Xung đột Iran - Israel: Fordow nhộn nhịp trở lại
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 60143
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Xung đột Iran - Israel: bom xuyên phá tối tân Mỹ và bê tông cốt sợi Iran

    by music123 » Thứ 5 Tháng 6 26, 2025 7:59 pm

    Thiệt hại ở loạt cơ sở hạt nhân Iran qua ảnh vệ tinh

    6/26/25

    Ảnh vệ tinh cho thấy hố bom, công trình bị sập ở cơ sở hạt nhân Fordow và Isfahan, những nơi bị không kích dữ dội trong hai tuần qua.

    Hình ảnh

    Cơ sở hạt nhân Fordow gần thành phố Qom, phía nam thủ đô Tehran của Iran, là mục tiêu chủ chốt trong chiến dịch không kích mang tên "Búa đêm" do Mỹ tiến hành rạng sáng 22/6, với 12 quả bom xuyên hầm GBU-57 MOP được oanh tạc cơ tàng hình B-2 thả xuống địa điểm này.

    Ảnh vệ tinh thương mại chụp ngay sau trận đánh cho thấy một số hố bom và công trình bị hư hại, nhưng không đủ độ nét để thể hiện rõ tác động của cuộc tấn công.

    Hình ảnh

    Trong ảnh vệ tinh với độ phân giải cao được chụp sau đó hai ngày, một khu nhà bị phá hủy và hai cụm hố bom nằm gần cửa hầm ở khu vực phía nam nhà máy Fordow. Xung quanh các hố bom có nhiều bụi xám.

    Theo giới chuyên gia phương Tây, lượng bụi xám xuất hiện trong ảnh có thể là dấu hiệu công trình ngầm của nhà máy đã bị hư hại hoặc phá hủy ở mức độ nào đó.

    "Các vụ nổ dưới lòng đất với cường độ đủ lớn, gây thiệt hại đáng kể cho công trình ngầm, sẽ đẩy bụi bê tông ra ngoài. Do tính phức tạp của công trình, rất khó có thể khắc phục những thiệt hại như vậy trong thời gian ngắn", Trevor Lawrence, chuyên gia tại đại học Cranfield ở Anh, nhận định.

    Hình ảnh

    Một hố bom lớn xuất hiện trên tuyến đường dẫn vào cửa hầm phía tây bắc cơ sở. Các chuyên gia cho rằng đòn tấn công nhằm vào những tuyến đường lân cận nhằm khiến Iran khó tiếp cận và sửa chữa nhà máy.

    Hình ảnh

    Trung tâm công nghệ Isfahan, nằm ở phía đông nam thành phố cùng tên, là cơ sở nghiên cứu hạt nhân lớn nhất Iran, sở hữu hệ thống chuyển đổi uranium tự nhiên thành vật liệu để làm giàu tại nhà máy Natanz và Fordow.

    Xung quanh các công trình có vệt cháy xém, nhưng kết cấu bê tông gần đó không bị hư hại nhiều và phần đất phía trên không bị lún xuống rõ ràng.

    "Những vệt màu tối ở lối vào một đường hầm ở Isfahan là dấu hiệu xảy ra cháy nổ bên trong. Nếu điều này xảy ra, Iran có thể sẽ mất nhiều năm để sửa chữa", Mark Cancian, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), đánh giá.

    Hình ảnh

    Một lối vào khác dường như bị đất lấp kín. "Nếu Iran chủ động làm điều này, họ có thể mở lối vào sau vài ngày nữa", Cancian nói.

    Theo các chuyên gia từ công ty phân tích Maiar, có trụ sở tại Anh, lối vào các hầm ngầm tại Isfahan có thể chịu thiệt hại cấu trúc ở mức vừa phải. Biện pháp gia cố các công trình bằng cách chất đất cát lên phía trên có thể giúp giảm tác động từ đòn oanh tạc của Mỹ.

    Hình ảnh


    Hai hố bom lớn xuất hiện ở trung tâm khu phức hợp Natanz trong ảnh chụp ngày 22/6. Một số chuyên gia cho rằng những hố bom này nằm ngay trên công trình ngầm chứa máy ly tâm làm giàu uranium.

    Ảnh chụp ngày 24/6 cho thấy Iran đã lấp các hố bom và đang khắc phục thiệt hại. "Dường như Iran muốn tránh nguy cơ đạn xuyên phá tiếp tục đánh trúng cùng vị trí", David Albright, chuyên gia tại Viện Khoa học và An ninh Quốc tế (ISIS) có trụ sở tại Mỹ, cho biết.

