Tổng thống Putin đưa ra lời cảnh báo giữa lúc ông Trump cân nhắc tấn công Iran
Minh Thu
6/21/25
Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra lời cảnh báo, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay đang cân nhắc việc tham gia vào cuộc xung đột giữa Iran và Israel.
Theo tờ Newsweek, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg hôm 20/6, Tổng thống Putin cho biết, “Nga rất quan ngại về những gì đang diễn ra xung quanh các cơ sở hạt nhân của Iran, và những hậu quả có thể xảy ra".
Cũng theo ông, Điện Kremlin đã yêu cầu Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đảm bảo an toàn cho các nhân viên Nga đang tham gia xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Bushehr của Iran. Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, ông cũng đã nêu vấn đề này với Tổng thống Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: New York Times
"Thủ tướng Netanyahu đã đồng ý với đề nghị của Nga, và Tổng thống Trump cũng đã hứa sẽ ủng hộ các yêu cầu chính đáng của chúng tôi", ông Putin cho hay.
Ngoài ra, Tổng thống Putin cho biết Nga đã nỗ lực duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả Iran và Israel, song Moscow hoàn toàn ủng hộ quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình của Iran.
Theo ông, Moscow có thể giúp đàm phán một thỏa thuận mà trong đó Iran có thể sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, và đồng thời xoa dịu mối quan ngại của Israel.
"Chúng tôi không áp đặt bất cứ điều gì lên bất kỳ ai, đơn giản là chúng tôi nhìn thấy có một lối thoát khả thi cho tình hình hiện tại. Tất nhiên, quyết định phụ thuộc vào giới lãnh đạo chính trị các nước mà chủ yếu là Iran và Israel”, ông chủ Điện Kremlin nói.
Ông Putin cũng đã từ chối trả lời câu hỏi về việc Nga sẽ phản ứng thế nào nếu Israel ám sát lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei. "Tôi thậm chí không muốn thảo luận về khả năng này”, ông Putin cho hay.
Tuyên bố của ông Putin được đưa ra giữa lúc giao tranh giữa Israel và Iran vẫn vô cùng căng thẳng, sau khi Israel bất ngờ tiến hành chuỗi không kích làm tê liệt sức mạnh quân đội, tình báo, phá hủy cơ sở hạ tầng hạt nhân, và ám sát các nhà khoa học hạt nhân chủ chốt của Iran.
Nhiều nguồn tin cho biết, đòn không kích của Israel đã khiến hơn 600 người Iran thiệt mạng, và hơn 2.000 người khác bị thương. Các cuộc tấn công đáp trả của Iran cũng đã khiến hơn 24 người ở Israel thiệt mạng, và hàng trăm người khác bị thương.
Trong khi đó, ông Trump đang cân nhắc khả năng Mỹ tiến hành không kích vào nhà máy hạt nhân Fordow nằm sâu trong lòng núi gần thành phố Qom, ở miền bắc Iran, nơi được cho đặt các máy ly tâm tiên tiến dùng để làm giàu uranium ở cấp độ cao. Việc phá hủy cơ sở này đòi hỏi phải có đạn phá boongke do Mỹ sản xuất, mà Israel hiện không sở hữu.
Ngoài ra, ông Trump cũng đã yêu cầu Iran "đầu hàng vô điều kiện". Song lãnh tụ tối cao Iran Khamenei đã phản đối mạnh mẽ tuyên bố của nhà lãnh đạo Mỹ. Ngoài ra, Iran cảnh báo bất kỳ sự can thiệp quân sự nào của Mỹ chắc chắn sẽ đi kèm với thiệt hại "không thể khắc phục được".
Nhà Trắng mới đây thông báo, Tổng thống Trump sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc Mỹ có tấn công Iran hay không "trong vòng 2 tuần tới".
