Đăng trả lời 3 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Bidenmuốn nhằm ‘xanh hóa’ TCPV
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Bidenmuốn nhằm ‘xanh hóa’ TCPV

    by music123 » Thứ 7 Tháng 4 10, 2021 6:00 am

    Tổng thống Biden muốn tăng số thẩm phán Tòa án Tối cao?

    Duy Anh Thứ bảy, 10/4/2021


    Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 9/4 ký sắc lệnh hành pháp thành lập một ủy ban lưỡng đảng gồm 36 thành viên, với nhiệm vụ nghiên cứu khả năng cải tổ Tòa án Tối cao.


    Một số phương án có thể được xem xét gồm tăng số thẩm phán hoặc đặt ra giới hạn thời gian nhiệm kỳ của thẩm phán, thay vì quy chế nhiệm kỳ trọn đời như hiện nay, Reuters đưa tin.

    Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết ủy ban sẽ có sự đại diện của mọi lực lượng chính trị, gồm các học giả pháp lý của hai phe tự do và bảo thủ, các cựu thẩm phán liên bang, hay những luật sư từng tham gia các phiên xử của Tòa án Tối cao.

    Các phiên họp của ủy ban sẽ được tổ chức công khai. Ủy ban có 180 ngày làm việc trước khi nộp báo cáo cuối cùng.

    Hình ảnh
    Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AP.


    Số lượng thẩm phán của Tòa án Tối cao Mỹ được duy trì ở con số 9 kể từ năm 1869. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ có thẩm quyền thay đổi con số này.

    So với đó, việc đặt ra giới hạn thời gian nhiệm kỳ phức tạp hơn, vì nhiều khả năng sẽ dẫn tới thay đổi hiến pháp.

    Cải tổ Tòa án Tối cao, trong đó có mở rộng số lượng thẩm phán, là một trong những mục tiêu hàng đầu của đảng Dân chủ nhằm chấm dứt ưu thế đa số của phe Cộng hòa. Tòa án Tối cao hiện có 6/9 thẩm phán là người của phe Cộng hòa.
    Đa số bảo thủ tại Tòa án Tối cao có khả năng đe dọa quyền lập pháp của phe Dân chủ, dù đảng này hiện kiểm soát Nhà Trắng cũng như lưỡng viện quốc hội.

    Trong nhiệm kỳ bốn năm của mình, cựu Tổng thống Donald Trump đề cử thành công 3 thẩm phán bảo thủ vào Tòa án Tối cao, mang lại lợi thế đa số 6 - 3 cho đảng Cộng hòa.

    Lần cuối cùng kế hoạch mở rộng số thẩm phán Tòa án Tối cao được khởi động là vào thập niên 1930 dưới thời Tổng thống Dân chủ Franklin Roosevelt, sau khi nhiều chính sách của ông bị Tòa án Tối cao ngăn chặn. Tuy nhiên, kế hoạch này sau đó thất bại.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Bidenmuốn nhằm ‘xanh hóa’ TCPV

    by music123 » Thứ 7 Tháng 4 10, 2021 6:29 am

    Biden thực hiện bước đi đầu tiên nhằm ‘xanh hóa’ Tối Cao Pháp viện

    Lục Du 4/10/21

    Hình ảnh

    Tổng thống Mỹ Joe Biden (ảnh: Từ video của CNBC)

    Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (9/4) đã ký lệnh thành lập một ủy ban lưỡng đảng để nghiên cứu những thay đổi tiềm năng cho Tối cao Pháp viện, theo Reuters.

    Những thay đổi sẽ bao gồm việc nới rộng số thẩm phán ra ngoài 9 thẩm phán như hiện tại, điều mà nhiều người thiên tả mong muốn thực hiện để đưa thêm người của Đảng Dân chủ – đảng có biểu tượng màu xanh, vào tòa án cao cấp khi nó đang có tới 6 thẩm phán thuộc đảng Cộng hòa .

