Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 60403
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất

    by music123 » Thứ 7 Tháng 10 15, 2022 8:58 am

    Cuộc chiến Ukraine: Nga dồn lực tiến công thành phố Bakhmut

    Jonathan Beale

    Phóng viên BBC News tường thuật từ Bakhmut


    Hình ảnh

    Bakhmut nằm trong tầm bắn của pháo binh Nga

    Tại thành phố Bakhmut ở phía đông Ukraine, Nga tiếp tục giành được vị thế trong khi bị đẩy lùi tại hầu hết những nơi khác.

    Gần tám tháng sau cuộc xâm lược, quân đội Nga đang gặp khó khăn khi các lực lượng Ukrane phản công và giành lại các vùng lãnh thổ ở phía đông và phía nam. Tuy nhiên, ở khu vực phía đông Donbas, thành phố chiến lược Bakhmut vẫn là mục tiêu của Nga và quân đội Nga đang có những tiến công tại đây.

    Trong nhiều tuần nay, âm thanh của những trận pháo kích liên tục, cả ngày lẫn đêm vang lên khắp thành phố.

    Phần lớn trong số 70.000 công dân của Bakhmut đã phải rời bỏ nhà cửa. Những người ở lại hầu hết là những người lớn tuổi. Họ đang sống mà không điện hoặc nước.

    Một số người đang xếp hàng chờ đợt sơ tán mới nhất, các tình nguyện viên vẫn dũng cảm lái xe buýt ra vào thành phố.

    Olena, gần 70 tuổi, là một trong số những người đang đợi để được sơ tán.

    “Mọi người đang kiệt quệ,” bà nói, đúng lúc một trận pháo kích làm rung chuyển thành phố. Phản ứng của mọi người không giống nhau, bà Olena nói – một số người với lấy điếu thuốc hoặc một thứ gì đó để ăn, trong khi những người khác chỉ ngôi và khóc.

    Cuộc sống đã trở nên quá khó khăn khi phải nấu ăn bằng bếp củi và xách từng xô nước.

    "Tôi nguyền rủa kẻ đã bắt đầu cuộc chiến này. Tôi nguyền rủa hắn ta 100 lần", bà nói.

    Hình ảnh

    Bà Olena cho biết những người ở lại Bakhmut đang kiệt quệ

    Khi lên xe buýt, bà Olena chắp tay tỏ lòng biết ơn vì cuối cùng cũng được sơ tán.

    Ở Bakhmut, Nga đang cố gắng một cách tuyệt vọng để thay đổi tình thế về cuộc chiến này. Đó là một trong số ít những nơi mà quân đội Nga không phải rút lui. Các bước tiến của Nga ở đây rất chậm và tốn kém, nhưng quân đội của Putin đã và đang giành được vị thế vững chắc.

    Đã có những lý giải về việc Nga tập trung chiếm Bakhmut. Vào đầu mùa hè, Nga đã chiếm các thành phố gần đó là Severodonetsk và Lysychansk.

    Bakhmut dự kiến sẽ là thành phố tiếp theo, với kỳ vọng rằng quân đội Nga sau đó sẽ hành quân tới Kramatorsk và Sloviansk.

    Nhưng đó là trước khi Ukraine tiến hành cuộc phản công bất ngờ ở phía đông và nam. Các lực lượng Nga đã bị đẩy lùi xa hơn về phía bắc. Các thành phố Kramatorsk và Sloviansk không còn nằm trong tầm bắn của pháo binh Nga như hồi tháng Bảy.

    Nga hầu như đã buộc phải thay đổi từ một quân đội tấn công sang một quân đội phòng thủ.

    Đại tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh miền Đông Ukraine, vẫn nghi ngờ việc Nga có đủ quân số hoặc trang thiết bị để chiếm Bakhmut - mà theo ông hiện nay là ưu tiên hàng đầu của Nga. Ông cũng cho biết Nga đang cố gắng xây dựng các tuyến phòng thủ mới xa hơn về phía bắc, xung quanh các thị trấn Svatove và Kremenna - nơi các tuyến tiếp tế quan trọng hiện cũng đang bị đe dọa bởi quân đội Ukraine.

