Pháp tiếp tục chỉ trích Úc thương vụ tàu ngầm
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Pháp đừng quá ngạc nhiên khi Úc hủy hợp đồng

    by music123 » Thứ 3 Tháng 9 21, 2021 5:55 am

    Lý do Pháp đừng quá ngạc nhiên khi Úc hủy hợp đồng tàu ngầm 60 tỉ USD, hợp tác với Mỹ - Anh


    Sơn Vân | 21/09/2021

    Pháp không nên ngạc nhiên khi Úc hủy hợp đồng tàu ngầm vì những lo ngại lớn về sự chậm trễ, chi phí vượt mức và tính phù hợp đã được công bố chính thức, công khai trong nhiều năm, theo các chính trị gia Úc.



    Pháp đã triệu tập các đại sứ của mình từ Úc và Mỹ, nói rằng họ mù mờ bởi quyết định của Úc về việc chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cùng Mỹ và Anh thay vì gắn bó với hợp đồng đóng tàu ngầm diesel của Pháp.

    Song vào đầu tháng 9.2018, ban giám sát độc lập do cựu Bộ trưởng Hải quân Mỹ - Donald Winter dẫn đầu đã khuyên Úc nên xem xét các lựa chọn thay thế cho tàu ngầm Pháp và đặt câu hỏi liệu dự án có vì lợi ích quốc gia hay không, theo một báo cáo công khai năm 2020 từ Tổng Kiểm toán Úc.



    Các cuộc điều trần và báo cáo của Quốc hội Úc về dự án, lần đầu tiên được định giá 40 tỉ USD và gần đây là 60 tỉ USD, ngay cả trước khi việc xây dựng bắt đầu, cũng cho thấy những vấn đề đang nổi lên. Vào tháng 6.2021, Bộ trưởng Quốc phòng Úc nói với Quốc hội rằng "kế hoạch dự phòng" cho chương trình đang được tiến hành.

    Rex Patrick, Thượng nghị sĩ độc lập của bang Nam Úc, nói: “Họ sẽ phải nhắm mắt lại để không nhận ra mối nguy hiểm mà họ đang đối mặt”, nhắc đến Pháp.

    Các bộ trưởng chính phủ cho biết trong tuần này rằng Úc đã "nói chuyện trước" với Pháp về các vấn đề.

    Một nhà lập pháp Pháp cũng đưa ra câu hỏi tại Quốc hội nước này vào tháng 6 về những lo ngại của Úc với sự chậm trễ và liệu Úc có thể đang xem xét các lựa chọn thay thế tàu ngầm hay không, hồ sơ chính phủ Pháp cho thấy.

    Thủ tướng Úc - Scott Morrison nói với các phóng viên khi đến New York (Mỹ) hôm 20.9: “Chúng tôi đã chọn không đi qua một cánh cổng trong hợp đồng. Hợp đồng đã được thiết lập theo cách đó và chúng tôi đã chọn không thông qua nó vì tin rằng làm như vậy cuối cùng sẽ không có lợi cho Úc".

    Một quan chức của Đại sứ quán Pháp tại Úc nói một thỏa thuận liên chính phủ nên cho phép các cuộc thảo luận bí mật giữa các bộ trưởng về những thay đổi với hoàn cảnh chính trị hoặc chiến lược. "Không có cảnh báo nào, không có đề xuất thảo luận nào được đưa ra", quan chức giấu tên cho biết, vì tính nhạy cảm của vấn đề.

    Hình ảnh

    Chiếc phà chạy ngang qua HMAS Waller, tàu ngầm lớp Collins của Hải quân Hoàng gia Úc, khi nó rời Cảng Sydney vào ngày 4.5 2020 - Ảnh: Reuters


    Thỏa thuận này được công bố lần đầu tiên vào năm 2016. Việc xem xét trước khi thiết kế đã bị trì hoãn vào năm 2018 vì "công việc do Naval Group cung cấp cho Quốc phòng Úc không đáp ứng các yêu cầu", kiểm toán cho biết, với lý do thiếu chi tiết thiết kế, yêu cầu hoạt động và 63 nghiên cứu không hoàn thành.

    Naval Group là nhà thầu quốc phòng lớn và toàn cầu của Pháp, một tập đoàn công nghiệp chuyên về quốc phòng dựa trên hải quân.

    Hợp đồng giữa Úc và Naval Group, do chính phủ Pháp sở hữu phần lớn, đã được ký 16 tháng vào cuối tháng 2.2019. Nó bao gồm các đường tắt theo hợp đồng mà Úc có thể trả tiền để thoát khỏi dự án và thiết lập các "cổng kiểm soát" theo đó Naval Group phải đáp ứng các tiêu chí trước khi tiến hành giai đoạn tiếp theo.

