Vụ ct Việt Á:bắt giam bộ trưởng y tế
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49818
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Vụ Việt Á ‘đầu voi đuôi chuột,’ chỉ bắt từ cấp vụ trở xuống

    by music123 » Thứ 7 Tháng 1 15, 2022 10:00 am

    Vụ Việt Á ‘đầu voi đuôi chuột,’ chỉ bắt từ cấp vụ trở xuống

    1/15/22

    SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hôm 15 Tháng Giêng, có thêm hai người bị khởi tố trong vụ ‘thổi giá” bộ kít xét nghiệm COVID-19 của công ty Việt Á, đó là ông Phạm Vũ Phong, giám đốc công ty Nam Phong, bị bắt. Trong khi đó bà Trương Thị Bảo Trân, nhân viên bệnh viện Thủ Đức, được tại ngoại do đang nuôi con nhỏ dưới 3 tuổi.

    Ông Phong và bà Trân bị khởi tố với cáo buộc “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “đưa hối lộ,” “nhận hối lộ.”

    Hình ảnh

    Ông Phạm Vũ Phong, giám đốc công ty Nam Phong, bị bắt trong lúc bà Trương Thị Bảo Trân, nhân viên bệnh viện Thủ Đức, được tại ngoại do đang nuôi con nhỏ dưới 3 tuổi. (Hình: Tường Vân/VNExpress)

    Báo Zing dẫn hồ sơ của Công An thành phố Sài Gòn cho hay từ Tháng Hai đến Tháng Chín, 2021, bệnh viện thành phố Thủ Đức đã mua bộ kít xét nghiệm COVID-19 của công ty Việt Á thông qua công ty Nam Phong, với tổng đơn hàng gần 39 tỷ đồng ($1.7 triệu). Hình thức mua theo các gói thầu chào hàng cạnh tranh và mua sắm chỉ định thầu rút gọn.

    Trong vụ này, Công An thành phố Sài Gòn cáo buộc bệnh viện Thủ Đức mua bộ kít xét nghiệm thông qua công ty Nam Phong là theo chỉ định của công ty Việt Á, nhằm nâng giá trước khi bán vào bệnh viện này. Qua đó, công ty Nam Phong được chiết khấu từ 30% đến 40%, tương đương gần 11 tỷ đồng ($484,261).

    Báo Zing cho biết thêm, vụ án đang được Công An thành phố Sài Gòn mở rộng điều tra.

    Tuy vậy, đã một tháng trôi qua kể từ thời điểm ông Phan Quốc Việt, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm tổng giám đốc công ty Việt Á, bị bắt, đến nay Bộ Công An mới chỉ “đụng” đến được giới chức cấp cao nhất là ông Nguyễn Minh Tuấn, cựu vụ trưởng Vụ Trang Thiết Bị và Công Trình Y Tế, và ông Nguyễn Nam Liên, vụ trưởng Vụ Kế Hoạch Tài Chính, đều thuộc Bộ Y Tế.

    Hình ảnh

    Hàng loạt giới chức CDC được ghi nhận liên quan vụ ‘thổi giá” bộ kít xét nghiệm COVID-19 của công ty Việt Á. (Hình: Zing)


    Trên mạng xã hội dấy lên ý kiến nghi ngờ chuyện Bộ Công An đưa cáo buộc công ty Việt Á trong vụ này đã chi “lại quả” 800 tỷ đồng ($35.2 triệu), nhưng các giới chức đứng đầu Bộ Y Tế và Bộ Khoa Học và Công Nghệ lại có thể “vô can.”

    Thậm chí, công luận còn suy đoán rằng Bộ Chính Trị CSVN đã thỏa thuận rằng chỉ bắt từ cấp vụ trưởng trở xuống, dù trước đó, Tướng Tô Ân Xô, phát ngôn viên Bộ Công An mạnh miệng nói rằng “không có vùng cấm, không chịu sự can thiệp trái pháp luật,” (N.H.K)
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49818
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Công ty Việt Á nhập 3 triệu que test nhanh từ Trung Quốc

    by music123 » Thứ 5 Tháng 1 20, 2022 5:36 pm

    Công ty Việt Á nhập 3 triệu que test nhanh từ Trung Quốc

    1/20/22

    Công ty Việt Á có nhập que test nhanh thành phẩm từ Trung Quốc, với giá khoảng 21,56 ngàn đồng/test.

    Ngày 20/1, Tổng cục Hải quan đã thông tin về số liệu nhập khẩu của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á).

