Vụ Pandora:Trùm quyền lực Kpop bị ‘réo tên’
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 59074
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Vụ Pandora:Trùm quyền lực Kpop bị ‘réo tên’

    by music123 » Thứ 2 Tháng 10 04, 2021 2:57 pm

    Lãnh đạo thế giới phản ứng về Hồ sơ Pandora


    Hồng Ngọc Thứ hai, 4/10/2021

    )Luật sư của vua Jordan khẳng định toàn bộ tài sản đều được mua bằng tiền riêng trong khi văn phòng của tổng thống Chile phủ nhận việc ông tham gia bán Minera Dominga.



    Ngay sau khi Hồ sơ Pandora hé lộ tên của hàng loạt nhà lãnh đạo thế giới được cho là có tài sản thiếu rõ ràng ở nước ngoài, những phản ứng ban đầu đã nổi lên ở nhiều nước.

    Những tiết lộ về cách chi tiêu bí mật, xa hoa của Quốc vương Abdullah của Jordan ngay lập tức chiếm lĩnh cuộc thảo luận trên mạng xã hội ở Jordan.

    "Mua bằng tiền riêng"

    Một số người Jordan đã nhanh chóng lên tiếng bênh vực nhà vua trên mạng xã hội, gọi những cáo buộc trong Hồ sơ Pandora là phỉ báng nhà vua. Những người khác chế giễu ông Abdullah về các báo cáo chi tiêu xa hoa, giấu giếm, theo Washington Post.

    Người Jordan đã liên kết từ “Pandora” với từ “bandoora” trong tiếng Arab có nghĩa là cà chua, và hình ảnh của loại quả này đã nhanh chóng phổ biến trên các tài khoản Twitter, Facebook và Clubhouse của người Jordan.

    Ông Abdullah trước đây đã tuyên bố cà chua, đặc biệt là món cà chua hầm mộc mạc của Jordan, là món ăn yêu thích của mình. "Tôi cá rằng qalayet bandoora không còn là món ăn yêu thích của ông ấy nữa", một người dùng mạng xã hội viết.

    Những người ủng hộ gia đình hoàng gia đã chia sẻ các video về nhà vua trong nhạc nền là các bài hát yêu nước. "Chúng tôi sẽ không cho phép sâu mọt và rác rưởi tàn phá đất nước này", một người Jordan đã tweet. “Chúng tôi sẽ không trả lời về ‘cà chua’ hay bất cứ thứ gì khác”.

    Hình ảnh

    Vua Abdullah II được cho là đã che giấu khối tài sản trị giá 100 triệu USD trong hàng thập kỷ qua. Ảnh: Reuters.


    Đại sứ quán Jordan tại Washington từ chối bình luận về những tiết lộ của Hồ sơ Pandora. Trong khi đó các luật sư của nhà vua nói với BBC rằng toàn bộ tài sản được mua bằng tiền riêng.

    Ở Cộng hòa Dominica, văn phòng Tổng thống Luis Abinader công khai bênh vực cho sự “minh bạch” của ông.

    Ông Luis Abinader được Hồ sơ Pandora liệt kê nằm trong số 14 nhà lãnh đạo thế giới có tài sản trong hệ thống tài chính không rõ ràng giúp họ tránh khỏi các khoản thuế.

    “Thông tin do Washington Post và Elpais thu thập công nhận sự minh bạch của Tổng thống Luis Abinader khi lưu ý rằng tuyên bố tuyên thệ tài sản của ông bao gồm tất cả công ty nước ngoài được ông quản lý dưới sự ủy thác của gia đình”, phát ngôn viên Homero Figueroa đã viết trên Twitter bằng tiếng Tây Ban Nha.

    Hình ảnh

    (Từ trái sang) Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta, Vua Abdullah II của Jordan, Thủ tướng Cộng hòa Czech Andrej Babis, Tổng thống Chile Sebastián Piñera. Ảnh: Washington Post.


