Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Thư từ nước Mỹ:Làm thế nào để lấy 6K tỷ từ túi người khác chỉ bằng một cái nhón tay?
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Thư từ nước Mỹ:Làm thế nào để lấy 6K tỷ từ túi người khác chỉ bằng một cái nhón tay?

    by music123 » Chủ nhật Tháng 4 11, 2021 6:36 am

    Thư từ nước Mỹ: Làm thế nào để lấy 6.000 tỷ USD từ túi người khác chỉ bằng một cái nhón tay?

    Tiến sỹ Terry F. Buss – Chuyển ngữ: Đào Thuý | 11/04/2021

    Hình ảnh

    Khi khoản nợ đến hạn, chỉ cần in thêm Biden Bucks và trả dứt điểm nợ nần. Trường hợp xấu nhất: Người dân sẽ có cả đống Biden Bucks và thêm một ít Trump Bucks còn sót lại.

    Làm thế nào người ta có thể lấy 6.000 tỷ USD từ nguồn tiền đóng thuế của người dân, những người trong túi lúc này đã sạch banh, còn đang nợ nần chồng chất, và không mong muốn bất kỳ thứ gì mà chính phủ phân phát, trừ khi họ tin rằng đó là những thứ miễn phí. Dễ thôi!

    Kể từ tháng 1/2021, Mỹ đã dành gần 6.000 tỷ USD từ tiền đóng thuế của người dân để chi tiêu cho cái gọi là "Gói cứu trợ COVID" và "Kế hoạch giải cứu nước Mỹ". Gói cứu trợ có mục đích hỗ trợ người lao động bị mất việc và doanh nghiệp phải đóng cửa do đại dịch. Kế hoạch giải cứu nhằm mục tiêu kích thích kinh tế hậu đại dịch.

    Bất chấp mức chi tiêu kỷ lục, không mấy người thắc mắc về việc liệu có thực sự cần phải chi "mạnh tay" đến mức như vậy để đưa nước Mỹ trở lại bình thường, hay theo cách nói gần đây là "xây dựng nước Mỹ trở lại tốt đẹp hơn" hay không.

    Cánh cực tả của đảng Dân chủ, được gọi là cánh cấp tiến, đã tìm ra cách để tiêu được số tiền khổng lồ đó.

    Hình ảnh

    Làm thế nào để người Mỹ chấp thuận các chính sách và các khoản chi tiêu được chính phủ ném vào những thứ họ thực sự không muốn? Câu trả lời là: Hãy lấy chính những thứ mà người dân đang mong đợi để đặt tên cho dự luật, rồi sau đó nhồi vào dưới những tiêu đề đó các nội dung mà những người cấp tiến tại Quốc hội thực sự muốn. Dễ mà, chỉ vậy là xong! Người dân đâu có cơ hội đọc dự luật và cũng không biết dự luật đã được thông qua như thế nào, vì vậy kết quả thăm dò luôn cho thấy người dân Mỹ ủng hộ mạnh mẽ các khoản chi tiêu của chính phủ.

    Lưu ý: Trong Dự luật Cứu trợ COVID, chỉ có 9% nội dung chi tiêu liên quan đến COVID. Trong dự luật Giải cứu nước Mỹ, chỉ có 15% nội dung chi tiêu dành cho việc giải cứu nước Mỹ. Thực sự thất vọng cho nước Mỹ!

    Hình ảnh

    Hãy xem hai ví dụ về việc chi tiêu không liên quan gì đến đại dịch: Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ bao gồm khoản 34 tỷ USD dành để trợ cấp cho Chương trình bảo hiểm y tế Obamacare trị giá 1.000 tỷ USD đang sụp đổ vì quá đắt đỏ, không đủ chi trả cho tất cả người dân như thiết kế ban đầu và vi hiến. Gói cứu trợ COVID thì bao gồm điều khoản cung cấp khoản tín dụng thuế trị giá 3.600 USD cho mỗi người dân đang có con dưới 6 tuổi.

    Hình ảnh

    Không một ai đã hoặc sẽ có thể nghiên cứu bất kỳ dự luật chi tiêu nào trước khi họ bỏ phiếu thông qua. Các dự luật dài hàng nghìn trang và những người cần phải đọc – bao gồm các Thượng nghị sĩ, Hạ nghị sỹ và Tổng thống – chỉ được nhận văn bản sát giờ bỏ phiếu. Một số nhà phê bình tin rằng kể cả nếu họ nhận được văn bản từ trước đó cả năm thì cũng chẳng ai bỏ công ngồi đọc.