    Hình ảnh


    Một trong những mục tiêu chính trong chiến dịch không kích của Israel là sân bay Mehrabad ở phía tây thủ đô Tehran. Cơ sở này từng phục vụ các chuyến bay quốc tế, song hiện chủ yếu dành cho các chuyến bay nội địa.

    Ảnh vệ tinh cho thấy nhiều công trình bị hư hại hoặc phá hủy tại khu công nghiệp ngay phía nam sân bay. Khu vực phía tây đường băng, nơi có ít nhất một nhà kho, dường như cũng bị phá hủy hoàn toàn.

    Sân bay Mehrabad là nơi đặt trụ sở một số công ty hàng không vũ trụ Iran, có liên hệ với ngành công nghiệp quốc phòng. Ít nhất hai tiêm kích hạng nặng F-14, nhiều khả năng đã ngừng bay từ lâu, đỗ tại sân bay Mehrabad và cũng bị Israel phá hủy.


    Nhiều tòa nhà tại đại học Shahid Rajaee, phía đông bắc Tehran, bị Israel nhắm mục tiêu trong các cuộc không kích. Một số tòa nhà lớn gần khuôn viên trường bị hư hại nặng, mảnh vỡ rải rác khắp khu vực.

    Loạt ảnh vệ tinh mới chụp vẫn chưa giải đáp được câu hỏi chính sau chiến dịch không kích của Mỹ và Israel, đó là liệu Iran còn giữ được kho uranium làm giàu hay không.

    Theo Albright, chiến dịch đã gây tổn hại nặng cho hệ thống máy ly tâm và Iran sẽ mất nhiều năm để khôi phục năng lực làm giàu uranium trước xung đột.

    "Tuy nhiên, còn nhiều thứ sót lại như kho uranium làm giàu ở các cấp độ 3-5%, 20% và 60%, cũng như các máy ly tâm đã sản xuất nhưng chưa lắp đặt tại Natanz hoặc Fordow. Những thứ này đủ sức gây ra mối đe dọa, do Iran có thể dùng chúng để sản xuất uranium ở cấp độ vũ khí trong tương lai", ông nói.

    Nguyễn Tiến (Theo AFP, BBC, AP)
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 60143
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Xung đột Iran - Israel:Trump đe dọa tiếp tục không kích Iran

    by music123 » Thứ 6 Tháng 6 27, 2025 6:07 pm

    Mỹ đe dọa tiếp tục không kích Iran

    Thứ Bảy, 28/06/2025


    Ngày 27/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng phát động một đợt không kích mới nhằm vào Iran nếu nước này tiếp tục làm giàu uranium đến mức đáng lo ngại. Tuyên bố của ông Trump được đưa ra chưa đầy một tuần sau khi Mỹ tiến hành không kích các cơ sở hạt nhân của Iran với các tuyên bố trái ngược về kết quả.


    Phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump cảnh báo Iran, nếu tình báo Mỹ xác định nước này đang tiếp tục làm giàu uranium đến cấp độ nguy hiểm thì Mỹ có thể tiếp tục tấn công quân sự. Tuy nhiên, ông Trump cũng cho rằng, chương trình hạt nhân của Iran đã bị phá hủy và mất rất nhiều thời gian để khôi phục.

    “Chúng ta không thể để họ có vũ khí hạt nhân và đó là điều đã xảy ra, chương trình hạt nhân đã bị xóa sổ. Phải mất nhiều năm Iran mới có thể khôi phục lại. Tôi nghĩ, đó là điều cuối cùng họ đang nghĩ tới, họ phải phục hồi sau một cuộc chiến khốc liệt”.

    Ông Trump cũng cho biết, Mỹ ủng hộ việc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) hoặc một tổ chức giám sát độc lập tiếp cận hiện trường các cơ sở hạt nhân của Iran để thanh tra.

    Hình ảnh

    Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)


    Cùng ngày, trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump cho biết, đã dừng tất cả nỗ lực dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và tạo điều kiện cho Iran phục hồi nhanh chóng và toàn diện. Lý do để đưa ra quyết định trên xuất phát từ việc ông Trump cho rằng, thay vì được ủng hộ thì lại “nhận được các tuyên bố đầy giận dữ và thù hận từ phía Iran”.

    Trước đó, truyền thông Mỹ cho biết, Chính quyền Tổng thống Trump đang tìm kiếm nỗ lực ngoại giao để nối lại đàm phán với Iran khi đưa ra một số đề xuất như gói đầu tư 20-30 tỷ USD để xây dựng chương trình hạt nhân dân sự, không làm giàu uranium, dỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt kinh tế và cho phép Iran tiếp cận khoảng 6 tỷ USD đang bị phong tỏa.