    Tại Chile, sau khi Hồ sơ Pandora liệt kê tên Tổng thống Sebastián Piñera trong danh sách của họ, văn phòng của ông đã đưa ra một tuyên bố phủ nhận việc ông tham gia bán Minera Dominga, một dự án khai thác mỏ từng bị chỉ trích vì những ảnh hưởng đến môi trường.

    “Các tình tiết nói trên liên quan đến việc bán Minera Dominga đã được văn phòng công tố và tòa án điều tra sâu vào năm 2017, và văn phòng công tố đã đề nghị chấm dứt vụ án vì không có dấu hiệu phạm tội, tuân thủ pháp luật và thiếu sự tham gia của Tổng thống Sebastián Piñera trong hoạt động nói trên”, theo tuyên bố bằng tiếng Tây Ban Nha.

    “Tổng thống đã không tham gia điều hành bất kỳ công ty nào trong hơn 12 năm, trước khi nhậm chức tổng thống”.

    "Phơi bày sự giàu có bất chính của giới tinh hoa"


    Tại Pakistan, Thủ tướng Imran Khan cam kết điều tra “tất cả các công dân của chúng tôi được đề cập trong Hồ sơ Pandora, và nếu có bất kỳ hành vi sai trái nào được xác định, chúng tôi sẽ thực hiện hành động thích hợp".

    Ông kêu gọi các thành viên trong chính phủ nước này có tên trong Hồ sơ Pandora từ chức. Ông Khan đăng trên Twitter, lặp lại các tuyên bố chống tham nhũng trong chiến dịch tranh cử của mình.


    Hình ảnh


    Thủ tướng Imran Khan đối mặt với những lời kêu gọi từ chức sau tiết lộ bom tấn của Hồ sơ Pandora. Ảnh: Guardian.


    Vị lãnh đạo chỉ trích “giới tinh hoa cầm quyền của thế giới đang phát triển”, những người mà ông cho rằng đang góp phần gây ra hàng nghìn cái chết liên quan đến nghèo đói.

    Thủ tướng Imran Khan cho biết chính phủ của ông hoan nghênh Hồ sơ Pandora vì đã "phơi bày sự giàu có bất chính của giới tinh hoa" và cho rằng bất bình đẳng kinh tế toàn cầu nên được coi là một cuộc khủng hoảng tương tự biến đổi khí hậu.

    Trong khi đó, ông Ahsan Iqbal - tổng thư ký của Liên đoàn Hồi giáo Pakistan trung hữu - đã kêu gọi Thủ tướng Imran Khan từ chức vào ngày 3/10 sau vụ việc Hồ sơ Pandora, đài truyền hình Dunya News đưa tin.

    Các tài liệu không cho thấy bản thân ông Khan sở hữu các công ty nước ngoài, nhưng tiết lộ chi tiết sở hữu nước ngoài của các cộng sự nổi tiếng của ông, bao gồm Bộ trưởng Tài chính Shaukat Fayaz Ahmed Tarin và con trai của cựu cố vấn tài chính của Khan, Waqar Masood Khan.

    Chúng cũng cho thấy các giao dịch ra nước ngoài của Arif Naqvi, một nhà tài trợ hàng đầu cho đảng của ông Khan.

    Tại Cộng hòa Czech, Thủ tướng Andrej Babis cũng có tên trong hồ sơ. Tuy nhiên, ông khẳng định rằng bản thân không làm gì “bất hợp pháp hoặc sai trái”.

    Thủ tướng Andrej Babis ngày 3/10 nói rằng những tiết lộ của Hồ sơ Pandora về ông là một phần của nỗ lực nhằm “tác động đến cuộc bầu cử ở Czech”.

    Các tài liệu được tiết lộ hôm 3/10 cho thấy vào năm 2009, ông đã mua một lâu đài trị giá 22 triệu USD gần Cannes, Pháp, sử dụng các công ty vỏ bọc che giấu danh tính của chủ sở hữu mới, theo Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ).
    Sửa lần cuối bởi 4 vào ngày music123 với 0 lần sửa trong tổng số.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 59074
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Hồ sơ Pandora:khối tài sản 100 triệu của vua Jordan

    by music123 » Thứ 2 Tháng 10 04, 2021 3:01 pm

    Tiết lộ về khối tài sản 100 triệu USD của quốc vương Jordan

    Vân Đinh Thứ hai, 4/10/2021


    Hồ sơ Pandora tiết lộ Vua Jordan Abdullah II đã tích lũy khối tài sản trị giá 100 triệu USD một cách bí mật trong thời kỳ nước này "thắt lưng buộc bụng".