    Hình ảnh

    Các Thượng nghị sĩ, với nhiệm kỳ 6 năm, có tầm nhìn chiến lược hơn trong các cuộc bỏ phiếu bởi họ sẽ tại nhiệm một thời gian khá dài trước khi phải tái tranh cử. Một số đảng viên Cộng hòa đôi khi bỏ phiếu cùng với phe Cấp tiến của đảng Dân chủ. Tuy nhiên, trong trường hợp lần này, cả hai dự luật sẽ ít có khả năng được Thượng viện thông qua. Vì vậy, phe Cấp tiến đã dùng "tiểu xảo".

    Có một quy trình lập pháp đặc biệt (được gọi là "quy trình Hoà Giải") được thiết lập trong Đạo luật Ngân sách quốc hội năm 1974, theo đó Quốc hội thay đổi các luật hiện hành để đảm bảo mức thuế và mức chi tiêu phù hợp với mức quy định trong nghị quyết ngân sách. Điều này cho phép Quốc hội giải quyết các vấn đề tài chính như giới hạn nợ, định mức chi tiêu và ưu tiên tài khóa để tạo điều kiện và đơn giản hóa việc biểu quyết thông qua các dự luật. Các chính trị gia không muốn sa lầy vào các tiểu tiết của một chính phủ có quy mô ngân sách chi tiêu 6.000 tỷ USD hàng năm. Năm nào chẳng giống năm nào! Điều trớ trêu là: đạo luật y tế Obamacare cũng đã được thông qua bằng cách sử dụng "quy trình Hoà Giải"!

    Những người cấp tiến đã quyết định sử dụng con bài "Hòa Giải" để buộc Thượng viện bỏ phiếu ủng hộ cả hai dự luật – họ vận dụng quy tắc đa số đơn thuần. Rất dễ: Các dự luật được thông qua theo đúng đường lối của đảng nắm quyền mà không gặp phải vấn đề gì về thỏa hiệp, đồng thuận và trách nhiệm chi tiêu. Ồ vâng, điều quan trọng là phải đảm bảo dự luật đó không được quá minh bạch hoặc quá ràng buộc về mặt trách nhiệm.

    Hình ảnh

    Gượm đã: Người dân Mỹ có thể thích các dự luật nhưng sẽ không đời nào chấp nhận bỏ tiền túi của mình ra trả. Họ thích tất cả những gì có dán nhãn "miễn phí". Họ còn đang gánh khoản nợ hơn 30.000 tỷ USD phát sinh từ các khoản chính phủ chi trả vào những thứ mà họ không mong muốn hoặc không đồng ý. Khoản nợ bình quân mỗi người đóng thuế ở Mỹ đang phải gánh là 225.000 USD.

    Món nợ liên bang và khoản thâm hụt ngân sách thực sự đâu phải là vấn đề. Việc trả nợ đã có thế hệ con cháu của các chính trị gia và những người dân đang đóng thuế lo sau.

    Hình ảnh

    Nhưng tất nhiên, không phải ai cũng cho rằng biến Mỹ thành Hy Lạp vì nợ nần là một ý kiến ​​hay.

    Hình ảnh

    Một giải pháp hay hơn nữa là đánh thuế những tập đoàn "tham lam" có vốn lớn và để tầng lớp trung lưu cùng các doanh nghiệp nhỏ yên thân. Một lần nữa, quả là dễ dàng! Đối với các tập đoàn, cứ tăng thuế của họ từ 21% lên 28%. Và quên đi một điều là chính quyền ông Trump trước đây đã hạ thuế suất từ 28% xuống 21%. Về mặt lý thuyết, điều này không chỉ làm tăng tiền thuế mà còn là sự trừng phạt đối với các tập đoàn làm ăn phát đạt. Điều này thật thú vị bởi vì chính những tập đoàn lớn này lại là những nhà tài trợ chính cho các chính trị gia nói chung và các chính trị gia cánh tả nói chung. Ồ, ra là vậy đấy!

