Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 60255
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất

    by music123 » Chủ nhật Tháng 1 28, 2024 11:41 am

    Mỹ thực hiện chiến lược mới giúp Ukraine đánh bại Nga

    Minh Nhật (theo Pravda)
    Thứ bảy, ngày 27/01/2024

    Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đưa ra chiến lược hỗ trợ mới cho Ukraine, trong đó tập trung vào việc giúp Ukraine chống lại những bước tiến mới của Nga, thay vì giành lại lãnh thổ mà Moscow đang kiểm soát.

    Hình ảnh

    Bất kỳ chiến lược mới nào của Mỹ nhằm giúp Ukraine chống lại Nga cũng cần Quốc hội Mỹ chấp thuận gói viện trợ mới bổ sung trị giá 61 triệu USD dành cho Ukraine của chính quyền Biden. Ảnh IT

    The Washington Post, trích dẫn nguồn tin trong chính quyền Biden đưa tin, Washington "đang đưa ra một chiến lược mới sẽ không nhấn mạnh đến việc giành lại lãnh thổ cho Ukraine mà thay vào đó tập trung vào việc giúp Ukraine chống lại những bước tiến mới của Nga trong khi hướng tới mục tiêu dài hạn là tăng cường lực lượng chiến đấu và nền kinh tế của nước này".

    Một quan chức chính quyền cấp cao nói với The Washington Post rằng mục tiêu là giúp Ukraine duy trì các vị trí trên chiến trường đồng thời đưa nước này “vào một quỹ đạo khác để mạnh hơn nhiều vào cuối năm 2024 và đưa họ tiến xa hơn thông qua con đường bền vững”.

    Kế hoạch của Mỹ là một phần trong nỗ lực đa phương của gần 30 quốc gia nhằm cung cấp hỗ trợ kinh tế và an ninh lâu dài cho Ukraine, tờ Washington Post viết.

    Mỗi nước đang chuẩn bị một văn bản nêu rõ những cam kết cụ thể của mình trong thời gian 10 năm tới.

    “Tuy nhiên, sự thành công của chiến lược này gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, nước cho đến nay là nhà tài trợ tiền bạc và thiết bị lớn nhất cho Ukraine, đồng thời là người điều phối các nỗ lực đa phương”, tờ Washington Post đưa tin.


    Nhưng để thực hiện cam kết, yêu cầu tài trợ bổ sung trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine của chính quyền Biden trước tiên phải được Quốc hội Mỹ chấp thuận.

    Các quan chức Mỹ cũng tiết lộ với The Washington Post rằng, tài liệu mới sẽ đảm bảo hỗ trợ cho các hoạt động quân sự ngắn hạn cũng như xây dựng một lực lượng quân sự Ukraine trong tương lai có thể ngăn chặn các hành vi khiêu khích của Nga.

    Tờ Washington Post viết rằng, hy vọng của phương Tây vào năm 2024 là Ukraine sẽ không mất nhiều lãnh thổ hơn 1/5 lãnh thổ đất nước hiện đang bị Nga kiểm soát.

    Trong cuộc trò chuyện với các nhà lập pháp, các quan chức chính quyền đã nhấn mạnh rằng chỉ khoảng một nửa trong số 61 tỷ USD viện trợ là dành cho chiến trường hiện tại, trong khi phần còn lại "hướng tới việc giúp Ukraine củng cố một tương lai an toàn mà không cần viện trợ lớn của phương Tây".
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 60255
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất

    by music123 » Chủ nhật Tháng 1 28, 2024 11:42 am

    Siêu tăng T-90 Nga lộ điểm yếu khi giáp lá cà với thiết giáp Ukraine

    Đức Hoàng
    Chủ nhật, 28/01/2024


    - Chuyên gia nhận định, đoạn video ghi lại cảnh thiết giáp M2 của Ukraine phá hủy xe tăng T-90 của Nga cho thấy siêu tăng của Moscow có điểm yếu dù sở hữu thông số vượt trội hơn.

