Vợ đại gia Thanh Bùi bị truy tố chiếm đoạt hơn 304.000 tỷ đồng của SCB
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 58978
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Bắt nữ tỷ phú bất động sản Trương Mỹ Lan

    by music123 » Thứ 2 Tháng 10 10, 2022 6:18 pm

    Bí ẩn 'cái chết một người vừa bị bắt trong vụ Trương Mỹ Lan’

    10/10/22

    Hình ảnh

    Hình chụp được cho là thông báo tin buồn ngày 10/10 của gia đình bà Nguyễn Phương Hồng


    Bà Nguyễn Phương Hồng, bị can được thông báo đã bị bắt cùng doanh nhân Trương Mỹ Lan ngày 7/10, bỗng được thông báo đã chết.

    Báo Pháp luật TPHCM tối 10/10 đưa tin: “Gia đình đã phát tang bà Nguyễn Phương Hồng, trợ lý Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Bà Hồng là bị can, bị công an khởi tố, bắt giam trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”

    “Tối ngày 10/10, gia đình phát tang bà Nguyễn Phương Hồng tại nhà riêng ở đường Nam Hòa, phường Phước Long A, TP Thủ Đức, TP.HCM,” theo báo.

    BBC cũng đã thấy ảnh chụp cáo phó, được cho là của gia đình, thông báo về cái chết của bà Nguyễn Phương Hồng.

    Nhưng vài giờ sau khi đăng tin, bài báo trên website Pháp luật TPHCM đã biến mất.

    Báo Pháp luật TPHCM nói: “Tối 10/10, quanh khu vực đám tang bà Hồng, nhiều dân quân tự vệ, CSGT, CSCĐ, Công an phường tuần tra. Các phương tiện, người dân dừng lại quan sát, chụp hình đều bị nhắc nhở.”

    “Theo cáo phó của gia đình, bà Hồng qua đời lúc 3 giờ 30 phút ngày 9-10-2022, hưởng dương 39 tuổi.”

    Vài giờ sau cùng ngày 10/10, bài báo đã biến mất khỏi trang web báo Pháp luật TPHCM.

    Dư luận đang chờ đợi liệu Bộ Công an Việt Nam sang ngày 11/10 có đưa ra thông tin hay không xung quanh trường hợp bà Nguyễn Phương Hồng.

    Khởi tố trước đó


    Ngày 8/10, Cơ quan CSĐT Bộ Công an Việt Nam nói họ đang điều tra, xác minh một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư, của các công ty, đơn vị liên quan Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông.

    Bộ Công an nói ngày 7/10, đã ra quyết định khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.

    Đồng thời, công an đã khởi tố khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với:

    Bà Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát)

    Bà Trương Huệ Vân (sinh năm 1988, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor)

    Bà Nguyễn Phương Hồng (sinh năm 1984, trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát)

    Ông Hồ Bửu Phương (sinh năm 1972, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát)

    Bốn người cùng bị khởi tố, bị bắt về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

    Theo thông báo của Bộ Công an ngày 8/10, có thể hiểu bà Nguyễn Phương Hồng đã bị bắt tạm giam.

    Còn tin của báo Pháp luật TPHCM không cho biết bà Phương Hồng qua đời tại địa điểm nào.

    Tới cuối hôm 10/10, có vẻ chỉ mới có báo Pháp luật TPHCM đưa tin vụ việc và sau đó xóa bài, nên còn nhiều chi tiết chưa rõ ràng.

    Ông Nguyễn Tiến Thành qua đời trước đó

    Tần suất xuất hiện của các từ khóa liên quan Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đột ngột lên cao đứng đầu tại Việt Nam trong ngày 7/10.

    Google Xu Hướng (Google Trends), công cụ khảo sát các tần suất xuất hiện của các từ khóa, các chủ đề và cụm từ, cho thấy các chủ đề đang đứng đầu, tính tới chiều ngày 7/10, giờ Việt Nam, liên quan tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

    Cụ thể, từ khóa đầu tiên liên quan Chủ tịch Chứng khoán Tân Việt, thành viên HĐQT độc lập SCB Nguyễn Tiến Thành qua đời đột ngột hưởng dương 50 tuổi.

    Ông Thành là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng - phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

    Từ năm 2017, ông Thành cũng đảm nhiệm vị trí thành viên hội đồng quản trị độc lập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

    Ngày 7/10, báo chí nói ông Thành qua đời vì đột quỵ.

    Sang ngày 8/10, Bộ Công an thông báo đã khởi tố bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 3 đồng phạm.

