Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Cuộc sống ng Việt ở đất nước hết dịch
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Cuộc sống ng Việt ở đất nước hết dịch

    by music123 » Thứ 6 Tháng 6 18, 2021 6:18 am

    Cuộc sống người gốc Việt ở đất nước đã tuyên bố hết dịch Covid-19

    Thanh Lam 6/18/21

    Một số tổ chức y tế tại Na Uy tuyên bố nước này thoát khỏi Covid-19. Nhiều người Việt tại đây chia sẻ cuộc sống ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nhưng không ai vì thế mà chủ quan.

    Viện Y tế Công cộng Na Uy (NIPH) đã dự đoán hôm 2/6 rằng đại dịch ở Na Uy có thể kết thúc vào mùa hè, NRK đưa tin.

    Tuy nhiên, trợ lý Giám đốc Y tế tại Tổng cục Y tế Na Uy, Espen Nakstad, chia sẻ rằng ông không nghĩ đại dịch sẽ biến mất hoàn toàn cho đến khi có nhiều người hơn được tiêm chủng đầy đủ. Ông cho biết việc dập tắt đại dịch còn phụ thuộc vào các nước khác ở khu vực châu Âu.

    Người Việt sống tại Na Uy cho rằng nước này chưa hoàn toàn dập tắt được dịch.

    "Với đại đa số người dân thì đến khi nào cuộc sống trở lại gần như bình thường như không phải mang khẩu trang, không phải làm việc từ nhà, được tự do hội họp, tham gia các hoạt động văn hóa thể thao thì mới có thể gọi là hết dịch được", anh Trần Văn Ngọc Tân, sống tại Oslo, chia sẻ với Zing.

    Một vài người Việt khác lại cho rằng cuộc sống không thay đổi nhiều kể từ khi đại dịch bắt đầu.

    Hình ảnh

    Người Việt tại Na Uy ra ngoài chơi để giải tỏa căng thẳng. Ảnh: NVCC.

    Chị Cẩm Lan, sống ở Oslo 6 năm, cũng chia sẻ rằng Covid-19 chưa bao giờ là mối lo ngại của chị. Theo chị, người Na Uy sợ trầm cảm vì ở nhà lâu hơn là sợ dịch bệnh.

    “Mùa đông ở đây lạnh giá. Mọi người ở nhà và không được tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời. Vì thế mọi người sợ mắc chứng trầm cảm. Ở đây, nhiều người sợ trầm cảm hơn là sợ Covid-19”, chị Lan chia sẻ với Zing.

    Tháng 11/2020, tạp chí Science Norway, một trang chuyên nghiên cứu và xuất bản các bài báo khoa học của Na Uy, công bố khoảng 30,8% người tham gia khảo sát cho rằng họ có dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau làn sóng Covid-19 thứ nhất. Nhà tâm lý học Sverre Urnes Johnson cho biết con số này cao gấp ba lần so với trước đại dịch.

    Không có nhiều khác biệt kể cả ở trong đại dịch

    Anh Bùi Hoàng Hải, sống tại Bergen, chia sẻ rằng cuộc sống tại thành phố có kinh tế lớn thứ hai Na Uy không có nhiều khác biệt dù là trước, trong, hay sau đại dịch.

    “Tôi nhớ tuần đầu tiên của dịch vào tháng 3/2020, tôi đi siêu thị thì hết sạch giấy vệ sinh. Chỉ có duy nhất lần đó thôi còn mọi chuyện đến giờ vẫn ổn”, anh Hải cho hay.

    Anh Ngọc Tân cho rằng người Na Uy vốn trước đại dịch đã không tiếp xúc nhiều với nhau. Với diện tích lớn (385.207 km2) và dân số nhỏ (5,3 triệu người), đại dịch càng làm tăng khoảng cách giữa người với người.

    “Tôi thấy ngày xưa chưa dịch, nhiều người gặp nhau còn tay bắt mặt mừng. Bây giờ họ chỉ nhìn nhau cười và gật đầu. Họ tránh tiếp xúc nhau”, chị Phan Mai chia sẻ.

    Chị Cẩm Lan cũng chia sẻ rằng chị không cảm thấy cuộc sống khó khăn trong đại dịch. Chị tìm được công việc làm thêm tại khu trượt tuyết. Dù đại dịch nghiêm trọng, hoạt động trượt tuyết được tổ chức ở ngoài trời nên vẫn thực hiện được yêu cầu giãn cách xã hội. Khu trượt tuyết mỗi phiên chỉ cho một hai nhóm người vào chơi.

    Chị Lan phục vụ tại quầy ăn uống. Cả khu trượt tuyết chỉ có một quầy phục vụ, Người đến chơi lại rất đông. Họ không thể vào cùng lúc vậy nên hầu hết sẽ đi mua đồ ăn ở quầy ăn uống.

    Khu vực bán đồ ăn cũng chỉ có một đến hai nhóm người được vào mua một lần nhằm giữ khoảng cách. Mọi người được yêu cầu mua đồ ăn và ăn ở ngoài trời thay vì được ngồi ăn bên trong.


    Hình ảnh

    Chị Cẩm Lan trong một lần đi chơi tại Nhà hát lớn Na Uy. Ảnh: NVCC.

    Ông Đỗ Chí Cường, sống tại Oslo, cho biết nửa đầu tháng 3/2020, chính phủ yêu cầu đóng cửa các loại hình kinh doanh trừ kinh doanh các sản phẩm thiết yếu. Người dân phải ở nhà. Chính phủ trợ cấp 80% thu nhập trước đại dịch cho các doanh nghiệp. Người lao động và người thất nghiệp cũng nhận được trợ cấp từ chính phủ. Những người mắc bệnh, chính phủ sẽ chi trả toàn bộ vì vậy nhiều người không lo ngại khi mắc bệnh.

    “Thậm chí từ chiếc xe taxi chở người mắc bệnh đến bệnh viện cũng miễn phí. An sinh xã hội ở đây quá tốt”, ông Cường cho hay.

    Na Uy không yêu cầu đóng bảo hiểm y tế. Sinh viên hay người lao động quốc tế, chỉ cần có visa định cư tại đây, cũng sẽ nhận được các dịch vụ y tế miễn phí.

    Ở vài nơi, trẻ con vẫn đi học bình thường

    Tại Oslo, tất cả cơ quan đều đóng cửa, bao gồm trường học. Anh Ngọc Tân chia sẻ rằng vợ chồng anh làm kỹ sư công nghệ thông tin nên đại dịch tạo cơ hội cho vợ chồng anh làm việc ở nhà và dành thời gian chăm sóc con nhỏ.


    “Dịch không ảnh hưởng lắm. Mình buôn bán ở đây người ta không đi du lịch nhiều nên nhà hàng bán được. Số lượng khách gấp đôi ngày thường. Trước đây chỉ có một hai người bán thì giờ tăng lên ba bốn người", chị Phan Mai, sống tại thành phố Tonsberg, cho biết.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 131 khách