Pháp tiếp tục chỉ trích Úc thương vụ tàu ngầm
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Pháp giận dữ với AUKUS, 'đâm sau lưng' đồng minh

    by music123 » Thứ 5 Tháng 9 16, 2021 6:05 am

    New Zealand cấm cửa, Pháp nổi giận vì tàu ngầm hạt nhân Úc

    9/16/21

    Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 16-9 tuyên bố các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mới của Úc sẽ không được phép đi vào lãnh hải nước này.

    Reuters dẫn lời bà Ardern nói tại một cuộc họp báo ngày 16-9: "Tôi đã thảo luận về thoả thuận với Thủ tướng Úc Scott Morrison tối qua... Các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ không được phép ở lãnh hải New Zealand theo chính sách khu vực phi hạt nhân năm 1984. Chắc chắn chúng sẽ không được cấp phép đi vào lãnh hải của chúng tôi".

    Trước đó, một thoả thuận hợp tác an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương do Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Úc Scott Morrison công bố với nội dung Mỹ và Anh sẽ cung cấp công nghệ và khả năng triển khai tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Úc.

    Thoả thuận được cho là nhằm kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

    Hình ảnh

    Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern. Ảnh: Ground News

    Bà Ardern nói rằng thoả thuận trên giữa Mỹ, Anh và Úc không làm thay đổi mối quan hệ an ninh và tình báo của New Zealand - thành viên nhóm "Ngũ Nhãn" gồm cả Mỹ, Anh, Úc và Canada - cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa New Zealand với Úc về các vấn đề quốc phòng.



    Theo Reuters, bà Ardern - đang trong nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai - đã theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập hơn mà không trung thành với bất kỳ nhóm lớn nào.

    Trong khi đó, giới chức Pháp ngày 16-9 bày tỏ sự giận dữ về thông báo chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân của Mỹ và Anh cho Úc. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian và Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang Pháp Florence Parly chỉ trích việc Mỹ "loại một đồng minh và đối tác châu Âu như Pháp khỏi mối quan hệ đối tác với Úc".

    Ông Le Drian cho rằng việc Úc hủy hợp đồng mua 12 tàu ngầm trị giá 36,5 tỉ USD của Pháp để chuyển sang mua tàu ngầm hạt nhân của Mỹ là hành động hủy hoại lòng tin.

    Cựu Đại sứ Pháp tại Mỹ Gerard Araud cũng lên tiếng trên mạng xã hội Twitter rằng Pháp vừa "bị đâm sau lưng".

    Phạm Nghĩa
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Mỹ - Pháp rạn nứt sau thỏa thuận tàu ngầm với Australia

    by music123 » Thứ 6 Tháng 9 17, 2021 4:45 am

    Mỹ - Pháp rạn nứt sau thỏa thuận tàu ngầm với Australia


    Trung Hiếu Thứ sáu, 17/9/2021

    Thỏa thuận tàu ngầm giữa Mỹ, Anh và Australia được cho nhằm tạo liên minh đối phó Trung Quốc, nhưng nó khiến mối quan hệ giữa Washington và Paris xấu đi.



    Việc Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố thỏa thuận giúp Australia phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã gây thêm căng thẳng cho liên minh phương Tây, khiến Pháp tức giận. Giới phân tích cảnh báo rằng cách Mỹ phản ứng với châu Âu khi đối đầu Trung Quốc có thể vẽ lại bản đồ chiến lược toàn cầu, New York Times cho biết.

    Khi công bố thỏa thuận hôm 15/9, Tổng thống Biden cho biết nó nhằm mục đích củng cố và cập nhật các liên minh khi ưu tiên chiến lược thay đổi. Nhưng khi lôi kéo một đồng minh ở Thái Bình Dương đến gần hơn để đối mặt với thách thức từ Trung Quốc, Tổng thống Biden dường như đã đi xa một đồng minh quan trọng ở châu Âu, làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng với Trung Quốc.

    Mỹ đã chọn một liên minh khác?

    Hôm 16/9, Pháp bày tỏ sự phẫn nộ trước thỏa thuận giữa Mỹ, Australia và Anh. Điều này đồng nghĩa với việc Pháp có thể mất trắng hợp đồng tàu ngầm thông thường trị giá tới 66 tỷ USD mà trước đó Australia đã thỏa thuận với họ.

    Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian gọi thỏa thuận giữa Mỹ và Australia là “cú đâm sau lưng”. Ông so sánh động thái của chính quyền Biden với sự thay đổi chính sách hấp tấp và đột ngột dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.