    Vào tháng 10/2019, lực lượng an ninh Jordan đã bất ngờ ập đến nhà của luật sư Moayyad al-Majali, đồng thời tịch thu máy tính, điện thoại của ông. Họ buộc tội ông về việc vu khống người cai trị đất nước - Vua Abdullah II - chỉ vì một câu hỏi của ông: Nhà vua sở hữu bao nhiêu đất?

    Ở một đất nước được nhận hàng tỷ USD viện trợ tài chính, nơi tỷ lệ thất nghiệp tăng gần gấp đôi trong vòng 7 năm qua, đây là chủ đề quá đỗi nhạy cảm với công chúng Jordan, theo Guardian.

    Khối tài sản khổng lồ của nhà vua

    Dựa theo các tài liệu từ Hồ sơ Pandora, kho dữ liệu lớn nhất trong lịch sử từng bị rò rỉ, Guardian tiết lộ nhà vua của Jordan đã bí mật tích lũy một đế chế bất động sản xa xỉ trị giá hơn 100 triệu USD trên khắp thế giới trong hàng thập kỷ qua.

    Khối tài sản trải dài từ Malibu, bang California và bang Washington, Mỹ và đến London, Anh.

    Điều này đã lý giải tại sao Quốc vương Abdullah lại mong muốn giữ bí mật khi được hỏi về tài sản. Ông đã che đậy quyền sở hữu tài sản thông qua hàng loạt công ty nước ngoài tại Quần đảo Virgin thuộc Anh (BVI), theo Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ).

    Hình ảnh

    Vua Abdullah II được cho là đã che giấu khối tài sản trị giá 100 triệu USD trong hàng thập kỷ qua. Ảnh: Reuters.



    Khối tài sản trị giá hàng triệu USD này được tích lũy khi gói viện trợ kinh tế và quân sự mà Mỹ dành cho Jordan tăng gấp 4 lần và người dân nước này phải "thắt lưng buộc bụng".

    Việc sử dụng các công ty nước ngoài để mua bất động sản không phải là điều bất hợp pháp. Đôi khi, việc này được thực hiện nhằm bảo vệ quyền riêng tư hoặc bảo mật. Tuy nhiên, sự bí mật của hệ thống này cũng có thể mở ra cánh cửa cho hoạt động rửa tiền của nhiều người giàu.

    Theo Hồ sơ Pandora, tài sản đắt đỏ nhất của nhà vua là một cơ ngơi rộng lớn trên bờ biển Malibu của California. Bất động sản này được mô tả là một "biệt thự lớn giống như khách sạn nghỉ dưỡng" gồm 26 phòng, hướng ra bờ biển.

    Những tài liệu bị rò rỉ cũng phơi bày việc nhà vua Jordan đã bí mật mua lại 7 bất động sản sang trọng ở Anh như thế nào. Vương quốc Anh đã chi tới 100 triệu bảng (135 triệu USD) một năm để viện trợ song phương cho Jordan trong phần lớn thời gian được đề cập trong hồ sơ.

    Thập kỷ đầy khó khăn của người dân Jordan

    Nhà vua cho biết ông sở hữu khối tài sản dựa trên năng lực cá nhân. Mặc dù không có bằng chứng về hành vi phạm pháp, tài sản ròng và thu nhập của nhà vua vẫn được bảo vệ chặt chẽ.

    Các luật sư của nhà vua cho biết: “Nhà vua đã không lạm dụng công quỹ hoặc sử dụng bất kỳ khoản tiền nào từ khoản viện trợ dành cho mục đích công".

    Jordan được cho là đã chặn website của ICIJ - nơi chủ trì vụ thẩm định tài liệu rò rỉ - vài giờ trước khi Hồ sơ Pandora được công bố hôm 3/10.


