Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Vị trí của nhà làm phim nữ tại Ấn Độ
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Vị trí của nhà làm phim nữ tại Ấn Độ

    by music123 » Thứ 2 Tháng 9 27, 2021 5:17 pm

    Vị trí của nhà làm phim nữ tại Ấn Độ


    Anh Phan Ảnh: New Indian Express Thứ ba, 28/9/2021

    Nhà làm phim Sugita Thangavelu cho hay ngành công nghiệp điện ảnh Ấn Độ đang dần nhận ra tầm quan trọng của các thành viên nữ trong đoàn làm phim.



    Sugita Thangavelu là nhà làm phim Ấn Độ từng tham gia sản xuất một số tác phẩm như Magalir Mattum (2017), Vattam (2019), Mookuthi Amman (2020). Cô đang sống và làm việc tại Tamil, Ấn Độ.

    Trong bài phỏng vấn với New Indian Express, Thangavelu đã chia sẻ về việc làm phim từ góc nhìn nữ giới. Cô nhận xét ngành công nghiệp điện ảnh Ấn Độ đang dần nhận ra tầm quan trọng của các nhà làm phim nữ.

    Nhà làm phim tay ngang

    Sugita Thangavelu khởi nghiệp trong vai trò phóng viên nhiếp ảnh. Cô từng tham gia diễn xuất và đạo diễn ở một đoàn kịch lưu động trước khi chuyển hướng sang điện ảnh. “Phụ nữ luôn bị kỳ thị khi làm việc trong ngành công nghiệp điện ảnh. Do đó, khi quyết định dấn thân vào nghề làm phim, tôi lựa chọn hợp tác với ai đó mình đã biết rõ”, Thangavelu chia sẻ.

    Hình ảnh

    Sugita Thangavelu trao đổi công việc với đồng nghiệp trên phim trường Magalir Mattum (2017).

    Cơ hội đến với Thangavelu khi cô được một người bạn là nam diễn viên Pavel Navageethan giới thiệu với đạo diễn Bramma - khi ấy đang tuyển người cho dự án phim Magalir Mattum. Sau nhiều vòng phỏng vấn, Sugita Thangavelu chính thức được nhận vào đoàn phim.

    Những ngày làm việc trên phim trường Magalir Mattum giúp Thangavelu nhận ra khả năng tổ chức công việc là đòi hỏi hàng đầu với một nhà làm phim. “Bramma là một người rất có tổ chức. Tôi nhận ra tầm quan trọng của đức tính này khi quan sát sự hỗn loạn trên phim trường”, cô hồi tưởng.

    Thangavelu từng cộng tác với người bạn cũ - đạo diễn Kamalakannan - trong dự án Vattam (2019). Cô tiết lộ Kamalakannan sẵn sàng lắng nghe những đóng góp của mình và mọi người về bộ phim. Khi làm việc cùng anh, cô giống như bắt tay với người nhà.

    Sau bốn năm làm nghề, Sugita Thangavelu đã kinh qua nhiều vị trí như quản lý phục trang, biên kịch, người kiểm soát tính đồng nhất trong các cảnh phim... Cô từng đảm nhận công việc trợ lý đạo diễn trong tác phẩm Mookuthi Amman.

    Thách thức và cơ hội với nhà làm phim nữ tại Ấn Độ

    Sugita Thangavelu cho hay cô không gặp quá nhiều trở ngại khi tiếp cận các trang thiết bị kỹ thuật trên trường quay. Chính môi trường làm việc hối hả, có phần hỗn loạn của nghề làm phim khiến cô choáng váng.

    Sau khi thích nghi mới nhịp độ công việc mới, Thangavelu phải đối mặt với khó khăn tiếp theo: tương tác với đồng nghiệp. “Thử thách tiếp theo là bạn phải khiến các diễn viên và ê-kíp đồng tình với quan điểm của mình. Tôi cần đảm bảo mọi người trên phim trường đều nắm rõ tình hình”, nhà làm phim chia sẻ.

    Hình ảnh

    Sugita Thangavelu đang ấp ủ giấc mơ làm bộ phim của riêng mình.

    Từ kinh nghiệm bản thân, Thangavelu cho hay ngành công nghiệp điện ảnh Ấn Độ đã nhận ra tầm quan trọng của các lao động nữ. “Các nhà làm phim cuối cùng cũng nhận ra họ cần phụ nữ làm việc trong ê-kíp của mình. Họ hiểu được tầm quan trọng mà góc nhìn của phụ nữ đóng góp cho mỗi kịch bản phim”, Thangavelu nói.

    Cô cho hay trước đây, các nữ trợ lý đạo diễn chỉ được giao việc quản lý trang phục. Giờ họ đã có quyền chia sẻ ý kiến về kịch bản cũng như đóng góp vào các quyết định trên phim trường. “Tôi đã nỗ lực hết mình để chứng minh khả năng của bản thân. Để đạt đến vị trí hiện tại, tôi phải cố gắng hơn các đồng nghiệp nam rất nhiều”, cô nói.

    Trong bài phỏng vấn, Sugita Thangavelu trải lòng về những khó khăn mà nhà làm phim Ấn Độ phải đối mặt. “Một số hãng phim chuyên nghiệp sẽ cho chúng tôi chỉ dẫn rõ ràng dù kịch bản được chấp nhận hay từ chối. Với các công ty khác, chúng tôi phải chờ hàng tháng liền. Trong thời gian ấy, chúng tôi không được phép chào hàng kịch bản cho bên khác”, cô kể.

    Sugita Thangavelu và đồng nghiệp sẽ phải chuẩn bị sẵn bốn đến năm phiên bản nội dung phim để tiếp thị cho các công ty khác nhau. Thông thường, các hãng phim đòi hỏi kịch bản phải được viết bằng tiếng Anh. "Đây là một thử thách lớn, ngay cả với các trợ lý đạo diễn đã có kinh nghiệm. Vì không rành ngoại ngữ, họ trở thành nạn nhân của những bất cập này”, nhà làm phim nói.

    Cảnh chiến đấu giữa The Rock, Gal Gadot và Ryan Reynolds Ngày 25/9, trường đoạn chiến đấu trích từ "Red Notice" đã được công bố.
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 103 khách