Bạn đang xem trang 4 / 9 trang

Re: Vụ Vạn Thịnh Phát:Trương Mỹ Lan rửa tiền ...

Đã gửi: Thứ 4 Tháng 12 27, 2023 4:17 pm
by music123
Bà Trương Mỹ Lan rửa tiền vào bất động sản, chuyển ra nước ngoài'


1/27/23

Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan sau khi rút ruột Ngân hàng SCB đã dùng phần lớn tiền đầu tư bất động sản và chuyển ra nước ngoài.

Ngày 27/12, tại họp báo kết quả công tác năm 2023 của Bộ Công an, thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Cục phó Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an), cho biết giai đoạn một vụ án xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB đã kết thúc điều tra, truy tố. Đây là vụ án rất lớn, số lượng bị can nhiều nên C03 phải tách để điều tra ở giai đoạn 2 và sẽ tập trung làm rõ hành vi Rửa tiền và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan phát hành trái phiếu. Hiện hai vụ án mới đã được điều tra, nâng tổng số bị can lên đến hơn 100 người.



Tướng Thành cho rằng, trong hành vi Rửa tiền, bà Lan bị nghi dùng tiền phạm tội để đầu tư bất động sản, mua gom các dự án bất động sản lớn. "Chúng tôi còn xác định có việc chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư. Bởi thế cảnh sát đã ủy thác điều tra thông qua hoạt động tư pháp và kết quả sẽ công bố sau", ông Thành nói.

Hình ảnh

Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, ngày 27/12. Ảnh: Phạm Dự

Với hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lãnh đạo C03 cho hay bà Lan và đồng phạm bị cáo buộc thông qua 3 công ty Vạn Thịnh Phát để phát hành 25 lô trái phiếu trị giá hơn 30.000 tỷ đồng.

Khi điều tra, cảnh sát gặp khó việc xác định bị hại. Bởi thế, ông Thành đề nghị ai mua 25 lô trái phiếu của Vạn Thịnh Phát hãy liên hệ cơ quan điều tra ở nơi cư trú để trình báo, đảm bảo quyền lợi.


Trong vụ án đầu tiên xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, ngày 15/12, VKSND Tối cao đã đề nghị truy tố 86 bị can về 6 tội danh. Trong đó bà Lan bị truy tố về ba tội Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản.

Trong những bị can còn lại có 45 lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước. Tất cả bị truy tố về một trong các tội: Tham ô tài sản, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng.

Hình ảnh

Bà Trương Mỹ Lan lúc chưa bị bắt.

Theo cáo buộc, dù không trực tiếp giữ chức vụ nhưng bà Lan sở hữu 91,5% cổ phần, nắm quyền điều hành và là người quyền lực nhất tại SCB. Bà sử dụng nhà băng này như một công cụ tài chính để huy động vốn cho hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát với hơn 1.000 công ty con.

Từ tháng 2/2018 đến 10/2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB 545.000 tỷ đồng và chiếm đoạt 304.000 tỷ, gây thiệt hại tiền lãi phát sinh gần 130.000 tỷ đồng. Ngoài ra, hành vi của bà Lan còn gây thiệt hại cho SCB hơn 64.600 tỷ đồng về hành vi sai phạm về hoạt động ngân hàng.

Đặc biệt, để che giấu thực trạng yếu kém của SCB, giúp nhà băng thoát khỏi diện kiểm soát đặc biệt, bà Lan đã chỉ đạo thuộc cấp mua chuộc đoàn cán bộ thanh tra. Bà Lan bị cáo buộc chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ cho bà Đỗ Thị Nhàn, cựu cục trưởng Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, 5,2 triệu USD.

Theo Vnexpress

Re: Xử vụ Vạn Thịnh Phát: Gần 200 luật sư bào chữa, tòa triệu tập hơn 2.400 người liên quan

Đã gửi: Thứ 2 Tháng 2 19, 2024 4:30 pm
by music123
Xử vụ Vạn Thịnh Phát: Gần 200 luật sư bào chữa, tòa triệu tập hơn 2.400 người liên quan


Trang Anh
| 19/02/2024 18:40


Tại phiên toà xét xử Trương Mỹ Lan và 84 bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát, toà triệu tập hơn 2.400 người liên quan.