    BBC
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 58978
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Bắt nữ tỷ phú bất động sản Trương Mỹ Lan

    by music123 » Thứ 2 Tháng 10 10, 2022 6:22 pm

    Vụ bắt bà Trương Mỹ Lan: Dân Sài Gòn hoang mang rút tiền, tìm chỗ đầu tư

    10 tháng 10 2022
    Song May

    Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ TP.HCM

    Hình ảnh

    Chi nhánh SCB trên đường Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp - tình trạng đông kịt người giao dịch, lực lượng dân phòng và cảnh sát trật tự phải đến để hỗ trợ giảm ùn tắc.



    Thứ bảy 8/10/2022 dân Sài Gòn rần rần bàn tán, khi trên mạng tràn ngập tin bà Trương Mỹ Lan bị bắt và các chi nhánh ngân hàng SCB đông nghẹt khách rút tiền trước hạn.

    Chiều 7/10 đến ngân hàng SCB ở đường Nguyễn Thông (quận 3) để mở tài khoản, tôi ngán ngẩm vì chờ đợi quá lâu. Các quầy giao dịch và các hàng ghế ngồi chờ đều kín khách, nhiều người phải đứng. Một vị khách nữ ngồi gần tôi cầm trên tay vài cuốn sổ tiết kiệm SCB với vẻ nôn nóng. Nhận một cuộc gọi từ ai đó, cô ấy nói khẽ: “Đông lắm, đang chờ gọi tất toán”.

    Tôi vẫn thấy sự đông đúc của SCB chiều 7/10 bình thường vì hồi tháng 5/2022 đến ngân hàng này tôi cũng phải chờ đợi rất lâu. Từ năm 2019 đến nay, SCB nổi tiếng là ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nhất, nên hầu hết những ai không dám đầu tư chứng khoán hoặc bất động sản thì đều dồn tiền gửi ở đây.

    Sáng 8/10 đọc thông tin về bà Trương Mỹ Lan bị tạm giam và SCB gần như “thất thủ” vì lượng khách hàng rút tiền tăng cao, tôi mới hiểu ra vẻ nôn nóng của vị khách hàng tại SCB Nguyễn Thông.

    Chiều 8/10, một người bạn đưa lên FB ảnh chụp màn hình điện thoại và than phiền không thể truy cập vào app SCB. Một người khác nói app này đã bị sập từ lúc trưa.

    Vẫn có khách gửi tiền ở SCB bình thản


    Tuy nhiên, vài người tôi quen có tiền gửi tại SCB tỏ ra bình thản. Một bạn trên 50 tuổi (mới nghỉ hưu) nói: “Chỉ còn hai tuần là đáo hạn, kệ, đến hạn rồi tính tiếp! Hồi trước em gửi bên ACB cũng bị hai lần nghe tin sắp phá sản! Em cũng chẳng rút, và mọi việc rồi cũng ổn”.

    Một cô cháu (trên 30 tuổi, buôn bán) tính: “Thứ ba tuần sau tới hạn, cháu mới lên rút vì rút trước mất lãi”. Một bạn thương gia bình thản: “Cả nhân viên lẫn mình đều có tiền gửi tại SCB. Bản thân mình không rút, đợi tới hạn. Ngân hàng Nhà nước không dám cho ngân hàng phá sản đâu”.

    Đúng là chưa có ngân hàng nào phá sản ở Việt Nam, cho dù sếp cao nhất bị bắt, chẳng hạn như Đông Á Bank năm 2015 bị mua 0 đồng, đến nay vẫn hoạt động. Thông cáo báo chí của Ngân hàng Nhà nước chiều ngày 8/10 đã khẳng định sẽ theo dõi sát tình hình để ngân hàng hoạt động bình thường và có chính sách bảo đảm quyền và lợi ích của người gửi tiền, giữ vững ổn định của SCB và hệ thống các tổ chức tín dụng.

    Bình luận về thông tin này, ông Lâm Minh Chánh – chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân – ngày 9/10 có bài viết 'Trả lời nhanh một số thắc mắc chung quanh vụ TVSI, SCB, AN ĐÔNG, VẠN THỊNH PHÁT' trên trang Facebook cá nhân'.

    “…có rất nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ mua lại SBC với giá 0 đồng. Tức là ngân hàng Nhà nước dùng ngân sách quốc gia để gánh nợ do SCB gây ra, nhằm cứu người gởi tiền tại SCB và ổn định 'an ninh tài chính' của Việt Nam…,” ông Chánh viết.

