Tiếng khóc thấu trời giữa rừng sâu Trà Leng
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Nhiều ng Quảng Bình trắng tay sau lũ

    by music123 » Thứ 5 Tháng 10 22, 2020 8:51 am

    Phận người trong những túp lều bên nghĩa địa giữa lũ lịch sử ở Quảng Bình



    Những căn nhà phao “thách thức” lũ lịch sử ở Quảng Bình: Nổi lên theo con nước

    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Tang thương bao trùm xóm nhỏ nơi vụ sạt lở khiến cả làng bị vùi lấp

    by music123 » Thứ 5 Tháng 10 29, 2020 2:59 pm

    Quảng Nam: Cứu được 33 người trong vụ sạt lở ở xã Trà Leng





    Tang thương bao trùm xóm nhỏ nơi vụ sạt lở khiến cả làng bị vùi lấp: “Mẹ mua sữa về, con ở đâu rồi...?"

    10/29/2020

    Tối 28/10, 2 vụ sạt lở nghiêm trọng đã xảy ra trên địa bàn xã Trà Leng và xã Trà Vân (huyện Nam Trà My, Quảng Nam).

    Trong đó, riêng vụ sạt lở đất tại thôn 1, xã Trà Leng đã vùi lấp ngôi làng với khoảng 19 hộ dân và 49 nhân khẩu, có 4 người may mắn thoát được. Đến 10h30 sáng 29/10, lực lượng chức năng đã tìm thấy 8 thi thể người gặp nạn.

    Còn vụ sạt lở đất ở thôn 1, xã Trà Vân khiến 8 người mất tích. Đến sáng 29/10, lực lượng chức năng đã tìm thấy cả 8 thi thể.

    Tại xã Trà Leng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã điều động nhiều cán bộ, chiến sĩ cùng nhiều phương tiện, trang bị chuyên dụng gấp rút tìm kiếm các nạn nhân đang mất tích. Công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn do đất đá đổ xuống dày đặc, chặn kín các lối đi.

    Hình ảnh

    Cảnh tượng đất đá ngổn ngang tại hiện trường vụ sạt lở

    Sau tiếng nổ lớn, hàng ngàn tấn đất đá từ trên núi đổ ập xuống và “xóa sổ” tất cả. Ngôi làng nhỏ vốn bình yên bỗng phút chốc đầy tang thương, đau xót.


    Hình ảnh

    Nhiều ngôi nhà bị đất đá vùi lấp, hàng ngàn tảng đá đổ sập xuống đường chắn kín lối đi

    Hình ảnh

    Máy xúc được huy động đến hiện trường để tìm kiếm nạn nhân

    Hình ảnh

    Người dân đang nỗ lực hết sức tìm kiếm nạn nhân mất tích

    Hình ảnh

    Khu vực gần nơi sạt lở bị mất sóng nên lực lượng quân đội điều xe phát sóng đến hiện trường

    Hình ảnh

    Con đường đầy đất bùn khiến các phương tiện cứu trợ khó tiếp cận



    Quá kinh hoàng!

    Lội bộ hơn 3 tiếng giờ đồng hồ trên đoạn đường đầy bùn đất và những điểm sạt lở trơn trượt từ trung tâm xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), chúng tôi mới tiếp cận được hiện trường vụ sạt lở núi kinh hoàng khiến 11 ngôi nhà tại nóc Ông Lục bị vùi lấp.

    Vẫn chưa hết sợ hãi về những gì vừa xảy ra, ông Lê Xuân Cang, trú thôn 1, xã Trà Leng cho biết, dù sống ở vùng núi đã mấy chục năm nhưng đây là lần đầu tiên ông tận mắt chứng kiến một vụ sạt lở khủng khiếp như vậy.

    Theo ông Cang, khuya 29/10, trời bất ngờ có mưa rất to, rồi khoảng 2 tiếng sau ông bất ngờ nghe một tiếng nổ lớn, kéo theo đó là cả quả đồi đổ ập xuống dãy nhà ở nóc Ông Lục.

    Hình ảnh

    Hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng vùi lấp hàng chục người ở Quảng Nam

    Hình ảnh

    Hoà khóc ngất tại hiện trường nơi cha mẹ, em gái và con trai gặp nạn

    "Tôi may mắn chạy thoát được và đã cùng những người sống sót cố gắng bới móc dưới những đống đổ nát để tìm kiếm các nạn nhân mất tích. Cảnh tượng lúc đó thật kinh hoàng và ám ảnh. Sau cả đêm tìm kiếm, chúng tôi đã cứu sống được khoảng 10 người bị thương nặng ra ngoài. Hiện vẫn còn rất nhiều người đang mất tích, cầu mong lực lượng chức năng sẽ sớm tìm kiếm được các nạn nhân này…", ông Cang, kể lại.

