Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Mỗi dân Mỹ đang phải gánh nợ 800k USD
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Mỗi dân Mỹ đang phải gánh nợ 800k USD

    by music123 » Thứ 3 Tháng 4 20, 2021 7:21 am

    Mỗi người dân Mỹ đang phải gánh trên vai khoản nợ 800.000 USD

    4/20/21

    Hình ảnh

    Một người đàn ông đứng đợi tại một trạm xe buýt hiển thị khoản nợ quốc gia chính thức của Hoa Kỳ ở Washington vào ngày 19/6/2020. Tổ chức phi lợi nhuận Truth in Accounting cho biết số nợ quốc gia thực tế gấp hơn 4 lần con số chính thức. (Olivier Douliery / AFP qua Getty Images)

    Theo một báo cáo mới, nợ công của Mỹ hiện đã vượt quá 123 nghìn tỷ USD, hoặc gấp hơn 4 lần so với con số chính thức là 28 nghìn tỷ USD theo tính toán của Bộ Tài chính Hoa Kỳ vào cuối tháng Ba.

    Chi tiêu liên bang liên quan đến đại dịch virus Corona Vũ Hán và khóa cửa kinh tế đã tăng thêm gần 10 nghìn tỷ USD vào năm 2020, theo ấn bản mới nhất của báo cáo “Tình trạng tài chính của Liên minh năm 2021”, do tổ chức phi lợi nhuận Truth in Accounting có trụ sở tại Chicago (TIA) tổng hợp và phát hành hàng năm.

    Nhưng chi tiêu trong bối cảnh đại dịch chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số chênh lệch giữa số liệu chính thức của chính phủ và tính toán của TIA.

    Báo cáo nêu rõ: “Thước đo của chúng tôi về tình trạng tài chính của chính phủ bao gồm tài sản và nợ liên bang được báo cáo, cũng như các quyền lợi An sinh Xã hội và Medicare như đã hứa nhưng không được tài trợ".

    Báo cáo này tuyên bố: “Các quan chức được bầu và không được bầu đã đưa ra các quyết định tài chính lặp đi lặp lại khiến chính phủ liên bang gánh khoản nợ 123,11 nghìn tỷ USD, bao gồm cả những lời hứa về An sinh xã hội và Medicare chưa hoàn thành".

    Tổng số nợ trong báo cáo của TIA có bao gồm 55,12 nghìn tỷ USD tiền phúc lợi Medicare chưa hoàn trả và 41,20 nghìn tỷ USD tiền phúc lợi An sinh xã hội chưa hoàn lại.

    Các quan chức tài chính đã không tính đến các khoản phúc lợi chưa hoàn lại vì họ tuyên bố người nhận không có quyền nhận các khoản thanh toán này trong tương lai, mà chỉ có đối với những khoản quyền lợi theo luật hiện hành.

    Theo báo cáo, tổng số nợ “tương đương với gánh nặng 796,000 USD cho mỗi người đóng thuế cho liên bang [Hoa Kỳ]. Bởi vì chính phủ liên bang sẽ cần một số tiền lớn như vậy từ những người đóng thuế để trang trải khoản nợ này, nó đã nhận được điểm ‘F’ cho điều kiện tài chính của mình”. Trong hệ thống giáo dục của Mỹ, điểm "F" (failed) là điểm thấp nhất, nghĩa là "trượt".

    Không giống như nhiều chính quyền tiểu bang, chính phủ liên bang Mỹ không duy trì dự trữ tiền mặt để giải quyết các khoản chi tiêu cần thiết bởi các cuộc khủng hoảng bất ngờ như đại dịch virus Corona Vũ Hán.

    Tổ chức TIA tuyên bố: "Đại dịch virus corona và các gói cứu trợ liên quan đã gây ra một số tình trạng tồi tệ vì chính phủ phải vay tiền để chống chọi với đại dịch. Nếu chính phủ liên bang được chuẩn bị thích hợp cho một cuộc khủng hoảng với một quỹ thực sự cho những ngày u ám, nó đã không phải vay tiền".

    Trợ cấp quốc phòng và cựu chiến binh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi tiêu liên bang vào năm 2020 ở mức 23%, tiếp theo là các dịch vụ y tế và con người với 19%, An sinh xã hội với 16%, lãi cho các khoản nợ là 5% và 2% cho giáo dục. Đúng một phần ba (35%) các khoản chi tiêu dành cho những gì TIA gọi là “Khác”.

    Phản hồi

    Người phát ngôn của Thượng nghị sĩ đảng Độc lập Bernie Sanders (Vermont) và Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham (South Carolina), lần lượt là chủ tịch và thành viên phe Thiểu số cấp cao của Ủy ban Ngân sách Thượng viện, đã không trả lời yêu cầu bình luận của The Epoch Times.



    Tương tự, phát ngôn viên của Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện John Yarmuth (Kentucky) thuộc đảng Dân chủ cũng không đưa ra phản hồi.

    Thứ Hai thường là "ngày di chuyển", các thượng nghị sĩ trở về thủ đô từ tiểu bang của họ và các dân biểu trở về Quốc hội từ các quận của mình.

    Một phát ngôn viên của Hạ nghị sĩ Cộng hòa Jason Smith (Missouri), thành viên phe Thiểu số cấp cao của hội đồng ngân sách, đã đề cập đến một tuyên bố vào ngày 31/3, trong đó ông Smith chỉ trích các đề xuất để chi tiêu cho tin tức từ Tổng thống Joe Biden và các thành viên đảng Dân chủ tại Quốc hội.

