Đăng trả lời 3 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Khi tướng Mỹ quan tâm tới biến đổi khí hậu và chủng tộc hơn là chiến đấu với kẻ thù
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Khi tướng Mỹ quan tâm tới biến đổi khí hậu và chủng tộc hơn là chiến đấu với kẻ thù

    by music123 » Thứ 6 Tháng 9 17, 2021 6:21 pm

    Sự nghiệp của Tướng Mỹ Mark Milley có thể kết thúc vì hai vụ scandal đình đám

    9/17/21

    Hình ảnh

    Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley làm chứng trong phiên điều trần trước Ủy ban Hạ viện về Dịch vụ Vũ trang tại Tòa nhà Văn phòng Hạ viện Rayburn vào ngày 23/6/2021, trên Đồi Capitol ở Washington, D.C. (Alex Wong / Getty Images)

    Những tháng cuối cùng trong Nhà trắng, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã vô cùng thất vọng và hối hận về lựa chọn của mình, ông mô tả tướng Mark Milley bằng những tính từ có thể làm tổn thương bất cứ quân nhân chân chính nào. Dù vậy, không giống với số phận bi thảm của hàng loạt tướng tá bổ nhiệm thời Trump, chỉ duy có Milley được chính quyền mới ưu ái và ‘hoàn toàn tin tưởng’ bất kể quả bom ‘phản quốc’ đang sục sôi trong lòng nước Mỹ.

    The Western Journal đưa tin, Lầu Năm Góc đã xác nhận một báo cáo tổng hợp trong một cuốn sách mới cho rằng Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đại tướng 4 sao Mark Milley đã âm mưu làm suy yếu quyền lực quân sự của Tổng thống Donald Trump lúc bấy giờ và cảnh báo chính phủ Trung Quốc về bất kỳ cuộc tấn công nào của Tổng thống Trump.



    Niềm tin vững chắc của chính quyền Biden dành cho Milley


    The Epoch Times đưa tin, trước những tiết lộ động trời của cuốn sách "Mối nguy" của hai nhà báo hãng The Washington Post về viên tướng cao cấp nhất của Mỹ bí mật gọi điện cho người đồng cấp Trung Quốc để ngăn chặn xung đột vũ trang với Hoa Kỳ vào cuối thời chính quyền Donald Trump, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Tư 15/9 vẫn tuyên bố "rất tin tưởng" vào Tướng Mark A. Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân.

    "Tôi rất tin tưởng vào Tướng Milley", ông Biden nói với báo giới tại Washington vào hôm 15/09.

    Bình luận ngắn gọn của ông Biden được đưa ra sau khi Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói với các phóng viên rằng Tổng thống Joe Biden vẫn ủng hộ vị tướng này ngay cả khi các cuộc gọi với phía Trung Quốc thực sự xảy ra.

    Bà Psaki cho biết ông Biden tin rằng ông Milley là người “yêu nước” và “lòng trung thành của ông ấy với Hiến pháp của chúng ta là không thể nghi ngờ”. Bà tuyên bố bối cảnh khi các cuộc gọi diễn ra là quan trọng. Bà cáo buộc rằng ông Trump "kích động một cuộc nổi dậy" vào ngày 06/01, và rằng "có mối quan ngại lớn về nhiều thành viên trong đội an ninh quốc gia của ông ấy" trong vụ đột nhập Điện Capitol của Hoa Kỳ.

    Bà Psaki cho biết thêm: “Nghĩa vụ của mọi Chủ tịch tham mưu trưởng là tuân theo Hiến pháp nhằm ngăn chặn các hành động quân sự trái pháp luật".

    Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cũng có tín hiệu cho thấy sự ủng hộ của Bộ Quốc phòng đối với ông Milley khi nói rằng Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã không yêu cầu Milley thay đổi cách thức hoạt động của ông này.

    “Ông ấy hoàn toàn tin tưởng và tin tưởng vào Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Milley và công việc mà ông ấy đang làm,” ông nói với các phóng viên tại Lầu Năm Góc.

    Phát ngôn viên của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân mà ông Milley làm chủ tịch, cho biết trong một tuyên bố rằng ông Milley thường xuyên trao đổi với các đối tác trên khắp thế giới, bao gồm cả các đối tác ở Trung Quốc và Nga.

