Derek Chauvin-Điều-đáng sợ hơn cả sự thù ghét trong ánh mắt
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 50004
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Bằng chứng kết án cs giết Floyd

    by music123 » Thứ 4 Tháng 4 21, 2021 7:01 am

    Liên quan đến cái chết của Floyd, cảnh sát Chauvin bị tuyên trọng tội, có thể phải ngồi tù 75 năm

    4/21/21

    Hình ảnh

    Ông Derek Chauvin, cựu Sĩ quan cảnh sát của thành phố Minneapolis, người bị cáo buộc dẫn đến cái chết của người đàn ông da màu George Floyd. (Ảnh Getty)

    Vào tối ngày 20/4, phiên tòa xét xử “vụ Floyd” ở Hoa Kỳ đã có kết quả. Ông Derek Chauvin, cựu Sĩ quan cảnh sát của thành phố Minneapolis, bang Minnesota đã bị kết án tất cả ba tội danh liên quan đến cái chết của người đàn ông da màu George Floyd và có thể phải đối mặt với mức án cao nhất là 75 năm tù.

    Liên quan đến "vụ Floyd" được toàn nước Mỹ quan tâm, bồi thẩm đoàn đã công bố kết quả phán quyết vào tối ngày 20/4 sau hai ngày nghiên cứu và phán xét. Cựu sĩ quan người da trắng Derek Chauvin bị kết án cả ba tội danh, bao gồm: giết người không cố ý cấp độ hai với 40 năm tù, ngộ sát cấp độ hai với 10 năm tù và giết người cấp độ ba với 25 năm tù.

    Với 3 tội danh này, ông Chauvin có thể phải đối mặt với mức án cao nhất là 75 năm tù.

    Theo Fox News đưa tin, sau khi bồi thẩm đoàn tuyên án, tình trạng tại ngoại của Chauvin lập tức bị thu hồi và ông đã bị còng tay dẫn đi. Bên ngoài tòa án Hạt Hennepin có nhiều tiếng hò hét và tiếng còi xe khi bản án được tuyên.

    Trước khi tòa tuyên án, giới chức đã phải dựng rào chắn và dây thép gai xung quanh tòa án Hạt Hennepin và điều động hàng nghìn Vệ binh Quốc gia cũng như các sĩ quan lực lượng thực thi pháp luật đến đảm bảo an ninh trật tự.

    Hình ảnh

    (Ảnh KEREM YUCEL / AFP qua Getty)

    Bồi thẩm đoàn xét xử cựu sĩ quan cảnh sát Chauvin gồm 7 người phụ nữ và 5 người đàn ông. 6 thành viên bồi thẩm đoàn là người da trắng, 4 người da màu và 2 người được xác định là đa chủng tộc.

    Trong suốt phiên xét xử, bồi thẩm đoàn đã nghe lời làm chứng của các sĩ quan cảnh sát cấp cao của thành phố Minneapolis, những người thân của nạn nhân Floyd, những nhân chứng qua đường thấy vụ việc, một sĩ quan cảnh sát vốn cũng đã phản ứng tại hiện trường, cũng như các chuyên gia y tế.

    Vụ án này tóm lược vào hai câu hỏi quan trọng: Liệu Chauvin có thực sự gây ra cái chết của Floyd và liệu những hành động của Chauvin có hợp lý?

    Để buộc tội Chauvin cả ba tội danh trên, các công tố viên đã phải chứng minh rằng cựu sĩ quan cảnh sát này đã gây ra cái chết của Floyd và rằng hành vi sử dụng vũ lực của Chauvin là không hợp lý.

    Là sĩ quan cảnh sát, Chauvin được trao quyền sử dụng vũ lực, miễn là hành vi vũ lực đó là hợp lý.

    Đội ngũ luật sư bào chữa cho ông Chauvin lập luận rằng, cựu sĩ quan cảnh sát da trắng đã hành động hợp lý và người đàn ông da đen 46 tuổi Floyd đã chết vì bệnh tim và sử dụng ma túy bất hợp pháp.

    Vào sáng ngày 20/4 (theo giờ Mỹ), trước khi bồi thẩm đoàn tuyên án, Tổng thống Biden đã nói rằng, ông kỳ vọng bồi thẩm đoàn trong vụ xét xử Derek Chauvin sẽ đưa ra được “bản án đúng”.



