SÀI GÒN-EM VÀ TÔI.
(Viết dựa theo bài hát:Xin Đời Một Nụ Cười của nhạc sĩ Nam Lộc.)
Sài Gòn,em biết chăng,em có còn nhớ chăng!Chúng ta đang ở vào tháng Tư đen.Những ngày trong tháng Tư đen cứ chầm chậm trôi qua mang theo một nỗi buồn chua cay,đau xót.Nghe lòng thương nhớ,nghe tim quặng đau.Nỗi đau của người viễn xứ nhớ về một Sài Gòn đã mất vào một ngày của tháng Tư đen,và người ở lại phải hứng chịu với trăm ngàn nổi đắng cay.
Thấm thoát mà đã 50 mùa tháng Tư đen.Như một cơn gió thoảng....
Sài Gòn,những ngày cuối tháng Tư của năm đó...Không khí tang tóc,hoảng loạn như bao trùm lấy thành phố.Sài Gòn như nghẹt thở như chờ đón một tương lai mịt mù đen tối.Những cuộc trốn chạy bỏ Sài Gòn mà đi đã bắt đầu.Từng gương mặt hốt hoảng,lo sợ.Những cuộc chia ly cũng bắt đầu từ những ngày cuối tháng Tư.
Sài Gòn-em chứng kiến,em nhìn thấy tất cả.Em nằm đó,thoi thóp,hơi thở dần dần trở nên yếu đi.Ngoài kia,những đoàn quân xâm lược đã bắt đầu tiến về Sài Gòn như để nuốt lấy em.Thành phố xác xơ,hổn loạn với cảnh tượng người người tìm đường trốn chạy để thoát khỏi những đoàn quân xâm lược đang tiến vào Sài Gòn.
Sài Gòn-những giờ phút cuối-em nằm đó bất động.Người Sài Gòn đành phải bỏ em mà đi.Tôi và em xa nhau từ ngày ấy....
Biệt ly khúc cho Sài Gòn não nề vang lên như xé nát lòng người.
Giờ phút tử biệt đã đến vào ngày 30 tháng 4,1975-Sài Gòn-em nằm đó,hơi thở yếu dần đi và cuối cùng hơi thở của Sài Gòn đã tắt lịm.Sài Gòn đã chết một cách tức tưởi trong bàn tay của những con người xâm lược.Nắp quan tài đóng lại.Một nhà tù lớn được mở ra.
Sài Gòn-em nằm đó,em ở lại,và em đã chứng kiến tất cả những giờ phút của những ngày sau cùng của một tháng Tư đen.
Mặt đường đã dậy sóng của chia ly,tử biệt.Của nước mắt thay cho nụ cười,là những giòng nước mắt của phân ly,đoạn trường,của máu và nước mắt theo từng bước chân người.Sài Gòn-tôi và em,của anh,của chị,của những người Việt tha hương hay vẫn còn ở lại.Ai nhớ,ai quên.Ai còn,ai mất.Ai ngậm đắng,nuốt cay trong tủi hờn của một ngày tang thương cho dân tộc Việt Nam.
Thôi nhé!Vĩnh biệt em.Vĩnh biệt Sài Gòn....
Tiếng trực thăng rền vang trên bầu trời.Những bước chân người vội vã bỏ Sài Gòn mà đi.Tiếng súng ầm vang.Những chiếc phi cơ vội vã cất cánh.Những đôi mắt Việt Nam rướm lệ nhìn xuống từ khung cửa sổ phi cơ.Bên dưới là Sài Gòn,một Sài Gòn đổ nát,tang thương,chia ly,đoài đoạn.
Ngoài kia,những con tàu cũng vội vã rời bến.Vĩnh biệt dòng sông quê nhà.Vĩnh biệt những mái nhà trên sông.Vĩnh biệt những hàng dừa,những bụi chuối,khóm trúc nên thơ của một Việt Nam đoạn trường tang thương.Tiếng sóng vỗ.Đại dương mênh mông đưa những con người đến một bến bờ xa lạ.Tiếng khóc trẻ thơ vang lên.Những giọt nước mắt của mẹ,của cha,của anh,của chị,của những người Sài Gòn ứa ra trên khóe mắt nhìn về nơi xa.Nơi đó là Sài Gòn với những con đường,với những hàng me xanh.Nơi đó là bạn bè,là mái trường với đầy ắp những kỷ niệm.Giờ đây,tất cả đã tan theo bọt biển của đại dương muôn trùng.
Giờ phút tử biệt của Sài Gòn đã đến.