    Ngồi gục trên bãi bùn lầy với vẻ mặt thất thần, đôi mắt đỏ hoe, em Hồ Thị Hoà cho biết, trong số những người còn lại đang mất tích có cha mẹ, em gái 6 tuổi và con trai 4 tuổi của mình. Cứ mỗi lần thấy có nạn nhân được đưa ra từ đống đổ nát, Hoà lại chạy lại gào khóc nức nở. Từ chiều đến giờ, cô gái trẻ này đã ngất đi cả chục lần vì quá đau xót, cứ mỗi tỉnh dậy, Hoà lại nói trong vô thức: “Mẹ mua sữa về rồi nè, con ở đâu rồi”. Chứng kiến vụ việc nhiều người cũng không sao kiềm được nước mắt.

    Hình ảnh

    Người thân bàng hoàng, xót xa trước sự việc quá đau lòng

    Hình ảnh

    Hình ảnh

    Đưa tay lau vội dòng nước mắt đang lăn dài trên gò má, Hoà chia sẻ, em đang đi làm thêm tại TP. Tam Kỳ (Quảng Nam) thì nhận được hung tin cả đại gia đình mình bị sạt lở núi vùi lấp. Chết lặng vài phút, Hoà cố trấn tĩnh để chạy xe máy về quê, nhưng khi còn cách ngôi làng mình sinh sống khoảng gần 16 km nữa thì gặp điểm sạt lở nên không thể di chuyển được nữa.

    Do quá nóng lòng, Hoà đã bỏ xe lại và chạy bộ qua khoảng 8 điểm sạt lở để về nhà. Đến nơi, Hoà không thể tin cảnh tượng trước mắt mình. Cả ngôi làng chỉ còn là một đống đổ nát, ngổn ngang đầy bùn đất.

    "Em đi làm ăn dưới thành phố để kiếm tiền gửi về cho ba mẹ mua sữa cho con. Sáng nay, em lật đật chạy về thì chết lặng khi nghe tin cả 11 hộ dân nóc mình bị chôn vùi. Em thật sự quá đau lòng và vẫn không thể tin những gì đang diễn ra là sự thật. Bây giờ em chỉ cầu mong sớm tìm được những người thân còn lại của mình đang bị mất tích", Hoà nghẹn ngào.

    Hình ảnh

    Một nạn nhân bị thương được người dân đưa ra ngoài

    Tang thương bao trùm ngôi làng nhỏ

    Ngồi lặng im trước hiện trường với đôi mắt đầy sợ hãi, bà Trần Thị Minh Châu chua xót kể, khuya 29/10, bà đang nằm ngủ thì nghe tiếng nổ vang trời. Linh cảm chuyện chẳng lành, bà bật dậy ôm 2 đứa con nhỏ bỏ chạy thật nhanh ra ngoài, bỏ lại những âm thanh chát chúa sau lưng. Khi quay lại nhìn thì ngôi nhà của mình đã bị đất đá vùi lấp, trong đó có chồng bà.

    Theo bà Châu, thảm họa diễn ra quá nhanh, chỉ khoảng 5 phút đã cuốn trôi cả ngôi làng, rất may cũng có nhiều người chạy thoát được như bà.

    "Tôi chỉ kịp ôm 2 con tháo chạy và may mắn thoát chết, tôi bị thương ở tay, chân và mặt. Còn chồng tôi hiện vẫn đang mất tích, tất cả tài sản đã bị nằm lại dưới đống bùn lầy", bà Châu nấc lên thành tiếng.

    Hình ảnh

    Trong phút chốc, cả ngôi làng đã bị "xóa sổ"

    Hình ảnh

    Tất cả đều bị vùi lấp trong đống bùn lầy

    Đôi tay run rẫy thắp nén hương cạnh thi thể của em trai vừa được tìm thấy, bà Hồ Thị Hồng cho biết, trước ngày siêu bão số 9 đổ bộ, bà đã điện thoại dặn dò cả nhà hạn chế ra ngoài để tránh nguy hiểm. Tối 28/10, em trai bà có việc phải ra ngoài nên ghé sang nhà bà chơi. Bà đã tự tay nấu cho em trai mình bữa cơm tối nhưng không ngờ đó lại là bữa ăn cuối cùng.