    Hình ảnh

    Đại tá Cherevatyi cho biết Nga đang mang những xe tăng hàng chục năm tuổi ra tiền tuyến

    Đại tá Cherevatyi nói với BBC bây giờ phụ thuộc nhiều vào việc Nga có thể huy động thêm bao nhiêu quân và chất lượng của những quân nhân dự bị đó. "Cho đến nay, chúng tôi thấy rằng họ có chất lượng kém và không có đủ vũ khí."

    Tôi gặp đại tá ở một bãi phế liệu của những xe tăng Nga đã bị phá hủy gần thành phố Lyman vừa được giải phóng. Đó là hình ảnh của quân đội Nga mà Ukraine muốn cho thế giới thấy - họ vẫn đang hạn chế quyền tiếp cận của các phóng viên muốn ra tiền tuyến.

    Ông Cherevatyi tuyên bố gần đây Nga đã mang xe tăng T62 cũ, được chế tạo từ những năm 1960 ra tiền tuyến vì rất nhiều xe tăng hiện đại hơn của họ đã bị phá hủy.

    Tháng trước, Tổng thống Putin ký sắc lệnh huy động 300.000 lính nghĩa vụ tham chiến và Nga hiện cho biết mục tiêu này sẽ được hoàn thành trong vòng hai tuần.

    Tuy nhiên, những nỗ lực để chiếm thành phố Bahkmut đã được dẫn dắt bởi tổ chức quân sự tư nhân Wagner, theo tình báo quân sự Anh. Tổ chức đánh thuê này đã tham chiến tại Ukraine từ năm 2014, và tháng trước đã xuất hiện video về thủ lĩnh của Wagner tuyển mộ binh lính trong một nhà tù ở Nga.

    "Hoặc là các công ty quân sự tư nhân và tù nhân, hoặc con cái của bạn - hãy tự quyết định", ông Cherevatyi nhắn với người Nga.

    Hình ảnh

    Những chiếc xe tăng Nga bị phá hủy

    Quân đội Nga vẫn có thể chiếm được Bakhmut. Nhưng sau đó thì sao?

    "Khi chúng tôi rút lui khỏi Lysychansk, chúng tôi đã làm quân địch kiệt quệ", Đại tá Cherevatyi nói.

    Kỳ vọng của ông là Bakhmut cũng có thể làm được như vậy. Đối với việc gia tăng nhịp độ các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa của Nga, đại tá Ukraine cho rằng tác động duy nhất sẽ là tạo động lực cho Ukraine: "Chúng tôi đánh bại họ trên chiến trường, và lợi thế duy nhất mà họ còn lại là tên lửa."
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 60403
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất

    by music123 » Thứ 7 Tháng 10 15, 2022 9:01 am

    Tổng thống Putin: Việc động viên quân sẽ hoàn tất trong 2 tuần

    15/10/2022
    Reuters


    Hình ảnh

    Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh CICA ở Astana, Kazakhstan.


    Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hôm 14/10 rằng Nga sẽ kết thúc việc động viên quân trừ bị trong hai tuần, hứa hẹn chấm dứt một cuộc huy động gây chia rẽ giữa trong dân chúng khi một số lượng lớn nam thanh niên chạy trốn ra nước ngoài, theo Reuters.

    Ông Putin cũng cho biết “hiện tại” Nga không có kế hoạch cho các cuộc không kích quy mô lớn hơn như đã thực hiện trong tuần này, khi đó Nga đã bắn hơn 100 tên lửa tầm xa vào các mục tiêu trên khắp đất nước Ukraine.

    Ông Putin ra lệnh động viên quân ba tuần trước đây. Ông cũng tuyên bố sáp nhập 4 tỉnh Ukraine bị chiếm đóng một phần và đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.