    Hình ảnh

    Có vẻ như người gửi tiền có kỳ hạn ở SCB không phải lo, nhưng người mua cổ phiếu chưa lên sàn của SCB và mua trái phiếu của công ty An Đông thì đang phát “sốt”.

    Thông tin từ các báo cho hay dù chưa chính thức niêm yết, SCB vẫn bán cổ phiếu. Trong cuộc họp báo chiều 8/10, ông Hoàng Minh Hoàn - Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành ngân hàng SCB cho hay, tính đến ngày 30/9/2022, SCB có 4.132 cổ đông, trong đó 7 cổ đông nước ngoài, sở hữu 27,91% vốn điều lệ; cổ đông trong nước là 4.125 cổ đông, trong đó 11 cổ đông tổ chức sở hữu 15,7% vốn điều lệ và 4.114 cổ đông cá nhân, sở hữu 56,11% vốn điều lệ.

    Còn công ty CP tập đoàn đầu tư An Đông trực thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã có ba đợt huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, với trị giá gần 25.000 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD), các lô trái phiếu đều có kỳ hạn 5 năm, đáo hạn ngày 10/9/2023 và 22/1/2024, theo Thanh Niên ngày 9/10.

    Cũng trong cuộc họp báo chiều 8/10, được Tiền Phong đưa tin, ông Võ Minh Tuấn - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh TPHCM - khẳng định, khi người dân gửi tiền ngân hàng thì tiền gửi là tài sản và được bảo đảm quyền lợi, lợi ích hợp pháp khi rút tiền. Với nhà đầu tư trái phiếu, người có trách nhiệm trả tiền đầu tư là công ty phát hành trái phiếu, cụ thể ở đây là công ty CP tập đoàn đầu tư An Đông.


    Trả lời một bạn đọc về nỗi lo vì đã mua trái phiếu của công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) thông qua ngân hàng SBC giới thiệu, chuyên gia Lâm Minh Chánh thẳng thắn: “Về trái phiếu doanh nghiệp, hầu như nhà nước chưa từng hỗ trợ cho khách hàng nào”

    Cũng trong bài báo của Thanh Niên, TS. Đinh Thế Hiển trả lời: “Riêng về trái phiếu doanh nghiệp, những công ty đại chúng đã niêm yết trên sàn chứng khoán thường chỉ phát hành trái phiếu có lãi suất dao động từ 8 - 9%/năm thì cũng khá an toàn. Còn những công ty không đại chúng đẩy lãi suất lên cao hơn, từ 12 - 15%/năm thì rủi ro cao hơn. Nhà đầu tư chọn mua trái phiếu để hưởng lãi suất cao cũng phải chịu rủi ro cao hơn gửi tiết kiệm. Đó là nguyên tắc thị trường."

    "Riêng đối với các trái chủ của An Đông, đây là một doanh nghiệp khá lớn nằm trong hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát nhưng không phải là công ty đại chúng, không niêm yết nên rủi ro khá cao. Sau khi ban lãnh đạo bị bắt tạm giam, trường hợp công ty phá sản thì các trái chủ sẽ là đối tượng sau cùng được nhận tiền, sau khi đã xử lý nợ theo trình tự ưu tiên như nợ ngân hàng, công nhân viên, nhà nước. Do đó, nếu như tài sản của An Đông vẫn còn để trả nợ thì trái chủ vẫn mất từ 10 - 50% số tiền đã mua trái phiếu.”

    Trong số những người tôi quen, không ai đầu tư mua cổ phiếu SCB, trái phiếu TVSI hay trái phiếu An Đông. Một bạn coi việc đầu tư chứng khoán là nghề chính trong khoảng 4 năm nay nói với tôi: “Cổ phiếu chưa niêm yết trên sàn là em không bao giờ mua!”

    Một bài học chưa cũ: sau khi nhà nước mua ngân hàng Đông Á với giá 0 đồng, kể từ ngày 14/8/2015, cổ đông của ngân hàng này bị cấm chuyển nhượng cổ phiếu EAB. Tháng 3/2021, cổ phiếu này được tìm mua trên sàn OTC với giá 2.000 đồng/cổ phiếu, bằng 20% mệnh giá, thấp nhất thị trường và cũng có cổ đông rao bán chui với giá 8.000 đồng/cổ phiếu nhưng không có giao dịch, theo Dân Trí.