    Theo lệnh hành pháp do tổng thống thuộc đảng Dân chủ ký, ủy ban gồm 36 thành viên sẽ xem xét “giá trị và tính hợp pháp” của những cải cách tiềm năng đối với cơ quan tư pháp hàng đầu của quốc gia, bao gồm việc bổ sung thẩm phán hoặc áp đặt giới hạn nhiệm kỳ đối với nhiệm vụ của họ thay vì bổ nhiệm suốt đời như hiện tại.



    Số lượng thẩm phán ở Tối cao Pháp viện Mỹ kể từ năm 1869 cho tới nay vẫn là 9. Tuy nhiên Quốc hội Hoa Kỳ có quyền thay đổi số lượng thành viên của tổ chức này và đã từng làm như vậy nhiều lần.

    Việc áp đặt các ràng buộc thời hạn phục vụ của thành viên Tối Cao Pháp viện có thể sẽ yêu cầu sửa đổi hiến pháp, mặc dù một số học giả đã đề xuất cách để thực hiện theo luật.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Bidenmuốn nhằm ‘xanh hóa’ TCPV

    by music123 » Thứ 7 Tháng 4 10, 2021 6:44 am

    Ông Biden sẽ thành lập Ủy ban để cải cách Tối cao Pháp viện Mỹ

    4/10/21

    Hình ảnh

    Vào ngày 25/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mở cuộc họp báo đầu tiên tại Nhà Trắng sau khi nhậm chức. (Ảnh Chip Somodevilla / Getty)

    Một thẩm phán tại Tối cao Pháp viện nhận định: “Nếu công chúng coi các thẩm phán là 'các chính trị gia mặc áo choàng', thì niềm tin của họ đối với các tòa án và vào bản thân nhà nước pháp quyền, chỉ có thể giảm đi, làm giảm đi quyền lực của Pháp viện, bao gồm cả quyền lực của nó để đóng vai trò như một 'người kiểm tra' đối với các nhánh khác".

    Hôm 9/4 (theo giờ Mỹ), tân Tổng thống Mỹ Joe Biden ra lệnh thành lập một ủy ban để nghiên cứu những cải cách có thể có đối với Tối cao Pháp viện. Những thay đổi này bao gồm cả việc có nâng cao số lượng thẩm phán hay không, vốn là mục tiêu chính của các thành viên cánh tả của đảng Dân chủ, hay đặt ra giới hạn nhiệm kỳ cho các thẩm phán.



    Lệnh này sẽ hình thành “Ủy ban Tổng thống về Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, bao gồm một nhóm lưỡng đảng gồm các chuyên gia về Pháp viện và cuộc tranh luận cải cách Pháp viện”, theo tuyên bố từ Nhà Trắng hôm 9/4.

    Đại diện tòa Bạch Ốc nêu rõ, hội đồng này sẽ bao gồm các cựu thẩm phán liên bang và luật sư, những người đã tranh luận trước Tối cao Pháp viện, cũng như “những người ủng hộ việc cải cách các thể chế dân chủ và quản lý công lý. Chuyên môn đại diện trong Ủy ban bao gồm luật hiến pháp, lịch sử và khoa học chính trị".

    Những lời kêu gọi mở rộng Tối cao Pháp viện đã được đẩy đến đỉnh điểm vào cuối năm ngoái sau cái chết của Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg. Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là ông Donald Trump đã bổ nhiệm bà Amy Coney Barrett vào Tối cao Pháp viện. Trước đó, ông bổ nhiệm các Thẩm phán Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh vào tòa án cấp cao nhất của nước Mỹ, khiến tỷ lệ thẩm phán khuynh hữu tại Pháp viện này là 6–3.

    Hội đồng do ông Biden thành lập sẽ do ông Bob Bauer và giáo sư Trường Luật Yale Cristina Rodriguez dẫn đầu. Cả 2 đều từng phục vụ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama: ông Bauer từng là cố vấn Nhà Trắng cho cựu Tổng thống Obama, còn giáo sư Rodriguez từng là phó tổng chưởng lý tại Văn phòng Luật sư trong chính quyền Obama.