    Nga nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự chỉ trích từ công chúng đối với nhà chức trách kể từ khi cuộc chiến bắt đầu và các quan chức đã thừa nhận một số sai lầm. Các thành viên của các dân tộc thiểu số và cư dân nông thôn phàn nàn về việc bị gọi nhập ngũ với tỷ lệ cao hơn so với người thuộc dân tộc Nga và cư dân thành thị.

    Lên tiếng bào chữa cho lệnh động viên này, ông Putin nói rằng chiến tuyến quá dài mà chỉ có những người lính hợp đồng phòng thủ thôi thì chưa đủ.

    Ông cho biết 222.000 trong số 300.000 quân trừ bị đã được huy động. “Công việc này sắp kết thúc”, ông nói trong một cuộc họp báo khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh ở Kazakhstan. “Tôi nghĩ rằng trong khoảng hai tuần nữa, tất cả các hoạt động động viên quân sẽ hoàn tất”.

    Kể từ khi lệnh huy động này được đưa ra, các lực lượng Nga đã tiếp tục thất thủ ở miền đông Ukraine và miền nam.

    Trong bài phát biểu hàng đêm qua video, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy một lần nữa cho biết các lực lượng Ukraine sẽ chiếm lại toàn bộ lãnh thổ của mình.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 60403
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất

    by music123 » Thứ 7 Tháng 10 15, 2022 9:59 am

    Cuộc chiến Nga - Ukraine bước sang giai đoạn II, nguy hiểm hơn


    Xuân Hoa • 15/10/22

    Hình ảnh

    Pháo tự hành 2S1 Gvozdika của quân đội Ukraine khai hỏa vào chiến tuyến ở khu vực Donetsk, hôm 10/10/2022, trong bối cảnh các lực lượng Nga phóng ít nhất 75 tên lửa vào Kyiv (Ukraine) cùng ngày. (Ảnh: Anatolii Stepanov/AFP/Getty Images)

    Khi cuộc chiến tại Ukraine chuyển sang giai đoạn tàn khốc hơn thì khả năng xuất hiện một lối thoát càng phai mờ; còn khả năng leo thang căng thẳng, khả năng chiến tranh tràn vào lãnh thổ NATO và khả năng xảy ra nhiều hậu quả khôn lường lại càng gia tăng.


    Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc Nga leo thang thù địch, Tổng thống Putin huy động 300.000 quân dự bị, Điện Kremlin đe dọa sử dụng mọi phương tiện cần thiết - bao gồm cả vũ khí hạt nhân, Nga tuyên bố sáp nhập các vùng Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia của Ukraine - sau một cuộc trưng cầu dân ý. Điện Kremlin sau đó còn thông báo rằng bất kỳ cuộc tấn công nào của Ukraine vào các vùng lãnh thổ này sẽ được coi là cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.


    Rắc rối hơn nữa là việc bổ nhiệm Tướng Nga Sergei Surovikin làm Tổng chỉ huy các lực lượng quân sự Nga tại Ukraine [hôm 08/10]. Ông Surovikin nổi tiếng về tàn bạo. Vị Tướng Nga này đã chỉ huy cái mà nhà chiến lược địa chính trị Peter Zeihan gọi là “chính sách bao vây - bỏ đói - quy phục đã phá hủy thành phố Aleppo trong cuộc Nội chiến Syria”. Ông Per Zeihan viết:

    “Sự tàn ác của Nga trong chiến tranh Ukraine cho đến thời điểm này [trước khi bổ nhiệm Tướng Surovikin làm Tổng chỉ huy] mới chỉ giống như một quy trình vận hành tiêu chuẩn, chứ không phải bất kỳ nỗ lực cố ý nào nhằm gây ra đau thương cho con người. Điều đó bây giờ dường như đang thay đổi. Việc ông Surovikin được bổ nhiệm làm Tổng chỉ huy có nghĩa là [Tổng thống] Putin đã quyết định rằng tội ác chiến tranh không còn là chuyện vô tình, mà là chuyện có chủ ý”.