    Hình ảnh

    Chi nhánh SCB trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp đông khách sáng nay (10/10), bảo vệ, dân phòng phải phụ giúp điều phối để tránh tình trạng ùn tắc trước ngân hàng

    Có tiền giờ hoang mang tìm kiếm kênh đầu tư




    Trong nhiều năm nay, cách đầu tư phổ biến nhất mà hàng xóm và người quen của tôi thường chọn là mua thêm một căn nhà để cho thuê – nhà trong chung cư hoặc nhà phố. Trước đại dịch, việc cho thuê cũng ổn vì Sài Gòn có nhiều du khách quốc tế, nhưng hiện nay, lượng khách giảm, lợi nhuận thu được hằng năm so với vốn đầu tư là rất thấp

    Cách phổ biến thứ hai là đem tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Người kỹ tính thường chia nhỏ nhiều khoản để gửi vài ngân hàng khác nhau, đúng kiểu “không bỏ trứng vào một giỏ”. Tuy nhiên, cứ vài năm lại xảy ra chuyện một đại gia ngân hàng nào đó bị bắt, bị kết tội… thì e rằng ngân hàng nào ở Việt Nam cũng có rủi ro tiềm ẩn

    Mặt khác, vài năm nay, vào bất cứ ngân hàng nào, nhân viên tư vấn cũng mời chào đủ thứ: mua chứng chỉ quỹ đầu tư, mua trái phiếu (như SCB chào bán trái phiếu TVSI), mua bảo hiểm nhân thọ… Ai ham lời và chịu liều, nghe nhân viên tư vấn quảng cáo lãi suất của trái phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư cao hơn lãi suất ngân hàng thì ắt khó cầm lòng. Hoặc ai lớn tuổi, lắm bệnh tật, nghe rao: “Chỉ cần gửi ngân hàng 25 triệu đồng một năm là được gói bảo hiểm sức khỏe có mức tối đa trị giá 200 triệu đồng”… khó mà bỏ qua.

    Ngân hàng đang trở thành kênh dẫn khách cho các công ty đầu tư tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm nhân thọ… mà trách nhiệm chẳng rõ như thế nào nếu chẳng may những khoản lãi (hoặc ưu đãi khám chữa bệnh) mà họ hứa hẹn với khách hàng không đúng hoặc bị xù.

    Số ít người quen của tôi chọn đầu tư chứng khoán, nhưng kênh đầu tư này đang ảm đạm. Sáng 9/10, một chị bạn thừa nhận: “Chị đang lãi 45% giờ chỉ còn 4% thôi, vài hôm nữa chắc âm quá”. Một anh bạn khác xác định: Âm là chắc luôn. Anh bạn kể: “Năm 2020 tôi chơi lại chứng khoán sau 7 năm gián đoạn, ăn liên tục một năm trời, có lúc lãi lên đến 60%... rồi thị trường xuống từ từ, một tháng nay xuống đùng đùng, không biết đâu là đáy, tiền lời cũng hết sạch rồi”.

    Anh bạn vốn cẩn thận, không mua theo phong trào mà có nghiên cứu, cũng không vay nợ để chơi, tự nhận đến giờ chưa lỗ là may. Anh thổ lộ: “Giờ chỉ còn cách đầu tư vào ngôi nhà mình đang ở, có lời là bán đi mua nhà khác, rồi lại đầu tư, rồi lại bán… coi bộ chắc ăn hơn!”.

    Sau cùng, anh kết luận: “Kiếm tiền chưa bao giờ là việc dễ dàng. Gửi ngân hàng cũng sợ, cho bạn bè người thân mượn tiền… cũng chết, mất luôn bạn, mất luôn bà con. Đã né hết các loại tiền ảo, chỉ chơi chứng khoán trên sàn chính thức vì được nhà nước bảo vệ…mà thấy coi bộ cũng không được, chẳng hạn như ai có cổ phiếu của FLC sau khi đại gia Quyết bị bắt đang khóc ròng vì bị cấm giao dịch không biết đến bao giờ”.

    Có một câu hỏi anh đặt ra mà tôi nghĩ ai cũng muốn có câu trả lời: “Sau khi bắt các đại gia, thanh lý tài sản khủng của các công ty, ngân hàng của họ… thì tài sản đó đi về đâu, rơi rụng vào tay ai? Những cổ đông của Đông Á Bank, của FLC… có lấy lại được tiền của họ không?”.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 58978
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Bắt nữ tỷ phú bất động sản Trương Mỹ Lan

    by music123 » Thứ 2 Tháng 10 10, 2022 6:24 pm

    Vụ Trương Mỹ Lan: đại án kinh tế hay động đất chính trị?