    Hình ảnh

    Nhà vua Jordan sở hữu 7 bất động sản sang trọng tại Anh. Ảnh: Guardian.


    Theo số liệu năm 2020, khoảng 1/4 người dân Jordan thất nghiệp trong khi vương quốc này thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng trong ba thập kỷ qua để đổi lấy quyền tiếp cận các khoản vay của IMF.

    Các động thái này đã dẫn đến các đợt tăng thuế liên tiếp và cắt giảm trợ cấp lương thực, điện và nhiên liệu. Chính phủ cũng đang phát động một chiến dịch loại bỏ các hành vi gian lận thuế nhằm kiểm soát nợ công.

    Điều này trái ngược hoàn toàn với tác động của việc "thắt lưng buộc bụng" đối với nhà vua.

    “Theo luật của Jordan, nhà vua không phải nộp thuế”, các luật sư ông cho biết.

    Các cuộc biểu tình phản đối việc cắt giảm phúc lợi và đòi hỏi mức lương cao hơn trong khu vực công đã khiến ông Abdullah cách chức một số thủ tướng trong thập kỷ qua. Đây được coi là một cách để giải tỏa sự tức giận của công chúng.

    Các luật sư cho biết vua Jordan đã dành "một tỷ lệ đáng kể" trong tài sản cá nhân cho các hoạt động từ thiện, phù hợp với "tầm nhìn hướng tới một xã hội bình đẳng" của ông.

    Tuy nhiên, phần lớn các giao dịch mua bất động sản trên Hồ sơ Pandora diễn ra trong một thập kỷ qua đầy khó khăn khi nhà vua phải đối mặt với hai thách thức đối với việc cầm quyền của mình.

    Mỹ đã rót khoản viện trợ tài chính ngày càng tăng cho Jordan trong những thập kỷ qua. Con số viện trợ lên tới 22 tỷ USD vào năm 2018 và tiếp tục tăng thêm trong những năm sau đó.

    Tuy nhiên, theo Hồ sơ Pandora, nhà vua đã chi hàng triệu USD để làm tăng thêm danh mục tài sản của mình vào thời gian này.

    Bảng ngân sách mới nhất của Jordan cho thấy khoản tiền hàng năm trị giá khoảng 35 triệu USD trong công quỹ được chi cho việc bảo trì các cung điện hoàng gia, nhưng không liệt kê bất kỳ khoản lương nào cho nhà vua hoặc các thành viên hoàng gia khác.

    Các luật sư của ông Abdullah cho biết: “Tài sản cá nhân của nhà vua không phải từ công quỹ, mà là từ các nguồn cá nhân”.

    Các tài liệu trong Hồ sơ Pandora có chứa một bản ghi nhớ nội bộ vào tháng 2/2017 giữa các nhà quản lý tại công ty luật Panama Alcogal, trong đó nêu rõ rằng nhà vua Jordan là chủ sở hữu thực sự của 16 công ty nắm giữ tài sản khác nhau ở Mỹ, Anh và Jersey.

    Theo các hồ sơ bị rò rỉ, các nhân viên của Alcogal dường như đã cố gắng bảo vệ bí mật của nhà vua, Guardian cho biết.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 59074
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Hồ sơ Pandora:khối tài sản 100 triệu của vua Jordan

    by music123 » Thứ 2 Tháng 10 04, 2021 3:04 pm

    Hồ sơ Pandora hé lộ tài sản ở nước ngoài của lãnh đạo thế giới



    Hương Ly Chủ nhật, 3/10/2021


    Hàng triệu tài liệu rò rỉ, được tập hợp trong "Hồ sơ Pandora" vừa được công bố, hé lộ những giao dịch và tài sản ở nước ngoài của hơn 100 tỷ phú cùng nhiều lãnh đạo thế giới.




    Khoảng 35 lãnh đạo hiện tại và cựu lãnh đạo của các quốc gia trên thế giới, hơn 300 quan chức nhà nước và 100 tỷ phú thế giới bị liệt kê trong bộ hồ sơ thu được từ các công ty nước ngoài, được gọi là Hồ sơ Pandora, theo BBC.

