Pháp tiếp tục chỉ trích Úc thương vụ tàu ngầm
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Pháp nổi giân-Anh,Úc:bảo vệ lợi ích qg

    by music123 » Chủ nhật Tháng 9 19, 2021 5:52 am

    Anh sẵn sàng cứng rắn để bảo vệ lợi ích

    Hương Ly Chủ nhật, 19/9/2021

    Tân ngoại trưởng Anh cho biết hiệp ước an ninh mới của nước này với Australia và Mỹ chứng tỏ London sẵn sàng "cứng rắn" trong việc bảo vệ lợi ích của chính mình.



    Viết trên Sunday Telegraph ngày 19/9, Ngoại trưởng Anh Liz Truss nói: "Đây không chỉ là chính sách đối ngoại mà còn mang lại lợi ích cho mọi người trên khắp nước Anh và hơn thế nữa, bằng cách hợp tác với các quốc gia cùng chí hướng để xây dựng liên minh, dựa trên giá trị chung và lợi ích chung”.

    "Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ hơn để sử dụng một loạt các công nghệ tiên tiến nhất, từ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, sau đó chuyển sang trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử. Điều đó cho thấy chúng tôi sẵn sàng cứng rắn trong việc bảo vệ lợi ích của mình, đồng thời thách thức những hành vi bất công và ác ý", bà Truss viết thêm.

    Hình ảnh

    Ngoại trưởng mới được bổ nhiệm của Anh, bà Liz Truss. Ảnh: Reuters.


    Ngoại trưởng Truss cho biết hiệp ước này cũng cho thấy cam kết của Anh đối với an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

    Hiệp ước an ninh giữa ba nước Anh - Mỹ - Australia mới đây khiến Pháp tức giận, vì Canberra đã từ bỏ đơn đặt hàng tàu ngầm của Pháp trị giá hàng tỷ USD. Thay vào đó, Australia sẽ đặt hàng tàu ngầm của Mỹ và Anh.

    "Đây là một sai lầm lớn, một cách xử lý rất, rất tệ đối với quan hệ đối tác - bởi vì đó không phải chỉ là một hợp đồng, đó còn là quan hệ đối tác dựa trên sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau và sự chân thành", Đại sứ Pháp Jean-Pierre Thebault nói với các phóng viên ở Canberra, Australia trước khi trở lại Paris.

    Hôm 17/9, Pháp triệu hồi các đại sứ của nước này tại Mỹ và Australia về hiệp ước an ninh, cho rằng đây là vấn đề có "tính nghiêm trọng đặc biệt".
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Pháp nổi giân-Anh,Úc:bảo vệ lợi ích qg

    by music123 » Chủ nhật Tháng 9 19, 2021 5:53 am

    Thủ tướng Morrison: Australia quan ngại về công nghệ tàu ngầm Pháp


    Phạm Ân Chủ nhật, 19/9/2021

    Thủ tướng Australia nói ông hiểu sự thất vọng của Pháp về việc hủy bỏ thỏa thuận đóng tàu ngầm, nhưng khẳng định trước đó đã nêu quan ngại với Paris trên cơ sở lợi ích quốc gia.



    Trước phản ứng của Pháp sau khi Canberra quyết định hủy bỏ hợp đồng đóng tàu ngầm từ năm 2016, Thủ tướng Australia Scott Morrison vào ngày 19/9 tiết lộ chính quyền của ông từng nêu quan ngại về thỏa thuận trên với Paris nhiều tháng trước đó, theo Reuters.

    "Tôi nghĩ họ (Pháp) phải biết rằng Australia quan ngại sâu sắc khi khả năng của tàu ngầm lớp tấn công (trong thỏa thuận với Pháp) không đảm bảo được lợi ích chiến lược (của Australia)", Thủ tướng Morrison cho biết.

    Ông Morrison nói ông hiểu sự thất vọng của Pháp, nhưng khẳng định Australia phải đưa ra các quyết định phục vụ lợi ích quốc gia.

    "Tôi không hối hận khi đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu", ông Morrison khẳng định.


    Hình ảnh

    Thủ tướng Australia Scott Morrison. Ảnh: Reuters.

    Trước đó, Australia hủy bỏ kế hoạch xây dựng hạm đội tàu ngầm thông thường với Pháp, để thay bằng chương trình đóng 8 tàu ngầm công nghệ hạt nhân với Mỹ và Anh trong quan hệ đối tác an ninh 3 bên AUKUS được công bố hôm 16/9.

    Động thái này khiến Pháp - đồng minh của Mỹ và Anh ở NATO - nổi giận. Paris triệu hồi các đại sứ từ Washington và Canberra để phản đối.

    Paris gọi quyết định của Canberra là một cú đâm sau lưng, trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian nói quan hệ với Mỹ và Australia đang rơi vào "khủng hoảng".

    Ông Peter Dutton, Bộ trưởng Quốc phòng Australia cho biết nước này đã "thẳng thắn, cởi mở và trung thực" khi trao đổi với Pháp về các mối quan ngại của Canberra.