    Hình ảnh

    Thiết giáp Bradley của Ukraine nã hỏa lực vào siêu tăng T-90 của Nga (Ảnh: Telegraph).

    Trong tháng này, thiết giáp M2 Bradley của Ukraine đã phá hủy xe tăng T-90 của Nga trong một trận chiến Stepove, bên ngoài Avdiivka.

    Trong cuộc đối đầu với chiếc xe tăng được trang bị vũ khí và lớp giáp thép mạnh mẽ hơn, kíp lái M2 đã có chiến thuật sáng tạo để giành lợi thế. Nó đồng thời cho thấy nhược điểm trên chiếc T-90 khiến Ukraine đã khai thác thành công.


    Mykola Salamakha, một chuyên gia về tác chiến xe tăng, cho hay, T-90 có thông số kỹ thuật vượt trội và trên lý thuyết có thể áp đảo M2 trong một cuộc chiến giáp lá cà. Tuy nhiên, T-90 cũng sở hữu những điểm yếu.

    Đầu tiên, các điểm ngắm và công cụ quan sát dành cho cả chỉ huy xe tăng và xạ thủ của T-90 quá hẹp để cận chiến: 4⁰ khi phóng to cỡ 12x và 12⁰ khi phóng to cỡ 4x. Điều này khiến kíp lái T-90 khó quan sát trọn vẹn tình hình bên ngoài, nhất là trong bối cảnh thiết giáp Ukraine áp sát ở khoảng cách chỉ 150-200m.

    Một đặc điểm khác là tấm bảo vệ trên ống ngắm của súng PNM-T và ống ngắm toàn cảnh quá lớn, khiến chúng dễ dàng trở thành mục tiêu hoàn hảo để bắn ở cự ly 150m.

    Trong đoạn video nói trên, kíp lái của M2 đã nhắm hỏa lực vào bộ phận quang học của xe tăng T-90. Đây là bộ phận giúp kíp xe tăng Nga quan sát chiến trường. Lúc này, xe tăng Nga trở nên mất phương hướng vì không thể quan sát chiến trường và quân nhân Ukraine bắt đầu tung đòn quyết định.

    Ngoài ra, T-90 còn có vấn đề về hỏa lực. Quá trình nạp đạn trên xe tăng mất ít nhất 8 giây trong khi pháo tự động M242 Bushmaster của M2 Bradley có thể bắn gần như không ngừng nghỉ. Trong một trận giáp lá cà, việc đạn được phóng ra liên tiếp rất quan trọng để một bên áp đảo bên còn lại. Các xe sẽ không có nhiều thời gian để phản ứng với tình huống khi bị tấn công liên tiếp.

    Ngoài ra, theo chuyên gia Salamakha, T-90 cũng có những điểm yếu khác dễ bị khai thác khi cận chiến.

    Phần tháp chỉ huy nhìn chung chỉ được bảo vệ bằng giáp 30mm, tháp pháo có lớp giáp chỉ dày 25mm, khu đựng đạn phía sau tháp pháo được bọc giáp 20mm, còn lớp giáp phía 40mm phía sau có thể chịu được một phát bắn của súng phóng lựu nhưng không thể chịu được một phát bắn bằng đạn xuyên giáp của Bradley.

    Đây là những điểm yếu mà đối phương hoàn toàn có thể nhằm vào khi cận chiến với T-90, làm suy giảm đáng kể năng lực tác chiến của siêu tăng này. Đó là lý do vì sao T-90 dù áp đảo về mặt thông số nhưng lại chịu thất thế trước Bradley trong cuộc đối đầu trực diện.

    Bradley là xe chiến đấu bộ binh do Mỹ phát triển vào những năm 1970 để đối phó với xe chiến đấu bộ binh của Liên Xô.

    Ngoài khả năng chở binh sĩ và bảo vệ cho bộ binh trên chiến trường, xe bọc thép này còn được coi là một loại "sát thủ diệt tăng" khi được trang bị 2 bệ phóng với 7 tên lửa chống tăng TOW. Lớp giáp của Bradley có thể chịu được hỏa lực súng máy hạng nặng đối thủ.