    Khi cuộc chiến Ukraine chuyển sang giai đoạn tàn khốc hơn, giai đoạn “giống như chiến tranh Chechnya”, thì khả năng xuất hiện một lối thoát có thể khiến cuộc giao tranh kết thúc đang dần phai mờ; trong khi khả năng tiếp tục leo thang căng thẳng, khả năng chiến tranh tràn vào lãnh thổ NATO và khả năng xảy ra những hậu quả khôn lường lại gia tăng.

    Ngày 08/10, một xe tải chở bom đã phát nổ trên cầu Kerch - cây cầu dài 12 dặm (19 km) kết nối Crimea với Nga, tuyến đường tiếp tế quan trọng cho các lực lượng quân sự Nga ở miền nam Ukraine. Xe tải chở bom đã làm cháy một số toa tàu chở đầy nhiên liệu và làm hư hỏng nhiều phần của cây cầu. Tính đến ngày 10/10, cây cầu vẫn hoạt động nhưng xe cộ chỉ có thể lưu thông giới hạn. Kyiv đã không nhận trách nhiệm về cuộc tấn công. Điện Kremlin coi vụ nổ cầu là "hành động khủng bố" và đã đáp trả bằng một loạt các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình nhằm vào các thành phố chủ chốt của Ukraine.

    Hình ảnh

    Khói đen bốc lên từ đám cháy trên cầu Kerch nối Crimea với Nga, sau khi một chiếc xe tải phát nổ, ngày 08/10/2022. (Ảnh: AFP qua Getty Images)
    Cùng lúc đó, các lực lượng Ukraine đang tiếp tục tiến về phía Kherson và Nova Kakhovka; họ đang tiến gần hơn đến các cửa cống kiểm soát dòng nước từ sông Dnepr (còn gọi là sông Dnieper) đến kênh đào Crimea. Kênh đào này là nguồn nước chính và rất quan trọng để duy trì sản xuất nông nghiệp ở Crimea. Sự kết hợp giữa cắt nguồn nước của Crimea và gây thiệt hại cho cây cầu Kerch sẽ khiến vị thế của Nga ở Crimea trở nên cực kỳ khó khăn trong ngắn hạn và không bền vững trong dài hạn. Cùng với nhau, hai sự kiện sẽ khiến Nga leo thang hơn nữa.

    Xung đột tại Ukraine ngày càng căng thẳng trong khi mối quan hệ hợp tác - nếu không muốn nói là liên minh chính trị, ngoại giao và quân sự - giữa Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên đang phát triển chặt chẽ hơn. Được gọi là Hiệp ước Warsaw 2.0, sự tồn tại của liên minh này đã được khẳng định tại hội nghị thượng đỉnh gần đây của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) khi Nga và Trung Quốc tuyên bố rằng họ hoàn toàn ủng hộ chính sách đối ngoại của nhau.

    Những căng thẳng đang diễn ra tại Ukraine mang đến nhiều hậu quả sâu rộng. Có phải chúng ta đang dần dần, mặc dù không cố ý, tiến vào một cuộc chiến tranh thế giới hay không?

    Các điểm tương đồng trong lịch sử


    Các nhà sử học từ lâu đã luôn tranh luận về sự kiện nào đánh dấu sự khởi đầu của Thế chiến II. Đó có phải là việc Nhật chiếm Mãn Châu, Ý xâm lược Ethiopia, Adolf Hitler sáp nhập Áo hay xâm chiếm Sudetenland và cuối cùng là toàn bộ Tiệp Khắc?

    Tất cả những sự kiện trên là sự leo thang đầy bi kịch khi một quốc gia hùng mạnh xâm lược tàn bào một đối thủ yếu hơn. Tuy nhiên, không một cuộc xung đột nào trong số này cần phải dẫn đến một cuộc chiến tranh trên toàn thế giới. Đó là những xung đột khu vực và có thể tiếp tục diễn ra như vậy.