    10/10/2022
    VOA Tiếng Việt


    Hình ảnh

    Trụ sở tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan trên đường Trần Hưng Đạo, Quận 1


    Vụ nữ đại gia Trương Mỹ Lan, chủ nhân tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt trong một vụ án kinh tế sẽ là bước đầu tiên để khui ra và ‘đốt lò’ các vị tai to mặt lớn từ đương chức đến đã nghỉ hưu, theo nhận định của nhiều nhà quan sát ở Việt Nam.

    Bà Lan, trùm bất động sản, một trong những người giàu nhất Việt Nam, đã bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an, khởi tố, bắt tạm giam hôm 8/10 về tội ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ mà cụ thể là ‘gian lận trong phát hành trái phiếu để chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng của người dân’, theo thông tin phát đi từ cơ quan này.

    Vụ bắt giữ bà Lan đã gây xôn xao dư luận vì trước giờ bà Lan được biết đến như là ‘nhân vật không thể đụng đến’. Bất chấp tai tiếng về hối lộ cả triệu đô la cho cố Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ, những ồn ào về việc có tên trong hồ sơ Panama hay lùm xùm quanh việc xin thôi quốc tịch Việt Nam, suốt nhiều năm qua bà Lan vẫn bình an vô sự.
    Do đó, dù vụ án được tuyên bố là án kinh tế, nhưng nhiều người cho rằng mục tiêu thực sự đằng sau việc bắt giữ bà Trương Mỹ Lan là ‘thanh trừng chính trị’.

    Bà Lan sở hữu nhiều khu đất vàng với vị trí vô cùng đắc địa ở thành phố Hồ Chí Minh mà nhiều nhà người thèm muốn nhưng không rõ làm sao bà thâu tóm được. Thời kỳ Vạn Thịnh Phát của bà phất lên như diều gặp gió cũng là giai đoạn ông Lê Thanh Hải là người có quyền lực bao trùm thành phố lớn nhất nước.

    ‘Liên hệ lớn’

    Một nguồn tin thạo chuyện nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam nói với VOA với điều kiện giấu tên rằng vụ án ‘có liên hệ lớn đến nhiều quan chức chóp bu đã nghỉ hưu lẫn đương chức’ và ‘đích thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giao Bộ trưởng Công an Tô Lâm phải xử lý quyết liệt vụ này’.

    Nguồn tin này lưu ý vụ bắt giữ xảy ra sau khi ông Trọng cùng với nhiều ủy viên Bộ Chính trị, trong đó có ông Tô Lâm và Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, bay vào làm việc với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó là họp Hội nghị Trung ương 6.

    Trên mạng xã hội, một tài khoản có tên là ‘Sức mạnh Việt Nam’ chuyên đăng những bài viết ca ngợi Đảng, tung hô chế độ đã đăng bài có tiêu đề ‘Trương Mỹ Lan sa lưới pháp luật’ trong đó đề nghị ‘cơ quan chức năng mở rộng điều tra để xem những khu đất vàng đã thuộc về bà ấy có hợp pháp hay không? Liệu có đại quan nhân nào đứng sau để chống lưng cho Vạn Thịnh Phát hay không?’.

    “Khi lò cụ Tổng đã đượm than thì củi tươi hay củi khô đều phải cháy… Đã qua rồi cái thời các đại quan nhân một tay che cả bầu trời,” bài đăng này viết và cho rằng ‘nhân dân Việt Nam vui mừng lắm, hả hê lắm’ khi những ‘phát súng chống tham nhũng’ liên tục bắn.

    Cũng trên Facebook, nhà báo Lưu Trọng Văn ở Tp.HCM nhận định rằng ‘Cái gì đến sẽ phải đến’.

    “Tai tiếng về các cuộc ngang nhiên cướp đoạt, xí phần, hớt tay trên các tập đoàn khác để chiếm các miếng mồi đất đai, dự án ngon ăn nhất, béo bở nhất của bà trùm cũng không bất cứ ai dám ho he”, nhà báo này lên án bà Trương Mỹ Lan.

    “Liệu lần này khi bà trùm bị xét xử thì những kẻ trùm cuối - rắn chúa có bị lên đoạn đầu đài không?” ông Văn đặt vấn đề và bày tỏ nghi ngờ rằng ‘nếu cái cơ chế sinh ra rắn chúa không bị hành quyết thì… vẫn chỉ là chuyện nước vẩy đầu vịt… vì rắn chúa khác lại ra đời’.

    ‘Cánh hẩu của quan chức’

    Ông Nguyễn Quang A, một nhà quan sát chính trị và bất đồng chính kiến ở Hà Nội, cũng cho rằng vụ bà Trương Mỹ Lan ‘là một vụ án chính trị rất là to’.