    Pháp đã hủy buổi dạ tiệc dự kiến tổ chức vào 17/9 tại đại sứ quán Pháp ở Washington, nhân kỷ niệm 240 năm chiến thắng của Cách mạng Mỹ để thể hiện sự tức giận của họ.



    Hình ảnh

    Tổng thống Biden công bố thỏa thuận an ninh mới với Anh và Australia. Ảnh: Reuters.
    “Nó giống như một trật tự địa chính trị mới mà không có các liên minh ràng buộc. Để đối đầu với Trung Quốc, Mỹ dường như đã chọn một liên minh khác tách biệt với Pháp”, bà Nicole Bacharan, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu chính trị Paris, nói.

    Bà dự đoán về một giai đoạn “rất khó khăn” trong tình bạn cũ giữa Washington và Paris.

    Thỏa thuận mới đẩy mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vốn căng thẳng càng thêm phức tạp hơn. Chính quyền Biden dường như đang muốn nâng cao thế đối đầu với Trung Quốc, bằng cách cung cấp cho đồng minh ở Thái Bình Dương loại tàu ngầm khó phát hiện hơn so với tàu ngầm thông thường.

    Giới phân tích ví von thỏa thuận tàu ngầm với Australia giống như việc Mỹ triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung Pershing II đến châu Âu những năm 1980 để ngăn chặn Liên Xô.

    Pháp không còn là ưu tiên

    Pháp và phần còn lại của châu Âu đang có ý định tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Điều này đã được khẳng định trong báo cáo chính sách mang tên “Chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

    Báo cáo cho biết EU sẽ theo đuổi cam kết nhiều mặt với Trung Quốc, hợp tác về các vấn đề cùng quan tâm. Pháp cũng như EU không muốn bị cuốn vào cuộc đối đầu ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc.

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn Paris dẫn dắt EU theo hướng trung gian giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc, thể hiện “quyền tự chủ chiến lược của châu Âu”. Điều này là cốt lõi trong tầm nhìn của Tổng thống Macron về một châu Âu độc lập bên cạnh Mỹ và Trung Quốc.

    Hình ảnh

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull thăm một tàu ngầm của Australia năm 2018. Ảnh: AFP.

    New York Times nhận định quan điểm của Pháp khiến chính quyền Biden khó chịu, thậm chí nhiều hơn thế. Tổng thống Biden trở nên đặc biệt nhạy cảm với câu hỏi về sự hy sinh của người Mỹ cho Pháp trong hai cuộc chiến tranh thế giới.

    Tổng thống Marcon không đến thăm Nhà Trắng kể từ khi ông Biden nhậm chức. Người ta chưa thấy bất kỳ dấu hiệu nào về việc Tổng thống Marcon sẽ đến thăm Mỹ. Điều đó cho thấy mối quan hệ giữa Mỹ và Pháp không được cải thiện dưới thời chính quyền mới.

    Người Pháp cũng tỏ ra thất vọng khi Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken - người từng sống nhiều năm ở Paris - đã không chọn nơi đây là điểm đến cho chuyến công du đầu tiên của ông ở châu Âu.

    Dù Tổng thống Biden vẫn gọi Pháp là đồng minh quan trọng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thỏa thuận tàu ngầm với Australia dường như đã tạo ra sự nhạo báng đối với Paris.

    Tuần tới, Tổng thống Biden sẽ gặp các nhà lãnh đạo Bộ Tứ - một liên minh không chính thức gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia - ở Nhà Trắng.

    Giới phân tích cho rằng thỏa thuận tàu ngầm với Australia, cuộc gặp với Bộ Tứ một lần nữa gợi ý cho Pháp rằng khi Mỹ tập trung vào đối phó với Trung Quốc, các đồng minh cũ ở châu Âu không còn là ưu tiên.

    Đối với Anh, việc gia nhập liên minh với Mỹ và Australia là bằng chứng cho thấy Thủ tướng Boris Johnson quyết tâm gắn kết chặt chẽ với Mỹ thời hậu Brexit.

    Mối quan hệ giữa Washington và London có chút rạn nứt trong vấn đề Afghanistan, nhưng thỏa thuận tàu ngầm với Australia cho thấy trong các lĩnh vực nhạy cảm về an ninh, thông tin tình báo và công nghệ quân sự, Anh vẫn là đối tác ưu tiên hơn so với Pháp.

    Ông Josep Borrell Fontelles, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, cho biết thỏa thuận tàu ngầm giữa Mỹ, Anh và Australia củng cố nhu cầu của khối về quyền tự chủ chiến lược nhiều hơn.