    Nhưng về thực chất thì các doanh nghiệp không phải đóng khoản thuế tăng thêm này. Họ chỉ chuyển khoản thuế này sang người tiêu dùng bằng hình thức tăng giá sản phẩm của mình. Ngoài ra, họ cũng có thể giảm hoặc không tăng lương cho người lao động để bù lại khoản thuế phải đóng.

    Mức thuế doanh nghiệp 28% khiến Mỹ trở thành quốc gia đánh thuế doanh nghiệp cao nhất. Ngay cả Trung Quốc cũng thấp hơn với 25%. Vì vậy, việc tăng thuế làm giảm nhu cầu toàn cầu đối với hàng xuất khẩu của Mỹ.

    Nhưng hãy đừng vội nản chí! Đừng quên khoản thuế đánh vào những người giàu có. Hiện tại, 400 tỷ phú của nước Mỹ đang nắm giữ lượng tài sản ước tính khoảng 3.200 tỷ USD. Tuyệt quá đi! Nếu chính phủ thu hồi toàn bộ tài sản của những người này, xin nhấn mạnh là toàn bộ, không chừa lại kể cả đồng xu cuối cùng, thì nước Mỹ sẽ có đủ tiền mặt để trang trải được một nửa khoản ngân sách cứu trợ đại dịch 6.000 tỷ. Tất nhiên, đây là chưa đả động gì đến khoản nợ quốc gia dài hạn trị giá 30.000 tỷ USD.


    Hình ảnh

    Được rồi, chính phủ còn làm gì khác đâu cơ chứ! Cách này quả thực là nực cười: Lệnh cho Kho bạc in thêm tiền. Dễ quá! Hãy gọi những đồng tiền này là Biden Bucks (Tiền Biden) và trước đó chúng ta sẽ gọi chúng là Trump Bucks (Tiền Trump). Biden Bucks sẽ chi trả cho những thứ mà người Mỹ không yêu cầu và không mong muốn. Vì vậy, thuế sẽ không tăng. Khi khoản nợ đến hạn, chỉ cần in thêm Biden Bucks và trả dứt điểm nợ nần.

    Hãy quên lạm phát đi! Mà lạm phát gì cơ chứ: Chính phủ quá biết cách quản lý nền kinh tế. Trường hợp xấu nhất: Người dân sẽ có cả đống Biden Bucks và thêm một ít Trump Bucks còn sót lại cơ mà. Mỗi người người dân sẽ đều là triệu phú!

    Hình ảnh

    Hình ảnh

    Tất nhiên, những dự luật liên quan đến đại dịch của phe cực tả đang phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt khi các chính sách và nội dung trở nên rõ nét hơn. Những người đứng sau các dự luật này có hai chiến lược phòng thủ: (1) Đổ mọi tội lỗi lên cựu Tổng thống Donald Trump. Hầu hết những người ủng hộ phe Dân chủ sẽ tin điều đó. (2) Nếu đòn này không thành công, chỉ cần né mình chờ thời. Tuyệt đối không xuất hiện trực tiếp ở bất kỳ đâu. Cứ ở yên trong nhà sau hàng rào an ninh nghiêm ngặt. Không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ tổ chức bất kỳ một cuộc họp báo nào. Không bao giờ xuất hiện trực tiếp trước công chúng dưới bất kỳ hình thức nào. Không bao giờ trao đổi với phóng viên báo chí. Không gặp gỡ bất kỳ ai. Yêu cầu thư ký báo chí lặp đi lặp lại đúng một câu trả lời rằng ông sếp của cô ấy còn đang rất bận rộn lo công việc cho người dân.

    Hình ảnh


    Những người cấp tiến đang chuẩn bị hai dự luật lớn về cơ sở hạ tầng, chủ yếu tập trung vào sửa chữa hệ thống đường cao tốc, cầu, cảng… đang bị xuống cấp của nước Mỹ. Không cần lo lắng gì cả: Các dự luật thực sự đâu có liên quan nhiều đến cơ sở hạ tầng và chúng chỉ tăng chi tiêu thêm 6.000 tỷ USD thôi. Nghe có điều gì quen quen!

    Tin nóng: Chính quyền của Tổng thống Biden đang kêu gọi các nước thực hiện mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu vì lo ngại các doanh nghiệp Mỹ sẽ chuyển hoạt động kinh doanh các quốc gia khác!

    Hình ảnh
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 103 khách