BREAKING: B-2 bombers on the move, headed to Guam as Trump returns to the White House
Iran will turn missiles toward Europe then Manhattan, Israeli official warns
Oanh tạc cơ B-2 của Mỹ rời căn cứ, hướng đến căn cứ quân sự trên đảo Guam
21/06/2025
Hai máy bay ném bom B-2 của Mỹ đã cất cánh từ Căn cứ Không quân Whiteman ở bang Missouri, hướng đến căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam
Máy bay B-2 cùng chiếc F-15C. (Nguồn: Business Insider)
Chiều 21/6, báo Times of Israel dẫn dữ liệu theo dõi chuyến bay cho biết 2 máy bay ném bom B-2 của Mỹ đã cất cánh từ Căn cứ Không quân Whiteman ở bang Missouri, hướng đến căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam.
Hai máy bay này thu hút sự chú ý của truyền thông trong những ngày gần đây do khả năng đặc biệt của chúng trong việc mang loại bom nặng nhất của Mỹ - bom xuyên phá quy mô lớn (Massive Ordnance Penetrator), mà các chuyên gia cho rằng có thể được sử dụng để phá hủy cơ sở hạt nhân ngầm Fordo của Iran.
Trước đó, theo tờ The Washington Post, Mỹ có thể điều động máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit, bay từ căn cứ không quân Whiteman ở bang Missouri.
Máy bay ném bom B-2 đã bay không ngừng từ Missouri đến Trung Đông và quay trở lại, tiếp nhiên liệu trên không trong các chuyến bay kéo dài hơn 30 giờ.
Một cuộc tấn công cũng có thể được thực hiện từ Cơ sở hỗ trợ hải quân Diego Garcia trên một đảo san hô ở Ấn Độ Dương thuộc sở hữu của Anh và được hải quân Mỹ và Anh cùng quản lý.
Các nhà phân tích cho biết máy bay ném bom B-2 có thể đến Iran từ Diego Garcia trong 5-6 giờ. Quân đội Mỹ đã sử dụng đảo san hô này để thực hiện các cuộc tấn công vào Iraq và Afghanistan.
Đầu tuần này, các quan chức quốc phòng nói với Viện Hải quân Mỹ rằng Lầu Năm Góc đã chuyển hướng tàu sân bay USS Nimitz đến Trung Đông, trở thành tàu sân bay thứ hai của Mỹ trong khu vực cùng với tàu USS Carl Vinson./.
Iran Panic: USS Bataan 3,000 of US Navy Soldier Arrive in Middle East Border
Khi Mỹ tạo dựng thế trận chưa từng có hướng về Trung Đông giữa xung đột Israel-Iran
Chủ Nhật, 22/06/2025
Việc quân đội Mỹ tập trung lực lượng Hải quân hướng về Trung Đông, bao gồm cả tàu sân bay lớn nhất, hiện đại nhất USS Gerald R. Ford (CVN-78) sắp đến, đã tạo ra một thế trận chưa từng có.
Tàu sân bay USS Gerald R Ford của Hải quân Mỹ vận hành với tối đa 75 máy bay và được trang bị các hệ thống phóng hiện đại, mang lại khả năng tấn công và phòng không vượt trội. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Chuyên trang quân sự Armyrecognition.com ngày 21/6 cho biết USS Gerald R. Ford – tàu sân bay tiên tiến nhất của Hải quân Mỹ – dự kiến sẽ rời Căn cứ Hải quân Norfolk vào ngày 24/6/2025 để thực hiện một nhiệm vụ được lên kế hoạch tại châu Âu. Tuy nhiên, việc triển khai này diễn ra giữa lúc căng thẳng quân sự giữa Israel và Iran gia tăng, biến một nhiệm vụ vốn dĩ là thông lệ thành một động thái chiến lược có ý nghĩa to lớn. Khi con tàu này đến nơi, Hải quân Mỹ sẽ có ba tàu sân bay hoạt động gần Trung Đông, bao gồm USS Carl Vinson (CVN-70) và USS Nimitz (CVN-68) – đánh dấu một trong những thế trận hải quân tập trung nhất trong lịch sử gần đây của Mỹ.