    “Thỏa thuận Mỹ - Anh - Australia là bằng chứng rõ ràng hơn về việc EU cần phải tồn tại cho chính chúng ta, vì các khối khác tồn tại cho chính họ”, ông Fontelles nói.
    Sửa lần cuối bởi 1 vào ngày music123 với 0 lần sửa trong tổng số.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Pháp triệu hồi đại sứ tại Mỹ và Úc sau thương vụ tay ba Mỹ - Anh - Úc

    by music123 » Thứ 6 Tháng 9 17, 2021 6:17 pm

    Pháp triệu hồi đại sứ tại Mỹ và Úc sau thương vụ tay ba Mỹ - Anh - Úc

    9/17/21

    Hình ảnh

    Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về vấn đề an ninh quốc gia với Thủ tướng Anh Boris Johnson (trái) và Thủ tướng Australia Scott Morrison (phải) tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, Mỹ, ngày 15/9/2021. (BRENDAN SMIALOWSKI / AFP qua Getty Images)

    Hôm 17/9, Pháp đã cho triệu hồi đại sứ của họ tại Hoa Kỳ và Úc, sau khi Tổng thống Dân chủ Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Úc Scott Morrison thông báo về một thỏa thuận tàu ngầm chung mà các nhà lãnh đạo Pháp cho là tương tự như một nhát đâm sau lưng nước này.

    Bộ trưởng Ngoại giao Pháp là ông Jean-Yves Le Drian cho biết, ông đã được Tổng thống Emmanuel Macron chỉ đạo triệu hồi các đại sứ để phản đối thỏa thuận nói trên. Việc triệu hồi đại sứ là một động thái ngoại giao thường chỉ dành cho các trường hợp gay gắt và thường là để phản đối kẻ thù. Bộ trưởng Le Drian và những người khác đã lập luận rằng, cả Hoa Kỳ và Úc đều không tham vấn với Pháp trước khi đưa ra thỏa thuận này.

    Ông Le Drian nói: “Theo yêu cầu của Tổng thống Cộng hòa, tôi đã quyết định triệu hồi ngay 2 đại sứ của chúng tôi tại Hoa Kỳ và Úc đến Paris để tham vấn. Quyết định đặc biệt này được chứng minh bởi sự đặc biệt nghiêm trọng của các thông báo được đưa ra vào ngày 15/9 của Úc và Hoa Kỳ”.

    Đầu tuần này, Canberra đã thông báo rằng họ sẽ hủy bỏ một thỏa thuận trị giá hàng chục tỷ USD với Pháp để thay vào đó sử dụng công nghệ tàu ngầm hạt nhân do Hoa Kỳ và Vương quốc Anh chế tạo. Các quan chức Mỹ sau đó cho biết, họ đã thông báo cho Paris chỉ vài giờ trước khi ông Biden thông báo về thỏa thuận vào ngày 15/9.

    Vì lý do đó, Bộ trưởng Le Drian đã chỉ trích và cáo buộc đây là “hành vi không thể chấp nhận được giữa các đồng minh và đối tác, hậu quả của việc này ảnh hưởng đến quan niệm mà chúng ta có về liên minh, quan hệ đối tác của chúng ta và tầm quan trọng của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đối với châu Âu”.

    Tổng thống Pháp Macron vẫn chưa đưa ra bình luận công khai về thỏa thuận. Ông đã nhận được một lá thư từ Thủ tướng Úc Morrison vào sáng ngày 15/9 thông báo về việc hủy bỏ thỏa thuận giữa 2 nước, Bộ trưởng Le Drian cho biết hôm 17/9. Các quan chức Pháp sau đó đã cố gắng liên lạc với Nhà Trắng để xác định tình hình, ông nói.

    Hình ảnh

    Tổng thống Dân chủ Mỹ Joe Biden tham gia cuộc họp báo ảo về an ninh quốc gia với Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Úc Scott Morrison tại Phòng phía Đông của Nhà Trắng ở thủ đô Washington DC, Mỹ vào ngày 15/9/2021. (BRENDAN SMIALOWSKI / AFP qua Getty Images)

    Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong tuần này đã cố gắng giảm thiểu sứt mẻ ngoại giao, bằng cách ca ngợi Pháp là một đồng minh quan trọng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhưng vô ích.

    Trong một bản tuyên bố gay gắt vào ngày 16/9, Bộ trưởng Le Drian nêu rõ: “Đó thực sự là một nhát dao đâm sau lưng. Chúng tôi đã xây dựng mối quan hệ tin cậy với Úc, và sự tin tưởng này đã bị phản bội”. Ông so sánh thông báo của ông Biden với những tuyên bố mà cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đưa ra trước đây trong nhiệm kỳ của ông. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp khẳng định: "Điều này không được thực hiện giữa các đồng minh".

