thừa Thiên Huế (230), Quảng Ninh (210), Lâm Đồng (190), Lào Cai (188), TP. Hồ Chí Minh (166), Hà Nam (158), Quảng Trị (130), Tây Ninh (130), Cà Mau (126), Tuyên Quang (126), Sơn La (123), Điện Biên (108), Bến Tre (108), Lạng Sơn (106), Vĩnh Long (105), Hà Tĩnh (104), Bà Rịa - Vũng Tàu (104), Hà Giang (103), Ninh Bình (102), Quảng Bình (100), Yên Bái (98), Khánh Hòa (94), Kiên Giang (88), Gia Lai (79), Kon Tum (74), Đắk Nông (70), Quảng Ngãi (62), Cao Bằng (61), Trà Vinh (59), Bình Thuận (56), Đồng Tháp (54), Long An (44), An Giang (37), Bạc Liêu (35), Lai Châu (32), Hậu Giang (31), Ninh Thuận (30), Cần Thơ (29), Đồng Nai (27), Bình Dương (24), Sóc Trăng (18), Tiền Giang (6).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Quảng Ngãi (-279), Quảng Ninh (-133), Hà Nội (-79).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+270), Thái Nguyên (+171), Thanh Hóa (+150).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 15.213 ca/ngày.

    Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 166 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (2), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1).

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.233.287 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 22.628 ca nhiễm).



    Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (513.578), Bình Dương (292.823), Hà Nội (125.866), Đồng Nai (99.859), Tây Ninh (87.962).


    Số bệnh nhân tử vong:

    Từ 17h30 ngày 28/01 đến 17h30 ngày 29/01 ghi nhận 115 ca tử vong tại:

    Tại TP. Hồ Chí Minh (5) trong đó có 3 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tây Ninh (1), Trà Vinh (1), Đồng Tháp (1).

    Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (27), Kiên Giang (11 ca trong 02 ngày), Cần Thơ (8 ), Tiền Giang (7), Đồng Tháp (6), Bà Rịa - Vũng Tàu (5), Hải Phòng (4), An Giang (4), Sóc Trăng (4), Bắc Ninh (4), Khánh Hoà (3), Đà Nẵng (3), Nam Định (2), Bình Thuận (2), Long An (2), Bến Tre (2), Trà Vinh (2), Lào Cai (2), Gia Lai (1), Đắk Lắk (1), Đắk Nông (1), Hải Dương (1), Hà Giang (1), Yên Bái (1), Lâm Đồng (1), Bình Phước (1), Vĩnh Long (1), Hậu Giang (1), Bạc Liêu (1), Cà Mau (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 136 ca/ngày.

    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.547 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

    Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).





    Bệnh nhân Hàn Quốc nguy kịch vì COVID-19 về nước bằng chuyên cơ

    Nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì mắc COVID-19, suy hô hấp, viêm phổi nặng bệnh nhân K.M. (58 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc) phải chạy ECMO. Nỗ lực cứu chữa của các bác sĩ đã giúp người bệnh vượt qua nguy kịch, được chuyển bằng chuyên cơ về nước tiếp tục điều trị.

    Ngày 28/1, thông tin từ Bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 16 cho biết, tại đây đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân quốc tịch Hàn Quốc nhập viện với tình trạng suy hô hấp nặng do viêm phổi COVID-19 trên nền cơ địa đái tháo đường type 2 và biến chứng nhiễm toan ceton máu.

    Hình ảnh

    Các bác sĩ đã chuyển đổi hệ thống ECMO mới để phù hợp chuyển bệnh bằng chuyên cơ

    BS Giang Minh Nhật – Trưởng khoa ICU 1 Bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 16 cho biết: “Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi COVID-19 nặng – Bão cytokine - hiện tượng tăng viêm quá mức ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng”.

    Mặc dù được hồi sức và theo dõi tích cực, sau 5 ngày điều trị, tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân diễn tiến xấu nhanh, phải đặt nội khí quản và hỗ trợ thông khí xâm lấn. Tuy nhiên, tình trạng bệnh không cải thiện, các bác sĩ đã chỉ định ECMO (oxy hoá máu màng ngoài cơ thể) khẩn cấp để ổn định tình trạng hô hấp tuần hoàn cho bệnh nhân.

    Hình ảnh

    Bệnh nhân đã được chuyển viện thành công về Hàn Quốc tiếp tục điều trị

    Thông qua Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TPHCM, thân nhân bệnh nhân tại Hàn Quốc có nguyện vọng đưa bệnh nhân về nước để tiếp tục điều trị và thuận tiện chăm sóc. Sau khi bệnh viện Gangnam Severance, Seoul đồng ý tiếp nhận bệnh nhân, bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 16 đã chủ động kết nối, hội chẩn tình trạng bệnh nhân, cung cấp thông tin điều trị hiện tại và chiến lược điều trị tiếp theo, thảo luận kế hoạch vận chuyển bệnh nhân có can thiệp ECMO về Seoul bằng chuyên cơ y tế.


    Sau sự thống nhất về mặt ngoại giao, chuyên cơ y tế từ Hàn Quốc đã đến sân bay Tân Sơn Nhất. Các bác sĩ đã thực hiện chuyển đổi thành công hệ thống ECMO mới, phù hợp vận chuyển bằng máy bay. Hiện bệnh nhân đã được tiếp nhận tại Seoul, Hàn Quốc và chuyển đến bệnh viện Gangnam Severance với tình trạng sinh hiệu ổn định, hệ thống ECMO và máy thở duy trì hoạt động tốt.