    Tổng kiểm toán Úc cho biết Bộ Quốc phòng coi đây là những "điểm mấu chốt" để đánh giá rủi ro của dự án.

    Vào tháng 9.2019, với 446 triệu AUD (325 triệu USD) đã được chi cho Pháp, Bộ Quốc phòng Úc nói với kiểm toán viên rằng họ đã kiểm tra việc kéo dài tuổi thọ của hạm đội tàu ngầm lớp Collins của Úc "và thời gian này sẽ cho phép phát triển một chiến lược mua lại mới" .

    Báo cáo của Tổng Kiểm toán Úc năm 2020 về việc kiểm tra thương vụ tàu ngầm (lớn nhất từ ​​trước đến nay của Bộ Quốc phòng) cho thấy Bộ đã "thẳng thắn và kịp thời" trong việc trao đổi các mối quan ngại với Naval Group.

    Naval Group nói với Reuters rằng đã biết về cuộc thảo luận công khai, nhưng các tuyên bố chính thức là ủng hộ chương trình tàu ngầm. Naval Group nói Thủ tướng Morrison "rất rõ ràng rằng quyết định này không phải là kết quả của những khó khăn với Chương trình Tàu ngầm Tương lai hoặc Naval Group".

    Vào tháng 8.2021, các Bộ trưởng quốc phòng Úc và Pháp cùng Ngoại trưởng Pháp đã "nhấn mạnh tầm quan trọng" của chương trình tàu ngầm, theo một tuyên bố chung của cả hai nước.

    Theo báo cáo của Tổng Kiểm toán Úc, mốc quan trọng gần đây nhất trong hợp đồng của Pháp - đánh giá thiết kế sơ bộ - là vào tháng 1.2021.

    Một nguồn tin trong ngành có kiến ​​thức trực tiếp về vấn đề này nói với Reuters rằng Naval Group Úc đã cung cấp tài liệu cho Bộ Quốc phòng vào "cuối tháng 1 hoặc tháng 2", nhưng Úc không cho là đáp ứng yêu cầu.

    Văn phòng của Thủ tướng Morrison đã thành lập một hội đồng vào tháng 1.2021 để tư vấn cho một nhóm bên trong nội các của ông về cách tiến hành chương trình, thông báo hợp đồng và hồ sơ Quốc hội cho thấy.

    Hồi tháng 6.2021, các thượng nghị sĩ, bao gồm cả Rex Patrick, đã hỏi Chủ tịch hội đồng William Hilarides, cựu Phó đô đốc Hải quân Mỹ, nếu khuyên chính phủ hủy hợp đồng với Pháp.

    William Hilarides, người đã giám sát việc đóng tàu và tàu ngầm cho Hải quân Mỹ, nói lời khuyên của ban hội thẩm là bí mật.

    Theo thông báo của hợp đồng, Murray Easton, cựu lãnh đạo BAE Systems Submarines (công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của BAE Systems có trụ sở tại Anh, chịu trách nhiệm phát triển và sản xuất tàu ngầm), người đã xoay quanh chương trình tàu ngầm hạt nhân bị trì hoãn của Anh, đã tham gia hội đồng vào tháng 2.2021.

    Quốc hội Úc cho biết đã gặp nhau qua hội nghị truyền hình 10 lần vào tháng 6.2021, bao gồm cả các cuộc họp giao ban bí mật với các thành viên Mỹ tại Đại sứ quán Úc ở Washington.

    Murray Easton và William Hilarides đã không trả lời khi được đề nghị bình luận.

    Sơn Vân
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Pháp đừng quá ngạc nhiên khi Úc hủy hợp đồng

    by music123 » Thứ 3 Tháng 9 21, 2021 6:04 am

    Cay đắng vì bị Úc hủy mua tàu ngầm, Bộ trưởng Pháp gọi Anh là chư hầu của Mỹ


    Anh Tú (theo UK News) | 21/09/2021

    Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune cho rằng Pháp không rút đại sứ khỏi London vì cho rằng Vương quốc Anh là “đối tác cấp dưới” đã chấp nhận làm “chư hầu” của Mỹ.



    Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông báo việc thiết lập một liên minh mới với Úc và Anh, tạo điều kiện xây dựng một hạm đội gồm ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Úc. Việc theo đuổi tàu ngầm mới buộc Úc phải xé bỏ hợp đồng của Pháp.

    Vì sao Pháp không rút đại sứ khỏi Anh?