    Theo Defense Exp
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 60255
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất

    by music123 » Chủ nhật Tháng 1 28, 2024 11:43 am

    Ukraine công bố vũ khí mới thống trị Biển Đen chắc chắn khiến Hải quân Nga 'ngồi trên đống lửa'

    Minh Nhật (theo Euromaidanpress)
    Thứ bảy, ngày 27/01/2024

    Ukraine đang phát triển dự án robot không người lái dưới nước mới nhằm tiêu diệt Hải quân Nga ở Biển Đen và bảo vệ vùng biển Ukraine, theo Euromaidanpress.


    Hình ảnh

    Thiết bị không người lái dưới nước Marichka do Ukraine sản xuất. Ảnh minh họa: ảnh chụp màn hình từ video của Ukraine/Euromaidanpress

    Ukraine đã triển khai dự án robot không người lái dưới nước mới mang tên FURY (một loại robot Hải quân đầu tiên của Ukraine) nhằm tiêu diệt Hạm đội Biển Đen của Nga và đảm bảo an ninh cho các cảng Biển Đen của Kiev, Naval News đưa tin.

    Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh, các thiết bị không người lái tự sát hàng hải của Ukraine nhắm mục tiêu vào các tàu chiến Nga ở Biển Đen đang định hình lại cuộc chiến hải quân giữa 2 bên. Tuy nhiên, theo Naval News, lợi thế của những thiết bị không người lái như vậy đang bị xói mòn khi Nga cải thiện khả năng phòng thủ của mình.

    "Nếu phía Ukraine không tiếp tục đổi mới, Nga có thể lấy lại ưu thế ở Biển Đen. Đặc biệt là khi chiến tranh có vẻ sẽ kéo dài trong nhiều năm. Mặc dù các tàu mặt nước không người lái vẫn có tác dụng nhưng những phát triển mới sẽ tiếp tục gây căng thẳng cho hệ thống phòng thủ của Nga", nhà phân tích quân sự Mỹ HI Sutton cho biết.

    Trong những tháng gần đây, Lực lượng vũ trang Ukraine đã nhiều lần tấn công thành công Hạm đội Nga ở Biển Đen bằng cách sử dụng tàu nổi không người lái và tên lửa tầm xa. Giờ đây, quân đội Ukraine đang thực hiện các biện pháp để thống trị Biển Đen với sự trợ giúp của cả đội quân tàu không người lái dưới nước.

    Trong khuôn khổ dự án thiết bị không người lái FURY mới, Ukraine sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt thiết bị không người lái có vũ trang dưới nước để đẩy Hạm đội Biển Đen của Nga ra khỏi Crimea và lãnh hải của Ukraine.

    Theo Naval News, dự án FURY có ý định hợp tác với một nhà sản xuất thiết bị không người lái giấu tên của phương Tây và đặt mục tiêu vũ khí hóa nền tảng hiện có thay vì tạo ra một nền tảng mới từ đầu. Cách tiếp cận như vậy sẽ làm giảm rủi ro phát triển và tăng cường khả năng của thiết bị không người lái có vũ trang.

    Theo ông HI Sutton, thiết bị không người lái dưới nước mang lại tính linh hoạt cao hơn so với các tàu mặt nước và không đòi hỏi nhiều nỗ lực kỹ thuật như tàu ngầm thông thường.

    "Các phương tiện dưới nước tự động được trang bị vũ khí có những ưu điểm rõ ràng về tính bất ngờ, khả năng tàng hình và khả năng sống sót. Mặc dù chúng có thể đắt hơn các tàu mặt nước không có người lái hiện tại nhưng chúng có thể tái sử dụng và do đó rẻ hơn về lâu dài. Đồng thời, chúng không yêu cầu lực lượng hậu cần và nhân sự như các tàu ngầm thông thường", nhà phân tích HI Sutton bình luận. "Ukraine cần đi trước hai bước. Nếu Ukraine không làm vậy, Nga có thể dễ dàng giành lại quyền thống trị hoàn toàn ở Biển Đen. Họ sẽ có thể hoạt động mà không bị ngăn chặn", ông Sutton nói thêm.