    “Tướng Milley tiếp tục hành động và tư vấn trong thẩm quyền của mình theo truyền thống hợp pháp về kiểm soát dân sự đối với quân đội và lời thề của ông với Hiến pháp,” phát ngôn viên nói thêm.



    Luận tội Milley phản quốc - làn sóng phẫn nộ từ đảng Cộng hòa

    Trong một tuyên bố bằng văn bản, cựu Tổng thống nói rằng thông tin báo giới đưa là không chính xác và ông chưa bao giờ nghĩ đến việc tấn công Trung Quốc.

    "Nếu những tin tức này là sự thật, tuy rất khó tin, rằng ông ấy sẽ gọi cho Trung Quốc và làm những điều này và sẵn lòng thông báo cho họ về một cuộc tấn công hoặc trước một cuộc tấn công, thì đó là tội phản quốc", Tổng thống Trump nói trong một cuộc điện thoại với Newsmax.

    The Epoch Times đưa tin, các thành viên Đảng Cộng hòa hàng đầu khẳng định rằng những gì ông Milley đã làm đã cấu thành tội phản quốc và ông ta nên bị bãi nhiệm và có thể phải đối mặt với cáo buộc hình sự.

    Thượng nghị sĩ Marco Rubio nói trên kênh Fox News rằng, nếu tướng Milley thực hiện các cuộc gọi, thì về cơ bản là [ông này đã] "phớt lờ Hiến pháp, [khi] quyết định rằng ông ta sẽ gọi một kẻ thù tiềm tàng và kẻ thù của Hoa Kỳ, và thông đồng với họ và nói với họ rằng 'nếu tôi được lệnh phải làm điều gì đó, thì tôi sẽ nói với bạn về điều đó trước’”.

    “Tôi không quan tâm bạn nghĩ gì về Tổng thống Trump, việc Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng đã vượt cấp và thông đồng với Trung Quốc chính xác là những gì chúng tôi không chấp nhận từ các nhà lãnh đạo quân sự ở đất nước của chúng ta. Ông ấy nên bị đưa ra tòa nếu đúng”, Thượng nghị sĩ Rand Paul nói thêm trong một tuyên bố.

    Dân biểu Reschenthaler cho biết nếu cáo buộc này là đúng thì ông sẽ kêu gọi tướng Milley ra điều trần trước Quốc hội.

    “Rõ ràng và đơn giản: Nếu hành vi bị cáo buộc phản bội của Milley là đúng, ông ta phải từ chức hoặc bị sa thải ngay lập tức”, ông Reschenthaler viết trên Twitter.

    Xác minh của cựu quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chris Miller: chưa từng thông qua cuộc điện đàm nào giữa Milley và Trung Quốc

    Cựu quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chris Miller cho biết, ông chưa từng thông qua cuộc điện đàm được cho là giữa Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Mark Milley và người đồng cấp thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc.



    Trong một tuyên bố gửi tới Fox News, đề cập đến các cáo buộc trong "Mối nguy" sắp xuất bản về 2 cuộc điện thoại bí mật của ông Milley cho Tướng Lý Tác Thành của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, cựu quyền Bộ trưởng Miller nói: “Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân là sĩ quan quân đội cấp cao nhất có vai trò duy nhất là cung cấp lời khuyên cụ thể về quân sự cho tổng thống, và theo luật bị cấm thực hiện quyền hành pháp để chỉ huy các lực lượng”.

    Ông Miller nêu rõ: “Nếu báo cáo trong cuốn sách "Mối nguy" của ông Woodward là chính xác, nó thể hiện một hành động bất tuân đáng xấu hổ và chưa từng có tiền lệ của sĩ quan quân đội hàng đầu của Quốc gia”. Tuyên bố của ông Miller cho biết thêm rằng, nếu cáo buộc về hành động của Tướng Milley là “sự bùng phát lịch sử và sự tham gia trái Hiến pháp vào chính sách đối ngoại mà đúng, ông ta phải từ chức ngay lập tức hoặc bị Bộ trưởng Quốc phòng sa thải để đảm bảo tính tôn nghiêm của quân đoàn sĩ quan”. Nhắc đến thời gian còn lãnh đạo Lầu Năm Góc, ông Miller khẳng định rằng, bản thân ông đã và sẽ không bao giờ “cho phép những hành vi như vậy”.