    Ông Morrison cho biết đã thông báo cho Pháp về thỏa thuận trên lúc 20h30 ngày 14/9 (giờ địa phương), trước khi cùng Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Boris Johnson công bố thành lập liên minh mới lúc 7h00 ngày 15/9 (giờ địa phương).
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Pháp nổi giân-Anh,Úc:bảo vệ lợi ích qg

    by music123 » Chủ nhật Tháng 9 19, 2021 7:33 pm

    Giúp Úc phát triển tàu ngầm hạt nhân, Mỹ "phá lệ không có lần sau"

    9/20/21

    Mỹ, Anh và Úc ngày 15-9 cho biết sẽ giúp Úc mua sắm các tàu ngầm chạy bằng nhiên liệu hạt nhân giữa lúc Trung Quốc có sức ảnh hưởng ngày càng tăng trong khu vực.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Úc Scott Morrison thông báo Mỹ sẽ cung cấp cho Úc công nghệ và đào tạo năng lực triển khai các tàu ngầm hạt nhân.

    Trong lễ thông báo trực tuyến của ba bên diễn ra từ thủ đô mỗi quốc gia, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng Úc sẽ không theo đuổi vũ khí hạt nhân nhưng sẽ sử dụng các hệ thống động cơ đẩy bằng năng lượng hạt nhân cho các tàu, nhằm đối phó với những mối đe doạ trong tương lai.

    Thủ tướng Úc cho biết các tàu ngầm sẽ được chế tạo tại TP Adelaide ở phía Nam nước Úc, với sự hợp tác chặt chẽ cùng Anh và Mỹ. Ông Morrison khẳng định: "Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện mọi nghĩa vụ về không phổ biến vũ khí hạt nhân". Tuy nhiên, quân đội Úc sẽ sử dụng hệ thống đẩy năng lượng hạt nhân cho các tàu ngầm để đề phòng các "mối đe dọa trong tương lai".

    Hình ảnh

    Thủ tướng Úc Scott Morrison trong cuộc họp trực tuyến với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters

    Về phía Anh, Thủ tướng Boris Johnson xem việc Úc theo đuổi công nghệ này là quyết định quan trọng, một trong những dự án phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao nhất trên thế giới.

    Các bên sẽ tiếp tục phối hợp, làm việc về vấn đề này trong 18 tháng tới. Anh sẽ tính toán chi tiết về công việc của từng quốc gia và công ty với mục tiêu chuyển giao chiếc tàu ngầm đầu tiên càng nhanh càng tốt.

    Giới chức Mỹ không nêu khung thời gian Úc sẽ triển khai tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc bao nhiêu tàu ngầm sẽ được chế tạo. Các quan chức lưu ý Úc không có bất kỳ cơ sở hạ tầng hạt nhân nào nên sẽ cần nỗ lực bền vững trong nhiều năm.



    Một quan chức cấp cao Mỹ nói rằng động cơ hạt nhân sẽ giúp hải quân Úc hoạt động "êm" hơn, trong thời gian dài hơn và tạo ra năng lực răn đe trên khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Quan chức Mỹ cũng thừa nhận việc Washington giúp Úc phát triển tàu ngầm hạt nhân là một động thái rất đặc biệt, bởi từ trước đến nay Anh là nước duy nhất được Mỹ hỗ trợ xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân.

    Hình ảnh

    Tàu ngầm hạt nhân USS North Carolina neo đậu ở căn cứ hải quân Changi của Singapore năm 2014. Ảnh: Reuters

    Quan chức Mỹ khẳng định công nghệ này cực kỳ nhạy cảm. Việc hỗ trợ Úc có thể là một ngoại lệ đối với Mỹ và sẽ không có ngoại lệ nào khác sau lần này. Từ trước tới nay, Washington chỉ chia sẻ công nghệ đẩy hạt nhân 1 lần cho London vào năm 1958.

    Cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ James Clapper nói với CNN rằng đây là một bước đi táo bạo của Úc do nền kinh tế nước này phụ thuộc vào Trung Quốc. Ông Clapper nói thêm: "Rõ ràng là người Trung Quốc sẽ coi đây là hành động khiêu khích". Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ben Sasse nghĩ rằng bước đi này "gửi một thông điệp rõ ràng về sức mạnh" tới Trung Quốc.

    Động thái này được thực hiện như một phần của "loạt bước tiến lớn hơn" trong khu vực của chính quyền ông Biden, bao gồm quan hệ đối tác song phương mạnh mẽ hơn với các đồng minh lâu dài Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines, và các cam kết mạnh mẽ hơn với các đối tác mới trong khu vực.
    Thỏa thuận ba bên Mỹ - Anh - Úc về hợp tác quốc phòng (gọi tắt là Aukus) cũng đặt dấu chấm hết cho thỏa thuận trị giá 40 tỉ USD hồi năm 2016 giữa Úc và Pháp, với nội dung mua một hạm đội tàu ngầm với tập đoàn đóng tàu ngầm Pháp để thay thế các tàu ngầm Collins của Úc.