    Quyền đại sứ Mỹ tại Paris là ông Brian Aggeler đã được gọi đến văn phòng Bộ Ngoại giao ở Paris hôm 17/9, theo tin tức cho biết. Ông nhận được thông báo rằng, Đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ là ông Philippe Etienne sẽ trở lại Pháp vô thời hạn. Không rõ liệu Pháp có triệu hồi đại sứ của mình tại Vương quốc Anh hay không.

    Hôm 16/9, Đại sứ quán Pháp tại Washington đã hủy bỏ buổi dạ tiệc kỷ niệm liên minh Pháp - Mỹ lâu đời, kéo dài từ thời Chiến tranh Cách mạng vào cuối thế kỷ 18.

    The Epoch Times đã liên hệ với chính quyền ông Biden để đưa ra bình luận về sự việc này. Người phát ngôn của Nhà Trắng và chính phủ Úc chưa đưa ra tuyên bố công khai về việc Pháp triệu hồi đại sứ tại 2 nước này.

    Vào tháng Ba, Nga đã triệu hồi đại sứ của mình tại Hoa Kỳ sau khi ông Biden nói trong một cuộc phỏng vấn rằng, ông đồng ý rằng Tổng thống Vladimir Putin là "kẻ sát nhân", và tuyên bố nhà lãnh đạo Nga sẽ "phải trả giá" vì cáo buộc can thiệp bầu cử vào năm ngoái. Hoa Kỳ cũng giáng đòn trừng phạt vào một số thực thể của Nga vì cáo buộc can thiệp cũng như các chiến dịch tấn công nhằm vào các lợi ích của Mỹ.

    Theo Epoch Times tiếng Anh
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Pháp triệu hồi đại sứ tại Mỹ và Úc sau thương vụ tay ba Mỹ - Anh - Úc

    by music123 » Thứ 6 Tháng 9 17, 2021 6:30 pm

    Loại tàu ngầm Pháp vừa trượt hợp đồng thế kỷ tại Australia vào tay Mỹ và Anh

    9/17/21

    Giới chức Pháp chỉ trích Australia "phản bội" vì hủy hợp đồng mua 12 tàu ngầm lớp Barracuda trị giá gần 40 tỷ USD để theo đuổi thỏa thuận với Mỹ, Anh nhằm sở hữu tàu ngầm nguyên tử.

    "Đây là cú đâm sau lưng. Chúng tôi thiết lập được quan hệ tin cậy với Australia và niềm tin này đã bị phản bội", Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói trên đài phát thanh hôm nay, sau khi Australia thông báo sẽ được Mỹ, Anh chuyển giao công nghệ để sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

    Hình ảnh

    Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian

    Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết, nước này đang nghiên cứu những biện pháp để hạn chế thiệt hại tài chính sau khi Australia hủy hợp đồng mua tàu ngầm ký với tập đoàn đóng tàu Naval Group, đồng thời để ngỏ khả năng Paris sẽ yêu cầu Canberra bồi thường.

    Hình ảnh

    Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly

    Quan chức Pháp cũng chỉ trích Mỹ, cho rằng hành động của Washington thể hiện sự thiếu thống nhất trong giai đoạn hai nước đồng minh đang đối mặt với những thách thức chung ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. "Quyết định tàn bạo, đơn phương và không thể dự đoán này khiến tôi nhớ về những hành động của ông Donald Trump. Đó là hành động phá vỡ niềm tin và tôi đang cực kỳ tức giận", Ngoại trưởng Le Drian nói thêm.

    Hình ảnh

    Chính phủ Australia hồi năm 2016 ký thỏa thuận trị giá 40 tỷ USD với tập đoàn Naval Group để chế tạo 12 tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Barracuda, nhằm thay thế lực lượng 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Collins sắp hết niên hạn. Điểm khác biệt giữa phiên bản đóng cho Australia là chúng không được trang bị động cơ hạt nhân, thay vào đó là động cơ điện - diesel.

    Hình ảnh

    Chính phủ Australia hồi tháng 6/2021 cho biết đang chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho hạm đội tàu ngầm lớp Collins. Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Australia hồi tháng 8 tái khẳng định cam kết theo đuổi hợp đồng với những người đồng cấp Pháp.