    Điều đã biến một loạt các cuộc xung đột cục bộ, không liên quan đến nhau thành một cuộc chiến tranh thế giới là cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng (Mỹ) ngày 07/12/1941. Sau cuộc tấn công đó, Hitler đã tuyên chiến với Mỹ bởi ông ta cảm thấy Đức vốn đã tham gia vào một cuộc chiến chống lại Mỹ, chỉ là chưa tuyên bố. Nhà độc tài Benito Mussolini của Ý theo ngay sau đó.

    Không quốc gia nào bị bắt buộc phải tuyên chiến với Mỹ. Hiệp ước Trục giữa Đức, Ý và Nhật Bản là một thỏa thuận về liên minh phòng thủ. Nó đặc biệt loại trừ nghĩa vụ tuyên bố chiến tranh nếu một thành viên là kẻ gây chiến. Tuy nhiên, Đức và Ý đã tuyên chiến với Mỹ.

    Khi làm như vậy, họ đã liên kết một loạt các cuộc xung đột trong khu vực thành một cuộc xung đột trên toàn thế giới, đưa các lực lượng quân sự của Mỹ, và ở mức độ thấp hơn một chút là của Anh và Khối thịnh vượng chung, vào nhiều chiến trường của cuộc chiến toàn cầu.

    Tua nhanh khoảng hơn 80 năm sau. Bốn quốc gia quyết tâm thay đổi trật tự thế giới đang ngày càng kết nối với nhau trong một liên minh chưa chính thức thành lập nhưng đã tồn tại trên thực tế. Không ai trong số những nước này có hiệp ước phòng thủ chung để chính thức ràng buộc với nhau. Ngoài khao khát tái lập hệ thống toàn cầu do Mỹ lãnh đạo thời hậu chiến, họ có rất ít điểm chung và thường là đối thủ cạnh tranh ở các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông / Vịnh Ba Tư (còn gọi là Vịnh Péc-xích) và ở Trung Á.

    3 trong số 4 quốc gia này sở hữu vũ khí hạt nhân. Iran sẽ sớm có chúng. Trung Quốc, Nga và Iran đang tổ chức các cuộc tập trận chung với quy mô ngày càng hoành tráng hơn. Triều Tiên và Iran đang cung cấp thiết bị quân sự và đạn dược cho Nga trong cuộc chiến tại Ukraine.

    Mặc dù có vẻ như Trung Quốc không cung cấp bất kỳ vũ khí nào cho Nga, nước này đã trở thành thị trường chủ chốt của hàng hóa xuất khẩu của Nga, đặc biệt là dầu và khí đốt. Nếu không thể tiếp cận thị trường Trung Quốc, nền kinh tế Nga có thể sẽ sụp đổ.


    Trạng thái hợp tác như hiện tại không có nghĩa là 4 nước này đang dự tính hoặc sẽ thực hiện các hành động quân sự phối hợp. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là Mỹ và các đồng minh cần đánh giá rằng việc 4 nước phối hợp như vậy là một khả năng rất có thể xảy ra trong tương lai.

    Hơn nữa, ngay cả khi không có bất kỳ sự phối hợp rõ ràng nào từ 4 quốc gia, thì một cuộc xung đột tại khu vực và khả năng Mỹ phải bận tâm đến nó sẽ có thể thúc đẩy chủ nghĩa phiêu lưu quân sự ở những nơi khác.

    Một loạt vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên là ví dụ điển hình. Các cuộc tập trận tên lửa đã mô phỏng cả cuộc tấn công hạt nhân và cả cuộc tấn công thông thường nhằm vào Hàn Quốc, Nhật Bản và các căn cứ hải quân của Mỹ trong khu vực. Không phải ngẫu nhiên mà Bình Nhưỡng trở nên hiếu chiến hơn khi cuộc chiến Ukraine bước vào giai đoạn mới và nguy hiểm hơn.