    Theo Tổng cục Hải quan, ông Phan Quốc Việt là Tổng giám đốc Công ty Việt Á, ngoài ra ông Việt còn là giám đốc của một số công ty khác.

    Trong đó, chỉ có Công ty Việt Á hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, kinh doanh mặt hàng máy móc, thiết bị dụng cụ y tế, nhập khẩu chất thử thí nghiệm dùng trong thủy sản, mồi phản ứng PCR, phụ kiện dùng trong phòng thí nghiệm...

    Ngày 20/1, Tổng cục Hải quan đã thông tin về số liệu nhập khẩu của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á).

    Theo Tổng cục Hải quan, ông Phan Quốc Việt là Tổng giám đốc Công ty Việt Á, ngoài ra ông Việt còn là giám đốc của một số công ty khác.

    Trong đó, chỉ có Công ty Việt Á hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, kinh doanh mặt hàng máy móc, thiết bị dụng cụ y tế, nhập khẩu chất thử thí nghiệm dùng trong thủy sản, mồi phản ứng PCR, phụ kiện dùng trong phòng thí nghiệm...

    Hình ảnh

    Sản phẩm kit xét nghiệm của Công ty Việt Á

    Tổng cục Hải quan cho biết từ tháng 9 đến tháng 12/2021, Công ty Việt Á đã nhập khẩu mặt hàng thành phẩm là que thử test nhanh xét nghiệm định tính kháng nguyên vi-rút SARS-CoV-2 từ Trung Quốc với số lượng là 3 triệu test, giá khai báo 0,955 USD/test (khoảng 21,56 ngàn đồng/test), với tổng trị giá là 64,68 tỉ đồng.

    Bên cạnh đó, từ năm 2017 đến 2021, Công ty Việt Á đã nhập khẩu nguyên liệu hóa chất, chất thử, phụ kiện, dụng cụ, máy móc dùng trong phòng thí nghiệm, nguyên liệu sản xuất sinh phẩm chuẩn đoán xét nghiệm.

    Các sản phẩm công ty này nhập khẩu từ nhiều thị trường như: Trung Quốc, Mỹ, Anh, Canada, Mexico, Đài Loan (Trung Quốc), Đan Mạch...


    Năm 2020 và 2021, kim ngạch nhập khẩu của Công ty Việt Á tăng mạnh, đây cũng là thời điểm doanh nghiệp này bắt đầu sản xuất kit xét nghiệm SARS-CoV-2.

    Công ty Việt Á có tổng kim ngạch nhập khẩu của trong 5 năm 2017-2021 là 286 tỉ đồng. Trong đó, que test nhanh thành phẩm, hóa chất, chất thử, chất chuẩn dùng trong phòng thí nghiệm là 162 tỉ đồng (gồm 64,68 tỉ đồng que thử thành phẩm, 74 tỉ đồng hóa chất, chất thử, chất chuẩn dùng trong phòng thí nghiệm và 23 tỉ đồng dụng cụ dùng trong phòng thí nghiệm) và 123 tỉ đồng máy móc, thiết bị các loại phục vụ việc xét nghiệm, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

    Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang phối hợp với các Cơ quan chức năng để xác minh, điều tra 7 công ty có liên quan đến Công ty Cổ Phần Công Nghệ Việt Á bao gồm: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Kỹ thuật – Technimex, Công ty cổ phần vật tư khoa học Biomedic, Công ty cổ phần kỹ thuật và sinh học ứng dụng Việt Nam, Công ty TNHH thiết bị khoa học Lan Oanh, Công ty TNHH thương mại Việt Hoàng Long, Công ty TNHH thiết bị khoa học sinh hóa Vina, Công ty cổ phần công nghệ TBR.

    Liên quan đến vụ "thổi giá" kit xét nghiệm Công ty Việt Á, ngoài các lãnh đạo Công ty Việt Á bị khởi tố, bắt giam, cơ quan điều tra cũng đã khởi tố một số người liên quan, trong đó có lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) các địa phương như Hải Dương, Nghệ An, Bình Dương...

    NLD
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49818
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Vụ ct Việt Á:bắt Gđ CDC Bắc Giang

    by music123 » Thứ 6 Tháng 1 21, 2022 5:04 am

    Giám đốc CDC Bắc Giang bị bắt giam vì liên quan Công ty Việt Á


    Hoàng Lam Thứ sáu, 21/1/2022

    Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố ông Lâm Văn Tuấn và 2 bị can khác liên quan bê bối kit xét nghiệm tại Việt Á và các đơn vị.