    “Tôi đang cầu nguyện bản án này là bản án đúng – theo quan điểm của tôi, việc kết tội là điều không thể tránh khỏi”, ông Biden nói.

    Ông Biden nói thêm rằng: “Tôi sẽ không nói điều này nếu bồi thẩm đoàn hiện không được cách ly, và nghe được tôi nói như thế”.

    Ngoài ra, phát biểu của Dân biểu California Maxine Waters trước khi tòa tuyên án đã gây ra tranh cãi gay gắt. Waters nói rằng: "Chúng tôi phải nhận được phán quyết là: có tội, có tội, có tội, nếu không phải vậy, chúng tôi sẽ không bỏ qua. Chúng tôi sẽ chống đối hơn nữa”.

    Lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy đã đề xuất nghị quyết lên án Dân biểu Waters. Tuy nhiên, Hạ viện do Đảng Dân chủ chiếm đa số hôm 20/4 đã bỏ phiếu bác nghị quyết này. Toàn bộ 216 Dân biểu Dân chủ bỏ phiếu phản đối và toàn bộ 2010 Dân biểu Cộng hòa bỏ phiếu tán thành nghị quyết này.

    Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã bảo vệ đồng nghiệp Walters, nói rằng, bà Walters không cần xin lỗi về những phát biểu gây tranh cãi vừa qua tại Minneapolis.

    Mai Hạ
    (t/h)
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 50004
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Vụ cs Chauivn giết Floyd:Bồi thẩm đoàn bị đe dọa

    by music123 » Thứ 5 Tháng 4 22, 2021 12:51 pm

    Giáo sư luật nổi tiếng Đại học Harvard: Bồi thẩm đoàn bị đe dọa, thủ tục kết tội Chauvin không thỏa đáng

    4/22/21

    Hình ảnh

    Ông Alan Dershowitz, Giáo sư luật nổi tiếng của Đại học Harvard. (Ảnh John Lamparski / Getty)

    Liên quan đến việc cựu Sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin bị bồi thẩm đoàn kết tội giết người đàn ông da màu George Floyd, ông Alan Dershowitz, Giáo sư luật nổi tiếng của Đại học Harvard, cho biết, phán quyết này chịu “ảnh hưởng ngoại lai”, ví dụ như các thành viên của bồi thẩm đoàn bị đe dọa đến tính mạng.

    Giáo sư Dershowitz nói với Newsmax rằng: "Tôi thực sự không tin vào phán quyết kết tội này. Nó có thể đúng ở một số khía cạnh nào đó, nhưng tôi không tin phán quyết này được đưa ra thông qua một quy trình hợp pháp và quy định của pháp luật. Rất có thể nó bị ảnh hưởng bởi đám đông".



    Ông Dershowitz nói rằng, “ảnh hưởng ngoại lai” của nhà hoạt động dân quyền da đen Al Sharpton và Dân biểu da đen Maxine Waters giống như “Thanh kiếm của Damocles” treo trên đầu bồi thẩm đoàn. Trên cơ bản, họ nói gián tiếp với bồi thẩm đoàn rằng: “Nếu các bạn không kết tội cáo buộc giết người và các cáo buộc khác đối với ông Chauvin, thì thành phố sẽ bị thiêu huỷ, đất nước này sẽ bị huỷ diệt".

    Trước khi bồi thẩm đoàn tiến hành kết tội ông Chauvin vào ngày 20/4, Dân biểu Maxine Waters đã nói trong một cuộc biểu tình của người da đen ở Trung tâm Brooklyn, bang Minnesota rằng: "Nếu không có gì xảy ra (nghĩa là nếu ông Chauvin không bị kết tội), thì chúng tôi không chỉ phải ở lại trên đường phố, mà chúng tôi còn phải đấu tranh cho công lý”.

    Bà Waters còn nói: "Chúng tôi phải mạnh hơn nữa. Chúng tôi phải chống đối hơn nữa. Chúng tôi phải đảm bảo cho họ biết là chúng tôi muốn gì".

    Phát biểu của Dân biểu Waters bị dư luận lên án là công khai kích động bạo lực. Lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy đã đề xuất nghị quyết lên án bà Waters. Tuy nhiên, Hạ viện do Đảng Dân chủ chiếm đa số hôm 20/4 đã bỏ phiếu bác nghị quyết này.

    Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cũng bảo vệ đồng nghiệp Walters, nói rằng, bà Walters không cần xin lỗi về những phát biểu gây tranh cãi vừa qua tại Minneapolis.

    Trong một cuộc họp báo được tổ chức tại thành phố Minneapolis vào ngày 19/4, ông Al Sharpton, Mục sư, cũng là nhà hoạt động dân quyền da đen, nói rằng, cái chết của George Floyd "là cái chết trên đầu gối", ông Sharpton còn nói rằng "Hoa Kỳ đang chịu phán quyết".

    Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng công khai ủng hộ việc kết tội Chauvin trước khi bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết, và gọi điện cho gia đình của Floyd bày tỏ sự ủng hộ.

    Trong cuộc trò chuyện với các phóng viên tại Nhà Trắng vào ngày 20/4, ông Biden tuyên bố rằng ông ủng hộ người nhà của Floyd. Ông Biden nói: "Tôi biết Floyd. Tôi đã biết gia đình của Floyd. Tôi đang cầu nguyện bản án này là bản án đúng, theo quan điểm của tôi, việc kết tội là điều không thể tránh khỏi”.

    Các nhà phê bình cho rằng, phát biểu mang tính thiên vị về mặt chính trị này của ông Biden rất có thể sẽ làm thay đổi phán quyết của bồi thẩm đoàn trong việc kết tội ông Chauvin.

    Giáo sư Dershowitz nói với Newsmax rằng, "những lời đe dọa và sự uy hiếp của những người thuộc Đảng Dân chủ đã thâm nhập vào bồi thẩm đoàn" và "thẩm phán đã phạm sai lầm khủng khiếp khi không cách ly bồi thẩm đoàn với ngoại giới”.



    Giáo sư Dershowitz cho rằng, các thành viên của bồi thẩm đoàn nhất định cũng lo lắng cho mạng sống của họ khi xem xét kết qủa phán quyết. Ông Dershowitz nhấn mạnh rằng: "Sợ hãi, đe dọa - mọi thành viên của bồi thẩm đoàn đều biết những mối đe doạ này. Khi họ ngồi trong phòng thảo luận, họ không thể không tự nhắc nhở bản thân: ‘Nếu phán quyết của tôi không phải là giết người, thì sẽ có hậu quả gì? Đối với tôi, gia đình của tôi, bạn bè của tôi, công việc kinh doanh của tôi’. Điều này tuyệt đối không nên để nó thâm nhập vào bồi thẩm đoàn".

    Giáo sư Dershowitz còn nói rằng: "Thành viên của bồi thẩm đoàn không nên bị đe dọa hoặc ảnh hưởng bởi những việc xảy ra bên ngoài tòa án”.

    Ông Dershowitz bày tỏ, hệ thống tư pháp của Mỹ đã trở nên thối nát. Điều này cũng khiến ông mất đi lòng tin.

    Mai Hạ

    Theo Vision Times
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 50004
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Chauvin-Điều-đáng sợ hơn cả sự thù ghét trong ánh mắt

    by music123 » Thứ 3 Tháng 4 27, 2021 2:44 am

    Điều đáng sợ hơn cả sự thù ghét trong ánh mắt của Derek Chauvin


    Khánh Linh Theo CNN Thứ hai, 26/4/2021

    Những cảnh tượng và âm thanh trong vụ xét xử cựu sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin có thể khiến nhiều người Mỹ thức tỉnh. Trong đó, một bức ảnh gây choáng váng hơn cả.



    Đó là ánh mắt lạnh lùng của Chauvin vào ngày 25/5/2020 khi sĩ quan cảnh sát này tước bỏ sự sống của nạn nhân George Floyd. Điều này đặt ra thách thức lớn nhất đối với những cải cách của ngành cảnh sát trên diện rộng sắp tới.

    Ánh nhìn đó, được đóng khung trong cụm từ bên công tố gọi một cách khô khan là "Hình ảnh 17", cho thấy Chauvin đang liếc nhìn đám đông hoảng hốt bên đường khi thấy cảnh sát này còng tay, đè đầu gối lên cổ Floyd khiến anh bất tỉnh. Trong phiên tòa mới khép lại vào tuần trước, sĩ quan cảnh sát White Minneapolis bị kết án 3 tội danh trong vụ giết hại Floyd.