    Mark Milley là lựa chọn sai lầm và thất vọng lớn trong tháng cuối cùng của Trump ở Nhà Trắng

    Theo báo cáo của CNN, Mark Milley, 63 tuổi, vẫn còn hai năm trong nhiệm kỳ 4 năm với tư cách là Chủ tịch Liên quân, đỉnh cao của sự nghiệp quân đội kéo dài 4 thập kỷ, trong đó vị tướng bốn sao đã chỉ huy các đơn vị thuộc Sư đoàn Núi 10 và Sư đoàn Dù 101 và phục vụ tham chiến nhiều lần ở Iraq và Afghanistan. Ông là tướng đặc nhiệm đầu tiên trở thành Chủ tịch Liên quân trong gần 20 năm.

    Sinh ra và lớn lên bên ngoài Boston, Milley đến Princeton, nơi ông gia nhập Quân đoàn Huấn luyện Sĩ quan Dự bị. Ông tốt nghiệp sĩ quan Lục quân năm 1980.

    Đầu tháng 12/2018, Tổng thống Trump thông báo sẽ bổ nhiệm tướng Mark Milley, khi đó là Tham mưu trưởng Lục quân, làm chủ tịch tiếp theo của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân.

    Tại buổi điều trần xác nhận vào năm 2019, ông Milley đã được hỏi thẳng thừng rằng liệu ông có bị ai đó đe dọa trong vai trò của mình hay không.

    "Hoàn toàn không. Không ai cả. Đã từng", Milley trả lời. "Tôi sẽ đưa ra lời khuyên quân sự tốt nhất của mình. Nó sẽ thẳng thắn. Nó sẽ thành thật. Nó sẽ nghiêm khắc và nó sẽ kỹ lưỡng. Và đó là điều tôi sẽ làm mỗi lần".

    ‘Milley không có dũng khí, chẳng giỏi giang gì’

    Không lâu sau khi được xác nhận và trở thành Chủ tịch Liên quân vào tháng 10/2019, ông Milley đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội trên Đồi Capitol sau quyết định gây tranh cãi của Trump [nhưng là quyết định táo bạo và đúng đắn] về việc thực hiện các cuộc không kích giết chết Tướng Iran Soleimani, điều mà nhiều thành viên Đảng Dân chủ cảnh báo có thể dẫn đến xung đột hoặc thậm chí chiến tranh với Iran.



    Ông Milley mạnh mẽ bảo vệ quyết định trong các cuộc họp kín với Quốc hội, gọi thông tin tình báo đã thúc đẩy cuộc tấn công là "tinh vi." Một số thành viên Đảng Dân chủ đã nổi giận với ông Milley và nói ông đã cố gắng để phù hợp với kế hoạch ném bom của Tổng thống Trump khi đó.

    Tuy nhiên, sau đó, vào tháng 6/2020, theo The Epoch Times đưa tin, Cựu Tổng thống Trump đã không hài lòng về ông Milley và có bình luận về hành động của ông ta trong bối cảnh các cuộc biểu tình và bạo loạn của Black Lives Matter nổ ra trên khắp Hoa Kỳ và gần Nhà Trắng. Nhà thờ St. John lịch sử ở Quảng trường Layafette của Thủ đô Washington khi đó đã bị phóng hỏa.

    Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết: “Trong mọi trường hợp, tôi đã đánh mất sự tôn trọng dành cho ông Milley khi chúng tôi cùng nhau đi bộ đến nhà thờ St. John (khi đó vẫn còn âm ỉ sau đám cháy do phe Cực tả đốt ngày hôm trước), bên cạnh nhau, trong một cuộc đi bộ mà bây giờ đã được chứng minh là hoàn toàn phù hợp — Và ngày hôm sau, ông Milley nghẹn ngào như một con chó trước các hãng tin giả (Fake News) khi họ nói với ông ta rằng, ông ta không nên đi dạo với Tổng thống". Ông Trump viết rằng: “Tôi thấy ngay lúc đó ông ta không có dũng khí, cũng chẳng giỏi giang gì, chắc chắn không phải là kiểu người mà tôi sẽ cùng bàn chuyện 'đảo chính’. Tôi không hứng thú với việc đảo chính!"

    Trong quá trình làm Tham mưu trưởng Liên quân cho cựu Tổng thống Trump, ông Milley thường xuyên mâu thuẫn. Đỉnh điểm, tháng 10/2020, ông Milley đã công khai mối thù với cựu Tổng thống trước kế hoạch rút quân đội Mỹ khỏi Afghanistan của ông, khi ông nói rằng: "4.500 quân còn lại sẽ về nhà vào Giáng sinh".

