Đăng trả lời 2 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Hồng treo gió Đà Lạt hút khách dịp cận Tết
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 50020
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Hồng treo gió Đà Lạt hút khách dịp cận Tết

    by music123 » Chủ nhật Tháng 11 29, 2020 8:24 am

    Nghề làm hồng sấy treo gió ở Đà Lạt

    Hồng treo gió được mệnh danh ngon bậc nhất trong các loại mứt đặc sản của Đà Lạt mà cách tạo ra món đặc sản này cũng khiến nhiều người “choáng” về độ khó và kỳ công.

    Du nhập Việt Nam từ nhiều thập niên trước, hồng ăn trái Nhật Bản được trồng ở Đà Lạt vì phù hợp với điều kiện khí hậu, độ cao và được coi là trái cây đặc sản của xứ sương mù.

    Hình ảnh

    Thung lũng Vàng, Khe Sanh, khu vực ngoại ô như Trại Mát, Cầu Đất, Đà Lạt tập trung đông với khoảng 300 cơ sở hồng treo gió. Đây còn được mệnh danh là thủ phủ của hồng với hàng trăm quả đồi bạt ngàn những vườn trồng hồng.

    Hình ảnh

    Những cây hồng được trồng ở đây hầu hết là hồng giòn. Mùa hồng Đà Lạt bắt đầu từ giữa tháng 9 cho đến những mùa đông giá lạnh vào cuối tháng 11 đầu tháng 12. Vào thời điểm này thì các cây hồng đã trụi hẳn lá chỉ còn lại những quả hồng thắm đỏ trên cành cây.


    Hình ảnh

    Trước đây, hồng giòn chỉ được người nông dân thu hoạch theo mùa vụ và bán cho các thương lái. Tuy nhiên từ năm 2012, những nông dân sản xuất hồng gió từ Nhật Bản và các chuyên gia nông nghiệp của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đã đến Đà Lạt hướng dẫn cho hơn 100 hộ nông dân phương pháp chế biến hồng chỉ dùng nắng và gió tự nhiên.

    Hình ảnh

    Hồng sau khi thu hoạch về, được người nông dân rửa sạch và phân loại. Những quả nào rụng cuống, bị dập trên đường vận chuyển sẽ được loại bỏ, sau đó tiếp tục được rửa nhiều lần bằng nước sạch.

    Hình ảnh

    Gọt vỏ hồng cũng cần một kỹ thuật nhất định làm sao cho vỏ mỏng nhất và ko bị rụng cuống.

    Hình ảnh

    Hình ảnh

    Tiếp theo, hồng được vệ sinh sạch một lần nữa rồi đưa lên khay chuyển vào lò sấy khoảng hai đến ba giờ.

    Hồng được sấy khô trước khi treo. Theo bà Đặng Thị Thu Vân, người làm hồng sấy lâu năm ở phường 10 (TP Đà Lạt), những trái hồng già gọt sạch vỏ sẽ được sấy trong lò khoảng 3 tiếng ở nhiệt độ 50 - 60 độ C.

    Hình ảnh

    Ông Trần Bình, chủ cơ sở hồng treo gió Hoàng Bình, cho biết: “Để làm ra những trái hồng sấy chuẩn vị chúng tôi phải bỏ ra 20 – 30 ngày, tùy thuộc vào thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm. Chỉ cần thời tiết không ủng hộ, trời mà cứ mưa một tuần không có nắng thì coi như mất trắng cả vụ”.

    Thời gian treo hồng kéo dài khoảng 3 tuần với điều kiện thời tiết nắng ráo, nhiệt độ ngoài trời 25-30 độ C.

    Nghề làm hồng treo ở Đà Lạt theo công nghệ Nhật Bản hình thành gần 10 năm trước khi những người nông dân ở đây được tiếp nhận công nghệ sấy khô từ các chuyên gia của Tổ chức JICA (Nhật Bản).

    Hình ảnh
    Hình ảnh

    Hồng treo sau khi sấy qua, sẽ được treo lên bằng một sợi dây buộc vào cuống. Những quả hồng sẽ được treo cách nhau khoảng 25cm. Khoảng cách giữa các dây cũng được cách nhau khoảng 25cm để bảo đảm tỷ lệ hồng treo không quá dầy khiến gió cũng như ánh nắng chiếu không vào được.

    Hình ảnh

    Sau khi một mẻ hồng được treo lên, người nông dân sẽ buộc một tờ lịch đánh dấu số ngày của mẻ hồng đó.

    Hình ảnh

    Từng trái hồng sau đó được kẹp gắn tách biệt treo thành dây, không sử dụng chất bảo quản nào và nhờ gió sấy tự nhiên.

    Suốt quá trình treo, hồng sẽ được kiểm tra bề mặt để đảm bảo không bị mốc, hư hỏng. Hồng sấy gió tự nhiên có màu sắc tươi. Khi mùa mưa chuẩn bị kết thúc, đây là thời điểm những cơ sở tại Đà Lạt tất bật làm hồng treo.