    Ông bày tỏ nghi ngờ về con đường làm giàu cực kỳ nhanh chóng của bà Lan trong điều kiện Việt Nam: “Những người phất nhanh thường đều là cánh hẩu của các quan chức”. (13:15)

    Theo lập luận của ông, các đại gia ở Việt Nam phất nhanh chắc chắn ‘sau lưng đều có quan chức chống lưng’ và các vụ án thoạt đầu là án kinh tế nhằm vào các đại gia cuối cùng cũng là ‘đụng tới vị quan chức nào đó’.

    Trong trường hợp bà Lan, ông A cho biết ông đã nghe dư luận lâu nay là bà Lan ‘có quan hệ rất thân thiết với các lãnh đạo trước kia của Tp.HCM’.

    “Những lời đồn của dân có từ lâu thì khá là chính xác”, ông cho biết.

    Giải thích tại sao bà Lan có thể tung hoành ở thành phố lớn nhất nước một thời gian dài như vậy, ông A cho rằng ‘do hệ thống bị lỗi’.


    “Trên cùng là một ông vua, đến các quan bên dưới có quyền lực đối với người dân ở địa phương mà không có thiết chế gì để giám sát các ông ấy cả”, ông A nói. “Lãnh đạo Tp.HCM là một nơi rất to thì quyền hành của ông ấy kinh lắm”.

    “Chính hệ thống như thế sinh ra chuyện là không cần minh bạch (trong việc thâu tóm đất đai) vì nếu tôi là người quen, tôi là cánh hẩu của ông đó thì có chiếm được đất vàng bằng thủ đoạn đi nữa thì cũng không có báo chí nào dám phanh phui”, ông lý giải.

    Riêng việc gian lận trong phát hành trái phiếu, ông A chỉ ra không chỉ bà Lan mà các cơ quan như Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán cũng phải có trách nhiệm vì đã phê duyệt cho bà Lan được phát hành trái phiếu để huy động vốn trong dân.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 58978
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Bắt nữ tỷ phú bất động sản Trương Mỹ Lan

    by music123 » Thứ 4 Tháng 10 12, 2022 2:15 pm

    Báo chí VN đồng loạt gỡ tin về cái chết của Nguyễn Phương Hồng - bị can vụ Vạn Thịnh Phát

    10/12/22

    Hình ảnh

    Bà Nguyễn Phương Hồng là trợ lý Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, kiêm thành viên HĐQT của SCB


    Tờ Pháp luật TP HCM, Vietnamnet, Vietnamindex... cùng nhiều báo khác đồng loạt xoá tin về cái chết của bà Nguyễn Phương Hồng, bị can bị bắt cùng với bà Trương Mỹ Lan hôm 7/10.

    Bà Nguyễn Phương Hồng (sinh năm 1984) là trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và bà bị khởi tố, bắt tạm giam cùng với bà Trương Mỹ Lan để làm rõ tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

    Ngoài ra, bà Nguyễn Phương Hồng còn là thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng SCB. Theo ghi nhận của BBC, thông tin về bà Hồng trên trang của SCB cũng bị gỡ bỏ.

    Tối ngày 10/10, các trang như Pháp luật TP HCM, Vietnamnet, Vietstock, Viez,.. bất ngờ đưa tin về cái chết của bà Phương Hồng.


    Tuy nhiên, chỉ vài tiếng sau, tin tức này cũng như thông tin về bà Phương Hồng trên trang web của Ngân hàng SCB cũng đột nhiên bị gỡ khỏi các trang báo và trên Facebook, càng khiến dư luận hoang mang.

    Nguồn tin của BBC cho hay, có sự chỉ đạo về việc đưa tin vụ bà Trương Mỹ Lan.

    Theo đó, báo chí "không được mở rộng, liên hệ với các vấn đề khác, kiểm soát chặt chẽ bình luận, tránh gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người gửi tiền."

    Từ khoá "Nguyễn Phương Hồng" cũng trở nên cao bất thường, xếp vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng xu hướng của Google hôm 10/10.

    Trả lời BBC News Tiếng Việt, luật sư Phùng Thanh Sơn phân tích, theo luật định, nếu một vụ án có nhiều nghi can nhưng chỉ có một hoặc một vài nghi can bị chết trong quá trình điều tra thì cơ quan điều tra vẫn phải khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với các nghi can còn sống.

    Đối với nghi can đã chết thì sẽ đình chỉ điều tra.


