Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

TPHCM phong tỏa hết tháng9

Đã gửi: Chủ nhật Tháng 9 12, 2021 8:05 am
by music123
Bí thư Nguyễn Văn Nên: Có thể TPHCM hết tháng 9 mới kiểm soát được dịch

9/12/21

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên cho biết, có thể TPHCM không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15.9 theo Nghị quyết 86 của Chính phủ, mà chỉ có một số quận, huyện hoàn thành. Do đó, TPHCM phải “xin thêm” một thời gian nữa, có thể tới hết tháng 9.

Hình ảnh

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VIỆT DŨNG

Cần thêm một thời gian nữa mới kiểm soát được dịch

Ngày 11.9, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị mở rộng để cho ý kiến về kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TPHCM sau ngày 15.9.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của Ban Cán sự Đảng UBND TPHCM đã chuẩn bị rất khẩn trương hàng loạt dự thảo kế hoạch, chiến lược cho giai đoạn bình thường mới sau ngày 15.9.

Điều này có nghĩa là TPHCM chuẩn bị cho điều kiện “bình thường mới”, từng bước thực hiện “mục tiêu kép” mà Chính phủ đề ra.

Theo ông Nguyễn Văn Nên, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM cơ bản thống nhất với dự thảo kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và từng bước phục hồi kinh tế trên địa bàn TPHCM. Đồng thời, yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND TPHCM tiếp thu, ghi nhận, bổ sung vào dự thảo kế hoạch những ý kiến góp ý tại hội nghị.

Bí thư Thành ủy TPHCM nhấn mạnh, đến nay, TPHCM có 103 ngày với những bước, những mục tiêu, những giải pháp cấp độ khác nhau, theo hướng ngày càng nâng lên, ngày càng tăng cường, siết chặt. Nghị quyết 86 của Chính phủ giao trọng trách cho TPHCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15.9.

Theo ông Nguyễn Văn Nên, đối chiếu với Quyết định số 3979 của Bộ Y tế thì chỉ có một số địa phương ở TPHCM cơ bản đáp ứng mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh, đa số các địa phương phải tiếp tục phấn đấu thêm một thời gian nữa.

Như vậy, có thể TPHCM không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15.9 theo Nghị quyết 86 của Chính phủ, mà chỉ có một số quận, huyện hoàn thành.

Do đó, TPHCM phải “xin thêm” một thời gian nữa, có thể tới hết tháng 9 để tập trung thực hiện mục tiêu theo Nghị quyết 86. Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Nên giao Ban Chỉ đạo phòng chống dịch TPHCM thảo luận để có văn bản sớm xin ý kiến của Chính phủ.

Tuy vậy, ông Nguyễn Văn Nên cho biết, từ kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới trong phòng chống dịch đối với biến chủng Delta, có thể nói rằng khó có thể “quét sạch F0” trong một thời gian nhất định trên một địa phương, một địa bàn lớn có đặc điểm phức tạp như TPHCM.

Mặt khác, việc áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt cũng không thể kéo dài đến quá sức chịu đựng của người dân và nền kinh tế. Theo Bí thư Thành ủy TPHCM, qua thực tiễn, quan điểm này mới so với trước đây và TPHCM sẽ báo cáo Trung ương để xin ý kiến.

Bí thư Thành ủy TPHCM nhấn mạnh, việc giãn cách hay nới lỏng đến mức độ nào còn phụ thuộc vào chuyển biến tình hình dịch bệnh và nguy cơ của từng khu vực, từng địa bàn. Phương châm chung của TPHCM phải an toàn trên hết. “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”, ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy TPHCM khẳng định, TPHCM phát huy mạnh mẽ vai trò của người dân là chiến sĩ, là chủ thể quyết định thành bại trong cuộc chiến này.

Thí điểm ở một số nơi trước khi mở cửa

Đề cập vai trò của TPHCM với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, kế hoạch của TPHCM không thể tách rời mà phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với tình hình chung của Vùng và cả nước. Tuyệt đối không chủ quan, không nôn nóng, triển khai từng bước thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn.

“Điều này có thể hiểu đơn giản, bắt đầu những ngày đầu phòng chống dịch, TPHCM thực hiện Chỉ thị 15 toàn thành phố và Chỉ thị 16 có trọng tâm trọng điểm. Còn bây giờ thực hiện mở ngược lại, thực hiện Chỉ thị 16 toàn thành phố và thực hiện Chỉ thị 15 có trọng tâm trọng điểm. Nơi nào an toàn thì nới lỏng dần” - ông Nguyễn Văn Nên nói. Từ đó, ông yêu cầu trước hết phải chọn địa phương làm thí điểm để TPHCM rút kinh nghiệm thực hiện sau này.