    Việc Mỹ công khai khả năng tiếp tục các chiến dịch quân sự trong khi khẳng định Iran không còn khả năng phục hồi nhanh chóng chương trình hạt nhân, cho thấy, Chính quyền Tổng thống Trump đang áp dụng chiến lược “gây sức ép tối đa” để buộc Iran phải quay lại bàn đàm phán. Tuy nhiên, chiến lược của Mỹ có nguy cơ đẩy căng thẳng khu vực lên cao khi các bên liên tục đưa ra tuyên bố cứng rắn, thiếu lòng tin và ưu tiên đòn bẩy quân sự.


    Vũ Hợp-Phạm Huân
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 60143
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Xung đột Iran - Israel:Mỹ tiết lộ điều bất ngờ khi bảo vệ Israel trước tên lửa Iran

    by music123 » Thứ 7 Tháng 6 28, 2025 8:25 am

    Mỹ tiết lộ điều bất ngờ khi bảo vệ Israel trước tên lửa Iran

    Hải Hưng
    28/06/2025

    Mỹ dùng hết 20% kho tên lửa THAAD để bảo vệ Israel trong khi khẩu đội Patriot đồn trú ở Qatar phóng lượng tên lửa kỷ lục để chặn đòn tập kích của Iran


    Chỉ trong 11 ngày, để hỗ trợ phòng thủ cho Israel trước các cuộc tập kích tên lửa từ Iran, Mỹ được cho là đã sử dụng tới 60–80 quả đạn thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), tương đương khoảng 20% kho dự trữ toàn cầu.

    Số liệu trên được các chuyên gia phân tích từ video nguồn mở ghi tại bầu trời Amman - Jordan từ ngày 13 đến 24-6.

    Trận địa THAAD của Mỹ khi đó được ghi nhận phóng ít nhất 39 quả đạn, trong khi hệ thống phòng không Israel cũng khai hỏa tổng cộng 43 tên lửa Arrow-2 và Arrow-3.

    Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng con số thực tế có thể cao hơn nhiều do video không ghi nhận toàn bộ các đợt không kích của Iran.

    "Dựa trên ước tính tương đối thận trọng, các vụ phóng từ trận địa THAAD trong video tương đương 50-66% tổng số tên lửa được sử dụng. Điều này đồng nghĩa lực lượng Mỹ đã khai hỏa khoảng 60-80 quả đạn THAAD trong vòng 11 ngày" - chuyên trang quân sự Military Watch của Mỹ nhận định.

    Với giá thành từ 12–15 triệu USD/quả, số tiền Mỹ có thể đã tiêu tốn cho lượng tên lửa THAAD trong 11 ngày đó vào khoảng 720 triệu - 1,2 tỉ USD.

    Hình ảnh

    Tên lửa đánh chặn được phóng từ hệ thống THAAD. Ảnh: US Army

    Mỹ hiện chỉ sản xuất được 12 quả THAAD mỗi năm và đặt mục tiêu tăng lên 32 quả trong năm tài khóa 2026. Điều này đồng nghĩa Washington cần ít nhất 2 năm để bù đắp số lượng đã sử dụng trong hơn một tuần đối phó Iran.

    THAAD được coi là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tốt nhất nhất thế giới, với khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo từ tầm ngắn đến tầm xa ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên, hệ thống này cũng lộ rõ những hạn chế về hiệu quả chiến thuật và chi phí, đặc biệt trong các đợt tập kích quy mô lớn với nhiều mồi bẫy.

    Hiện Lầu Năm Góc từ chối bình luận về các ước tính liên quan đến lượng tên lửa THAAD đã được sử dụng tại Israel.

    Hình ảnh


    Căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar - căn cứ lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông. Ảnh: Không quân Mỹ

    Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Dan Caine cho biết hệ thống phòng không Patriot của Washington tại căn cứ Al Udeid (Qatar) đã khai hỏa số lượng tên lửa nhiều kỷ lục, nhằm đánh chặn đợt tập kích tên lửa đạn đạo của Iran đêm 23-6.

    Theo tướng Dan Caine, cuộc tấn công diễn ra vào khoảng 19 giờ 30 phút khi quân đội Mỹ phát hiện tên lửa Iran bay đến.

    Các quả đạn Patriot lần lượt rời bệ phóng trong một trận đánh được mô tả là "mang tính lịch sử". Một số khẩu đội Patriot của Qatar cũng phối hợp đánh chặn cùng lực lượng Mỹ.

    Dù chưa có con số chính thức, video được đăng trên mạng xã hội ngày 24-6 ghi lại cảnh một trận địa Patriot phóng liên tiếp 19 quả đạn để bảo vệ căn cứ.