    Hình ảnh

    Người dân xem tin tức về vụ thử tên lửa của Triều Tiên, tại một nhà ga ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 25/09/2022. (Ảnh: Jung Yeon-je / AFP qua Getty Images)



    Tương tự như vậy, một Tehran được trang bị vũ khí hạt nhân sẽ thúc đẩy cuộc chạy đua hạt nhân ở Vịnh Ba Tư, tạo thêm nhiều phức tạp và rủi ro hơn cho địa chính trị của khu vực. Từ lâu đã có tin đồn rằng Ảrập Xêút đã tham gia rất sâu vào việc tài trợ cho chương trình phát triển hạt nhân của Pakistan với điều kiện Riyadh có thể có được những vũ khí như vậy từ Islamabad bất cứ khi nào Riyadh cần. Thế độc quyền hạt nhân của Tehran ở vùng Vịnh sẽ rất ngắn ngủi.

    Trong Thế chiến II, Nhật Bản chưa bao giờ thông báo cho các đồng minh Đức và Ý rằng họ đang chuẩn bị tấn công hạm đội Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng hoặc rằng cuộc tập kích là bước mở đầu cho một chiến dịch rộng lớn nhằm vào các lợi ích của Mỹ và Anh ở Thái Bình Dương. Ngược lại, Berlin đã nói với Tokyo về cuộc tấn công sắp diễn ra nhằm vào Liên Xô, với hy vọng lôi kéo Nhật Bản thực hiện cuộc xâm lược Siberia. Vào thời điểm đó, Nhật quyết định không tham gia vì họ đã rất bận rộn để lên kế hoạch tấn công Mỹ, đồng thời ký ức của Nhật về việc thất bại trước các lực lượng Liên Xô và Mông Cổ tại Khalkhin Gol vẫn còn tươi mới.

    Mỹ đã sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng toàn cầu đa xung đột chưa?

    Việc Trung Quốc xâm lược Đài Loan (nếu xảy ra) có thể ảnh hưởng như thế nào đến tham vọng của Nga, Iran và Triều Tiên là điều vẫn chưa rõ ràng. Bất kể quốc gia nào trong số đó biết trước kế hoạch của Bắc Kinh, nhiều khả năng họ sẽ tận dụng tình hình để thúc đẩy các chương trình của họ.

    Ngay cả khi không có bất kỳ kế hoạch hay sự phối hợp cụ thể nào từ 4 quốc gia, các hành vi gây hấn ở mức độ nặng nhẹ khác nhau đều có thể sẽ xảy ra. Tất cả những sự cố đó sẽ khiến Mỹ phải nhảy vào cuộc. Nói tóm lại, các lực lượng quân sự của Mỹ sẽ phải tham gia hoặc phải ở trong tình trạng báo động cao về nhiều cuộc xung đột trên khắp thế giới. Nói ngắn gọn, đó là một cuộc khủng hoảng toàn cầu!

    Đó chắc chắn là điều có thể xảy ra và không nghi ngờ gì nữa, đó là một kịch bản mà Mỹ nên chuẩn bị để ứng phó. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu các lực lượng quân sự của Mỹ có khả năng tham gia đồng thời nhiều chiến trường hay không, và quan trọng là Lầu Năm Góc có đủ nguồn lực để thay thế, bù đắp những tổn thất của họ và vẫn duy trì sự hiện diện ở nhiều mặt trận hay không?

    Câu trả lời có lẽ là không. Một số quan chức Lầu Năm Góc đã bày tỏ lo ngại rằng viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine đã làm cạn kiệt đáng kể kho dự trữ một số hệ thống vũ khí và đạn dược của Mỹ. Dự trữ của châu Âu cũng ở mức thấp đáng lo ngại, có nghĩa là nếu NATO phát sinh xung đột với Nga, thì khối này sẽ dùng đến một phần rất lớn kho dự trữ vốn đã cạn kiệt của Mỹ.