    Theo Euromaidanpress, thiết bị không người lái dưới nước mới của Ukraine sẽ có thể mang nhiều loại vũ khí như mìn, ngư lôi hoặc thậm chí là tên lửa. Chúng cũng có thể được trang bị nhiều loại cảm biến để thực hiện nhiệm vụ trinh sát.

    Theo Naval News, kết hợp với vũ khí tầm xa, các phương tiện dưới nước tự hành có vũ trang có thể đe dọa Hạm đội Nga trên toàn bộ Biển Đen và thực hiện các nhiệm vụ bất khả thi với các máy bay không người lái trên mặt nước hiện nay.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 60255
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Cập nhật Chiến sự Ukraine:Các diễn biến mới nhất

    by music123 » Thứ 2 Tháng 1 29, 2024 5:36 pm

    Hình ảnh

    Máy bay cảnh báo sớm Beriev A-50 bay qua Quảng trường Đỏ trong cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng đánh dấu 75 năm chiến thắng trong Thế chiến thứ hai, vào ngày 24/6/2020 tại Moscow, Nga. (Ảnh: Evgeny Biyatov - Host Photo Agency via Getty Images)

    Ukraine đặt bẫy phục kích, bắn rơi máy bay A-50 quý giá của Nga như thế nào?


    Viên Minh • 29/01/24

    Ngày 13/1, máy bay cảnh báo sớm mạnh nhất của Nga là A50 bị bắn hạ trên chiến trường Ukraine, đây có thể là máy bay cảnh báo sớm đầu tiên bị bắn rơi trong lịch sử nhân loại. Công việc chính của máy bay cảnh báo sớm là tiến hành giám sát toàn diện máy bay tên lửa trên chiến trường, khi địch phóng tên lửa đạn đạo tới, nó có thể đóng vai trò cảnh báo sớm và được gọi là máy bay cảnh báo sớm. Về mặt lý thuyết, máy bay cảnh báo sớm ở rất xa mặt trận và khó bị địch bắn hạ. Cho dù Nga mất Su-35 và Su-34 cũng được, tại sao lần này ngay cả máy bay cảnh báo sớm A50 cũng bị Ukraine bắn hạ?

    Cái bẫy của Ukraine

    Ngày 13/1, Ukraine phát động cuộc tấn công được lên kế hoạch kỹ càng, không quân Ukraine điều động máy bay ném bom Su-24 ném bom căn cứ Không quân Nga trên bán đảo Crimea, nhiều radar của phòng không bị phá hủy.


    Nếu Ukraine điều động Su-24, rất có thể sẽ phóng tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh. Cho đến nay, tên lửa hành trình Storm Shadow chưa thể phóng từ mặt đất mà chỉ có thể phóng từ trên không bằng máy bay. Tuy nhiên MiG-29 của Ukraine không thể phóng tên lửa hành trình, vì vậy, máy bay ném bom Su-24 đã trở thành máy bay duy nhất có khả năng phóng tên lửa hành trình Storm Shadow.

    Vì vậy, dựa trên tin tức này, chúng ta có thể xác nhận rằng thoạt đầu Ukraine đã khai hoả tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh hỗ trợ. Nói thêm một chút về tên lửa hành trình Storm Shadow. Nó đã nhiều lần tỏa sáng trong các cuộc chiến trước đây. Ví dụ, trong cuộc tấn công vào cảng Sevastopol ở Crimea năm ngoái, tên lửa Storm Shadow đã bắn trúng một tàu ngầm lớp Kilo đang được bảo trì. Vài tuần sau, Ukraine dùng tên lửa Storm Shadow tấn công bộ tư lệnh hạm đội Biển Đen đang tổ chức một cuộc họp. Đó đều là những cú đòn giáng vô cùng chí mạng vào quân đội Nga khiến Moscow không chỉ thiệt hại vũ khí mà còn mất cả tướng chỉ huy.