Bà Trương Mỹ Lan là bị cáo đồng thời là bị hại

Theo dự kiến, từ ngày 5/3 TAND TP.HCM sẽ xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), cùng chồng là Chu Lập Cơ (68 tuổi) và 84 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan.

Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 29/4 do chánh tòa hình sự Phạm Lương Toản làm chủ tọa. Viện KSND tối cao phân công 10 kiểm sát viên thuộc Viện KSND tối cao và Viện KSND TP.HCM sẽ giữ quyền công tố tại tòa.

86 bị cáo bị đưa ra xét xử về một trong các tội danh "tham ô tài sản", "đưa hối lộ", "nhận hối lộ", "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Hình ảnh

Bị can Trương Mỹ Lan và Trương Huệ Vân - Ảnh: VOV

Bị hại trong vụ án được xác định là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) liên quan đến các sai phạm của bà Lan và đồng phạm. Bên cạnh đó, bà Lan cũng được xác định là bị hại trong vụ ông Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch tập đoàn Capella) Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là 1.000 tỷ đồng.

Tại phiên tòa sắp tới, có gần 200 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp các bên liên quan. Trong đó, báo Thanh Niên Online thông tin, riêng bà Lan có 5 luật sư gồm: LS Phan Trung Hoài LS Phan Minh Hoàng, LS Nguyễn Huy Thiệp, LS Giang Hồng Thanh, LS Trương Thanh Đức.

Bị cáo Nguyễn Cao Trí có 7 luật sư bào chữa. Đặc biệt, 5 bị cáo là cựu lãnh đạo SCB và các chi nhánh, hiện đang bỏ trốn đều có luật sư bào chữa.

Hình ảnh

5 bị cáo đang trốn truy nã.

Bên cạnh đó, HĐXX cũng có thông báo triệu tập 2.404 người liên quan gồm: nhóm người là các cá nhân thuộc nhóm cán bộ SCB (316 người), nhóm người liên quan là các cá nhân đứng tên công ty, tên vay, đứng tên các tài sản thế chấp tại SCB thực hiện việc nộp rút tiền (1153 người), nhóm người liên quan là các pháp nhân thuộc nhóm đứng tên vay tiền, nhận tiền tại SCB (692 người ), nhóm người liên quan là các cá nhân tại Ngân hàng Nhà nước (42 người) và nhóm người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác.

Ngoài ra, tòa cũng triệu tập một số người phiên dịch do bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bà Lan) có quốc tịch Trung Quốc.

Bị cáo Trương Mỹ Lan điều hành "đế chế" Vạn Thịnh Phát

Theo cáo trạng, bị cáo Trương Mỹ Lan là người điều hành "đế chế" Vạn Thịnh Phát với hơn 1.000 doanh nghiệp lớn và nhỏ, trong và ngoài nước. Để có nguồn vốn duy trì hoạt động "hệ sinh thái" doanh nghiệp khổng lồ này, bị cáo tìm cách thâu tóm SCB, nhằm biến ngân hàng này thành "công cụ" tài chính của mình.

Thông qua chiêu trò thu gom cổ phần rồi nhờ người khác đứng tên hộ, bị cáo Trương Mỹ Lan nắm giữ từ 85% đến 91,5% cổ phần Ngân hàng SCB. Từ năm 2012 đến tháng 10/2022, là một cổ đông có "quyền lực", bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo, điều hành, thao túng toàn bộ hoạt động của Ngân hàng SCB, phục vụ cho các mục đích khác nhau của mình.

Theo cáo buộc, từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB 545.000 tỷ đồng và chiếm đoạt 304.000 tỷ. Ngoài ra, bà Lan còn bị cáo buộc gây thiệt hại tiền lãi phát sinh gần 130.000 tỷ đồng.


Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan và đồng phạm bị cáo buộc thực hiện nhiều tội phạm xâm phạm về sở hữu, xâm phạm hoạt động của Ngân hàng, hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước.

Hình ảnh

Phòng đựng hồ sơ vụ án Vạn Thịnh Phát tại TAND TPHCM - Ảnh: Tiền Phong

Trong đó, VKSND tối cao xác định nhiều hành vi được thực hiện dưới dạng đồng phạm có tổ chức với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn.