    Hình ảnh
    Chauvin tỏ ra thờ ơ, lạnh lùng trong khi ghì đầu gối lên cổ Floyd. Ảnh: CNN.

    Hình ảnh

    Elie Wiesel vỗ tay sau bài phát biểu của cựu Tổng thống Obama tại Bảo tàng Diệt chủng năm 2012. Ảnh: CNN.

    Tại sao sự thờ ơ đáng sợ hơn cả thù hận?


    Bị phớt lờ là một nỗi đau vô hình. Hầu hết người da đen đều đã trải qua điều này.

    Một số người cảm thấy dễ đối phó với sự căm ghét công khai của những người phân biệt chủng tộc hơn là việc bị người ta “coi như không nhìn thấy”. Ít nhất họ còn cảm thấy mình tồn tại, ngay cả khi với sự căm ghét từ người khác.

    Sự thờ ơ là một biến thể khác, thâm hiểm hơn của phân biệt chủng tộc, có thể gây ra sự phẫn nộ. Có lẽ vì thế mà một trong những cuốn tiểu thuyết hay nhất về nạn phân biệt chủng tộc của tác giả người da đen có tựa đề "Người vô hình".

    Và đó cũng là lý do sự thờ ơ chứ không phải sự thù hận của người da trắng khiến Martin Luther King Jr. tức giận nhất.


    Hình ảnh

    Linh mục Ralph Abernathy (bên trái) và Linh mục Martin Luther King Jr. (bên phải) bị cảnh sát dẫn đi khi họ bị bắt tại Birmingham, Alabama vào ngày 12/4/1963. Ảnh: CNN.
    Nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng này đã viết "Bức thư từ Nhà tù Birmingham" kinh điển của mình vào năm 1963, không phải để đáp lại những hành động thù hận của những người theo chủ nghĩa Da trắng thượng đẳng. Ông hướng tới những người da trắng ôn hòa với thái độ thờ ơ trước nỗi khổ của người da đen sống dưới sự phân biệt, và những người "cống hiến cho trật tự hơn là cho công lý".

    Người da trắng dửng dưng trước sự tàn bạo của cảnh sát là lý do khiến nhiều người da đen tiếp tục chết tức tưởi như Floyd.

    Chính sự thờ ơ của người da trắng là lý do ở một số bang, người da màu gặp nhiều khó khăn khi bỏ phiếu hơn người da trắng.

    Chính sự thờ ơ của người da trắng đã buộc nhiều học sinh da màu đi học tại các trường công lập tách biệt về chủng tộc với nguồn lực nghèo nàn.

    Chính sự thờ ơ của người da trắng đã khiến nhiều người trong ngành y tế tưởng rằng người da đen không biết đau như người khác.

    Chính sự thờ ơ đã khiến nỗi đau của người da đen trở nên vô hình, giống như những gì đã xảy ra với Floyd.

    Các hành vi bạo lực phân biệt chủng tộc của người da trắng đang chiếm trọn mặt báo. Nhưng thực ra, hình thức phân biệt chủng tộc phổ biến nhất bắt đầu từ khi các thẩm phán, cảnh sát, chính trị gia và người da trắng cố tình “nhìn sang hướng khác” để lờ đi những gì đang xảy ra ngay trước mặt họ.

    Sự thờ ơ của Chauvin chống lại chính ông ta

    Tuy nhiên, thật khó để kịch tính hóa sự thờ ơ của người da trắng. Những bức ảnh thể hiện thái độ dửng dưng thường không được lan truyền.

    Nhưng rồi Chauvin đã phá vỡ tiền lệ đó. Các công tố viên tại phiên tòa xét xử ông ta đã nhận ra chính sự thờ ơ, chứ không chỉ độc ác của ông ta, là một phần lớn lý do khiến Floyd chết.

    Họ tập trung vào ngôn ngữ cơ thể của Chauvin trong lúc bắt giữ Floyd và sự dửng dưng trên khuôn mặt ông ta khi đè Floyd xuống đất. Họ nói trước bồi thẩm đoàn Chauvin tỏ ra "thờ ơ" với những lời cầu xin giúp đỡ của Floyd. Họ cho biết Chauvin và các sĩ quan khác có mặt tại hiện trường chỉ tán gẫu về mùi chân của Floyd và nhặt đá dưới lốp xe một cách ngu xuẩn trong khi Floyd chết ngay trước mặt họ.