    Pháp đã phản ứng trước việc hủy hợp đồng bằng cách triệu hồi các đại sứ của họ từ Úc và Mỹ về nước, đây là động thái ngoại giao cực kỳ hiếm có giữa các đồng minh. Riêng đại sứ Pháp ở Anh vẫn chưa bị rút và điều này cho thấy Pháp vẫn dè dặt trong việc ngoại giao với láng giềng.

    Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Pháp không giận Anh. Thậm chí, việc Pháp không làm vậy còn được người trong chính phủ của Emmanuel Macron giải thích theo cách coi thường Anh. Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune cho rằng Pháp không rút đại sứ khỏi London vì cho rằng Vương quốc Anh là “đối tác cấp dưới” đã chấp nhận làm “chư hầu” của Mỹ.

    Trước đó, Bộ trưởng Clement Beaune cũng dọa Úc khi cho rằng cuộc tranh cãi thậm chí có thể làm trật bánh các cuộc đàm phán thương mại tự do giữa Úc và Liên minh châu Âu. Nhưng nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, Josep Borrell, dường như đã bác bỏ ý kiến ​​đó trong một cuộc họp báo vào cuối tuần này, nói rằng EU vẫn cam kết xây dựng mối quan hệ với Úc.

    Anh xoa sau khi đấm

    Trước thái độ giận dữ của Pháp, Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi Tổng thống Pháp Macron không nên "lo lắng" về liên minh quân sự mà Anh thành lập với Mỹ và Úc. Hôm 19.9, Thủ tướng Anh khẳng định quan hệ Anh-Pháp là "không thể lay chuyển". Đồng thời, ông Johnson khẳng định Anh và Pháp có một "mối quan hệ rất thân thiện", mà ông mô tả là có "tầm quan trọng to lớn".

    “Tình cảm của chúng tôi đối với nước Pháp là không thể chôn vùi”, ông nói với các phóng viên đi cùng trên chuyến bay tới New York để tham gia Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

    “Aukus không có nghĩa là tổng bằng 0 (có người được thì có kẻ mất), nó không có nghĩa là loại trừ (Pháp). Đó không phải là điều mà bất kỳ ai phải lo lắng và đặc biệt không phải là những người bạn Pháp của chúng tôi".

    Tân Ngoại trưởng Anh Liz Truss đã đến New York cùng với ông Johnson khi cả hai chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Washington vào 21.9

    Bà Truss đã đưa ra lời bảo vệ thỏa thuận Aukus, được nhiều người coi là biện pháp chống lại việc gia tăng sự quyết đoán của quân đội Trung Quốc trong khu vực, trong một bài báo cho Sunday Telegraph.

    Bà Truss cho biết Anh sẽ luôn là một "nhà vô địch quyết liệt" về tự do và thương mại tự do trên toàn thế giới.

    “Nó cho thấy sự sẵn sàng của chúng tôi trong việc bảo vệ lợi ích của mình và thách thức các hành vi không công bằng và hành vi xấu xa”, bà Truss khẳng định.

    Nữ ngoại trưởng Anh cũng sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc, nơi bà Trus sẽ tiếp xúc với đồng cấp người Pháp, mặc dù tính chất của cuộc gặp mặt vẫn chưa rõ ràng vì Pháp chưa chắc đã bình tâm để đối mặt với Anh.

    Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian hôm 19.9 đã tố cáo điều mà ông gọi là "coi thường và dối trá" xung quanh việc đột ngột chấm dứt hợp đồng và gọi đó là "hành vi không thể chấp nhận được giữa các đồng minh và đối tác".

    Ông nói rằng các đồng minh "đừng đối xử với nhau bằng sự tàn bạo, khó đoán như vậy với một đối tác lớn như Pháp... Vì vậy, thực sự có một cuộc khủng hoảng".

    Reuters ngày 20.9 cho biết Pháp đã hủy hội nghị thượng đỉnh quân sự được lên kế hoạch trong tuần này với Anh.

    Hội nghị thượng đỉnh quân sự giữa Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly và Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cùng một số quan chức quân sự cấp cao hai nước dự kiến được tổ chức ở thủ đô London - Anh trong hai ngày nhưng đã bị Paris huỷ bỏ. Cựu cố vấn an ninh quốc gia Anh Peter Ricketts xác nhận cuộc gặp bị hoãn lại.