Được đưa vào biên chế năm 2017, USS Gerald R. Ford là tàu đầu tiên thuộc lớp tàu sân bay mới nhằm thay thế các tàu lớp Nimitz đã cũ và tích hợp các công nghệ mang tính cách mạng cho chiến tranh thế kỷ XXI. Với lượng giãn nước khoảng 100.000 tấn và được vận hành bởi hai lò phản ứng hạt nhân A1B, tàu sân bay Gerald Ford có tầm hoạt động và khả năng duy trì nhiệm vụ gần như không giới hạn. Thiết kế của con tàu giúp giảm số lượng thủy thủ đoàn cần thiết trong khi nâng cao hiệu quả vận hành và khả năng sống sót, nhờ vào kiến trúc hoàn toàn điện hóa và hệ thống tự động hóa toàn diện.
Một trong những tính năng nổi bật của tàu sân bay Gerald Ford là Hệ thống Phóng máy bay điện từ (EMALS), thay thế cho các bệ phóng bằng hơi nước truyền thống. EMALS cho phép phóng máy bay mượt mà và kiểm soát tốt hơn, phù hợp với nhiều loại máy bay khác nhau, từ chiến đấu cơ hạng nặng đến thiết bị bay không người lái (UAV) hạng nhẹ, qua đó nâng cao tần suất xuất kích và kéo dài tuổi thọ của máy bay. Tàu sân bay Gerald Ford cũng được trang bị Hệ thống Hãm cáp tân tiến (AAG), giúp nâng cao hiệu quả thu hồi cả máy bay có người lái và không người lái. Tựu trung lại, những hệ thống này cho phép tàu sân bay Gerald Ford thực hiện tới 33% số lần xuất kích nhiều hơn mỗi ngày so với các tàu sân bay lớp Nimitz, với khả năng lên đến 160 lần xuất kích mỗi ngày trong tình huống tác chiến liên tục.
Tàu sân bay Gerald Ford mang theo Không đoàn Hàng không Mẫu hạm số 8 (Carrier Air Wing 8), thường bao gồm khoảng 75 máy bay, tạo nên một kho vũ khí trên biển không đối thủ. Biên chế này gồm khoảng 40 - 44 máy bay F/A-18E/F Super Hornet hoặc phối hợp với tiêm kích tàng hình đa nhiệm F-35C Lightning II; 5 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler; 4 - 5 máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye và 6 - 8 trực thăng MH-60R/S Seahawk phục vụ cho nhiệm vụ săn ngầm, hậu cần và tìm kiếm cứu nạn. Phi đội không quân hùng mạnh này giúp tàu sân bay Gerald Ford có thể tiến hành các nhiệm vụ tấn công tầm xa, duy trì ưu thế trên không, kiểm soát biển và hỗ trợ cho các chiến dịch đổ bộ cũng như hành động chung với độ chính xác linh hoạt.
Về phòng thủ, tàu sân bay Gerald Ford được trang bị các hệ thống radar hiện đại AN/SPY-3 và AN/SPY-4, giúp nâng cao nhận thức tình huống và theo dõi mối đe dọa. Tàu được bảo vệ bằng nhiều lớp hệ thống phòng thủ, bao gồm tên lửa RIM-116 Rolling Airframe, RIM-162 Evolved Sea Sparrow, hệ thống pháo phòng thủ tầm gần Phalanx CIWS, và hệ thống mồi bẫy điện tử Nulka – giúp tàu có khả năng chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa, UAV và máy bay chiến đấu. Thiết kế sàn tàu sân bay Gerald Ford được cải tiến với ba thang máy máy bay và diện tích sàn lớn hơn giúp tăng tốc độ xuất kích và nâng cao nhịp độ tác chiến trong môi trường chiến tranh cường độ cao.
Hiện tại, Hải quân Mỹ có nhiều tàu sân bay đang hoạt động hoặc trên đường tới Trung Đông, nhằm tăng cường hiện diện quân sự trước tình hình xung đột Israel–Iran. Tàu USS Carl Vinson đã được triển khai ở Biển Arab dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư lệnh Trung tâm (CENTCOM), thực hiện nhiệm vụ không kích các mục tiêu Houthi ở Yemen, sử dụng F/A‑18E/F Super Hornet và F-35C Lightning II cho các hoạt động hỗ trợ khu vực. Tàu USS Nimitz – trước đó đang tuần tra ở Biển Đông – đã được điều chuyển về phía Tây và đang tiến vào khu vực hoạt động của CENTCOM. Ngoài ra, tàu khu trục USS Thomas Hudner đang triển khai tại đông Địa Trung Hải và đã tham gia phòng thủ tên lửa cho Israel trong các đợt tấn công tên lửa gần đây của Iran.