    Trong những tuần trước cuộc bầu cử, cựu Tổng thống Trump đã phải nói với các nhà lãnh đạo quân sự của mình rằng, các quan chức cấp cao nhất của Lầu Năm Góc "không muốn làm gì khác ngoài việc duy trì chiến tranh để tất cả những công ty tuyệt vời tạo ra bom và chế tạo máy bay kiếm lợi nhuận".

    Cách rút quân ‘không có dũng khí’ của Milley ở Afghanistan và làn sóng yêu cầu Milley từ chức

    AP ngày 6/7 cho biết, “Mỹ đã rời bỏ căn cứ không quân Bagram của Afghanistan sau gần 20 năm bằng cách tắt điện và lẩn trốn trong đêm mà không thông báo cho phía Afghanistan biết. Hai tiếng sau, viên sĩ quan chỉ huy của Afghanistan tiếp quản căn cứ mới phát hiện sự ra đi lặng lẽ của người Mỹ”.

    Cách rút quân thầm lặng, khó hiểu và ‘không có dũng khí, chẳng giỏi giang gì’ như chính nhận định của ông Trump về Milley đã dẫn đến sự sụp đổ tinh thần chiến đấu của quân đội Afghanistan, gần như ngay lập tức. Các tướng lãnh Afghanistan bất chợt nhận ra rằng, sự rút lui đột ngột của quân đội Mỹ rõ ràng không hề có kế hoạch, đã tạo ra 1 lỗ hổng nguy hiểm không kể xiết đối với sự an nguy của nước này.

    Ngày 30/8, sau hơn 2 tuần thảm cảnh chạy loạn của người Mỹ, đồng minh và người Afghanistan liên quan ở sân bay Kabul, Lầu Năm Góc thông báo, chuyến bay cuối cùng rời sân bay Kabul đã cất cánh lên bầu trời, kết thúc cuộc chiến kéo dài hai thập kỷ, The Blaze đưa tin. Tổng thống Joe Biden đã đưa ra một tuyên bố, trích dẫn các cam kết mà Taliban đã thực hiện để cung cấp "lối đi an toàn" cho hàng trăm người Mỹ đang mắc kẹt ở Afghanistan. Trong khi đó, Taliban tuyên bố chiến thắng sau khi giành quyền kiểm soát các thiết bị và phương tiện quân sự trị giá hàng tỷ USD của Mỹ.

    Hai mươi năm sau khi Hoa Kỳ dẫn đầu cuộc chiến ở Afghanistan sau cuộc tấn công Trung tâm thương mại New York ngày 11/9 năm 2001, Taliban đã trở lại nắm quyền kiểm soát quốc gia bị chiến tranh tàn phá.

    Ngày 1/9, theo các nguồn tin, một nhóm gần 90 tướng lĩnh và đô đốc nghỉ hưu của Hoa Kỳ đã viết một bức thư ngỏ gửi tới Lầu Năm Góc, cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng, Tướng Lloyd Austin và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley có tội trong vụ rút quân thảm khốc đã cướp đi sinh mạng của 13 quân nhân Hoa Kỳ. Bức thư cũng yêu cầu hai vị tướng chủ chốt từ chức.

    Bức thư có đoạn viết, những kẻ thù khủng bố của Mỹ đã được cổ vũ bởi sự yếu kém và kém hiệu quả của Mỹ ở Afghanistan. Họ trích dẫn các báo cáo gần đây chỉ trích tướng Milley vì đã đưa thuyết chủng tộc (critical race theory - CRT) vào chương trình đào tạo quân sự.

    Bức thư kêu gọi Austin và Milley từ chức vì lý do "khả năng lãnh đạo, đào tạo và đạo đức" và cáo buộc họ "đặt trọng tâm bắt buộc vào đào tạo liên quan đến sự 'thức tỉnh' đúng đắn về chính trị. Điều này cực kỳ gây chia rẽ và có hại cho sự gắn kết, sự sẵn sàng và khả năng chiến đấu của đơn vị, Tờ New York Post trích lời.