    Tuy nhiên, trong cuộc họp trực tuyến ngày 15/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Scott Morrison bất ngờ thông báo Mỹ và Anh sẽ cung cấp công nghệ và huấn luyện kỹ thuật để Australia chế tạo 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

    Hình ảnh

    Tàu ngầm diesel-điện lớp Collins hiện có của hải quân Australia

    Thủ tướng Morrison cho biết, Australia dự kiến đóng các tàu ngầm hạt nhân này ở thành phố miền nam Adelaide, nhấn mạnh Canberra sẽ tuân thủ mọi cam kết về không phổ biến vũ khí hạt nhân.

    Đây là lần đầu tiên Mỹ chia sẻ công nghệ động cơ hạt nhân cho một quốc gia kể từ sau lần chuyển giao cho Anh vào năm 1958. "Đó là công nghệ cực kỳ nhạy cảm, đây có thể coi là ngoại lệ với nhiều chính sách của chúng tôi. Điều này sẽ không diễn ra trong tương lai. Chúng tôi coi đây là sự kiện chỉ diễn ra một lần", quan chức giấu tên nói thêm.

    Australia là quốc gia biển và sở hữu lực lượng hải quân hùng hậu, nhưng hiện chỉ có 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Collins được biên chế từ năm 1996. Đây là phiên bản mở rộng của lớp tàu ngầm Type 471 do Thụy Điển phát triển, mỗi chiếc có lượng giãn nước 3.400 tấn khi lặn.

    Hình ảnh

    Tàu ngầm lớp Barracuda của Pháp

    Chương trình tàu ngầm hạt nhân lớp Barracuda của Pháp là một trong số những dự án đầy tham vọng của nước này. Paris đã bỏ ra hơn 10,13 tỷ USD cho dự án. Dự tính Pháp sẽ đóng tổng cộng 6 chiếc nhằm tăng sức mạnh cho hải quân nước này.

    Tàu ngầm Barracuda được xem là phiên bản thu nhỏ của tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Triomphant. Tàu được chế tạo để thay thế tàu ngầm lớp Rubis. Tàu được trang bị những công nghệ tác chiến dưới nước tiên tiến nhất của Pháp. Tàu có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra, chống tàu mặt nước, chống ngầm, tấn công mặt đất, trinh sát, thu thập thông tin tình báo, triển khai biệt kích.

    Cảm biến chính trên tàu là hệ thống định vị thủy âm mảng pha đa chức năng do tập đoàn Thales của Pháp chế tạo. Người ta trang bị cho tàu hệ thống quản lý chiến đấu tích hợp SYCOBS cho phép đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa khác nhau. Hệ thống cảm biến trên tàu có thể hoạt động ở chế độ chủ động hoặc thụ động. Tàu ngầm Barracuda sẽ được trang bị cột buồm lượng tử ánh sáng thay cho kính tiềm vọng. Ngoài ra, tàu còn được trang bị một radar để tìm kiếm mục tiêu mặt nước, hệ thống liên lạc vệ tinh, sóng âm.

    Về vũ khí, tàu được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm. Ống phóng này có thể khởi động ngư lôi hạng nặng Black Shark, hoặc phóng tên lửa chống hạm Exocet. Cơ số ngư lôi, tên lửa mang theo khoảng 18 quả. Tàu còn có khả năng phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Naval Scalp tầm bắn 1.000 km thông qua ống phóng ngư lôi. Tính năng này chỉ có ở trên tàu của Pháp.

    Hình ảnh

    Hệ thống bơm phun để di chuyển được trang bị trên tàu ngầm lớp Barracuda

    Điểm mạnh của tàu ngầm lớp Barracuda so với các đối thủ khác là tàu được trang bị hệ thống bơm phun để di chuyển thay cho chân vịt. Hệ thống bơm phun gồm một máy bơm ly tâm cùng ống xả. Khi hoạt động, máy bơm sẽ hút nước từ phía trước và đẩy ra phía sau tạo lực đẩy tàu về phía trước.

    Hệ thống bơm phun có ưu điểm giúp tàu di chuyển cực êm, không tạo ra bọt khí như sử dụng chân vịt. Ngoài ra, hệ thống còn giúp tàu cơ động hơn vì vòi phun có thể tạo ra lực đẩy vector, loại trừ nguy cơ vướng lưới hay các vật dụng khác, do không sử dụng chân vịt.

    Bên cạnh đó, người ta còn lắp trên võ tàu một lớp gạch có khả năng hấp thụ sóng âm giúp tàu khó bị phát hiện hơn. Sự kết hợp giữa hệ thống bơm phun cùng gạch chống âm đem lại cho Barracuda khả năng tàng hình rất cao.

    Hình ảnh

    Tổng hợp
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 60 khách