    Các công tố viên đã khắc họa lại vụ án mà trong đó họ buộc bồi thẩm đoàn nhìn nhận Floyd là một con người.

    Hình ảnh

    Công tố viên Steve Schleicher trong phiên tòa xét xử Chauvin. Ảnh: CNN.
    Công tố viên Steve Schleicher nói trong phần kết luận của mình: "Chỉ là một con người, một người đàn ông đang bị đè đến ngạt thở trên vỉa hè, kêu khóc tuyệt vọng. Một người đàn ông trưởng thành, mà phải khóc gọi tên mẹ mình”.

    Tuy nhiên, có một khoảnh khắc cái nhìn thờ ơ của Chauvin tan vỡ.

    Đó là vào cuối phiên tòa, khi thẩm phán đọc bản luận tội. Chauvin hoài nghi, rồi hoảng loạn. Đôi mắt ông ta mở to bàng hoàng, kinh ngạc. Và có lẽ trong khoảnh khắc đó, khi bị còng tay và dẫn đi, ông ta đã thấm thía nỗi kinh hoàng mà rất nhiều người da màu đã phải chịu đựng.

    Thách thức cho tương lai

    Khi các nhà hoạt động sử dụng vụ án của George Floyd để thúc đẩy cảnh sát cải cách mạnh mẽ hơn, bức tường thờ ơ này có thể là thách thức lớn nhất đối với họ. Có rất nhiều đề xuất phức tạp để cải cách chính sách: Một lệnh cấm liên bang đối với các hành động ghì đè gây ngạt thở và bạo lực, xem xét quyền miễn trừ của chính quyền trong các vụ kiện dân sự và ngăn chặn quân sự hóa cảnh sát khu vực.


    Hình ảnh

    Ánh mắt hoài nghi và cái nhăn trán của Chauvin khi bản luận tội được đọc lên. Ảnh: CNN.
    Tuy nhiên, phần lớn những tiến bộ trong cải cách cảnh sát sẽ phụ thuộc vào câu hỏi: Liệu có đủ các nhà lập pháp và thẩm phán xem những người da màu đang bị ngược đãi bởi hệ thống tư pháp như những đồng loại không? Hay vẫn sẽ tiếp tục coi họ là "côn đồ", "kẻ săn mồi", hay "siêu nhân"?.

    Lịch sử cho thấy đây sẽ là một thách thức rất lớn, bởi sự thờ ơ của người da trắng có khả năng phục hồi rất nhanh. Điểm mạnh của nó là sự lẩn khuất - nó thường không gây chú ý, và “thủ phạm” thường không biết họ coi người khác là vô hình.

    Trong cuốn sách "Cuộc đua trong tâm trí người Mỹ: Phá vỡ vòng tròn luẩn quẩn giữa người da đen và người da trắng" của mình, nhà tâm lý học Paul L. Wachtel đã viết những gì thường được gọi là phân biệt chủng tộc có thể được mô tả một cách chính xác hơn chính là sự thờ ơ.

    Ông viết: “Có lẽ chưa có điểm nào khác trong thái độ của người da trắng […] chịu trách nhiệm lớn về nỗi đau và sự mất mát của người da đen thiểu số ở đất nước này phải trải qua hiện giờ như sự thờ ơ… Và cả việc bị hiểu lầm hoặc bỏ qua nữa".

    Có lẽ “Hình ảnh 17” trong phiên tòa xét xử Chauvin sẽ thay đổi điều đó.

    Nhiều người không thể xem toàn bộ video về Floyd. Nó quá đau đớn. Nhưng rất nhiều người đã nhìn thấy hình ảnh Chauvin chán chường trong khi mạng sống của một người đàn ông da đen bị vắt kiệt dưới chân hắn.

    Hình ảnh

    Dòng chữ "Defund The Police" kêu gọi cắt giảm ngân sách chi cho cảnh sát được sơn trên Đường 16 gần Nhà Trắng vào ngày 8/6/2020 ở Washington. Ảnh: CNN.


    Cũng như khi các nhà hoạt động kêu gọi những thay đổi mạnh mẽ sau phán quyết của toà, khuôn mặt của Chauvin có thể là một lời cảnh tỉnh.

    Sự thờ ơ, không phải ghét bỏ, có thể là trở ngại lớn nhất đối với công cuộc cải cách cảnh sát.
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 94 khách