    Nói cách khác, hệ thống phòng không hiện tại của Nga, dù là S-300, S-400 hay Buk thời Liên Xô, chúng đều không thể đánh chặn tên lửa hành trình Storm Shadow một cách hiệu quả. Làn sóng tấn công đầu tiên của Ukraine đã thành công, bởi vì một số lượng lớn radar phòng không tiền tuyến đã bị phá hủy, điều này dẫn đến một khoảng trống trong lực lượng phòng không của Nga ở khu vực Crimea, gây thiệt hại nặng nề cho Nga. Lúc này, không quân Nga đã phải ra một quyết định quan trọng cho máy bay cảnh báo sớm A-50 cất cánh để bù đắp cho việc thiếu radar phòng không mặt đất.

    Ở đây chúng tôi muốn giải thích một chút, tại sao những người đứng đầu lực lượng Không quân Nga lại coi trọng vấn đề này đến vậy. Điều này là do làn sóng tấn công đầu tiên của Ukraine nhắm vào các radar phòng không của Nga, vậy khẳng định còn có bước hành động tiếp theo mới có thể tấn công radar phòng không, nếu không chỉ cần đến thẳng căn cứ địa hoặc bộ tư lệnh của không quân Nga. Vì vậy chúng ta có thể hiểu rằng, khi đó không quân Nga hẳn đã rất lo lắng.

    Một máy bay cảnh báo sớm A50U cất cánh và một máy bay chỉ huy trên không IL-22 cất cánh cùng lúc. Ngoài ra, còn có ít nhất 2 chiếc Su-30SM hộ tống máy bay. Tất cả những điều này đều nằm trong kế hoạch của Ukraine và Ukraine đã gài bẫy máy bay cảnh báo sớm của Nga. Ngày 14/1, một chiếc Su-34 trong chiến trường báo cáo rằng hệ thống tác chiến điện tử đã ghi lại tín hiệu truyền radar từ hệ thống S-300 của Ukraine.

    Ukraine triển khai hỗn hợp tên lửa phòng không Patriot và tên lửa phòng không S-300 trên tiền tuyến. Ukraine lần đầu tiên kích hoạt radar S-300, sau khi phát hiện ra phương hướng máy bay cảnh báo sớm của Nga, cung cấp cho tên lửa Patriot góc phương vị và tầm bắn của mục tiêu, radar Patriot chỉ mất vài giây để khởi động, nhờ góc phương vị và khoảng cách chính xác, radar của Patriot có thể thu thập dữ liệu mục tiêu và phóng tên lửa.

    Khoảng thời gian này là đủ đối với người Ukraine, nhưng lại quá ngắn đối với người Nga, thời gian để radar của Patriot chỉ mất vài giây, khiến Nga không thể phát hiện được vị trí của tên lửa Patriot một cách chính xác, thậm chí không thể đánh giá đây là mối đe dọa. Sau đó, Ukraine phóng tên lửa và đánh trúng mục tiêu, hệ thống S-300 và Patriot ngừng phóng và nhanh chóng chuyển hệ thống để tránh khả năng bị Nga trả đũa.

    Máy bay cảnh báo sớm A-50 và máy bay chỉ huy không quân IL-22 của Nga bị tên lửa Patriot bắn trúng ở khoảng cách 90 đến 120 km sau khi cất cánh. Một chiếc máy bay cảnh báo sớm A-50 bốc cháy và lao xuống đầm lầy phía nam Berdyansk của Ukraine khiến toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng. Tên lửa nhắm vào máy bay chỉ huy không quân IL-22 phát nổ ở cự ly ngắn gần mục tiêu, bao phủ toàn bộ máy bay bằng mảnh đạn, trong số 4 thành viên phi hành đoàn, 2 người thiệt mạng và 2 người bị thương. IL-22 đã thực hiện cuộc gọi khẩn cấp để hạ cánh nhưng hai thành viên phi hành đoàn còn lại vẫn cố gắng lái chiếc máy bay bị hư hỏng nặng trở lại sân bay Crimea.