    Chiều 21/1, Bộ Công an cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) đã khởi tố Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bắc Giang Lâm Văn Tuấn về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

    Hình ảnh

    Các bị can từ trái sang phải: Lâm Văn Tuấn, Phan Huy Văn, Phan Thị Khánh Vân. Ảnh: Bộ Công an.

    Cùng tội này, C03 khởi tố Phan Huy Văn (Giám đốc Công ty Phan Anh) và chị gái của Văn là Phan Thị Khánh Vân (kinh doanh tự do). 3 bị can đều bị bắt giam để điều tra. VKS đã phê chuẩn các quyết định trên.

    Đây là hoạt động điều tra chuyên án về đường dây vi phạm pháp luật trong việc sản xuất, kinh doanh kit xét nghiệm SARS-CoV-2 xảy ra tại Công ty cổ phần công nghệ Việt Á và các đơn vị, địa phương liên quan.

    Hình ảnh

    Sản phẩm kit xét nghiệm của Công ty Việt Á. Ảnh: H.T.


    Kết quả điều tra cho thấy ông Lâm Văn Tuấn đã câu kết với Phan Quốc Việt (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Việt Á) và Phan Huy Văn và một số người khác vi phạm về đấu thầu trong quá trình tổ chức mua kit xét nghiệm của Việt Á. Tổng giá trị hợp đồng liên quan vụ án là hơn 148 tỷ đồng.

    Ngoài ra, Phan Huy Văn và Phan Thị Khánh Vân còn thỏa thuận, nhận trên 44 tỷ đồng tiền % ngoài hợp đồng do Việt Á chuyển. Trong đó, bị can Vân đã chuyển một phần tiền cho Lâm Văn Tuấn.

    Trong đại án xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị liên quan, C03 đã khởi tố 19 bị can về các tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

    Ngoài Phan Quốc Việt là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Việt Á, trong số bị can còn có Nguyễn Minh Tuấn từng giữ chức Vụ trưởng Trang thiết bị & Công trình y tế, Bộ Y tế; Nguyễn Nam Liên là Vụ trưởng Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế; Trịnh Thanh Hùng là Vụ phó Vụ trưởng Khoa học & Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ Khoa học & Công nghệ...

    Theo lời khai ban đầu của Phan Quốc Việt, ông ta đã cấu kết với nhiều bị can khác để nâng khống giá kit xét nghiệm lên khoảng 45%, qua đó thu về hơn 500 tỷ đồng. Doanh nghiệp này còn chi hoa hồng gần 800 tỷ đồng cho các đối tác để được cung ứng kit.

    Tại CDC Hải Dương, cơ quan điều tra làm rõ Việt ký 5 hợp đồng cung ứng kit xét nghiệm với tổng trị giá 151 tỷ đồng. Sau đó, Phan Quốc Việt và cấp dưới đưa hối lộ cho ông Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC Hải Dương) 27 tỷ đồng.

    Đối với CDC Nghệ An, đơn vị này nhận kit xét nghiệm của Công ty Việt Á thông qua 4 gói thầu với giá trị 28 tỷ đồng để cung cấp vật tư, sinh phẩm (2 gói chỉ định giá trị 18,5 tỷ đồng, 2 gói còn lại đấu thầu rộng rãi). Hiện, Giám đốc CDC Nghệ An Nguyễn Văn Định đã bị khởi tố.
    Hình ảnh
  • music123
    Moderator
    Bài viết: 49818
    Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 10 15, 2020 7:45 am

    Re: Vụ ct Việt Á:bắt giam bộ trưởng y tế

    by music123 » Thứ 3 Tháng 6 07, 2022 11:27 am

    VN cách chức, bắt giam bộ trưởng y tế, gây chú ý với nước ngoài về chống tham nhũng

    6/7/22 VOA

    Hình ảnh

    Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh VGP


    Bộ Công an Việt Nam hôm 7/6 ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Long, bộ trưởng Bộ Y tế vừa bị cách chức trước đó vài giờ, để điều tra những sai phạm liên quan đến vụ Công ty Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19. Những động thái mới nhất khiến các hãng truyền thông quốc tế đồng loạt nhắc đến chiến dịch đốt lò của người đứng đầu Đảng Cộng sản.

    Công an trong cùng ngày cũng bắt ông Chu Ngọc Anh, cựu chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, và ông Phạm Công Tạc, cựu thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

    Tính đến thời điểm này, ông Nguyễn Thanh Long là quan chức cao nhất của Bộ Y tế bị khởi tố trong vụ án gây phẫn nộ công luận khi các cán bộ Y tế hợp tác với công ty Việt Á “thổi giá” test kit COVID -19 của công ty này lên và ăn chia hoa hồng đến hàng trăm tỷ đồng giữa lúc đại dịch bùng phát khiến hàng triệu người dân khốn khổ và hàng chục ngàn người thiệt mạng.

    Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, cùng với ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, nguyên bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, là những quan chức mới nhất bị kỷ luật trong các đại án của cuộc chiến chống tham nhũng do Tổng bị thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng.

    Hai quan chức này đã bị Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản xem xét, thi hành kỷ luật vào ngày 4/6. Đến ngày 6/6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định khai trừ ra khỏi Đảng ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long.

    Cả hai bị cáo buộc liên quan đến những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và công nghệ nhiệm kỳ 2016 – 2021 và Ban cán sự đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016 - 2021 gây “hậu quả nghiêm trọng”.

    “Các đồng chí: Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long, Phạm Công Tạc đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19; gây bức xúc trong xã hội; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế”, thông cáo của Bộ Chính trị hôm 4/6 nói.

    Sáng 7/6, Quốc hội Việt Nam thông qua việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV và phê chuẩn đề nghị cách chức bộ trưởng Bộ Y tế đối với ông Nguyễn Thanh Long.

    Khoảng 9 tiếng sau, ông Nguyễn Thanh Long bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tống đạt quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, theo Điều 356 Bộ luật Hình sự, sau hàng giờ khám xét nhà riêng của ông này.

    Vào tháng 12/2021, vụ án nâng khống giá tại Việt Á được điều tra khiến cho các Sở Y tế, CDC và bệnh viện của 16 tỉnh, thành bị cáo buộc có liên quan sai phạm trong vụ Việt Á chi “hoa hồng” lót tay cho các đơn vị, cá nhân gần 800 tỷ đồng.

    Vụ kỷ luật ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long là động thái mới nhất trong chiến dịch “đốt lò” của tổng bí thư Việt Nam được các hãng thông tấn lớn đồng loạt đưa tin vào ngày 7/6.

    Tờ Bloomberg “điểm danh” hàng loạt các quan chức bị kỷ luật gần đây trong mọi lĩnh vực, từ chứng khoán cho đến y tế, cảnh sát biển… như Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng, các cựu quan chức cấp cao của lực lượng Cảnh sát biển, Giám đốc điều hành - cựu Chủ tịch Bamboo Airways và công ty mẹ FLC - Trịnh Văn Quyết, nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt - Đỗ Đức Nam, và nguyên Chủ tịch Công ty Cổ phần Louis Holdings - Đỗ Thành Nhân.

    Tờ báo dẫn lời ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, Úc, nhận định rằng chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bị thư Nguyễn Phú Trọng đang trên đà “tiến rất nhanh”. Việc thúc đẩy chiến dịch một cách “có hệ thống” của ông Trọng bao gồm xem xét tất cả các chỉ thị của đảng và “danh sách tất cả những điều đảng viên không được làm”, giáo sư Thayer nói. Theo ông, tham nhũng chính là “điều làm suy yếu tính hợp pháp và đe dọa đến (sự sinh tồn) của đảng”.

    Mặc dù tình trạng tham nhũng tại Việt Nam đã được đánh giá cải thiện hơn 30 bậc trong thập niên qua trên chỉ số nhận thức về tham nhũng toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn bị xếp ở vị trí thứ 87 trong tổng số 180 quốc gia được xếp hạng vào năm ngoái.

    Theo Bloomberg, lò chống tham nhũng có vẻ như được thổi bùng lên lại khi Việt Nam đang tìm cách củng cố sức hấp dẫn của mình như một điểm đến cho đầu tư nước ngoài giữa bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng.

    Trong khi đó, tờ Diplomat so sánh chiến dịch chống tham nhũng như là “đứa con tinh thần” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đã lên nắm quyền vào đầu năm 2011, ngay thời điểm mà các vụ bê bối tham nhũng ngày càng gây tổn hại cho công chúng, gây tiêu tốn hàng tỉ đô la và bắt đầu làm suy yếu tính chính danh vốn rất khó giành được của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Tuy nhiên, theo tờ báo, bất chấp những nỗ lực của chiến dịch, thì tham nhũng giống một loại cỏ dại đã bám rễ trong nhà nước do đảng cộng sản nắm quyền. Mặt khác, hệ thống kinh tế kết hợp theo kiểu thị trường nhưng lại bị chi phối bởi quy tắc “theo chỉ thị của Đảng” dường như tạo ra một môi trường với nhiều cơ hội cho tệ nạn mua chuộc và tham ô
    Hình ảnh

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 80 khách