    Hình ảnh

    Từ khoá "Nguyễn Phương Hồng" - "Trợ lý Vạn Thịnh Phát" cao nhất trong xu hướng tìm kiếm của Google hôm 10/10

    Vụ việc 'không bình thường'


    Trên Facebook của BBC News Tiếng Việt, nhiều bình luận xoay quanh cái chết của bà Nguyễn Phương Hồng là "không bình thường".

    Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang, người có công tác trong ngành pháp luật với tư cách là Hội thẩm nhân dân, cũng nhận xét với BBC rằng vụ việc "bất thường".

    "Tại sao trong một thời gian rất ngắn, một vụ án liên quan tới một gia tộc quyền lực và giàu có như thế, mà có hai người còn rất trẻ đã chết một cách bất ngờ như vậy. Đây là dấu hiệu rất bất bình thường."

    Điểm bất thường còn ở chỗ, sau khi đưa tin về việc bà Nguyễn Phương Hồng qua đời, báo chí đồng loạt xoá bài về vụ việc.

    Một nguồn tin cho BBC biết rằng có chỉ đạo miệng về việc gỡ các bài viết liên quan tới bị can Nguyễn Phương Hồng.

    Theo đó, không chỉ tin tức về cái chết của bà Hồng bị xoá, việc bà Hồng là thành viên Hội đồng Quản trị của SCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng bất ngờ bị gỡ khỏi website của ngân hàng này, theo ghi nhận của BBC.

    Hình ảnh

    Phần tiểu sử của bà Nguyễn Phương Hồng trên trang SCB biến mất

    Chưa hết, tờ Infonet sáng 11/10 có bài 'SCB bất ngờ gỡ toàn bộ thông tin giới thiệu các thành viên hội đồng quản trị', trong đó có thông tin về bà Nguyễn Phương Hồng. Bài viết này cũng bị xoá nốt sau vài tiếng.

    Tờ Infonet viết: "Sau khi thành viên HĐQT độc lập Nguyễn Tiến Thành (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Chứng khoán Tân Việt) đột ngột qua đời hôm 6/10, HĐQT Ngân hàng SCB chỉ còn lại 3 thành viên gồm: Chủ tịch HĐQT Bùi Anh Dũng, Phó Chủ tịch HĐQT Sun Ka Ziang Henry (SN 1957), và thành viên HĐQT Nguyễn Phương Hồng.

    Hình ảnh

    Bài viết về bà Nguyễn Phương Hồng (thứ ba từ trái sang) là một trong ba thành viên còn lại của HĐQT Ngân hàng SCB đã bị xoá trên trang Infonet


    "Trước đó, khi khách hàng truy cập vào website chính thức của ngân hàng, mục “Cơ cấu tổ chức” có đầy đủ ảnh và tiểu sử của các thành viên HĐQT. Tuy nhiên, hiện giờ chỉ còn thông tin giới thiệu về các thành viên trong Ban điều hành của ngân hàng," dẫn tờ Infonet trước khi bài bị gỡ trên trang.

    Điều này đồng nghĩa thông tin về bà Nguyễn Phương Hồng và ông Chủ tịch Chứng khoán Tân Việt, thành viên HĐQT độc lập SCB, ông Nguyễn Tiến Thành đều bị xoá khỏi trang của SCB.

    Hình ảnh

    Bài viết về việc bà Nguyễn Phương Hồng qua đời đã bị gỡ khỏi trang Pháp Luật TP HCM

    Về cái chết của bà Hồng, tờ Pháp Luật TP HCM viết:

    "Tối ngày 10/10, gia đình phát tang bà Nguyễn Phương Hồng tại nhà riêng ở đường Nam Hòa, phường Phước Long A, TP Thủ Đức, TP.HCM."

    Tờ này mô tả khu vực đám tang bà Hồng có nhiều dân quân tự vệ, CSGT, CSCĐ, Công an phường tuần tra.

    "Các phương tiện, người dân dừng lại quan sát, chụp hình đều bị nhắc nhở.Lực lượng CSGT cho biết, việc tuần tra nhắc nhở là để đảm bảo an ninh trật tự cho đám tang."

    Bài viết trên các trang báo không đề cập đến nguyên nhân cái chết cũng như việc bà Hồng qua đời tại địa điểm nào, có phải trong lúc bị tạm giam hay không.

    Theo thông tin chính thức, chỉ biết bà Nguyễn Phương Hồng bị bắt cùng đợt với bà Trương Mỹ Lan, vào khoảng 2 giờ sáng ngày 7/10.