    Ông Bauer là người đã đề xuất giới hạn nhiệm kỳ cho các thẩm phán tại Tối cao Pháp viện. Năm 2005, ông viết cho tờ Washington Post rằng: “Trong hệ thống chính quyền của chúng ta, chúng tôi thường hạn chế quyền lực lớn với các giới hạn hơn là cấp phép thực hiện vô thời hạn”.

    Trước đây, ông cũng từng làm việc cho công ty luật Perkins Coie, công ty lâu năm làm việc cho đảng Dân chủ về luật bầu cử và đã tham gia vào cuộc tranh cãi "vụ bê bối Nga" về việc Tổng thống Trump đã thông đồng với Nga trong cuộc bầu cử hồi năm 2016. Công ty này cho biết, ông Bauer đã rời Perkins Coie vào năm 2019.

    Mùa thu năm ngoái, ông Biden đã đề xuất một ủy ban tổng thống khi ông còn là ứng cử viên, một phần như một giải pháp thay thế cho các nỗ lực "mở rộng pháp viện" từ một số thành viên cánh tả của đảng Dân chủ. Đảng Cộng hòa tại Quốc hội cảnh báo rằng, việc mở rộng Tối cao Pháp viện sẽ cho phép ông Biden bổ nhiệm một nhóm thẩm phán khiến Pháp viện cấp cao nhất này nghiêng về phe cánh tả. Trong khi đó, đảng Dân chủ cho rằng đảng Cộng hòa đã hành động không công bằng khi Thượng viện, chịu sự dẫn dắt của Lãnh đạo phe Đa số lúc bấy giờ là ông Mitch McConnell thuộc đảng Cộng hòa đã chặn việc xác nhận thẩm phán Merrick Garland do cựu Tổng thống Obama đề cử vào Pháp viện trước đó.

    Tại thời điểm đó, ông Biden trả lời một câu hỏi: "Đó không phải là về việc mở rộng Pháp viện. Có một số điều khác mà các học giả hiến pháp của chúng tôi đã tranh luận… Điều cuối cùng chúng ta cần làm là biến Tối cao Pháp viện thành một trận bóng chính trị, ai có nhiều phiếu bầu nhất sẽ nhận được bất cứ thứ gì họ muốn. Các đời Tổng thống sẽ đến và đi. Các thẩm phán của Tối cao Pháp viện thì ở đó trong nhiều thế hệ”.

    Theo tuyên bố của Nhà Trắng hôm 9/4, hơn 30 người khác đã được nêu tên trong ủy ban.

    Tuần này, Thẩm phán Stephen Breyer của Tối cao Pháp viện đã cảnh báo không nên thúc đẩy việc mở rộng - hay là gia tăng số lượng thẩm phán tại Pháp viện này.



    Thẩm phán Breyer tuyên bố: “Nói một cách trừu tượng, quyền lực của Pháp viện, giống như của bất kỳ tòa án nào, phải phụ thuộc vào sự sẵn lòng của công chúng trong việc tôn trọng các quyết định của họ, ngay cả những người mà họ không đồng ý và ngay cả khi họ tin rằng có một quyết định sai lầm nghiêm trọng". Ông là một thành viên thuộc phe cánh tả của Pháp viện, được bổ nhiệm bởi cựu Tổng thống Bill Clinton.

    Ông nói thêm: “Nếu công chúng coi các thẩm phán là 'các chính trị gia mặc áo choàng', thì niềm tin của họ đối với các tòa án và vào bản thân nhà nước pháp quyền, chỉ có thể giảm đi, làm giảm đi quyền lực của Pháp viện, bao gồm cả quyền lực của nó để đóng vai trò như một 'người kiểm tra' đối với các nhánh khác".

    Du Miên
    Theo Epoch Times tiếng Anh
    Hình ảnh
Đăng trả lời 3 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 104 khách