    Một bình luận viên trên chương trình Hal Turner Radio Show đã kêu gọi Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân từ chức. Ông nói: “Có lẽ nếu Tướng Milley và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân của ông ta dùng đầu não và ngừng chú ý đến ‘Thuyết chủng tộc phê phán’ và ‘Cơn thịnh nộ với người da trắng’, thì họ hẳn có thể dành thời gian thực sự điều hành chiến dịch triệt thoái ở ở Afghanistan”.

    Axios cho hay, ngày 28/9, ông Milley sẽ ra điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện, nơi sẽ tranh luận về những gì Milley đã làm hoặc không làm trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống của Trump và những gì xảy ra trong những tháng cuối cùng của quân đội Mỹ ở Afghanistan dẫn đến sự thất bại thảm hại làm dấy lên làn sóng kêu gọi ông Biden và các quan chức của ông bao gôm Blinken, Austin và Milley từ chức.

    Nguyên Hương
    Sửa lần cuối bởi 1 vào ngày music123 với 0 lần sửa trong tổng số.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Khi tướng Mỹ quan tâm tới biến đổi khí hậu và chủng tộc hơn là chiến đấu với kẻ thù

    by music123 » Thứ 2 Tháng 9 20, 2021 7:18 pm

    Tướng Milley: Các cuộc gọi của ông với tướng Trung Quốc là 'hoàn toàn' nằm trong phạm vi công việc

    Nguyên Hương •, 19/09/21

    Hình ảnh

    Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân. Mark Milley tham gia một cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc ở Arlington, Va., Vào ngày 6/5/2021. Ảnh: Alex Wong / Getty Images

    Đối mặt với những lời kêu gọi từ chức hoặc một cuộc điều tra, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley hôm thứ Sáu ngày 17/9 đã lên tiếng bảo vệ hai cuộc điện thoại mà ông được cho là đã thực hiện bí mật với người đồng cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

    Vị tướng này đã liên hệ với Tướng Lý Tác Thành của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa ngày 20/10, vài ngày trước cuộc bầu cử tháng 11/2020 và hai ngày sau vụ xâm phạm Điện Capitol 6/1 để trấn an quân đội Trung Quốc rằng sẽ không có một cuộc tấn công nào từ Hoa Kỳ, theo trích đoạn của cuốn sách "Mối nguy" của nhà báo Bob Woodward và phóng viên Robert Costa của Washington Post được xuất bản trong tuần này.



    Mark Milley, vị tướng hàng đầu của Hoa Kỳ, nói rằng hai cuộc điện thoại là "thông lệ". Ông tuyên bố, hai cuộc gọi đó là "để trấn an cả đồng minh và đối thủ nhằm đảm bảo sự ổn định chiến lược", hãng tin AP đưa tin. Khi nói chuyện với hãng thông tấn, ông chỉ đưa ra bình luận ngắn gọn về hai cuộc gọi của mình với tướng Lý tác Thành và cho biết ông sẽ nói về các cuộc gọi của mình trước Quốc hội vào cuối tháng Chín khi ra điều trần cùng người đứng đầu Lầu Năm Góc Lloyd Austin.

    “Tôi nghĩ tốt nhất là tôi nên bảo lưu bình luận của mình về vấn đề này cho đến khi tôi làm điều đó trước các nhà lập pháp, những người có trách nhiệm giám sát quân đội Hoa Kỳ theo luật định”, ông Milley nói với AP. “Tôi sẽ đi vào bất kỳ mức độ chi tiết nào mà Quốc hội muốn xem xét trong vài tuần tới”.

    Nhưng ông Miller nói thêm rằng, các cuộc gọi là "hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ và trách nhiệm" của ông ấy.

    Theo cuốn sách "Mối nguy" của hai phóng viên Washington Post là Bob Woodward và Robert Costa, ông Milley được cho là đã nói với người đồng cấp của Trung Quốc rằng, “nếu chúng tôi sắp tấn công, tôi sẽ gọi cho bạn trước. Nó sẽ không phải là một bất ngờ". Cuộc gọi đặt ra câu hỏi về việc liệu ông có đang phá hoại quyền lực của Tổng thống Donald Trump lúc bấy giờ hay không.