    Hình ảnh

    Người làm hồng treo gió còn sử dụng quạt để đuổi côn trùng.

    Hình ảnh

    Những quả hồng gió sau khoảng 15 ngày sẽ teo nhỏ lại.

    Hình ảnh

    Những trái hồng sấy gió, được đóng gói, bán thành phẩm từ 400.000 – 450.000 đồng/kg.

    Hình ảnh

    Ông Bình cũng chia sẻ thêm: “Làm hồng treo gió thu nhập có cao hơn thật nhưng kỳ công lắm. Phải bảo đảm các yếu tố vệ sinh, nhà lồng không để cho côn trùng bay vào. Người nông dân muốn vào nhà lồng đều phải qua một quá trình tẩy trùng trên người mới được vào thăm”.

    Hình ảnh

    Để quả hồng ngon và ngọt hơn. Người nông dân còn phải “mát xa” nhẹ đề tay cho những quả hồng.

    Hình ảnh

    Ông Bình cho biết: "Trong khi hồng sấy truyền thống có giá khoảng 200.000 - 250.000 đồng/kg thì hồng sấy treo theo công nghệ Nhật Bản được bán từ 400.000 - 420.000 đồng/kg nhưng không có đủ hàng để cung cấp cho thị trường do thời điểm gần Tết nhu cầu tiêu thụ lớn".

    Hình ảnh

    Hình ảnh

    Chính vì giá trị của hồng sấy theo công nghệ Nhật Bản tăng cao so với cách làm truyền thống nên ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất ra đời. Đặc biệt, đã có hợp tác xã hồng sấy gió tại thôn Đất Làng (xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt) được nhiều du khách biết đến và đánh giá cao về chất lượng.

    Hình ảnh

    Cùng với việc phát triển ngành kinh tế nông nghiệp sạch, áp dụng công nghệ vào nông nghiệp, người nông dân thôn Đất Làng bắt đầu hướng tới phát triển theo hướng mô hình du lịch trải nghiệm tại các vườn hồng treo gió.

    Tổng Hợp
    Sửa lần cuối bởi 1 vào ngày music123 với 0 lần sửa trong tổng số.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 50020
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re:Hồng treo gió Đà Lạt hút khách dịp cận Tết

    by music123 » Thứ 4 Tháng 1 27, 2021 9:27 am

    Hồng treo gió Đà Lạt hút khách dịp cận Tết

    1/27/21


    Vừa có hình thức bắt mắt, vừa có hương vị thơm ngon đặc biệt, hồng treo gió trở thành thức quà Tết được nhiều người yêu thích.

    Hình ảnh

    Hồng treo gió Đà Lạt là món đặc sản được nhiều người yêu thích mỗi độ Tết đến, xuân về. Không chỉ ngon khi thưởng thức cùng trà ấm, đây còn là quà biếu tặng tinh tế, mang đậm hương vị truyền thống.

    Hình ảnh

    Hồng vốn có tính chất mọng nước nên quả nhanh hỏng. Chính vì thế, người nông dân đã nghĩ ra cách làm hồng treo gió để giữ quả lâu hơn một cách tự nhiên.

    Hình ảnh

    Hồng được thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 12, sau đó rửa sạch, gọt vỏ và treo lên dây trong 1-2 tháng. Trong thời gian này, người làm hồng phải chăm sóc kỹ vì mưa hoặc gió có thể làm giảm độ ngon. Cuối cùng, hồng được hạ giàn, gỡ xuống và đóng gói.

    Hình ảnh

    Hình ảnh

    Cái khó của công đoạn phơi là làm sao giữ được độ tươi ngon mà hồng không bị khô, ra được thành phẩm “vỏ dai trong mật”.

    Hình ảnh

    Nếu làm đúng kỹ thuật, sản phẩm thu được là những trái hồng co lại màu hổ phách. Khi xé ra, bạn sẽ thấy bên trong hồng có mật, hương vị ngọt thanh ăn mãi không chán.

    Hình ảnh

    Hồng treo gió Đà Lạt có màu tươi, bên ngoài có lớp phấn mỏng hoặc không có, kích thước nhỏ, vỏ ngoài dai, trong ứa mật nhưng vị không gắt mà ngọt nhẹ tự nhiên.

    Hình ảnh

    Món quà này rất hợp để thưởng thức cùng trà trong không khí trong lành, se lạnh của mùa xuân.

    Hình ảnh

    Hình ảnh

    Bạn có thể mua những trái hồng treo chất lượng do đội ngũ Foodmap lựa chọn và sản xuất. Sản phẩm được đóng hộp 250 gram hoặc 500 gram, phù hợp để thưởng thức hoặc biếu tặng mùa cuối năm.


    Diệp Trà
    Hình ảnh
Đăng trả lời 2 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 75 khách