    Cáo phó của gia đình viết bà Hồng qua đời lúc 3 giờ 30 phút ngày 9/10/2022, hưởng dương 39 tuổi.

    Tuy nhiên, ngày giờ trên cáo phó của bà Hồng dường như có dấu vết chỉnh sửa.

    BBC đã liên hệ với cơ sở mai táng cho bà Hồng. Cơ sở này đã xác nhận có thực hiện dịch vụ tang lễ cho bà Hồng tại khu vực nói trên. Về việc chỉnh sửa ngày giờ, cơ sở này nói "không nhớ vì làm dịch vụ cho nhiều nơi".

    Hình ảnh

    Cáo phó của bà Nguyễn Phương Hồng có dấu vết chỉnh sửa ngày mất

    Luật sư Phùng Thanh Sơn phân tích, theo luật định, nếu nghi can chết trong quá trình đang bị tạm giam, thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền để tiến hành xác định nguyên nhân chết; đồng thời, thông báo cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của người chết.

    "Đại diện cơ sở giam giữ phải chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Trường hợp người chết là người nước ngoài thì việc thông báo cho cơ quan lãnh sự và thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ do cơ quan đang thụ lý vụ án thực hiện.(Điều 16 TTLT 01/2018 TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC; Điều 56 Luật thi hành án hình sự 2019; Điều 26 Luật tạm giữ tạm giam 2015), luật sư dẫn luật.

    Theo luật sư Sơn, nếu nguyên nhân tử vong không phải do nguyên nhân khách quan, thì các tội danh sau sẽ được xem xét: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS); Tội giết người (Điều 123 BLHS); tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360 BLHS); tội dùng nhục hình (Điều 373 BLHS); tội bức cung ( Điều 374 BLHS)

    Hình ảnh

    Trong vòng ba ngày, hai thành viên HĐQT của Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB đã qua đời

    Bên cạnh vụ việc của bà Hồng, dư luận còn xôn xao về cái chết của Chủ tịch Chứng khoán Tân Việt, thành viên HĐQT độc lập SCB Nguyễn Tiến Thành.

    Như vậy, chỉ trong vòng ba ngày, hai thành viên HĐQT của SCB đã qua đời bất ngờ.

    Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ra thông cáo, ông Nguyễn Tiến Thành, sinh năm 1973 "đã đột ngột qua đời vào ngày 6/10".

    Tờ Tuổi Trẻ viết, thông tin ban đầu, nguyên nhân cái chết của ông Thành là do "đột quỵ".

    Thông báo về việc ông Nguyễn Tiến Thành qua đời "đột ngột"

    Theo cáo phó của gia đình, ông Thành mất lúc 22 giờ 50 phút ngày 6/10/2022.

    Tờ Thanh Niên đăng hình xe công an có mặt khám xét nơi ở của bà Lan lúc 1 giờ sáng ngày 7/10.

    Cụ thể, bà Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân, Nguyễn Phương Hồng và ông Hồ Bửu Phương bị Bộ Công an khám xét nơi ở vào 2 giờ sáng ngày 7/10/2022.

    Như vậy, ông Nguyễn Tiến Thành qua đời chỉ khoảng 2-3 tiếng đồng hồ trước khi bà Trương Mỹ Lan cùng các bị can nói trên bị bắt tạm giam.

    Tuy nhiên, hơn 30 tiếng sau, tức tới khoảng 10 giờ 30 sáng 8/10, tin tức bắt giữ bà Trương Mỹ Lan của tập đoàn Vạn Thịnh Phát mới được công bố chính thức trên các trang Thanh Niên, Tuổi Trẻ, VnExpress.

    Trên Google Xu Hướng (Google Trends), tính tới chiều ngày 7/10, giờ Việt Nam, từ khóa đứng đầu là liên quan đến việc Chủ tịch Chứng khoán Tân Việt, thành viên HĐQT độc lập SCB Nguyễn Tiến Thành qua đời đột ngột.

    Ông Thành là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng - phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

    Từ năm 2017, ông Thành cũng đảm nhiệm vị trí thành viên hội đồng quản trị độc lập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

    Tại Chứng khoán Tân Việt, ông Thành sở hữu hơn 8,7 triệu cổ phần (3,31% vốn).

    Cái chết của bà Nguyễn Phương Hồng, trợ lý Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, kiêm thành viên HĐQT của SCB và ông Nguyễn Tiến Thành, cũng là thành viên HĐQT SCB - có vợ là Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát càng làm dấy lên những lo lắng về mối liên hệ của SCB và vụ bắt giữ bà Trương Mỹ Lan.
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 248 khách