    Hình ảnh

    Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), Tướng Lý Tác Thành và Tổng Tham mưu trưởng Lục quân Mark Milley duyệt một đội bảo vệ danh dự trong một buổi lễ chào đón tại Tòa nhà Bayi ở Bắc Kinh vào ngày 16/8/2016. (Mark Schiefelbein / AFP qua Getty Images)
    Cuốn sách cáo buộc rằng, ông Milley đàm thoại với ông Lý Tác Thành như vậy bởi vì ông Milley sợ Tổng thống Trump khi đó sẽ thực hiện hành động quân sự trong những ngày suy yếu của nhiệm kỳ tổng thống của mình. Tuy nhiên, cựu Tổng thống Trump không hề có động thái như vậy. Cựu quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller nói với Fox News rằng ông Milley không hề được ông cho phép gọi các cuộc gọi đó và nói tiếp rằng, ông Milley cần từ chức.

    Cựu Tổng thống Trump nói rằng, nếu các báo cáo về các cuộc gọi của Milley là chính xác, vị tướng sẽ bị buộc tội phản quốc chống lại Hoa Kỳ. Cựu Tổng thống cũng chỉ trích gay gắt ông vì cuộc rút quân hỗn loạn và gấp rút khỏi Afghanistan khiến Taliban chiếm được hàng tỷ USD thiết bị quân sự và khí tài.

    Trong cuộc họp báo hồi đầu tuần, phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby liên tục từ chối trả lời các câu hỏi cụ thể về các cuộc điện thoại giữa ông Lý Tác Thành và ông Milley, cho rằng các cuộc trò chuyện như vậy giữa các đối tác nước ngoài là thông lệ. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cũng nói rằng Tổng thống Joe Biden “hoàn toàn tin tưởng” vào sự lãnh đạo của Milley, cho thấy chính quyền sẽ không tìm cách lật đổ ông trong tương lai gần.

    Người phát ngôn của văn phòng Milley, Đại tá Dave Butler, cũng bảo vệ các cuộc gọi là thông lệ và cho biết Milley thường liên lạc với các tướng lĩnh ở Nga và Trung Quốc.

    Ông Butler cho biết trong một tuyên bố đầu tuần này: “Những cuộc trò chuyện này vẫn quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết lẫn nhau về lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, giảm căng thẳng, cung cấp sự rõ ràng và tránh những hậu quả hoặc xung đột không mong muốn”.

    Các thành viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội đã yêu cầu một cuộc điều tra về các cuộc gọi của Milley, với một số người kêu gọi ông từ chức. Một số thành viên của các hãng truyền thông cũng đã kêu gọi phế truất ông.



    The Epoch Times đã liên hệ với Bộ Quốc phòng để đưa ra bình luận.

    Nguyên Hương


    Theo The Epoch Times
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49333
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Khi tướng Mỹ quan tâm tới biến đổi khí hậu và chủng tộc hơn là chiến đấu với kẻ thù

    by music123 » Thứ 2 Tháng 9 20, 2021 7:23 pm

    Khi tướng Mỹ quan tâm tới biến đổi khí hậu và chủng tộc hơn là chiến đấu với kẻ thù

    Minh Dũng 9/21/21

    Hình ảnh

    Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), Tướng Lý Tác Thành và Tổng Tham mưu trưởng Lục quân Mark Milley duyệt một đội bảo vệ danh dự trong một buổi lễ chào đón tại Tòa nhà Bayi ở Bắc Kinh vào ngày 16/8/2016. (Mark Schiefelbein / AFP qua Getty Images)



    Nhiệm vụ của quân đội là gì? Câu trả lời đơn giản là bảo vệ đất nước, chiến đấu và giành chiến thắng trong các cuộc chiến. Tuy vậy ngày nay ở nước Mỹ, nhiệm vụ trên dường như đã bị chệch hướng do trào lưu thức tỉnh. Có vẻ như tướng lĩnh quân đội Hoa Kỳ quan tâm tới biến đổi khí hậu hay chủng tộc hơn là tập trung vào chiến đấu với kẻ thù thực sự của họ trên chiến trường.

    Lợi ích chính trị đảng phái được đặt trên lợi ích quốc gia

    Trong những ngày vừa qua, chính trường Mỹ dậy sóng về tiết lộ của Tờ Washington Post về cuốn sách mới xuất bản “Peril” (Tạm dịch: Mối Nguy) trong đó tiết lộ chấn động về Tướng Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ đã gọi điện cho tướng Trung Quốc, trấn an rằng nếu Hoa Kỳ tấn công Trung Quốc, ông sẽ báo trước cho họ.