Đặc biệt, để che giấu thực trạng yếu kém của ngân hàng SCB, giúp ngân hàng này thoát khỏi diện kiểm soát đặc biệt, bà Lan đã chỉ đạo thuộc cấp mua chuộc đoàn cán bộ thanh tra. Bà Lan bị cáo buộc chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ cho bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước 5,2 triệu USD.

Trong số 18 thành viên đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra Đỗ Thị Nhàn bị truy tố về tội nhận hối lộ 5,2 triệu USD; 10 bị can bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; 7 người khác không bị xử lý hình sự.

Kêu gọi 5 bị cáo là cựu lãnh đạo SCB ra đầu thú

Trong ngày 19/2, TAND TP.HCM ban hành văn bản thông báo kêu gọi 5 bị cáo đang bị truy nã trong vụ án Vạn Thịnh Phát ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng. "Trong trường hợp các bị cáo không ra trình diện hoặc đầu thú thì coi như từ bỏ quyền tự bào chữa và sẽ bị xét xử vắng mặt", thông báo nêu.

5 bị cáo bị truy nã hiện đang bỏ trốn gồm: Nguyễn Lâm Anh Vũ (55 tuổi, cựu Phó giám đốc Chi nhánh Bến Thành của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB), Trầm Thích Tồn (63 tuổi, cựu thành viên HĐQT SCB), Chiêm Minh Dũng (51 tuổi, cựu Phó tổng giám đốc SCB), Nguyễn Thị Thu Sương (50 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT SCB), Đinh Văn Thành (53 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT SCB).

Tổng hợp

Re: Xử vụ Vạn Thịnh Phát: Trương Mỹ Lan cùng 12 bị cáo khác bị truy tố khung hình phạt tử hình

Đã gửi: Thứ 4 Tháng 2 21, 2024 6:21 pm
by music123
Bà Trương Mỹ Lan cùng 12 bị cáo khác bị truy tố khung hình phạt tử hình

Phan Thương - Lâm Nhựt
21/02/2024

Trong 86 bị cáo chuẩn bị đưa ra xét xử trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm gây thiệt hại cho SCB khoảng 498.000 tỉ đồng, có 13 bị cáo bị Viện KSND tối cao truy tố ở khung hình phạt cao nhất là tử hình.

Ngày 5.3 tới, TAND TP.HCM sẽ xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) về các tội “tham ô tài sản”, “đưa hối lộ”, “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

85 bị cáo còn lại gồm 45 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước bị Viện KSND tối cao truy tố về các tội: tham ô tài sản, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng.

Trong 86 bị cáo chuẩn bị đưa ra xét xử trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm gây thiệt hại cho SCB khoảng 498.000 tỉ đồng, có 13 bị cáo bị Viện KSND tối cao truy tố ở khung hình phạt cao nhất là tử hình.
Ngày 5.3 tới, TAND TP.HCM sẽ xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) về các tội “tham ô tài sản”, “đưa hối lộ”, “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

85 bị cáo còn lại gồm 45 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước bị Viện KSND tối cao truy tố về các tội: tham ô tài sản, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng.

Trong 86 bị cáo, có 13 người bị truy tố ở khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình, gồm: bà Trương Mỹ Lan và 11 đồng phạm bị truy tố về tội “tham ô tài sản”, theo khoản 4 điều 353 bộ luật Hình sự năm 2015; bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (cục II) thuộc Ngân hàng Nhà nước, bị truy tố tội “nhận hối lộ” 5,2 triệu USD của SCB.

Hình ảnh

13 bị cáo bị Viện KSND tối cao truy tố ở khung hình phạt cao nhất Tử hình

LÂM NHỰT

Re: Xử vụ Vạn Thịnh Phát:Vì sao Trương Huệ Vân được VKS đề nghị giảm nhẹ?

Đã gửi: Thứ 7 Tháng 3 02, 2024 5:34 pm
by music123
Vì sao Trương Huệ Vân - cháu bà Trương Mỹ Lan, được VKS đề nghị giảm nhẹ?

3/2/24

TP HCMVKS xác định, Trương Huệ Vân đã thành khẩn khai báo, là cháu ruột đồng thời được bà Trương Mỹ Lan nhận làm con nên "răm rắp làm theo chỉ đạo mà không thắc mắc gì".