Song song đó, Mỹ đã triển khai nhiều tàu khu trục lớp Arleigh Burke, bao gồm USS Arleigh Burke, USS The Sullivans và USS Spruance, hoạt động khắp Địa Trung Hải, Biển Đỏ và Biển Arab. Những tàu này thiết lập một kiến trúc phòng thủ hàng hải nhiều lớp, có khả năng đối phó với các mối đe dọa tên lửa đạn đạo và bảo vệ các tài sản trọng yếu của Mỹ và đồng minh. Việc tập trung lực lượng Hải quân, bao gồm cả tàu sân bay Gerald Ford sắp đến, được xem là đã tạo ra một thế trận chưa từng có. Với tàu Carl Vinson và tàu Nimitz đang hoạt động tại vùng biển CENTCOM đảm trách, còn tàu Gerald Ford tăng cường từ phía Đại Tây Dương, Mỹ thể hiện rõ năng lực răn đe và khả năng phản ứng nhanh ở mức cao.
Hỗ trợ cho lực lượng Hải quân này, Không quân Mỹ đã điều động thêm máy bay tiếp dầu, phi đội tiêm kích và các tài sản trinh sát – giám sát – do thám (ISR) đến các căn cứ tiền phương ở châu Âu. Các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot và THAAD đã được củng cố khắp vùng Vịnh và Levant, trong khi một số máy bay đã được rút khỏi Căn cứ Không quân Al Udeid ở Qatar nhằm bảo vệ chúng trước nguy cơ tấn công bằng tên lửa tầm xa của Iran. Đồng thời, các đơn vị bộ binh đồn trú cũng được tăng cường để đảm bảo an ninh cho các cơ sở chiến lược.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tối hậu thư kéo dài hai tuần cho Tehran, yêu cầu chấm dứt hoạt động làm giàu uranium hoặc sẽ đối mặt với hành động can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ. Lập trường này đánh dấu một bước chuyển có tính toán so với những tuyên bố trước đó yêu cầu Iran đầu hàng vô điều kiện, đồng thời phản ánh một cơ hội ngoại giao mang tính quyết định. Các nhà đàm phán châu Âu hiện đang tổ chức đàm phán với quan chức Iran tại Geneva, tuy nhiên Iran đến nay vẫn từ chối tham gia vì cho rằng bị ép buộc quân sự. Trong hậu trường, các quan chức Mỹ và đặc phái viên đồng minh vẫn đang tiến hành các kênh đàm phán bí mật nhằm tránh nguy cơ bùng phát xung đột rộng lớn hơn.
Các nhà hoạch định quân sự Mỹ đã hoàn tất các phương án tấn công dự phòng nhắm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở Fordow nằm sâu dưới lòng đất. Nếu nỗ lực ngoại giao thất bại hoặc Iran tiếp tục leo thang khiêu khích, tàu sân bay Gerald Ford và nhóm tàu tác chiến đi kèm sẽ cung cấp năng lực tấn công chính xác từ biển ngay lập tức. Mỗi nhóm tàu sân bay – với phi đội máy bay, tàu hộ tống mặt nước và hệ thống phòng thủ tích hợp, mang đến những năng lực bổ sung, cho phép triển khai linh hoạt trên Địa Trung Hải, Biển Đỏ hoặc Vịnh Arab.
Khi thời hạn ngoại giao sắp đến, mọi sự chú ý đổ dồn về hành động tiếp theo của Tehran. Việc Iran tiếp tục sử dụng tên lửa và UAV thông qua các lực lượng thân Tehran hay chọn con đường kiềm chế sẽ quyết định liệu sự hiện diện nhiều tàu sân bay của Hải quân Mỹ có duy trì vai trò răn đe hay trở thành lực lượng tác chiến trong giai đoạn tiếp theo của cuộc khủng hoảng khu vực ngày càng leo thang này. Việc triển khai tàu sân bay USS Gerald Ford không chỉ là biểu hiện phô trương sức mạnh, mà còn là thông điệp rõ ràng về quyết tâm của Mỹ trong một môi trường chiến lược ngày càng bất ổn.