    Những cuộc gọi này được vị tướng này thực hiện vào những ngày cuối nhiệm sở của Tổng thống Trump khi ông lo lắng rằng Tổng thống Trump có thể tấn công hạt nhân Trung Quốc.

    Nội dung cuộc gọi như sau:

    “Tướng Lý, tôi muốn đảm bảo với ngài rằng chính phủ Mỹ ổn định và mọi thứ sẽ ổn. Tướng Milley nói. “Tôi và ngài đã biết quen nhau đã 5 năm rồi. Nếu chúng tôi sắp tấn công, tôi sẽ gọi trước cho ông. [Như vậy] nó sẽ không gây bất ngờ."


    Tướng Milley cũng không phủ nhận những thông tin trên. Và như vậy chúng ta mặc định rằng những thông tin về các cuộc gọi cho kè thù của Mỹ từ tướng Mark Milley là có thật.

    Với một người lý trí bình thường, không ai có thể ngờ được rằng, Chủ tịch Tham mưu trưởng Liên quân, lại qua mặt Tổng tư lệnh quân đội kiêm Tổng thống Hoa Kỳ, gọi điện trước cho kẻ thù và hứa với họ rằng sẽ thông báo với họ nếu Hoa Kỳ tấn công. Chắc hẳn phía Trung Quốc cũng cực kỳ hoàn toàn bất ngờ về đề nghị này.

    Đã có nhiều lời gọi hành động này là phản quốc, gồm cả Tổng thống Trump và cựu Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời ông Trump. Và cùng nhiều lời kêu gọi của các tướng lĩnh về hưu, cũng như các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa lên tiếng yêu cầu tướng Milley và xét xử trước toà án binh.

    Tuy vậy, điều đáng ngạc nhiên hơn là, nhiều người vẫn ủng hộ hành động của tướng Milley và gọi đó là hành động “yêu nước”. Tổng thống Biden nói ông hoàn toàn tin tưởng tướng Milley. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cũng có cùng ý kiến.

    Kênh CNN còn đăng trên mục Quan điểm của một cựu tướng nói rằng, ông Milley đã hành động đúng.

    Thực ra, nếu theo dõi chính trường Hoa Kỳ trong những năm qua thì động thái trên không có gì khiến người ta phải ngạc nhiên. Chính trị đảng phái đã được ưu tiên hơn là an ninh quốc gia. Lợi ích của đảng phái được đặt trên lợi ích quốc gia. Ý thức hệ đảng phái được đặt trên hết. Đặc biệt là ý thức hệ cảnh tả cấp tiến có xu hướng XHCN.

    Thậm chí trong lễ tưởng niệm 20 năm tấn công khủng bố 11/9 vừa qua, nhiều người còn lập luận rằng, vụ đột nhập Điện Capitol ở Washington DC ngày 6/1 đầu năm nay của những người ủng hộ Trump còn nguy hiểm hơn vụ tấn công khủng bố thảm khốc này.



    Quân đội, vốn từ lâu được coi là phi chính trị, phi đảng phái thì càng ngày được lôi kéo vào trò chơi này. Các chính trị gia áp đặt ý thức hệ đảng phái lên quân đội.

    Hồi năm 2015, trong bài phát biểu lễ tốt nghiệp của Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ, một trong 6 binh chủng của quân đội Mỹ, cựu Tổng thống Obama khi đó đã tuyên bố biến đổi khí hậu là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia. Biến đổi khí hậu là chương trình nghị sự của đảng Dân chủ. Đó là một động thái nhằm đưa ý thức hệ chính trị thành một trong những mối quan tâm về quân sự và an ninh quốc gia.

    Hồi đầu năm nay, Tổng thống Biden đã phát biểu tại căn cứ không quân của Hoa Kỳ tại Anh rằng: “Đây không phải là nói đùa đâu nhé: Các bạn biết không? Các Chỉ huy trưởng liên quân nói với chúng tôi rằng mối đe dọa lớn nhất mà nước Mỹ phải đối mặt là gì không? [Đó là] sự nóng lên toàn cầu.”

    Gần đây hơn, vụ Dân biểu thuộc Uỷ ban Tình báo Hạ viện Swalwell bị cáo buộc ngủ với điệp viên Trung Quốc là Phương Phương (Fang Fang) nhưng đã được Chủ tịch Hạ Viện Pelosi phớt lờ vì đơn giản vị này là thân tín với bà Pelosi và chống Trump quyết liệt.

