Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Nhan sắc thời son rỗi củaThanhThúy
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49309
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Nhan sắc thời son rỗi củaThanhThúy

    by music123 » Thứ 6 Tháng 12 03, 2021 9:51 am

    Nhan sắc thời son rỗi của danh ca Thanh Thúy

    12/3/21

    Danh ca Thanh Thúy thời đỉnh cao được hâm mộ với nét khả ái, mình hạc xương mai, mệnh danh là "tiếng hát sương khói".

    Hình ảnh


    Thanh Thúy trên poster ca nhạc những năm cuối thập niên 1950 khi mới vào nghề. Thuở đôi mươi, danh ca được chú ý với nét đẹp kiều diễm cùng giọng hát liêu trai, âm sắc khàn ấm. Tấm hình Thanh Thúy choàng khăn, đôi mắt nhiều u hoài trở thành một trong những khoảnh khắc tiêu biểu suốt sự nghiệp của danh ca, từng được họa sĩ Lê Sa Long vẽ lại trong bộ sưu tập "Trịnh Công Sơn và những người tình âm nhạc" tháng 4/2020.

    Ngày 2/12, nhiều người hâm mộ trên các diễn đàn nhạc xưa mừng Thanh Thúy đón tuổi 78. Đăng ca khúc "Mưa nửa đêm" (Trúc Phương sáng tác) lên Facebook, khán giả Văn Vũ nói: "Mấy chục năm rồi vẫn mở băng nghe Thanh Thúy hát mỗi tối".

    Hình ảnh



    Đôi mắt chất chứa nỗi niềm của Thanh Thúy từng gợi cảm hứng sáng tác cho nhiều nhạc sĩ, trong đó có Trịnh Công Sơn. Sinh thời, Trịnh Công Sơn từng cho biết ông gặp Thanh Thúy năm 1958, khi cùng bạn đến phòng trà Mỹ Cảnh ở Sài Gòn để uống rượu, nghe nhạc. Tình cờ, ông được nghe tiếng hát của một ca sĩ người Huế - Thanh Thúy. Giọng ca trầm buồn của bà gây cho ông ấn tượng đặc biệt. Nhạc sĩ viết một mảnh giấy nhỏ đề nghị Thanh Thúy hát bài "Giọt mưa thu" của Đặng Thế Phong. Bà nhỏ nhẹ cám ơn rồi cất tiếng hát. Vài tháng trước đó, cha bà qua đời, mẹ đang bị lao phổi nặng. Mang nỗi niềm riêng, bà không kiềm chế nổi cảm xúc, vừa hát vừa khóc.

    Sau đó, Trịnh Công Sơn nhớ lại những giọt nước mắt của Thanh Thúy, sáng tác ca khúc "Ướt mi". Ông viết trong một lần giới thiệu ca khúc: "Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng manh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ".



    Thanh Thúy hát "Ướt mi" (Trịnh Công Sơn) trước năm 19075. Audio: Youtube Ái Giao

    Hình ảnh

    Vóc dáng mình hạc xương mai của danh ca


    Vóc dáng "mình hạc xương mai", tóc dài xõa trên vai gầy của Thanh Thúy từng nhiều lần đi vào thơ ca Trịnh Công Sơn. Một lần, nhớ bóng dáng Thanh Thúy mặc áo dài, sau đêm nhạc hối hả về nhà với mẹ, ông viết tặng bà ca khúc tên "Thương một người": "Thương nụ cười và mái tóc buông lơi/ Mùa thu úa trên môi/ Từng đêm qua ngõ tối...".

    Hình ảnh


    Bà từng được tặng danh hiệu "Hoa hậu nghệ sĩ" tại phòng trà Anh Vũ - điểm ca hát nổi tiếng ở Sài Gòn năm 1961. Nhà thơ Hoàng Trúc Ly từng ca ngợi nét đẹp của Thanh Thúy qua bài thơ "Sầu ca sĩ": "Từ em tiếng hát lên trời/ Tay xoa vòng tóc tay vời âm thanh/ Sợi buồn chẻ xuống hồn anh/ Lắng nghe da thịt tan tành sau xưa".

    Hình ảnh


    Thanh Thúy trên bìa băng nhạc "Dưới giàn hoa cũ" của nhạc sĩ Tuấn Khanh. Là một trong những giọng ca nổi tiếng đầu thập niên 1960, bà được nhiều đạo diễn, nhạc sĩ gọi với các biệt danh, như "Tiếng hát liêu trai", "Tiếng hát khói sương", "Tiếng hát lúc 0 giờ"...

    Hình ảnh

    Bà từng là người trong mộng của nhiều tao nhân mặc khách đương thời.

    Bà từng là người trong mộng của nhiều tao nhân mặc khách đương thời. Năm 1961, nhạc sĩ Y Vân sáng tác ca khúc "Thúy đã đi rồi", dựa trên mối tình đơn phương của bạn thân ông - một đạo diễn kiêm kịch sĩ - dành cho Thanh Thúy. Nhạc phẩm được sử dụng trong cuốn phim cùng tên, do ca sĩ - diễn viên Hùng Cường thu âm. Nhà thơ Nguyên Sa từng nói: "Thanh Thúy là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, trong đó có những nhà văn, nhà thơ...".

    Hình ảnh


    Phong cách nữ tính, dịu dàng là hình ảnh Thanh Thúy theo đuổi suốt giai đoạn vàng son của sự nghiệp. Thập niên 1960, tiếng hát Thanh Thúy phủ sóng trên các phương tiện, từ phát thanh đến truyền hình, hát trong nhiều đại nhạc hội, hợp tác với hầu hết hãng băng đĩa, vũ trường lớn nhất Sài Gòn. Cùng Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu... bà trở thành một trong những giọng ca nữ có ảnh hưởng bậc nhất tân nhạc trước năm 1975.

    Năm 1970, trở lại sau vài năm vắng bóng vì lập gia đình, Thanh Thúy vẫn đoạt giải Kim Khánh - giải thưởng tôn vinh lĩnh vực điện ảnh lẫn tân nhạc - dành cho nữ ca sĩ ăn khách nhất với nhạc phẩm Tình Đời (Lê Minh Bằng sáng tác).

    Hình ảnh

    Thanh Thúy trên bìa đĩa nhạc "Nỗi lòng Thanh Trúc" của Trần Thiện Thanh. Năm 1970, trở lại sau vài năm vắng bóng vì lập gia đình, Thanh Thúy vẫn đoạt giải Kim Khánh - giải thưởng tôn vinh lĩnh vực điện ảnh lẫn tân nhạc - dành cho nữ ca sĩ ăn khách nhất với nhạc phẩm "Tình Đời" (Lê Minh Bằng sáng tác).

    Hình ảnh

    Sau này, khi sang Mỹ định cư cùng gia đình, bà vẫn duy trì niềm đam mê ca hát, cộng tác với nhiều trung tâm âm nhạc hải ngoại. Năm 2021, phim điện ảnh "Em và Trịnh" (đạo diễn Phan Gia Nhật Linh) - dự án kỷ niệm 20 năm ngày giỗ Trịnh Công Sơn - tái hiện giai thoại của Thanh Thúy và cố nhạc sĩ như một trong những câu chuyện chính của phim. Phim đã quay xong nhưng hoãn do dịch, dự kiến khởi chiếu đầu năm 2022.


    Tam Kỳ (ảnh: Nhạc xưa, Thanh Thúy Fanpage)
    Hình ảnh
Đăng trả lời 1 bài viết Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Google [Bot] và 134 khách