Bí thư Thành ủy TPHCM yêu cầu phải bám sát những trụ cột chính trong phòng chống dịch. TPHCM từng bước khôi phục hoạt động “bình thường mới” ở từng lĩnh vực.

Xác định chiến lược y tế là một trong những trụ cột khi mở cửa trở lại, ông Nguyễn Văn Nên yêu cầu phải củng cố lại hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở và đến trung tâm y tế cấp quận, cấp thành phố.

Đồng thời, TPHCM cần có cơ chế, chính sách thu hút, quy tụ y tế tư nhân và không chỉ tây y mà cần phát huy, kết hợp với đông y, y học dân tộc tham gia phòng chống dịch.

Về vấn đề xã hội, ông Nguyễn Văn Nên chỉ đạo, phải có chính sách nhà ở cấp tốc cho người dân, công nhân, người lao động trên địa bàn TPHCM để “chia lửa”, giảm tải các khu nhà trọ chật hẹp hiện nay.

Bí thư Thành ủy TPHCM cũng yêu cầu phải tạo điều kiện để phát huy sự tương trợ, đùm bọc, hỗ trợ của cộng đồng, của doanh nghiệp trong và ngoài nước đối với người dân có hoàn cảnh khó khăn.

“Người ta đi làm từ thiện mà còn xét giấy, hạch sách làm khó làm dễ này kia thì phiền quá” – ông Nên nhắc nhở và nhấn mạnh về việc phải tạo điều kiện thông thoáng cho người làm từ thiện “đi lại nhẹ nhàng nhất, thuận lợi nhất, không có bất cứ phiền phức nào”.

Bí thư Thành ủy TPHCM cũng nhấn mạnh, từng chiến lược chú ý tính khả thi, lộ trình, đặc biệt quan tâm gắn chiến lược này với chiến lược khác, nhất là y tế và công nghệ.

“Không phải chiến lược riêng mà phải liên kết với nhau để có khả thi cao, mới phục vụ cho “bình thường mới” được. Để chuẩn bị bộ chiến lược mang tính chất lịch sử sắp tới, các chính sách không ban hành một cách vội vã, mà phải chuẩn mực” – ông Nên yêu cầu.

MINH QUÂN (BÁO LAO ĐỘNG)

Re: TPHCM phong tỏa hết tháng9

Đã gửi: Thứ 2 Tháng 9 13, 2021 5:56 am
by music123
TP HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến cuối tháng 9

9/13/21

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết thành phố tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến cuối tháng 9, tại buổi họp báo chiều 13/9.

Đây là lần đầu ông Phan Văn Mãi chủ trì họp báo trên cương vị Chủ tịch TP HCM, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh TP HCM còn hai ngày nữa hết đợt giãn cách kéo dài một tháng (15/8-15/9). Hiện thành phố ghi nhận hơn 298.000 ca nhiễm và trải qua 105 ngày giãn cách với nhiều cấp độ khác nhau, trong đó có 22 ngày siết chặt theo nguyên tắc "ai ở đâu yên đó".

Hình ảnh


Chủ tịch TP HCM Phan Văn Mãi tại buổi họp báo chiều 13/9. Ảnh: Hữu Công

Theo ông Mãi, mục tiêu của Nghị quyết 86 ban hành hôm 10/8 là ngày 15/9 TP HCM kiểm soát được dịch bệnh. Thời gian qua, thành phố đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng so tiêu chí Bộ Y tế đề ra thì còn một số nội dung chưa đạt được. Vì vậy, để đảm bảo việc chống dịch bền vững hơn, thành phố từng bước nới lỏng, phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội sao cho hài hòa giữa phòng dịch và đảm bảo các hoạt động thiết yếu của đời sống.

"Thành phố quyết định tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên toàn địa bàn theo Chỉ thị 16 thêm một thời gian nữa, dự kiến đến cuối tháng 9", ông Mãi nói và cho biết một số địa bàn có kết quả kiểm soát dịch tốt như Cần Giờ, Củ Chi, quận 7, Phú Nhuận, Nhà Bè, 5, 11 có thể áp dụng Chỉ thị 16- hay 15+. Việc này giúp cho thành phố có sự chuẩn bị cần thiết cho giai đoạn phục hồi mở cửa sau dịch bệnh.


Về kết quả tích cực trong chống dịch thời gian qua, theo ông Mãi, đầu tiên là công tác giãn cách khi tỷ lệ vùng đỏ được thu hẹp, mở rộng vùng xanh. Đến nay, theo thống kê có 53% tổ dân phố là vùng xanh. Tỷ lệ các ca dương tính giảm rõ rệt qua các đợt xét nghiệm 1, 2, 3 và tỷ lệ vùng xanh còn tăng. Quận 7, huyện Cần Giờ, Củ Chi đã cơ bản kiểm soát được dịch. Quận 5, 11, Phú Nhuận, Nhà Bè đã đạt được những kết quả rõ rệt, dự kiến 15/9 công bố.