    Trong cuộc điều tra chung, BBC Panorama, Guardian và các đối tác truyền thông khác đã tiếp cận được khoảng 12 triệu tài liệu từ 14 công ty dịch vụ tài chính ở các quốc gia, bao gồm Quần đảo Virgin thuộc Anh, Panama, Belize, Cyprus, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Singapore và Thụy Sĩ.

    Hé lộ loạt giao dịch giá trị và bất động sản ở nước ngoài

    Một nhân vật nổi bật được nhắc tên trong Hồ sơ Pandora là Vua Abdullah II của Jordan. Ông bí mật tích lũy được khối tài sản trị giá 100 triệu USD ở Mỹ (tại Malibu, bang California và Washington) và Anh (tại London).

    Vua Jordan không trả lời các câu hỏi của báo chí, nhưng khẳng định không có điều gì là không thích hợp khi ông sở hữu tài sản thông qua các công ty nước ngoài.

    Jordan được cho là đã chặn website của Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) - nơi chủ trì vụ thẩm định tài liệu rò rỉ - vài giờ trước khi Hồ sơ Pandora được công bố, theo Guardian.

    Tài liệu rò rỉ cũng cho thấy cách mà cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và vợ tiết kiệm được số tiền thuế khổng lồ khi mua một văn phòng ở London.

    Hồ sơ cũng cho thấy gia tộc Aliyev, gia tộc cầm quyền của Azerbaijan, đã giao dịch gần 400 triệu bảng Anh (khoảng hơn 540 triệu USD theo tỷ giá thời điểm vụ rò rỉ được công bố) để mua bất động sản ở Anh trong những năm gần đây.



    Hình ảnh

    Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và vợ Mehriban Aliyeva. Gia tộc của ông được cho là đã mua hàng loạt bất động sản ở Anh và Mỹ những năm gần đây. Ảnh: Guardian.


    Tổng thống Cộng hòa Cyprus Nicos Anastasiades cũng đang đối mặt với nghi vấn tại sao một công ty luật do ông thành lập bị cáo buộc che giấu tài sản cho một tỷ phú Nga.

    Công ty này phủ nhận mọi hành vi sai trái, trong khi tổng thống Cyprus tuyên bố ông không còn đóng vai trò đáng kể trong hoạt động của công ty kể từ năm 1997.

    Theo Guardian, Tổng thống Nga Vladimir Putin không xuất hiện cụ thể trong các tài liệu rò rỉ của Hồ sơ Pandora. Tuy nhiên, rất nhiều cộng sự thân tín của ông được liệt kê trong hồ sơ này, bao gồm cả người bạn thân quá cố Petr Kolbin. Hiện giới chức Nga chưa phản hồi yêu cầu bình luận về vụ việc.

    Hình ảnh


    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cũng có tên trong hồ sơ Pandora. Thông tin rò rỉ cho thấy trong chiến dịch

    tranh cử năm 2019, ông Zelenskiy đã chuyển 25% cổ phần của mình trong một công ty nước ngoài cho một người bạn thân.

    Người này đang làm cố vấn hàng đầu của ông. Tổng thống Zelenskiy từ chối bình luận về vụ việc, theo Guardian.

    Tiết lộ mới từ Hồ sơ Pandora cũng gây ảnh hưởng tới sự nghiệp của một số nhà lãnh đạo thuộc Liên minh châu Âu.

    Thủ tướng Cộng hòa Czech Andrej Babis, người tham gia tranh cử vào tuần này, đang phải đối mặt với loạt câu hỏi tại sao ông lại thông qua một công ty đầu tư nước ngoài để mua lại một lâu đài 22 triệu USD ở miền Nam nước Pháp. Hiện ông từ chối bình luận về vụ việc.


    Hình ảnh


    Thủ tướng Czech Andrej Babis đối mặt với chất vấn vì sao ông nhờ một công ty đầu tư nước ngoài để mua lại một lâu đài giá trị lớn ở miền Nam nước Pháp. Ảnh: Guardian.

    Vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất đến nay

    Hồ sơ Pandora, với 2,94 terabytes dữ liệu, là vụ rò rỉ lớn nhất trong những năm gần đây so với Hồ sơ Panama (2016) và Hồ sơ Paradise (2017).

    Việc xác thực tính chính xác của Hồ sơ Pandora là cuộc kiểm định lớn nhất do Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) tổ chức, với hơn 650 phóng viên tham gia.

    Gerard Ryle, chủ tịch của ICIJ, cho rằng Hồ sơ Pandora có thể sẽ có tác động lớn hơn những vụ rò rỉ trước đó, đặc biệt khi nó được công bố trong bối cảnh thế giới đang phải chiến đấu với đại dịch Covid-19, vốn đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng.

    "Đây là một phiên bản nâng cấp của Hồ sơ Panama. Nó bao trùm hơn, phong phú hơn và chi tiết hơn", ông Ryle nói, theo Guardian.

    Một số nhân vật được liệt kê trong hồ sơ này đang phải đối mặt với cáo buộc tham nhũng, rửa tiền và trốn thuế trên toàn cầu.

    Tuy nhiên, theo BBC, một trong những bí mật lớn nhất mà Hồ sơ Pandora tiết lộ là những người nổi tiếng và giàu có đã thành lập công ty một cách hợp pháp, từ đó bí mật mua bất động sản ở Anh và một số nước khác.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 59074
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Hồ sơ Pandora:khối tài sản 100 triệu của vua Jordan

    by music123 » Thứ 2 Tháng 10 04, 2021 3:07 pm

    Ai đã đặt tên cho Hồ sơ Pandora?

    Minh An Thứ hai, 4/10/2021

    Được đặt tên dựa vào chiếc hộp trong thần thoại Hy Lạp, Hồ sơ Pandora đã tiết lộ những bí mật tài chính của nhiều nhà lãnh đạo thế giới, tỷ phú và những người nổi tiếng.



    "Hồ sơ Pandora" là tên gọi chung của 11,9 triệu tập tài liệu rò rỉ từ 14 tổ chức ngân hàng và công ty dịch vụ tài chính, được những khách hàng giàu có, quyền lực thuê để tạo lập các tài sản và quỹ tín thác ở những thiên đường thuế như Panama, Dubai, Monaco, Thụy Sĩ hay quần đảo Cayman.

    Sau khi được Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) và hơn 150 hãng thông tấn, báo đài cùng công bố vào ngày 3/10, các thông tin từ Hồ sơ Pandora trở thành "quả bom tấn" khi tiết lộ các tài sản bí mật và thỏa thuận từ một số nhà lãnh đạo giàu có và quyền lực nhất thế giới.

    Trước đó, ICIJ đã chia sẻ "Hồ sơ Pandora" cho các cơ quan báo chí đối tác, các tài liệu này sau đó được phân tích bởi hơn 600 nhà báo.

    Hồ sơ Pandora có thể xem là chương mới nhất, và quy mô nhất trong một loạt vụ rò rỉ hàng loạt tài liệu tài chính được ICIJ thu được, từ Hồ sơ Panama (2016) - vụ việc đã khiến thủ tướng Iceland lúc bấy giờ là ông Sigmundur Davíð Gunnlaugsson từ chức - cho đến Hồ sơ Paradise (2017).

    Theo ICIJ, cái tên “Pandora" được chọn một phần vì nó bắt đầu bằng chữ P, thể hiện mối liên kết vì được xây dựng dựa trên di sản của hồ sơ Panama và Paradise. Trên tất cả, nó gắn liền với câu chuyện thần thoại cổ xưa về Chiếc hộp Pandora đầy rắc rối.


    Hình ảnh

    "Hồ sơ Pandora" đã tiết lộ những bí mật tài chính của nhiều nhà lãnh đạo thế giới, tỷ phú và những người nổi tiếng tại các "thiên đường thuế". Ảnh: ICIJ.