    Sức mạnh hải quân của Mỹ sẽ đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ cuộc xung đột nào ở Biển Nhật Bản (Hàn Quốc), Biển Đông và Biển Hoa Đông (Đài Loan) và Vịnh Ba Tư (Iran). Các cuộc xung đột như vậy cũng có thể cần sử dụng lượng hỏa lực đáng kể, có thể là hạt nhân, để tạo ra các khu vực chống tiếp cận (không thể xâm nhập) cho Hải quân Mỹ; điều này có thể khiến nguồn lực hải quân suy giảm đáng kể.

    Hình ảnh

    Tàu sân bay USS Ronald Reagan hiện diện trên Biển Đông vào ngày 16/10/2019. (Ảnh: Catherine Lai / AFP qua Getty Images)


    Liệu Hải quân Mỹ có thể triển khai sức mạnh quân sự một cách hiệu quả tại nhiều chiến trường trong những trường hợp này, đặc biệt là khi lực lượng hải quân đồng thời phải bảo vệ các tuyến hàng hải quan trọng khỏi sự tấn công của các lực lượng bất thường hoặc phải làm gián đoạn các tuyến tiếp tế hàng hải của Trung Quốc? Với tình trạng cạn kiệt như hiện nay của Hải quân Mỹ, câu trả lời là không.

    Lực lượng không quân cũng sẽ đóng vai trò thiết yếu. Mỹ có căn cứ không quân xung quanh tất cả các khu vực có nguy cơ xảy ra xung đột kể trên. Với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, Mỹ cũng có thể điều động lực lượng không quân đến mọi nơi trên thế giới từ các căn cứ tại Mỹ. Tuy nhiên, việc tiến hành các hoạt động trên toàn thế giới từ các căn cứ ở Mỹ là điều khó khăn đối với phi hành đoàn và khung máy bay, đồng thời nhịp độ hoạt động cao cũng không bền vững về lâu dài.

    Hơn nữa, quý vị không thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh chỉ với sức mạnh không quân. Trong trường hợp xảy ra xung đột khu vực (cục bộ), lực lượng không quân Mỹ có thể làm chậm bước tiến của kẻ xâm lược, làm gián đoạn kế hoạch của chúng và cản trở khả năng tập trung khí tài tấn công của chúng. Những hành động như vậy sẽ chỉ câu giờ, chứ không phải là chiến thắng. Liệu Mỹ có thể duy trì lịch trình hoạt động không quân dày đặc trên nhiều chiến trường cùng một lúc? Có thể là trong ngắn hạn, giả sử nguồn cung đầy đủ, nhưng trong dài hạn thì không.

    Điều tương tự cũng đúng với lực lượng mặt đất của Mỹ. Mỹ có lực lượng mặt đất ở quy mô nhỏ nhưng mạnh mẽ tại những khu vực có thể xảy ra xung đột. Nhưng các lực lượng này chủ yếu đóng vai trò như tuyến phòng thủ đầu tiên, như điều đảm bảo cho sự hiện diện và cam kết quân sự của Mỹ. Dù mạnh mẽ và sẽ được các đồng minh địa phương bù đắp một phần, họ vẫn có thể bị lép vế trước lực lượng mặt đất của kẻ gây chiến.

    Nói một cách đơn giản, mối liên minh ngày càng phát triển giữa Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên có thể tạo ra một tình huống mà Mỹ cùng một lúc bị lôi kéo vào nhiều cuộc xung đột toàn cầu. Cho dù quý vị chọn gọi kịch bản như vậy là chiến tranh thế giới hay Thế chiến III đều không quan trọng. Câu hỏi quan trọng là liệu quân đội Mỹ có thể đồng thời phản ứng trên quy mô toàn cầu trước nhiều cuộc xung đột, đồng thời duy trì sự hiện diện của họ ở đó hay không, nếu xét đến những tổn thất có thể xảy ra. Câu trả lời có lẽ là không.