    Tờ The Federalist chua chát bình luận rằng: “Giờ đây quân đội, thực thể cuối cùng mà người Mỹ coi trọng, là nơi trú ẩn cuối cùng khỏi sự chia rẽ chính trị đảng phái, rốt cuộc cũng đã phản bội với lòng tin của người Mỹ. Và chúng ta không nên ngạc nhiên.”

    Chủ nghĩa “Thức tỉnh” đã len lỏi vào cả trong quân đội

    Hôm nay, thay vì chúng ta chứng kiến một quân đội đưa ra những chiến lược để chiến đấu lại với các mối đe dọa thực sự từ kẻ thù thực sự của chúng ta là Trung Quốc, thì họ lại đặt trọng tâm vào những vấn đề liên quan đến chủng tộc. Trong phiên điều trần trước Ủy ban Vũ trang Hạ viện vào tháng 6, tướng Milley tuyên bố rằng ông quan tâm đến việc tìm hiểu “Cơn thịnh nộ của người Da trắng”, tờ Federalist bình luận thêm.

    Cũng trong phiên điều trần này, tướng Milley, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và nhiều thành viên trong Quốc hội đã dành nhiều thời gian thảo luận về những mối đe dọa từ cái gọi là Chủ nghĩa Da trắng Thượng đẳng trong quân đội hơn là chiến lược rút quân khỏi Afghanistan. Tại đây, Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ Michael Gilday, người đứng đầu hải quân, đã lên tiếng bảo vệ hành động về việc đề xuất quân nhân nên đọc cuốn “How to Be an Antiracist” - (Tạm dịch: Cách trở thành người chống phân biệt chủng tộc) của Ibram X. Kendi. Tác giả này đã phê phán Thẩm phán Tối cao Pháp viện Amy Coney Barrett, rằng việc bà nhận hai con nuôi người Haiti là hành động của “Thực dân da trắng”.

    Những chương trình giáo dục được coi là liên quan đến chính trị đảng phái vốn gây chia rẽ, ví như Thuyết chủng tộc phê phán đã được giới thiệu vào trường Võ bị West Point. “Dự án 1619” đầy tranh cãi của The New York Times viết lại lịch sử nước Mỹ cũng được giới thiệu vào nhiều trường công lập trên khắp nước Mỹ.

    Thuyết Chủng tộc Phê phán phân chia con người thành những chủng tộc, nhấn mạnh rằng người da trắng sinh ra vốn đã là người đi áp bức, và người da đen sinh ra là đã bị chịu áp bức và đẩy hai chủng tộc về phía đối lập với nhau. Nó có nét tương tự như thuyết “Đấu tranh giai cấp” của chủ nghĩa Marx vốn chia con người trong xã hội thành các giai cấp.

    “Dự án 1619” viết lại lịch sử của Mỹ khi cho rằng Hoa Kỳ được lập quốc trên cơ sở chế độ nô lệ vốn có đầy phân biệt chủng tộc chứ không phải là cuộc cách mạng giành độc lập từ Thực dân Anh năm 1776. Dự án này đã bị nhiều nhà sử học phản bác là sai sự thật. Tác giả của “Dự án 1619”, Nikole Hannah-Jones từng ca ngợi Cu Ba là nước bình đẳng nhất thế giới.



    Dân biểu Mike Waltz, một cựu quân nhân, đã chất vấn về việc dạy Thuyết chủng tộc phê phán tại trường West Point cho các sỹ quan tương lai, nói rằng “Đạn của kẻ thù không quan tâm tới màu da của anh”.

    Gia đình của nhiều học viên tại trường này đã chia sẻ với dân biểu Waltz rằng thuyết này cực kỳ gây chia rẽ chính những người lính trong hàng ngũ của mình. Một nữ đại tá đã thú nhận rằng, sau khi được học xong chương trình này, cô cảm thấy tội lỗi vì màu da trắng của mình.

    Thử hỏi, khi ra chiến trường, những người lính lẽ ra phải chiến đấu với kẻ thù, thì nay họ lại phải đối mặt với sự phân biệt chia rẽ ngay chính trong hàng ngũ của mình chỉ vì khác biệt về màu da và chủng tộc.


    Minh Dũng

    Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm và góc nhìn cá nhân của tác giả.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 3 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 113 khách