Những đoàn quân xâm lược của cộng sản tiến vào Sài Gòn.Những giờ phút tang thương.Sài Gòn hấp hối,rồi Sài Gòn bị bức tử,dẫy chết trong tay những con người xâm lược ngay trên chính quê hương mình.
Sài Gòn đã mang vành khăn tang trắng kể từ giờ phút đau thương đó.Việt Nam quê hương tôi đã biến thành một nhà tù lớn cũng kể từ đó.
Những cuộc trốn chạy cộng sản vượt biển tìm tự do tiếp nối theo những năm tháng buồn đọa đày nơi quê nhà.
Biển âm u ghê rợn với những cơn phong ba,bão táp.Biển chứng kiến những cuộc chia ly tìm tự do trên những chiếc thuyền nhỏ bé chóng chọi với những cơn sóng dử.Biển nhìn thấy và biển cũng nghe những tiếng khóc trẻ thơ vang lên giữa đại dương bao la.Những xác người trôi dập dìu,nhấp nhô trên những con sóng giữa đại dương muôn trùng.
Đó,đó là những gì đau thương,uất hận,chất chứa những đắng cay,tủi hờn của con đường vượt biển tìm tự do.
Tiếng hát buồn từ xa vọng về.Tiếng sóng vỗ.Gió rít từng cơn.Tiếng kinh cầu vang lên hoà cùng tiếng gầm thét của biển.Tự do,chết chóc,tù tội của một Việt Nam đọa đày,tang thương,rách nát.
Tự do ôi tự do,em đổi bằng thân xác.
Vì hai chữ tự do,ta mang đời lưu vong.
Ngoài kia,sóng dập dìu nhấp nhô.Ngoài kia,bão táp phong ba.Ngoài kia,là xác người.Xác anh,xác chị.Trong đó,có cả xác cha,xác mẹ của ai đó đang trôi trên biển khơi.Ngoài kia là máu,là tiếng khóc trẻ thơ,là xác của những người con gái Việt Nam.Ngoài kia,là những mảnh ván của những chiếc thuyền vỡ nát bởi những cơn sóng biển tàn bạo,là những gì đau thương nhất của những người Việt Nam vượt biển tìm tự do....
Biển ơi!Biển có biết hàng trăm ngàn xác người trôi trên biển kia là nạn nhân của một chế độ độc tài,phi nhân hay không?
Ngoài kia,là những hòn đảo,là Galang,Palawan,Sikiew,Hong Kong,Singapore với biết bao câu chuyện thương tâm về người vượt biển tìm tự do.Mỗi một hòn đảo.Mỗi một chiếc thuyền bé nhỏ của người vượt biển tắp vào là biết bao câu chuyện buồn thương tâm chất chứa cả máu và nước mắt.
Tự do ơi tự do
Tôi trả bằng nước mắt
Tự do hởi tự do
Anh trao bằng máu xương.
Anh Lâm Văn Hoàng là một trong hàng trăm ngàn những câu chuyện thương tâm về người vượt biển.Thuyền của anh đi thoát được và đã đến được Pulau Bidong.Nhưng rất tiếc,anh đã đến sau ngày Liên Hiệp Quốc ra lệnh đóng cửa tất cả các trại tỵ nạn.Những ai đến sau ngày này,tất cả phải bị trả về lại nơi mà mỉnh đã trốn chạy ra đi.
Anh Lâm Văn Hoàng đã chọn cái chết là tự sát thay vì bị trả về nơi chốn ngục tù,nơi mà mình đã trốn chạy ra đi.Mộ của anh Lâm Văn Hoàng được mọi người trên đảo chôn cất nằm trên một góc đồi nhìn ra biển....
Đó là một trong hàng trăm ngàn cái chết của những người vượt biển tìm tự do.
Sài Gòn-tôi và em.Đã 50 năm trôi qua,em ở lại với trăm ngàn nổi nhục nhằn,đắng cay.Em chứng kiến tất cả,và cho đến mãi bây giờ người người vẫn tìm cách bỏ đi.Chúng xóa sổ tên em.Nhưng không!Em không chết.Sài Gòn không bao giờ chết.Em vẫn sống,sống mãi trong lòng những người Việt Nam.Em,đã và đang hồi sinh.Sài Gòn không bao giờ chết.Những con đường rồi sẽ xanh biếc lá me xanh như ngày nào.Tự do rồi sẽ đến với quê hương Việt Nam chúng ta.
Hẹn em-Sài Gòn.