Tiếp nữa, công tác quản lý thu dung, điều trị có những bước tiến đáng kể, phù hợp với diễn biến dịch phức tạp. F0 được tiếp cận thuốc, hỗ trợ y tế kịp thời. Sự giúp đỡ của các tổ quân y giúp quản lý F0 hiệu quả. Tất cả điều này giúp số ca cấp cứu, tử vong giảm.

Về tiêm vaccine, đã có 6,5 triệu người mũi 1, chiếm trên 90% dân số 18 tuổi trở lên; 1,3 triệu người tiêm mũi 2, đạt 19%. Việc phủ vaccine là điều kiện quan trọng giúp TP HCM khôi phục lại cuộc sống mới, mở rộng hoạt động kinh tế.

Người đứng đầu chính quyền TP HCM cho biết, từ nay đến cuối tháng 9, thành phố sẽ tập trung các hoạt động củng cố kết quả trong phòng chống dịch đã đạt được. Trong đó, thành phố sẽ phấn đấu đạt được tỷ lệ mũi 1 cao nhất, đẩy nhanh tốc độ tiêm mũi 2 để những trường hợp tới hạn sẽ được tiêm. Các vaccine quy định 8-12 tuần mới tiêm mũi 2 thì thành phố xem xét đẩy nhanh tiêm sớm hơn nhằm sớm phủ vaccine. Mục tiêu là nhanh chóng mở lại các hoạt động bình thường.

Việc thứ hai, TP HCM củng cố năng lực của y tế cơ sở như các trạm y tế cố định, lưu động; đồng thời, sẽ đầu tư, phát triển y tế dự phòng và y tế công cộng. Song song đó, địa phương sẽ mở rộng năng lực điều trị để nâng khả năng tiếp nhận và điều trị khi tiến hành mở cửa. Tỷ lệ phủ vaccine và năng lực điều trị của hệ thống y tế là rất quan trọng để địa phương đủ sức giải quyết các vấn đề.

Thứ ba, TP HCM chuẩn bị kỹ hơn kế hoạch phục hồi kinh tế cho giai đoạn sau tháng 9. Trong tuần này, kế hoạch phòng chống dịch và phục hồi kinh tế sẽ được hoàn thiện để tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia, người dân... Mục tiêu là đảm bảo phòng chống dịch, đồng thời, mở cửa an toàn trong điều kiện còn có dịch. Thời gian qua, TP HCM đã thí điểm hoạt động của siêu thị, shipper, thương mại điện tử, ăn uống mang về.... Địa phương sẽ mở thêm các dịch vụ an toàn để phục vụ người dân, doanh nghiệp, chẳng hạn: sản xuất an toàn dịch vụ y tế, giao hàng, vận tải, logistics, tài chính, dịch vụ công ích...

Tiếp tục giãn cách, TP HCM sẽ triển khai gói an sinh như thế nào? Ông Mãi nói, khi thành phố thực hiện giãn cách kéo dài, vấn đề an sinh cho người dân rất quan trọng. Thủ tướng nói "ai ở đâu thì phải đảm bảo an sinh, không để người dân thiếu ăn thiếu mặc", đây là mục tiêu nhưng cũng là mệnh lệnh.

Sau khi đợt dịch thứ tư bùng phát, TP HCM có gói ban đầu nhưng vừa hỗ trợ xong số lượng phát sinh rất nhiều, ở gói thứ 2 cũng vậy. Do thời gian giãn cách lâu, số lượng tăng lên. Tuy nhiên có nguyên nhân chủ quan từ các cấp chính quyền, cơ sở khi rà soát chưa đầy đủ, sai người được hưởng. Đây là khuyết điểm của chính quyền thành phố. Thời gian qua quận huyện đã kịp thời kiểm tra, đôn đốc xử lý trường hợp vi phạm.

Để điều chỉnh, thành phố tính toán có gói mới. Hiện địa phương khẩn trương rà soát những trường hợp khó khăn để có danh sách tương đối đầy đủ. Đến chiều qua thành phố đã nhận được danh sách 312 xã, phường, thị trấn. Danh sách này cần được rà soát, tổng hợp đầy đủ nhất để không ai bị sót.

Vừa qua, thành phố cấp 14.000 tấn gạo đợt một, 1,8 triệu túi an sinh cho người dân. Theo thống kế, hiện gói hỗ trợ đợt 1, 2 có tổng kinh phí gần 6.500 tỷ đồng, dự kiến gói thứ 3 thời gian tới khoảng 10.000 tỷ đồng. Số kinh phí này rất lớn nhưng TP HCM phải làm để trỗ trợ cho người dân vượt qua khó khăn.

Việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện ra sao? Ông Mai cho biết, thành phố đang tập hợp các kiến nghị, làm việc với doanh nghiệp để đề xuất với Trung ương các chính sách thuế, tín dụng. Thành phố có gói kích cầu để kích thích sản xuất, đào tạo lao động, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ. Thời gian gần đây, Thủ tướng liên tục làm việc với doanh nghiệp để đưa ra những quyết sách phù hợp.

Thành phố làm sao để bảo đảm hài hòa giữa việc giãn cách và hoạt động sản xuất kinh doanh, khôi phục kinh tế? Ông Mãi cho biết với quan sát về tình hình Covid-19 trên thế giới cũng như phân tích của nhiều chuyên gia, thành phố thấy dịch bệnh còn diễn biến phức tạp kéo dài, nên phải xác định tư thế sống trong điều kiện có dịch. Các hoạt động kinh tế - xã hội, sinh hoạt cũng phải đặt trong bối cảnh đó, trên nguyên tắc an toàn.

Hài hòa giữa giãn cách và phục hồi các hoạt động sản xuất, kinh doanh như là một mối quan hệ không thể tách rời. Thành phố sẽ tiếp cận, theo hướng dịch còn diễn biến tiếp và chuẩn bị các điều kiện an toàn để cho các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại. Từ góc độ an toàn trên các chỉ số về tiêm vaccine, khả năng chống chịu về hệ thống y tế, theo dõi tỷ lệ nhiễm..., thành phố sớm tiếp cận được F0, chăm sóc, theo dõi để ngăn ngừa các tình huống chuyển nặng, cấp cứu.

Ngành y tế sẽ có hệ thống theo dõi để đo lường, cập nhật thường xuyên, định kỳ. TP HCM nới lỏng hay siết chặt giãn cách sẽ phụ thuộc vào những cơ sở này. Ngoài ra, địa phương sẽ có bộ tiêu chí an toàn cho các lĩnh vực hoạt động: người an toàn, hành trình an toàn, điểm đến an toàn. Người tham gia vào các hoạt động sản xuất cũng phải đảm bảo các tiêu chí đó. Một trong các tiêu chí này là "thẻ xanh Covid" dựa vào các điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm, kết hợp quy định 5K và một số quy định khác để đánh giá mức độ an toàn... Việc an toàn được đánh giá dựa theo địa bàn, ngành nghề. Khi có diễn biến tích cực, sẽ mở rộng các hoạt động kinh doanh, sản xuất, nếu kết quả xấu hơn, thành phố sẽ có điều chỉnh.

Hình ảnh

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi (thứ hai từ trái sang) chủ trì họp báo chiều 13/9 cùng các ông: Lê Hải Bình, Phó ban Tuyên giáo Trung ương; Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo TP HCM; Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM. Ảnh: Hữu Công

Trước đó, tại hội nghị Thành ủy TP HCM mở rộng chiều 11/9, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nói có thể thành phố không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát dịch trước ngày 15/9 theo Nghị quyết 86. Do đó, TP HCM phải "xin thêm một thời gian nữa", có thể tới hết tháng 9 để hoàn thành. Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố được giao thảo luận để có văn bản sớm xin ý kiến của Chính phủ.


Về lý do TP HCM cần thêm hai tuần để kiểm soát Covid-19, lãnh đạo Thành ủy thành phố cho rằng đây quãng thời gian quan trọng và phù hợp với quy luật của dịch bệnh. Theo đó, TP HCM đang ghi nhận hơn 100.000 F0 cần quản lý, điều trị. Sau hai tuần, số F0 trên có thể được kéo giảm, đồng nghĩa việc thành phố hạn chế, ngăn chặn được nguồn lây lan.

Ngoài ra, thành phố đang có tốc độ, tỷ lệ người dân được tiêm vaccine Covid-19 ở mức cao. Sau hai tuần, kháng thể của người được tiêm chủng sẽ được nâng lên, tạo những hiệu quả về mặt dịch tễ. "Với hai lý do vừa phân tích, cộng với các biện pháp khác nhằm ổn định tình hình, tăng cường, nâng cao chất lượng điều trị, chắc chắn thành phố sẽ có kết quả khả quan hơn bây giờ", ông Nên nói.

Hôm 10/9, TP HCM đã lấy ý kiến đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp về Kế hoạch phòng chống Covid-19 và phục hồi kinh tế của TP HCM sau ngày 15/9. Kế hoạch dự kiến gồm 3 giai đoạn: từ ngày 16/9 đến 31/10; 31/10 đến 15/1/2022 và sau sau 15/1/2022. Theo đó, TP HCM dự kiến áp dụng "thẻ xanh, thẻ vàng Covid" để kiểm soát mức độ tham gia hoạt động xã hội của người dân.

Hữu Công