    Nguồn tin ABC trước đó cho biết Pháp cũng sẽ hủy bỏ một cuộc họp ba bên đã được lên kế hoạch sẽ được tổ chức giữa Ngoại trưởng Marise Payne của Úc và những người đồng cấp Ấn Độ và Pháp bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tuần tới tại New York.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Pháp đừng quá ngạc nhiên khi Úc hủy hợp đồng

    by music123 » Thứ 3 Tháng 9 21, 2021 6:07 am

    Thủ tướng Úc xát muối vào nỗi đau của Pháp khi nói thẳng tàu ngầm Pháp là thứ không đáng xài


    Anh Tú | 9/21/21

    Thủ tướng Úc nói thẳng: "Khả năng của các tàu ngầm lớp Attack (Pháp) không phải là thứ mà Úc cần để bảo vệ các lợi ích chủ quyền của chúng tôi"


    Tuần trước, Tổng thống Joe Biden đã thông báo việc thiết lập một liên minh mới với Úc và Anh, tạo điều kiện xây dựng một hạm đội gồm ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Úc. Việc theo đuổi tàu ngầm mới buộc Úc phải xé bỏ hợp đồng của Pháp.

    Pháp cáo buộc Úc che giấu ý định buông hợp đồng 90 tỉ AUD (66 tỉ USD) với Tập đoàn Hải quân Pháp để đóng 12 tàu ngầm diesel-điện thông thường.


    Sau hủy bỏ hợp đồng đóng tàu ngầm của Pháp gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao, Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm nay 19.9 cho biết Pháp sẽ hiểu ra rằng Úc có "những lo ngại sâu sắc và nghiêm trọng" về hạm đội tàu ngầm mà Pháp đóng sẽ không đáp ứng được nhu cầu của Úc.

    Thủ tướng Morrison cho biết việc chuyển đổi này là do môi trường chiến lược đang xấu đi ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ông không đề cập cụ thể đến mối lo với sức mạnh quân sự khổng lồ của Trung Quốc, vốn có tốc độ phát triển trong những năm gần đây.

    Hình ảnh

    Tàu ngầm Pháp bị Úc chê là đồ vô năng

    Thủ tướng Morrison nói: “Khả năng của các tàu ngầm lớp Attack không phải là thứ mà Úc cần để bảo vệ các lợi ích chủ quyền của chúng tôi. Họ (Pháp) sẽ có mọi lý do để biết rằng chúng tôi có những lo ngại sâu sắc và nghiêm trọng rằng khả năng của tàu ngầm lớp Attack sẽ không đáp ứng lợi ích chiến lược của chúng tôi và chúng tôi đã nói rất rõ ràng rằng Úc sẽ đưa ra quyết định dựa trên lợi ích chiến lược quốc gia”.

    Thủ tướng Morrison cũng cho biết việc hủy hợp đồng với Pháp sẽ khiến chính phủ của ông tiêu tốn ít nhất 2,4 tỉ AUD (1,7 tỉ USD). Nhưng Úc chấp nhận bồi thường để phủi tay với lô tàu ngầm mà họ chê là vô năng của Pháp.

    Pháp đã phản ứng trước việc hủy hợp đồng bằng cách triệu hồi các đại sứ của họ từ Úc và Mỹ về nước. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian hôm 19.9 đã tố cáo điều mà ông gọi là "coi thường và dối trá" xung quanh việc đột ngột chấm dứt hợp đồng và cho biết Pháp hiện đang đặt câu hỏi về sức mạnh của liên minh.

    Pháp đã giành được hợp đồng vào năm 2016 với Úc trước các đề nghị từ Đức và Nhật Bản. Shortfin Barracuda là một thiết kế tàu ngầm hạt nhân được điều chỉnh để chạy bằng động cơ diesel trên mặt nước và bằng pin dưới nước.

    Nhật Bản hồi năm 2016 đặc biệt thất vọng vì trước đó, Thủ tướng Úc khi ấy là Tony Abbott đã hứa với Nhật về việc ưu tiên hợp đồng cho Tokyo trước khi ông bị chính đảng của mình phế truất vào năm 2015.

    Gần đây, Chính phủ Úc đã tiết lộ cho truyền thông về các cuộc đấu giá giữa các đối tác trong dự án tàu ngầm và sự chậm trễ trong ngày giao hàng của Pháp vốn dự kiến là năm 2027.

    Các tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Úc dự kiến ​​sẽ không được chuyển giao cho đến gần năm 2040. Do vậy, đã có những lo ngại về lỗ hổng khả năng quốc phòng xuất hiện khi các tàu ngầm cũ lớp Collins do Úc sản xuất không thể đảm đương.

    Bộ trưởng Quốc phòng Peter Dutton cho biết chính phủ Úc sẵn sàng thuê các tàu ngầm hạt nhân từ Mỹ trong thời gian hạm đội của Úc đang được đóng.