    Dân biểu Smith viết: “Các thành viên đảng Dân chủ ở Washington đang chấp nhận một nhu cầu chi tiêu đáng lo ngại trong lịch sử. Họ vừa thông qua dự luật cứu trợ gần 2 nghìn tỷ USD. Tổng thống Biden hiện đang đề xuất họ quay lại ngay và cắt một séc trị giá 2 nghìn tỷ USD khác để chi tiêu cho một loạt chính sách khổng lồ, tất cả đều gắn liền với các điểm thảo luận".

    Ông tiếp tục: “Trong khi đó, Tổng thống [Biden] được cho là vẫn đang giữ một đề xuất chi tiêu trị giá 2 nghìn tỷ USD khác trong túi sau của ông ấy đang chờ vòng tin tức của chính nó”.

    Các nhà tư vấn đồng tình

    Các nhà chiến lược chiến dịch và các nhà hoạt động phi lợi nhuận mà The Epoch Times phỏng vấn để tham khảo về báo cáo TIA, đã bày tỏ sự đồng tình rằng khoản nợ cần được chú ý nghiêm túc để kiểm soát nó.

    Cựu giám đốc truyền thông Jim Manley của Lãnh đạo phe Đa số Thượng viện Dân chủ Harry Reid (Nevada) cho biết: “Tại một số thời điểm, cả hai bên sẽ phải có một cuộc đàm phán nghiêm túc về nhu cầu làm cho cơ quan tài chính của chúng ta hoạt động tốt hơn, và bao gồm cả thuế và chi tiêu, nhưng tôi không thấy điều đó sẽ sớm xảy ra vì chính trị của chúng ta quá độc hại”.

    Tuy nhiên, ông Manley nói, “trong khi lãi suất đang ở mức thấp và nền kinh tế đang tự đào thoát khỏi cái hố mà đại dịch gây ra, nhưng không có lý do gì để đảng Dân chủ lo ngại về sự tập trung mới được tìm thấy của đảng Cộng hòa là cắt giảm chi tiêu, sau tất cả những gì chính quyền trước đó đã làm”.

    Ông nói, ông đang đề cập đến luật cải cách thuế năm 2017 được ban hành bởi đa số đảng Cộng hòa tại Hạ viện và Thượng viện và được Tổng thống Donald Trump ký thành luật.

    Một chiến lược gia khác của chiến dịch tranh cử của đảng Dân chủ là ông Kevin B. Chavous nói với The Epoch Times rằng: “Đây là một vấn đề mà cả hai bên đều không giải quyết được. Tuy nhiên, nó sẽ không được sửa chữa bằng cách làm những điều tương tự”.



    Chiến lược gia Chavous cho biết, ông kỳ vọng “dự luật cơ sở hạ tầng sẽ tạo ra việc làm và phát triển nền kinh tế bằng cách đầu tư vào công nghệ hiện đại và các nguồn năng lượng sạch hơn. Những thứ như lưới điện được quốc gia hóa và khả năng tiếp cận băng thông rộng được mở rộng sẽ khiến người Mỹ làm việc năng suất hơn và cạnh tranh hơn trong những năm tới. Đó là một khoản chi phí mà chúng ta sớm muộn cũng phải thực hiện”.

    Chủ tịch Liên minh Bảo vệ Người nộp thuế (TPA) David Williams chỉ ra sự cần thiết phải cắt giảm chi tiêu liên bang. Ông nói: “Khoản nợ 123 nghìn tỷ USD nên là một hồi chuông cảnh tỉnh cho đất nước. Dự luật sắp có hiệu lực, điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người nộp thuế và đất nước [Mỹ]”.

    Ông Williams đánh giá, cả ông Biden và các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ “dường như không biết gì về cuộc khủng hoảng tài khóa nghiêm trọng đang xảy ra ngay dưới mũi họ. Tệ hơn nữa, nếu họ nhận thức được các vấn đề tài chính sâu sắc, họ rõ ràng không làm bất cứ điều gì để khắc phục vấn đề. Thay vì tìm cách tiêu nhiều tiền hơn, Quốc hội và tổng thống cần tìm cách cắt giảm chi tiêu”.

    Chủ tịch của tổ chức Công dân Chống Lãng phí Chính phủ (CAGW) là ông Tom Schatz nhấn mạnh, Tổng thống Thomas Jefferson từng nói rằng các đại diện của quốc gia không nên tích lũy các khoản nợ không thể trả trong thời gian nhiệm kỳ của họ, và mặc dù điều này đã là vấn đề trong nhiều năm, nhưng nó chưa bao giờ đáng lưu tâm đến mức này.

    Ông Schatz bày tỏ niềm tin rằng, "các thành viên của Quốc hội có nghĩa vụ cố gắng kiểm soát chi tiêu và đảm bảo rằng những người đóng thuế hiện tại và tương lai không bị buộc phải tài trợ cho bất kỳ chương trình liên bang nào trùng lặp, lãng phí và không hiệu quả".

    Khi The Epoch Times hỏi Chủ tịch TIA Sheila Weinberg liệu có hợp lý không khi phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế trong tương lai để giải quyết vấn đề nợ, bà nói không và lưu ý rằng Bộ Tài chính đồng ý với quan điểm này.

    Bà khẳng định: “Các tác giả của Báo cáo Tài chính của Chính phủ Hoa Kỳ đã cho rằng, theo luật và chính sách hiện hành, tỷ lệ nợ được báo cáo trên GDP đã tăng lên đáng kể — ví dụ: nợ trong tương lai sẽ tăng nhanh hơn GDP - [điều này] đơn giản là không bền vững".

    Bà kết luận: “Nói cách khác, theo luật và chính sách hiện hành, chúng ta không thể vượt quá giới hạn này, đặc biệt là khi cân nhắc việc Medicare phát triển nhanh hơn lạm phát”.

    Du Miên
    Theo Epoch Times tiếng Anh
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 119 khách