    "Chỉ trong một đêm, tôi mất đi đứa em trai ngoan hiền, cả làng bỗng chốc chìm trong nỗi đau, u ám và tang thương quá!", bà Hồng nghẹn ngào.


    HÀ NAM, THEO TỔ QUỐC


    VỤ SẠT LỞ Ở QUẢNG NAM: 53 người bị vùi lấp, đã tìm thấy 11 thi thể

    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Tiếng khóc thấu trời giữa rừng sâu Trà Leng

    by music123 » Thứ 6 Tháng 10 30, 2020 8:13 pm

    music123 đã viết:
    Chủ nhật Tháng 10 18, 2020 8:15 am





    Sản phụ bị nước lũ cuốn trôi khi trên đường đi sinh

    10/18/2020

    Trên đường đi sinh con, một sản phụ ở Thừa Thiên Huế bất ngờ bị rơi xuống thuyền nên bị nước lũ cuốn trôi.
    Ngày 12/10, trao đổi với PV ông Nguyễn Trọng Khiểm – Chánh văn phòng xã Phong An, huyện Phong Điền cho biết, vào khoảng 8 giờ 30 phút sáng 12/10, chị Hoàng Thị P. (trú ở thôn Phường Hóp, xã Phong An) có dấu hiệu trở dạ nên thuê thuyền đi sinh.


    Hình ảnh

    Lực lượng chức năng vẫn đang tích cực tìm kiếm tung tích sản phụ P. ( Ảnh Review Phong Điền).

    Khi thuyền đang di chuyển do gió lớn gây rung lắc nên sản phụ P. bị rơi xuống nước và bị lũ cuốn trôi. Phát hiện vụ việc, một số người dân gần đó đã chạy đến ứng cứu nhưng do lũ lớn, không có phương tiện cứu hộ nên đành bất lực.

    Nhận được tin báo, các lực lượng chức năng địa phương đã vào cuộc tìm kiếm sau đó. Tuy nhiên, do khu vực gặp nạn trời đang mưa rất to, nước lên cao nên công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.

    Ông Nguyễn Trọng Khiểm cũng cho hay, đến trưa nay hơn 100 người bao gồm cả lính đặc công đã được tỉnh Thừa Thiên Huế huy động đến hiện trường để tìm kiếm tung tích sản phụ P. nhưng vẫn chưa tìm thấy.

    Nguyễn Hiền
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Tiếng khóc thấu trời giữa rừng sâu Trà Leng

    by music123 » Thứ 6 Tháng 10 30, 2020 8:19 pm

    Tiếng khóc thấu trời giữa rừng sâu Trà Leng

    10/30/2020

    Hình ảnh

    Nỗi đau đớn của già Đe. Ảnh: Hải Long

    Già làng Hồ Văn Đe, 85 tuổi, ngồi trên lưng đồi nhìn chăm chăm xuống nơi những người lính đang đào bới. Trận sạt lở kinh hoàng cướp mất của già 8 người thân, gồm cả con, cháu. Tiếng khóc của già Đe thấu vùng trời Trà Leng, giữa rừng sâu.


    Già làng mất 8 người thân, con và cháu

    Sáng 30/10, ngày thứ 3 sau thảm hoạ sạt lở ở Trà Leng (huyện Nam Trà My), Thiếu tướng Nguyễn Đình Tiến, Phó tư lệnh Quân khu 5, đứng trên ngọn đồi cao quan sát toàn cảnh hiện trường đổ nát.

    Chiều 28/10, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9 (Molave), huyện Nam Trà My có mưa lớn, liên tiếp xảy ra sạt lở đất. 14 nóc nhà ở thôn 1 bị san phẳng.

    Ba ngày sau, 500 chiến sĩ công an, quân đội cùng người dân đang dùng tay, cuốc, xẻng đào bới từng mét đất.

    Hình ảnh

    "Vẫn còn 12 nạn nhân mất tích. Họ nằm sâu dưới lớp bùn đất 2-3 mét. Hôm nay thời tiết tốt, chúng tôi sẽ cố gắng tìm được hết các nạn nhân vì dự báo những hôm sau sẽ có mưa. Chó nghiệp vụ đã được đưa tới hiện trường tham gia tìm nạn nhân", tướng Tiến nói.