    Hình ảnh

    Tên lửa Patriot khai hoả.. Ảnh: US Army

    Trước đó, Mỹ bố trí 2 khẩu đội Patriot cùng 44 binh sĩ tại Al Udeid, với tổng số tên lửa sẵn sàng khai hỏa không quá 128 quả.

    Iran được cho là đã phóng 14 tên lửa đạn đạo trong đợt tập kích, tương đương với việc Mỹ dội 14 quả bom xuyên phá xuống các căn cứ hạt nhân quan trọng của Tehran trong chiến dịch "Búa đêm".

    Giới chuyên gia ước tính sẽ cần 2–4 quả Patriot để đánh chặn mỗi tên lửa đang bay tới, đồng nghĩa khoảng 60 tên lửa phòng không có thể đã được sử dụng.

    Sau trận đánh, Iran tuyên bố 6 quả tên lửa đã trúng mục tiêu, trong khi Qatar xác nhận đã đánh chặn 13 quả, còn một tên lửa bay lệch hướng không gây thiệt hại, theo Business Insider.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 60143
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Xung đột Iran - Israel:Mỹ không thả bom phá boongke ...

    by music123 » Chủ nhật Tháng 6 29, 2025 2:44 pm

    Mỹ không thả bom phá boongke xuống một cơ sở nguyên tử Iran vì quá sâu

    6/29/25

    WASHINGTON, DC (NV) – Quân đội Mỹ không dùng bom phá boongke ở một trong ba cơ sở nguyên tử lớn nhất Iran mà họ tấn công cuối tuần trước vì nơi đó sâu tới mức loại bom này có thể không hữu hiệu, vị tướng hàng đầu của Mỹ cho hay trong buổi điều trần tại Thượng Viện, theo CNN hôm Thứ Bảy, 28 Tháng Sáu.

    Đây là lần đầu tiên có người giải thích tại sao quân đội Mỹ không dùng bom MOP tấn công cơ sở nguyên tử Isfahan ở miền Trung Iran hôm Thứ Bảy tuần trước. Giới chức Mỹ tin rằng Isfahan chứa gần 60% lượng uranium đã làm giàu của Iran, loại vật liệu nước này phải cần nếu muốn chế tạo vũ khí nguyên tử.

    Hình ảnh

    Sơ đồ giải thích đặc điểm của bom MOP. (Hình: Ioana Plesea, Paz Pizarro, Valentina Breschi/AFP via Getty Images)


    Trong chiến dịch tuần trước, phi cơ B2 của Mỹ thả hơn một chục trái bom MOP xuống hai cơ sở nguyên tử Fordo và Natanz. Nhưng đối với Isfahan, quân đội Mỹ chỉ bắn hỏa tiễn Tomahawk từ tàu ngầm.

    Trong buổi điều trần tại Thượng Viện hôm Thứ Năm, Tướng Dan Caine, tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, cho biết họ không thả bom MOP xuống Isfahan vì nơi đó quá sâu.


    Buổi điều trần còn có ông Pete Hegseth, bộ trưởng Quốc Phòng; ông Marco Rubio, bộ trưởng Ngoại Giao; và ông John Ratcliffe, giám đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA).

    Ông Ratcliffe cho hay tình báo Mỹ đánh giá Iran cất giữ phần lớn uranium đã làm giàu ở Isfahan và Fordo, theo một giới chức dự buổi điều trần.

    Tối Thứ Năm, sau khi dự buổi điều trần, Thượng Nghị Sĩ Chris Murphy (Dân Chủ-Connecticut) cho CNN hay một số vật liệu nguyên tử của Iran “nằm sâu dưới đất tới mức chúng ta không bao giờ chạm được. Do đó, họ đủ khả năng dời rất nhiều thứ mà họ cất giữ tới nơi không loại bom nào của Mỹ có thể vươn tới.”

    Theo bản đánh giá sơ khởi của Cơ Quan Tình Báo Quốc Phòng ngay sau ngày Mỹ tấn công Iran, chiến dịch đó không phá hủy được hoàn toàn chương trình nguyên tử Iran mà có thể chỉ làm thụt lùi vài tháng. Cũng theo bản đánh giá đó, có thể Iran đã dời một số uranium đã làm giàu ra khỏi ba cơ sở nguyên tử nêu trên trước khi bị Mỹ dội bom.

    Những giới chức điều trần tại Thượng Viện hôm Thứ Năm né tránh câu hỏi về nơi Iran cất giữ uranium đã làm giàu. Hôm Thứ Sáu, Tổng Thống Trump một lần nữa khẳng định Iran không dời thứ gì khỏi ba cơ sở nguyên tử đó trước chiến dịch của Mỹ. (Th.Long) [qd]
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 250 khách