    Tất cả địa phương tại TP.HCM là vùng xanh

    22/22 quận, huyện, thành phố tại TP.HCM đều có dịch ở cấp độ 1. Đây là tuần thứ 4 liên tiếp TP.HCM giữ được vùng xanh.

    Ngày 29/1, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức ký văn bản khẩn thông báo cấp độ dịch tại TP.HCM từ 21/1 đến 27/1.

    Theo đó, dịch tại TP.HCM hiện tại cấp độ 1. Đây là tuần thứ 4 liên tiếp TP.HCM đạt tiêu chí vùng xanh.

    Đặc biệt, tuần này, toàn bộ 22 quận, huyện, TP đều đạt cấp độ 1 (vùng xanh), không còn địa phương vùng vàng, cam, đỏ. Huyện Nhà Bè là địa phương duy nhất giảm cấp độ dịch, từ cấp 2 xuống cấp 1.

    Ở cấp phường, xã, thị trấn, chỉ có 4/312 địa phương ở cấp 2 (vùng vàng), còn lại đều ở cấp 1.

    Theo báo cáo của Sở Y tế, trong tuần vừa qua, TP.HCM ghi nhận 895 ca mắc Covid-19, giảm 907 ca so với tuần trước đó. Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người là 14,7.

    Khoảng một tháng qua, dịch bệnh tại TP.HCM liên tục chuyển biến theo chiều hướng tích cực. TP.HCM chỉ ghi nhận 153 người người dương tính với nCoV trong 24 giờ qua. Đây đã là ngày thứ 6 liên tiếp thành phố ghi nhận số người mắc Covid-19 dưới ngưỡng 200 ca.

    Tính đến nay, TP.HCM có 92 ca nhiễm chủng Omicron. Trong số này, 5 ca nhiễm được phát hiện tại cộng đồng liên quan một người nhập cảnh từ Mỹ. Ngành y tế đã truy vết 185 F1, tất cả đều có xét nghiệm âm tính.

    Để ứng phó với biến chủng Omicron, TP.HCM tổ chức 24 điểm tiêm vaccine Covid-19 trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Mục tiêu là tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 liều bổ sung và nhắc lại để tăng cường miễn dịch, hiệu quả phòng bệnh cho người dân.

    Cách đánh giá cấp độ dịch của TP.HCM tuần qua vẫn căn cứ theo Quyết định 4800 ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế, chưa áp dụng theo hướng dẫn mới về đánh giá cấp độ dịch mà Bộ Y tế vừa ban hành hôm 27/1.





    b]Rút ngắn thời gian điều trị tại nhà còn 7 ngày[/b]

    F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ sẽ được dỡ bỏ cách ly khi điều trị đủ 7 ngày và có kết quả test nhanh âm tính, thay vì 10 ngày như trước.

    Đây là điểm mới trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 được Bộ Y tế ban hành ngày 28/1, thay thế hướng dẫn cũ ngày 6/10/2021.

    Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine theo quy định và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều. Trạm Y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận F0 khỏi bệnh.

    Theo quy định cũ, bệnh nhân Covid-19 tại nhà được dỡ bỏ cách ly khi đủ 10 ngày điều trị và xét nghiệm âm tính.


    Hướng dẫn mới này còn bổ sung thêm người nhiễm không triệu chứng vào mức độ phân loại bệnh, bên cạnh 4 mức độ cũ là nhẹ, trung bình, nặng và nguy kịch. Người nhiễm không triệu chứng là F0 không có triệu chứng lâm sàng, nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời.

    Trường hợp ở mức độ nhẹ là có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, mất vị giác, khứu giác, tiêu chảy...; nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời; người bệnh tỉnh táo tự phục vụ bản thân; X-quang phổi bình thường hoặc có nhưng tổn thương ít.

    Quy định hiện nay cho phép F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện có thể cách ly, chăm sóc tại nhà.

    Tính đến 28/1, Việt Nam ghi nhận 2,2 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó 88,3% đã khỏi bệnh, 1,7% tử vong. Hơn 239.400 trường hợp đang theo dõi và điều trị, trong đó hơn 80.000 F0 đang theo dõi, điều trị tại nhà.






    Bác sĩ mổ lấy 12,5 triệu đồng trong bụng cô gái

    ĐĂK LĂKCô gái 31 tuổi ở huyện Cư Mgar, mâu thuẫn với người nhà nên đã nuốt 25 tờ 500.000 đồng vào bụng, phải nhập viện.

    Chiều 29/1, người phụ nữ được đưa vào Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trong tình trạng tỉnh táo, bị kích động mức độ vừa.

    Bác sĩ nội soi gắp 6,5 triệu đồng; sau đó bệnh nhân được chuyển vào phòng mổ gây mê, gắp tiếp 6 triệu đồng còn lại.

    Sau khi mổ, sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt. Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết đây là trường hợp hiếm gặp, nếu không kịp thời lấy tiền ra có thể xảy ra các biến chứng như tắc ruột hoặc tổn thương thành ruột...
    Hình ảnh
Đăng trả lời 344 bài viết

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 116 khách