    Đây là toàn bộ kế hoạch chính xác do Ukraine dàn dựng để bắn hạ máy bay cảnh báo sớm của Nga.

    Chúng tôi sẽ giải thích chỗ tinh xảo của toàn bộ kế hoạch. Ban đầu, tên lửa hành trình Storm Shadow được sử dụng để tấn công các radar của Crimea, điều này để lại khoảng trống trong cảnh báo phòng không tiền tuyến của Nga, buộc Nga phải điều động máy bay cảnh báo sớm của riêng mình. Nhưng sau đó có một vấn đề rất mấu chốt, đó là hiệu suất hoạt động của máy bay cảnh báo sớm A-50 của Nga. E rằng nó không tốt bằng tuyên truyền chính thức của Nga, điều này đòi hỏi máy bay cảnh báo sớm A-50 phải bay sát tiền tuyến, đánh giá từ vị trí vụ tai nạn ở miền nam Ukraine, khoảng cách giữa chiếc máy bay cảnh báo sớm A-50 này và tiền tuyến chỉ khoảng 100 km. Và khoảng cách như vậy chỉ nằm trong tầm bắn của Patriot nên việc bắn hạ chiếc máy bay cảnh báo sớm này cũng không phải là vấn đề.

    Nếu đọc báo chí Trung Quốc trước đây, nhiều người thổi phồng về tầm phát hiện của máy bay cảnh báo sớm A-50 của Nga có thể lên tới hơn 400 km. Tuy nhiên, nếu tính năng của máy bay cảnh báo sớm A-50 tốt như vậy thì tại sao nó lại thực hiện nhiệm vụ ở vùng nguy hiểm cách tiền tuyến 100 km? Rõ ràng, hiệu suất thực tế của máy bay cảnh báo sớm Nga có lẽ chưa bằng một nửa so với con số được quảng cáo, khoảng cách phát hiện thực tế có lẽ chỉ từ 100 đến 200 km.

    Máy bay cảnh báo sớm A-50 của Nga được phát triển dựa trên máy bay vận tải IL-76, kể từ những năm 1980, tổng cộng hơn 40 chiếc A-50 đã được sản xuất, nhưng tính đến năm 2022, chỉ còn lại khoảng 16 máy bay và chỉ có 9 đến 11 chiếc trong số đó có thể ở trạng thái có thể bay được. Các báo cáo từ cuối năm 2022 cho thấy trong số máy bay còn lại, chỉ có 3 chiếc có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ. Các máy bay khác đều có vấn đề với cái này hoặc cái kia.

    Để làm tê liệt Nga và bảo vệ hệ thống Patriot, Ukraine sử dụng radar S-300 để phát hiện. Là bởi nếu sử dụng radar của Patriot sẽ có hai hậu quả:

    Thứ nhất, Không quân Nga cảnh giác hơn, vì bản thân Nga cũng biết điều đó, Patriot là vũ khí phòng không đáng gờm hơn S-300, S-300 có tầm bắn ngắn hơn, ngay cả khi bị radar phát hiện, tên lửa S-300 được Ukraine sử dụng có tầm bắn rất ngắn và không thể gây ra mối đe dọa cho Không quân Nga.

    Hậu quả thứ hai có thể xảy ra là nếu radar Patriot được bật quá lâu, có thể bị máy bay cảnh báo sớm thám thính được, tiết lộ vị trí của bản thân, trước khi tấn công máy bay cảnh báo sớm của Nga, đã trở thành mục tiêu tấn công của Nga, như vậy cái được nhiều hơn cái mất.

    Khi cuộc chiến đi tới giai đoạn này, nhiều tên lửa trong hệ thống S-300 của Ukraine gần như đã được sử dụng hết, nhưng thiết bị radar vẫn có thể được sử dụng, vì vậy lần này sử dụng radar S-300 rất khéo léo để thám thính, sau khi xác định góc phương vị và khoảng cách, dữ liệu được truyền về Patriot, cho phép Patriot khóa máy bay cảnh báo sớm chỉ trong vài giây. Kế hoạch này chỉ có thể nói là tương đối tuyệt diệu.