    Hơn 500 người đào bới suốt ngày dài. Hai nạn nhân được tìm thấy dưới đống bùn đất. Một bé trai chỉ mới 10 tháng tuổi, cùng một người đàn ông.

    Hình ảnh

    Ánh mắt vô hồn, ngóng trong người thân ở Trà Leng

    "Nhẹ tay thôi, cẩn thận. Bên dưới có người, có cả trẻ em nữa. Cẩn thận hết sức, tập trung vào", tiếng người chỉ huy hét lên không ngớt, xen với tiếng khóc trăm người giữa rừng sâu.

    Hôm nay, các lực lượng tập trung tìm kiếm người gặp nạn ở nơi từng là căn nhà 2 tầng kiên cố của ông Lê Hoàng Việt - Bí thư xã Trà Leng. Ông Việt cùng 8 người thân của mình và những hàng xóm đến trú bão vẫn chưa được tìm thấy.

    Ngày 27/10, ông Việt cùng hàng xóm gần nhà, cả trẻ em, phụ nữ tập trung để trú bão. Chiều 28/10, sau tiếng nổ lớn, tất cả bị vùi lấp, căn nhà 2 tầng kiên cố bỗng chốc vỡ vụn, chìm trong bùn đất.

    Già làng Hồ Văn Đe (85 tuổi), ngồi trên lưng đồi nhìn chăm chăm xuống nơi những người lính đang đào bới. Trận sạt lở kinh hoàng cướp mất của già Đe tất cả 8 người thân, gồm cả con, cháu trong đó có con rể là ông Việt.

    Buổi trưa 27/10, già Đe cùng vợ, con trai lên rẫy làm nương. Chiều cùng ngày, vợ chồng già Đe ở lại canh rẫy, con trai về nhà. Trong thôn, nhà con rể Việt lớn nhất, to nhất nên cả làng đến trú.

    Tối 28/10, già Đe về làng, người làng báo con cháu bị núi vùi.

    Hình ảnh

    Già làng Hồ Văn Đe gào khóc trước mất mát quá lớn sau thảm hoạ Trà Leng

    "Hai vợ chồng chạy mãi, chạy mãi đến nhà thì thấy núi lấp hết. Nhà không còn, gọi con cháu không nghe.

    Bộ đội mới tìm được một người, con cháu tôi vẫn còn nằm dưới đất", già Đề nói.

    "Em nhớ ba"

    Lê Thanh Tú, 11 tuổi, học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú Trà My, đứng ở quả đồi cách nhà mình khoảng 50 mét. Cậu nấp sau lưng thầy giáo Hồ Văn Việt, Bí thư Đoàn trường.

    "Tụi mình nhận được tin tối 28/10, nhưng giấu không nói với bọn trẻ. Trường có 6 em có người thân bị mất tích, chết. Tụi mình làm tư tưởng từ từ rồi mới nói. Tối qua bọn trẻ đọc báo biết được chuyện nên hôm nay trường cử 8 giáo viên đưa các em về.

    Cả bọn đều thất thần, sợ hãi", thầy Việt nói.


    Hình ảnh

    Thầy Việt che chở cho cậu học trò bé bỏng

    Tú là con út của Bí thư xã Trà Leng. Anh trai của Tú đang là sinh viên một trường đại học ở TP.HCM, đang trên đường về quê nhà. 17 tuổi, những cậu thanh niên này chẳng dám nói gì với người lạ. Muốn gì, cậu lại thì thầm vào tai thầy.

    "Bão số 9 vào, học trò được nghỉ, muốn về nhà, nhưng trường không cho. Trường giữ các em lại để đảm bảo an toàn. May mà các em nghe lời, không thì…", thầy Việt bối rối.

    Hình ảnh

    Lê Thanh Tú, hướng đôi mắt về căn nhà nơi cả gia đình từng quây quần mỗi tối, giờ chỉ còn là đống đổ nát dưới bùn đá.

    Tú nấp sau lưng thầy, ôm chặt. Chốc chốc, em ngước mắt ra xa, dõi theo những nhát cuốc, nhát xẻng của bộ đội. Dưới đống bùn đất kia từng là nơi cả nhà Tú quây quần, cười nói.

    Bố Tú - là ông Việt, vẫn chưa được tìm thấy. Mẹ ngồi khóc ở một góc quả đồi. Còn cậu không khóc thành lời, mắt vô hồn.

    Những người xung quanh ái ngại. Gặng hỏi mãi Tú mới mở lời.

    "Em nhớ ba".

    Đình Thức
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 121 khách