    Xuân Hoa

    Theo Joseph V. Micallef - The Epoch Times
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 60403
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất

    by music123 » Thứ 7 Tháng 10 15, 2022 2:57 pm

    Nga xâm lược phá hủy kho vũ khí lớn của Ukraine, Kiev tiếp tục bị tập kích tên lửa


    10/15/22

    Quân xâm lược Nga đã phá hủy một kho dự trữ vũ khí lớn của phương Tây ở Ukraine. Trong khi đó, các khu vực xung quanh thủ đô Kiev tiếp tục hứng chịu các cuộc tập kích bằng tên lửa.


    Theo Pravda, trong ngày 15/10, Bộ Quốc phòng Nga xâm lược thông báo đã sử dụng vũ khí tầm xa để phá hủy một kho vũ khí tại thành phố Brody, vùng Lviv. Kho dự trữ này được cho là có rất nhiều vũ khí, thiết bị quân sự và đạn dược do phương Tây cung cấp.

    Hình ảnh

    Nga xâm lược phá hủy kho vũ khí khủng tại Lviv. Ảnh: pravda


    Cũng theo báo cáo cùng ngày, lực lượng vũ trang Nga đã thành công tấn công các mục tiêu quân sự và năng lượng ở vùng Kharkiv. Ngoài ra, binh đoàn tên lửa ở Mykolaiv cũng tập kích thành công lữ đoàn bộ binh cơ giới số 59 của Ukraine, tiêu diệt 170 binh sĩ và lính nước ngoài.


    Kiev tiếp tục bị tập kích tên lửa


    Theo Guardian, trong ngày 15/10, Thống đốc vùng Kiev Oleksiy Kuleba cho biết, các cuộc tập kích bằng tên lửa nhắm vào các khu vực xung quanh thủ đô của Ukraine vẫn đang xảy ra.

    Hình ảnh

    Kiev tiếp tục bị tập kích bằng tên lửa. Ảnh: AP


    "Các cuộc tấn công tên lửa vẫn đang xảy ra tại Kiev, hệ thống phòng không đã được kích hoạt. Lực lượng cứu hộ vẫn đang khẩn trương làm nhiệm vụ, báo cáo sơ bộ không cho thấy thiệt hại về người", ông Kuleba nói.

    Ngoài Kiev, cảnh báo không kích đã được đưa ra ở các khu vực Novaya Kakhovka, Volyn, Rovno, Ternopol, Odessa, Nikolaev, Poltava và Sumy. Trong vài ngày qua, Ukraine đã hứng chịu nhiều đợt không kích quy mô lớn của quân Nga, chủ yếu nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng và mục tiêu dân sự.

    Mỹ tìm cách duy trì internet cho Ukraine

    Theo Reuters, trong ngày 14/10 (giờ địa phương), Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre thông báo, Mỹ đang tìm phương án để duy trì hệ thống internet vệ tinh Starlink cho Ukraine. Động thái này được đưa ra sau khi tỷ phú Elon Musk không còn sẵn sàng cung cấp dịch vụ miễn phí.

    Hình ảnh

    Tỷ phú Elon Musk không còn muốn cung cấp internet miễn phí cho Ukraine. Ảnh: AP


    “Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của việc này để đảm bảo thông tin liên lạc ổn định cho các lực lượng của Ukraine. Lầu Năm Góc đã liên lạc với SpaceX về Starlink, cùng với đó là thảo luận với các đồng minh và đối tác, nhằm xem xét tất cả các lựa chọn để hỗ trợ những nhu cầu của Ukraine", bà Jean-Pierre nói.


    Nga xâm lược sửa đổi cường kích Su-25 để mang vũ khí hạt nhân

    Theo Guardian, trong ngày 15/10, Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận kế hoạch sửa đổi các cường kích Su-25 của Belarus, nhằm giúp các máy bay này có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.

    Hình ảnh

    Cường kích Su-25. Ảnh: RIA

    Nguồn tin từ Belarus tiết lộ, Moscow đã chuyển 2 hệ thống tên lửa hành trình Iskander-M tới Belarus, và nâng cấp cho các máy bay Su-25 của nước này khả năng sử dụng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.

    VNN
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 245 khách