Trương Huệ Vân, 36 tuổi, Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, sẽ bị TAND TP HCM đưa ra xét xử cùng bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 84 bị cáo khác vào ngày 5/3. Huệ Vân bị cáo buộc giúp sức tích cực cho bà Lan trong việc chiếm đoạt tiền của SCB, gây thiệt hại gần 1.100 tỷ đồng.



Trương Huệ Vân được biết đến là tiểu thư của gia tộc giàu bậc nhất tại TP HCM. Hơn 10 năm trước, cô kết hôn với nhạc sĩ Thanh Bùi. Tiệc cưới xa hoa diễn ra tại tòa nhà Times Square ở trung tâm Sài Gòn - một trong hàng nghìn bất động sản của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định, Vân có ảnh hưởng rất lớn trong tập đoàn này. Với mối quan hệ ruột thịt, cô được bà Lan tin tưởng, giao quản lý, điều hành nhiều doanh nghiệp như: Công ty cổ phần Đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Tập đoàn Quản lý bất động sản Windsor, Công ty Cổ phần Sài Gòn Galleria và Eurasia Concept...

Năm 2021, bà Lan mua lại Công ty CP Lavifood để hoạt động trong lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp và giao cho Vân quản lý, điều hành. Quá trình hoạt động, dưới sự chỉ đạo của cô ruột, Vân sử dụng pháp nhân công ty nhằm vay vốn tại SCB, phục vụ mục đích kinh doanh và trả nợ vay tại các ngân hàng khác.

Trước đó, bà Lan còn chỉ đạo Vân thành lập các công ty "ma" để lập phương án kinh doanh khống là mua bán nông sản với Lavifood nhằm tạo lập hồ sơ vay vốn, rút tiền từ SCB để sử dụng cho các mục đích khác.




Cơ quan điều tra xác định, thực hiện yêu cầu của cô ruột, Vân đã chỉ đạo cấp dưới, thành lập và sử dụng 52 công ty "ma" tạo 155 khoản vay khống, giúp sức cho bà Lan chiếm đoạt số tiền gần 1.100 tỷ đồng.

Hình ảnh

Trương Huệ Vân trước khi bị bắt.

Trương Huệ Vân khai gì?

Quá trình điều tra, Vân khai, từ năm 2014, khi mới bắt đầu vào làm việc đã được bà Lan cho làm ở vị trí Giám đốc chi nhánh Time Square. Một năm sau, bị cáo được bà Lan cất nhắc làm Tổng Giám đốc quản lý Bất động sản Windsor. Năm 2019, Vân kiêm thêm chức Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Không chỉ là cô ruột, bà Lan còn nhận Vân là con. Bản thân Vân và những người trong gia đình "đều yêu quý, tin tưởng Chủ tịch Vạn Thịnh Phát" nên khi bà nói gì cô và mọi người cũng làm theo, không thắc mắc.

Được bà Lan cho đứng tên cổ phần ở SCB, song Vân cho biết trong thời gian này không tham dự họp Đại hội đồng cổ đông, mà theo chỉ đạo của cô ruột luôn có nhân viên đưa giấy tờ ủy quyền cho người khác đi họp để ký.

Vân lý giải "do cô Lan là chủ thực sự của ngân hàng, còn các thành viên HĐQT, Ban điều hành về bản chất đều là người làm thuê". Những vấn đề Đại hội đồng cổ đông, HĐQT nêu ra là đều có chỉ đạo từ bà Lan, nên khi nhân viên mang giấy tờ qua Vân đều ký, không thắc mắc.

Khi bà Lan có nhu cầu sử dụng tiền, Vân sẽ chỉ đạo cấp dưới lập các pháp nhân mới, xây dựng phương án kinh doanh dựa trên hoạt động của Công ty Lavifood (như thu mua nông sản..) rồi phối hợp với SCB để hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Sau khi được giải ngân, tiền sẽ được rút tại các chi nhánh của SCB để trả nợ, bổ sung vốn cho một số công ty, đưa cho bà Lan sử dụng vào mục đích cá nhân...

VKS cho rằng, Trương Huệ Vân đã nhận thức rõ hành vi phạm tội, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác trong quá trình giải quyết vụ án; tự nguyện tác động gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả... nên được đề nghị tòa xem xét giảm nhẹ khi lượng hình.