    Dutton và Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne đang ở Mỹ để tiến hành cuộc họp thường niên với những người đồng cấp Mỹ. Còn Thủ tướng Morrison sẽ bay đến Mỹ vào 20.9 để có một cuộc họp với Tổng thống Joe Biden cùng các nhà lãnh đạo của Ấn Độ và Nhật Bản trong khuôn khổ diễn đàn an ninh Quad.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re:Pháp: Úc khẳng định 'hài lòng' với hợp đồng tàu ngầm ..

    by music123 » Thứ 4 Tháng 9 22, 2021 12:01 pm

    Pháp nói Úc khẳng định 'hài lòng' với hợp đồng tàu ngầm ngay trong ngày thông báo hủy bỏ

    Văn Khoa 9/22/21

    Bộ Quốc phòng Pháp khẳng định đã nhận được văn bản từ phía Úc thể hiện “hài lòng" với tiến độ thực hiện thỏa thuận đóng tàu ngầm ngay trong ngày liên minh an ninh Úc - Mỹ - Anh ra thông báo hủy thỏa thuận này.


    Hình ảnh

    Một tàu ngầm chạy bằng điện-diesel lớp Collins của Úc
    AFP

    Hôm 15.9, các nhà lãnh đạo Úc, Mỹ và Anh thông báo lập liên minh tay ba mới sẽ tập trung hỗ trợ Úc đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, Pháp lại không có mặt trong liên minh mới, và tập đoàn quốc phòng Naval Group của nước này cũng mất luôn hợp đồng hàng chục tỉ USD để đóng 12 tàu ngầm điện-diesel lớp Attack cho Úc.
    Thủ tướng Úc Scott Morrison khẳng định ông đã cố gắng gọi cho Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trước khi thông báo trên được đưa ra, nhưng Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói rằng Canberra chỉ thông tin cho Paris khoảng một giờ trước khi ông Morrison tham gia cuộc họp trực tuyến với Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Boris Johnson để thông báo thỏa thuận mới, theo Đài ABC News (Úc) hôm nay 22.9.


    Theo phát biểu mới đây của phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Pháp Herve Grandjean dành cho đài ABC, chỉ vài giờ trước khi liên minh Mỹ-Anh-Úc được công bố, Úc vẫn còn đảm bảo Pháp rằng chương trình đóng tàu ngầm vẫn diễn ra theo kế hoạch. “Chúng tôi đã nhận một văn bản từ Bộ Quốc phòng Úc, nói rằng họ hài lòng với tiến độ của dự án và khả năng hoạt động của tàu ngầm, đồng nghĩa chúng tôi có thể tiến hành giai đoạn phát triển tàu ngầm kế tiếp”, ông Grandjean cho biết.

    “Chúng tôi rất bất ngờ với thông báo [về liên minh an ninh], vốn không giống với nội dung trong văn bản chúng tôi đã nhận. Vì thế, chúng tôi thấy có trò lá mặt lá trái. Chúng tôi thấy mình bị lừa”, ông Grandjean nói với ABC. Ông Grandjean còn nói rằng trong cuộc gặp giữa ngoại trưởng hai nước hồi tháng 8, không có dấu hiệu cho thấy hợp đồng đóng tàu ngầm gặp nguy cơ.

    Phía Úc chưa giải thích lý do rút lại thỏa thuận đóng tàu ngầm với Pháp, nhưng quan chức cấp cao thuộc Bộ Quốc phòng Úc Greg Moriarty tiết lộ trong cuộc điều trần ở thượng viện hồi tháng 6 rằng nhiều giải pháp thay thế đã được xem xét do có sự chậm trễ trong chương trình đóng tàu ngầm và chi phí bị đội lên.

    Ngoài ra, Reuters ngày 21.9 dẫn lời một số chính trị gia Úc cho rằng Pháp đáng lẽ không nên ngạc nhiên về việc thỏa thuận đóng tàu ngầm bị hủy vì Úc đã nêu ra nhiều quan ngại về tiến độ chậm trễ, chi phí gia tăng và tính phù hợp một cách chính thức và công khai trong nhiều năm.

    Trong khi đó, ông Grandjean khẳng định Pháp có lịch sử đóng tàu ngầm đầy tự hào và những vấn đề phát sinh trong mỗi giai đoạn của quá trình thực hiện hợp đồng đã được giải quyết.

    Pháp hủy họp quốc phòng với Anh sau khi mất hợp đồng tàu ngầm với Úc

    Ông cho rằng thỏa thuận lập liên minh Mỹ-Anh-Úc là “tin xấu” cho Úc và thay vì nhận tàu ngầm do Pháp đóng vào năm 2030, Úc có thể phải chờ tới năm 2040 mới nhận được tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 54 khách