    Tại sao tên lửa Patriot 2 lại bắn rơi máy bay A-50?

    Còn có một vấn đề cuối cùng về toàn bộ sự việc: Máy bay cảnh báo sớm A-50 và máy bay chỉ huy không quân IL-22 của Nga bắn trúng tên lửa nào? Tôi chắc chắn 95% đó là Patriot II, không phải Patriot III hay S-300.

    Ukraine hiện đang sử dụng các mẫu S-300 cũ được sản xuất từ ​​thời Liên Xô, chẳng hạn tên lửa 5K55 có tầm bắn chỉ khoảng 50 km, hoàn toàn không có cách nào bắn trúng máy bay cảnh báo sớm.

    Đánh giá từ bức ảnh cuối cùng về vết thương của máy bay chỉ huy không quân IL-22, tên lửa bay tới nên sử dụng chế độ tiêu diệt phân mảnh kích nổ tầm ngắn, nói một cách thẳng thắn là khi tên lửa phòng không bay vòng quanh mục tiêu thì nó sẽ phát nổ, nó dùng mảnh vỡ của chính mình để đánh vào vào khung máy bay địch, điều này sẽ để lại nhiều tổn thương trên thân và đuôi máy bay IL-22.

    Tên lửa sử dụng kiểu mẫu này là Patriot II, tên lửa Patriot III mới nhất của Mỹ đã thay đổi kiểu thức sát thương và sử dụng động năng sát thương. Động năng sát thương là gì, nghĩa là nếu tôi không đến gần anh và phát nổ, tôi sẽ trực tiếp đâm vào và phá hủy anh hoàn toàn.

    Tại sao tên lửa Patriot của Mỹ lại có sự thay đổi như vậy? Điều này là do trong giai đoạn đầu phát triển tên lửa phòng không, rất khó kiểm soát độ chính xác của tên lửa, nếu chọn chế độ đánh chặn động năng, bạn phải bắn trúng mục tiêu của đối phương một cách chính xác mới được, máy bay và tên lửa bay với tốc độ cao và có thể bỏ qua mục tiêu trong nháy mắt. Lúc này, lựa chọn nổ xung quanh mục tiêu có thể tăng diện tích sát thương và tăng khả năng đánh chặn máy bay địch. Công nghệ tên lửa Patriot III của Mỹ đã đủ thành thục, đủ tiên tiến, Hoa Kỳ tự tin đến mức như vậy, sử dụng động năng để tiêu diệt có thể tìm thấy chính xác các mục tiêu bay tốc độ cao và đánh xuyên qua.

    Qua sự việc này, chúng ta cũng có thể thấy được ưu nhược điểm của vụ nổ tầm ngắn và động năng sát thương, nếu lần này Ukraine sử dụng Patriot III, với kiểu động năng sát thương và chính xác của Patriot III, khi đó máy bay chỉ huy không quân IL-22 sẽ không thể sống sót trở về căn cứ địa, nó sẽ bị Patriot III cho nổ tung trên không. Mặc dù vụ nổ tầm ngắn có thể gây sát thương trên diện rộng nhưng chúng có thể không gây tử vong chỉ trong một đòn.

    Qua sự việc Ukraine săn lùng máy bay cảnh báo sớm A-50 của Nga, chúng ta có thể thấy được vai trò to lớn của vũ khí phương Tây trong cuộc chiến hiện nay ở Ukraine. Bước đi đầu tiên của Ukraine là dụ máy bay cảnh báo sớm xuất kích, sử dụng tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh cung cấp, đòn cuối cùng là tên lửa phòng không Patriot do Mỹ cung cấp, hết chiến tích này đến chiến tích khác trên chiến trường Ukraine tiếp tục cho chúng ta thấy, vũ khí của phương Tây có lợi thế mang tính áp đảo tuyệt đối so với vũ khí của Nga.

    Theo Epochtimes
    Viên Minh biên dịch
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot], music123 và 61 khách