    Chiếc hộp Pandora

    Trong thần thoại Hy Lạp, Pandora là một cô gái tò mò, người đã mở chiếc hộp quà tặng của thần Zeus. Hậu quả là tất cả cái ác trong hộp được giải phóng và xuất hiện lan tràn khắp thế giới. Về sau, cụm từ “Pandora” mang ý nghĩa chỉ những sự thật sẽ gây cho người biết đau khổ, hay nói cách khác đó là “mang tính sát thương cao”.

    Theo ICIJ, cái tên Pandora có ý nhắc về huyền thoại này. Nó được mệnh danh là "Hồ sơ Pandora" vì những phát hiện đã làm sáng tỏ các giao dịch bị che giấu trước đây của giới thượng lưu, cũng như cách họ sử dụng các tài khoản nước ngoài để che giấu tài sản trị giá hàng nghìn tỷ USD.

    "Hồ sơ Pandora" đã phơi bày những hoạt động ngoại biên của 35 nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm cả tổng thống, thủ tướng và nguyên thủ quốc gia đương nhiệm và cựu lãnh đạo, theo Guardian.

    Hồ sơ cũng làm sáng tỏ nguồn tài chính bí mật của hơn 300 quan chức nhà nước khác như các bộ trưởng, thẩm phán, thị trưởng và tướng lĩnh quân đội ở hơn 90 quốc gia.

    Hơn 100 tỷ phú cũng có mặt trong dữ liệu bị rò rỉ, cùng một số nhân vật nổi tiếng thế giới như ngôi sao nhạc pop Shakira và cựu siêu sao bóng cricket Sachin Tendulkar của Ấn Độ.

    Vén màn bí mật Pandora

    Dữ liệu của Pandora tiết lộ hoạt động bên trong thế giới tài chính “bóng tối”, mang tới cơ hội hiếm hoi nhìn rõ các hoạt động bí mật của nền kinh tế ngoại biên toàn cầu, giúp nhiều người giàu nhất thế giới che giấu tài sản và trong một số trường hợp phải trả ít hoặc không phải đóng thuế, Guardian nhấn mạnh.

    "Hồ sơ Pandora" bao gồm email riêng tư, bản ghi nhớ, hồ sơ doanh nghiệp, hợp đồng bí mật và các tài liệu khác giúp “mở khóa” xác định chủ sở hữu thực sự đằng sau các tài sản bị che giấu.

    Hồ sơ đã tiết lộ chủ sở hữu thực sự của hơn 29.000 công ty. Con số này cao hơn gấp đôi so với số lượng chủ sở hữu được tìm thấy cách đây 5 năm trong cuộc điều tra Hồ sơ Panama.

    Bên cạnh đó, khác với hồ sơ Panama và Paradise chủ yếu chỉ đề cập đến các công ty ngoại biên (Offshore business entities), cuộc điều tra "Hồ sơ Pandora" đã cho thấy cách các công ty này hoạt động sau khi nhiều nước gây áp lực trước lo ngại gia tăng về rửa tiền, tài trợ khủng bố và trốn thuế.

    ICIJ nhấn mạnh ở hầu hết quốc gia, việc có tài sản ở nước ngoài hoặc sở hữu các công ty ngoại biên để kinh doanh xuyên biên giới không phải bất hợp pháp.

    Tuy nhiên, tính chất bí mật các công ty này có thể bị sử dụng cho mục đích bất hợp pháp, bao gồm che đậy các dòng tiền bất hợp pháp, tạo điều kiện hối lộ, rửa tiền, trốn thuế, tài trợ khủng bố, buôn người và các hành vi vi phạm nhân quyền khác, các chuyên gia cho biết.

    Theo Guardian, trong dữ liệu được thu thập, nhiều đối tượng đã sử dụng các công ty vỏ bọc để sở hữu các mặt hàng xa xỉ như tài sản và du thuyền, cũng như các tài khoản ngân hàng ẩn danh. Thậm chí còn có cả việc sở hữu các tác phẩm nghệ thuật như cổ vật bị đánh cắp từ Campuchia đến bức tranh của Picasso và tranh tường của Banksy.
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot], music123 và 308 khách