Hình ảnh

Bà Trương Mỹ Lan (trái) và cháu ruột Trương Huệ Vân. Ảnh:Bộ Công an

Hành vi của tỷ phú Hong Kong Chu Lập Cơ - chồng của bà Trương Mỹ Lan

Ông Chu Nap Kee Eric (tức Chu Lập Cơ, doanh nhân người Hong Kong) bị VKSND Tối cao truy tố về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Ông này bị cáo buộc giúp vợ Trương Mỹ Lan "rút ruột" SCB, gây thiệt hại hơn 9.116 tỷ đồng.

Chu Lập Cơ là cổ đông chính (có 99,26% cổ phần), Chủ tịch HĐQT, giữ vai trò quyết định cao nhất tại Công ty cổ phần Times Square Việt Nam.

Năm 2012, để lập hồ sơ vay vốn tại SCB nhằm cơ cấu các khoản nợ xấu (sau khi họp nhất 3 ngân hàng thành SCB), bà Lan cùng chồng thống nhất việc sử dụng tài sản dự án Times Square (quyền sử dụng đất thuê và tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với đất thuê là Cao ốc phức hợp Văn phòng - Khách sạn - Căn hộ cao cấp - Trung tâm Thương Mại Times Square) để đảm bảo cho các khoản vay.

Ngày 10/12/2012, thực hiện theo chỉ đạo của bà Lan, Chu Lập Cơ đã ký biên bản họp Đại hội đồng cổ đông Công ty Times Square, chấp thuận thế chấp tài sản bảo lãnh nợ vay cho các cá nhân, tổ chức do vợ chỉ định. Sau khi có tài sản đảm bảo để vay vốn, bà Lan chỉ đạo các cá nhân tại SCB, Vạn Thịnh Phát và Times Square lập các hồ sơ vay vốn khống, nhờ người đứng tên các khoản vay và ký khống các giấy tờ liên quan.

Kết quả điều tra xác định, bằng phương thức này, trong vòng 2 năm, từ tháng 12/2012 đến tháng12/2014, Chu Lập Cơ đã giúp vợ hợp thức hóa hồ sơ vay vốn khống, giải ngân tiền vay tại SCB cho 73 khoản vay của 67 khách hàng. Tổng số tiền ngân hàng giải ngân là gần 30.000 tỷ đồng, thời hạn vay vốn 5 năm. Toàn bộ số tiền này được sử dụng cho mục đích riêng của bà Lan.

Đến năm 2017, do phương án vay vốn là lập khống, các khoản vay chỉ dùng trả nợ xấu, không có nguồn để thu hồi gốc và lãi nên các khoản nợ đến hạn không thể trả. Bà Lan lại thuyết phục chồng ký biên bản họp HĐQT Công ty Cổ phần Times Square để tiếp tục sử dụng tài sản của công ty thế chấp đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ vay cho 54 khách hàng. Việc này nhằm gia hạn nợ đang vay SCB.

Cơ quan điều tra xác định, ông Chu Lập Cơ đã giúp sức cho vợ rút tiền, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB hơn 9.116 tỷ đồng.

Hình ảnh

Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát với hơn 1.000 công ty. Đồ họa: Đăng Hiếu

Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc sử dụng SCB để huy động vốn, sau đó chỉ đạo người tại SCB và Vạn Thịnh Phát lập hồ sơ hợp thức hóa như một khoản vay để rút tiền. Theo cơ quan điều tra, dù đã áp dụng "cách tính có lợi cho bị can" nhưng số tiền bà Lan chiếm đoạt đặc biệt lớn, lên đến 304.096 tỷ đồng của SCB. Đây được xác định là tiền người dân, khách hàng gửi. Hiện, ngân hàng không thể chi trả và còn phát sinh lãi hơn 129.372 tỷ đồng. Như vậy, bà Lan đã gây thiệt hại tổng cộng hơn 415.000 tỷ đồng.

Bị xác định là người chủ mưu cầm đầu trong vụ án, bà Lan bị truy tố về 3 tội Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản.

84 bị cáo còn lại có 45 cựu lãnh đạo, cán bộ SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước bị VKSND Tối cao truy tố về các tội: Tham ô tài sản, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọngvàVi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng.

Riêng bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella) bị xét xử tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo VnExpress