New York Times: Lãnh tụ tối cao Iran trú trong hầm, chỉ định ứng viên kế nhiệm
Thứ Bảy, 21/06/2025
- Tờ New York Times dẫn các nguồn tin "quan chức Iran" cho rằng lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei ẩn náu ở hầm bí mật và đã chuẩn bị phương án nhân sự thay thế.
Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei nói nước này kiên quyết chống lại "cuộc chiến tranh áp đặt" và "hòa bình áp đặt", khẳng định sẽ không đầu hàng.
Theo bài viết của New York Times (NYT), ông Ayatollah Ali Khamenei, Lãnh tụ tối cao Iran, ẩn náu trong một hầm ngầm bí mật trong khi Israel tiếp tục chiến dịch không kích dữ dội nhằm vào Tehran và các mục tiêu chiến lược khắp Iran.
Theo tiết lộ của ba quan chức Iran, ông Khamenei được cho là đã dừng mọi liên lạc điện tử, chỉ trao đổi với chỉ huy qua một trợ lý thân tín để tránh bị ám sát.
Ngoài ra, nguồn tin của NYT cũng cho rằng, trong bước đi được cho là chưa từng có tiền lệ, ông Ayatollah Khamenei, 86 tuổi, đã chỉ định ba giáo sĩ cấp cao làm ứng viên kế nhiệm nếu ông bị sát hại. Đồng thời, ông cũng chuẩn bị các phương án thay thế dàn chỉ huy quân sự chủ chốt trong trường hợp họ bị tiêu diệt.
Con trai của ông Ayatollah Khamenei là Mojtaba, cũng là một giáo sĩ và thân cận với Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, người từng được đồn đoán là ứng cử viên hàng đầu, không nằm trong số các ứng cử viên.
Ông Ayatollah Khamenei cũng được cho là đã yêu cầu Hội đồng Chuyên gia - cơ quan có thẩm quyền chọn Lãnh tụ tối cao mới - phải nhanh chóng lựa chọn người kế nhiệm từ ba ứng viên ông đề cử, nhằm đảm bảo sự chuyển giao quyền lực suôn sẻ nếu tình huống xấu nhất xảy ra.
Israel trong tuần qua tiến hành các đợt không kích dữ dội nhất nhằm vào Iran kể từ chiến tranh Iran-Iraq thập niên 1980. Các cuộc tấn công tàn phá nặng nề Tehran, phá hủy cơ sở hạ tầng, giết chết hàng trăm người và làm bị thương hàng nghìn người.
Iran sau cú sốc ban đầu đã tái tổ chức và thực hiện các đòn trả đũa bằng tên lửa, UAV, nhắm vào các mục tiêu ở Israel. Các quan chức Iran cũng được cho là đang chuẩn bị cho nhiều kịch bản khác nhau.
Theo NYT, các quan chức Iran từng thừa nhận quốc gia này bị “rò rỉ an ninh và tình báo nghiêm trọng”, khi các chỉ huy cấp cao bị ám sát chỉ trong vòng một giờ đầu chiến dịch. Các khả năng về thâm nhập nội bộ, khả năng Mỹ tham chiến và nguy cơ hạ tầng trọng yếu bị phá hủy hoàn toàn khiến ban lãnh đạo Iran lo ngại.
Bộ Tình báo nước này đã công bố một loạt giao thức an ninh, yêu cầu các quan chức ngừng sử dụng điện thoại di động hoặc bất kỳ thiết bị điện tử nào để liên lạc. Theo hai quan chức Iran, họ cũng đã ra lệnh cho tất cả các quan chức chính phủ cấp cao và chỉ huy quân đội ở dưới lòng đất.
Hầu như mỗi ngày, Bộ Tình báo hoặc Lực lượng Vũ trang đều ban hành chỉ thị cho công chúng báo cáo về những cá nhân và chuyển động xe đáng ngờ, và không được chụp ảnh, quay video các cuộc tấn công vào các địa điểm nhạy cảm.