    Thỏa thuận mới nêu trên mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ và một số công ty có thể hưởng lợi là General Dynamics Corp và Huntington Ingalls Industries.
    Huệ Bình
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49108
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Pháp 0 biết liên minh AUKUS được bàn@G7

    by music123 » Chủ nhật Tháng 9 19, 2021 7:56 pm

    Telegragh:Liên minh Mỹ-Anh-Úc được bàn khi G7 họp tháng 6, ông Macron không biết

    HÒA ĐẶNG 9/19/21


    Các chi tiết về liên minh AUKUS giữa Mỹ-Anh-Úc đã được thảo luận tại dịp Hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7 hồi tháng 6, nhưng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã không biết về điều này.


    Hãng thông tấn TASS dẫn thông tin từ tờ The Telegragh cho biết các chi tiết về liên minh quan hệ đối tác AUKUS (Úc, Anh và Mỹ) đã được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) hồi tháng 6 ở hạt Cornwall (Anh), nhưng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã không biết về điều này.

    Theo báo Dailymail (Anh), Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Úc Scott Morrison đã có cuộc gặp mặt ba bên bên lề trong ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh, nơi ba nhà lãnh đạo được cho là đã trao đổi về hiệp ước AUKUS.

    Hình ảnh

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và người đồng cấp Mỹ Joe Biden tại Hội nghị thượng đỉnh G7 hồi tháng 6. Ảnh: REUTERS

    Theo báo cáo của The Telegragh, Ngoại trưởng Anh lúc bấy giờ - ông Dominic Raab - đã hỗ trợ trong việc chuẩn bị thỏa thuận, bất chấp những cảnh báo rằng một thỏa thuận như vậy sẽ gây tổn hại cho quan hệ với Trung Quốc và Pháp.

    Các chi tiết của thỏa thuận được thảo luận tại dịp hội nghị thượng đỉnh G7 và tất cả các tài liệu về AUKUS sau dịp hội nghị này đều được xếp vào cấp độ "tuyệt mật", theo The Telegraph.

    Hội nghị cấp cao G7 đã diễn ra từ ngày 11-6 đến ngày 13-6, với sự tham dự của lãnh đạo các nước Anh, Đức, Ý, Canada, Mỹ, Pháp và Nhật, cũng như lãnh đạo các nước Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nam Phi với tư cách khách mời.

    Theo tờ The Guardian hôm 18-9, các cuộc đàm phán của Mỹ về vấn đề này đã diễn ra trong nhiều tháng một cách “bí mật tối đa”, đồng thời cho biết trong hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall, Tổng thống Macron không hề nhận được thông tin gì về việc Úc sắp hủy bỏ thỏa thuận.

    Hình ảnh

    Telegragh:Liên minh Mỹ-Anh-Úc được bàn khi G7 họp tháng 6, ông Macron không biết. Ảnh: ANDREW PARSONS/UPISHUTTERSTOCK

    Trong khi đó, đài Sputnik hôm 19-9 dẫn lời Ngoại trưởng Anh Liz Truss mới đây cho biết AUKUS "cho thấy sự sẵn sàng cứng rắn của chúng tôi trong việc bảo vệ lợi ích của mình và thách thức các hành vi không công bằng và hành vi xấu".

    “Các quyền tự do cần được bảo vệ, vì vậy chúng tôi cũng đang xây dựng các mối quan hệ an ninh chặt chẽ trên toàn thế giới. Đó là lý do tại sao vào tuần trước, Thủ tướng đã thông báo, cùng với những người bạn của chúng tôi là Tổng thống Biden và Thủ tướng Morrison, về việc thành lập quan hệ đối tác an ninh mới có tên AUKUS” – bà Truss cho hay.

    Theo bà Truss, Anh đang hợp tác với "các quốc gia cùng chí hướng để xây dựng liên minh dựa trên các giá trị và lợi ích chung", trong khi hiệp ước và thỏa thuận tàu ngầm sẽ "tạo ra hàng trăm công việc mới và có kỹ năng cao, từ các nhà máy đóng tàu tại vùng Govan đến nhà máy ở vùng Tyneside".

    Ngày 16-9, Úc, Anh và Mỹ đã công bố liên minh quan hệ đối tác an ninh mới có tên AUKUS. Theo thỏa thuận, Úc có kế hoạch mua tám tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và trang bị tên lửa hành trình do Mỹ sản xuất, diễn biến khiến Canberra hủy bỏ hợp đồng mua tàu ngầm với Pháp.

    Trước diễn biến này, Pháp đã rút đại sứ của nước này tại Mỹ và Úc, song không rút đại sứ tại Anh.

    Khi được hỏi về việc vì sao Pháp chưa triệu hồi đại sứ tại London, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết Paris chưa đến mức cần làm điều đó, nhất là khi đã biết rõ về “chủ nghĩa cơ hội vĩnh cửu” của Anh.

    “Việc triệu hồi đại sứ tại London là không cần thiết vì chúng tôi đã biết trước việc chính phủ Anh theo đuổi chủ nghĩa cơ hội vĩnh cửu” – ông Le Drian trả lời kênh truyền hình France 2.
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 49 khách