Bạn đang xem trang 1 / 7 trang

Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời

Đã gửi: Thứ 5 Tháng 12 23, 2021 6:34 am
by music123
Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời

12/23/21

TP HCMNghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ, 67 tuổi, qua đời lúc 13h50 chiều 23/12 tại nhà riêng sau thời gian bệnh ung thư.

Nghệ sĩ Thanh Điền - chồng Thanh Kim Huệ - nghẹn ngào: "Khi tôi đang đi quay phim thì người nhà báo tin. Cô ấy chờ tôi về đến nhà, gặp mặt lần cuối mới nhắm mắt. Tôi đau lắm khi mất đi người vợ gắn bó, người đồng nghiệp tài hoa của làng cải lương".

Lễ tang nghệ sĩ diễn ra tại nhà riêng ở quận 10. Lễ tiếng từ ngày 24 đến 25/12. Lễ động quan lúc 7h ngày 26/12. Linh cữu được an táng tại nghĩa trang Hoa Viên, Bình Dương.

Thanh Điền cho biết ông chuẩn bị tâm lý cho sự mất mát vì vợ bị ung thư, sức khỏe bà suy yếu nhiều năm qua. Ông viết tiễn biệt vợ:

"Hành trình này không kết thúc ở đây đâu em. Dẫu biết đó là một con đường chúng ta phải đi. Anh xin lỗi vì đã không giữ được em, Huệ ơi! Sao em nỡ bỏ anh. Anh đau lòng lắm khi thấy đôi mắt em nhìn hòa lệ vào anh rồi lịm tắt. Anh thương em mười phần, cũng không ngăn nổi dù chỉ một lần em đi. Em gặp ba má và con ở thế giới bên kia an nhiên và bình thản đi vào một cõi khác nhé. Anh viết cho em đôi dòng sau cuối vào cuộc sống hữu hạn này của chúng mình và tình yêu của anh đối với em là bất tử. Sự ra đi bất biến này chỉ là một chân trời và một đường chân trời không gì cứu vãn được giới hạn tầm nhìn của chúng ta. Em ơi".


Hồi đầu năm, ông đưa vợ đi khám thì phát hiện bà bị ung thư đại tràng di căn sang gan, phổi. Tháng 4, nghệ sĩ Thanh Kim Huệ nhập viện mổ. Sau đó, bà về nhà điều trị theo phác đồ của bác sĩ.



Không chỉ nổi tiếng trong nghề, vợ chồng Thanh Điền - Thanh Kim Huệ được khán giả biết đến với mối tình son sắt qua 50 năm. Lần đầu gặp nghệ sĩ cải lương Thanh Điền, Thanh Kim Huệ chê ông xấu trai, không nghĩ ông trở thành "tình đầu cũng là tình cuối" của bà. Ông bà kết hôn vào dịp Tết năm 1975 và có với nhau hai người con là Nguyễn Đăng Quang (con trai, sinh năm 1977) và Nguyễn Đức Hồng Loan (con gái, sinh năm 1986, đã mất vì bệnh).

* 50 năm son sắt của Thanh Điền, Thanh Kim Huệ

Hình ảnh

Vợ chồng nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ, Thanh Điền. Ảnh: THVL.

Đồng nghiệp bàng hoàng khi hay tin. Nghệ sĩ Minh Vương - bạn diễn ăn ý với bà - ngậm ngùi, nói ông biết tình trạng của Thanh Kim Huệ mấy tháng qua. Ông tư vấn cho đồng nghiệp một số nơi chữa bệnh, cầu nguyện cho bà sớm phục hồi. Với ông, Thanh Kim Huệ là một trong số ít những cô đào có chất giọng kim, sáng, vang hiếm có. Minh Vương cho biết: "Thanh Kim Huệ không tham gia nhiều vở diễn, nhưng các nhân vật của cô ấy đều để lại ấn tượng đậm nét, trở thành chuẩn mực cho các diễn viên trẻ".

Nghệ sĩ Bạch Tuyết hay tin bạn mắc bạo bệnh đã lâu, song sự ra đi của Thanh Kim Huệ vẫn khiến bà nhói lòng. Nhiều tháng trước, Bạch Tuyết đến thăm lúc nghệ sĩ trở nặng. Thấy đồng nghiệp đau đớn trên giường bệnh, bà không cầm được nước mắt. Bạch Tuyết cho biết: "Vậy mà em ấy không than một lời. Có lần, em nói với tôi: Nếu được, em chỉ muốn mình ra đi sớm để chấm dứt nỗi đau cho bản thân và gia đình".

Hình ảnh


Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ (1954-2021) là một trong những nghệ sĩ cải lương tài danh của làng sân khấu miền Nam, hội đủ thanh và sắc, in đậm dấu ấn với khán giả mộ điệu sân khấu cải lương một thời.

Kim Tử Long đau lòng vì không biết nghệ sĩ bị bệnh ung thư. Tử Long nói: "Mất mát này quá lớn với sân khấu cải lương. Tôi tiếc vì chị ấy không chờ kịp đến ngày được trao danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Chị đang ấp ủ dự án dựng lại những vở kinh điển của chính mình, nhưng giờ mọi việc dang dở". Kim Tử Long thích nhất Thanh Kim Huệ đóng vai Hà Trang của Em ơi đừng khóc nữa - một hình tượng phụ nữ thủy chung trong tình yêu.



Ở tuổi xế chiều, Thanh Điền - Thanh Kim Huệ dốc sức cho sân khấu cải lương. Hồi tháng 5, vừa ra viện sau một đợt ốm, bà nhận lời xuất hiện trong chương trình Dấu ấn huyền thoại, cùng chồng diễn lại các trích đoạn kinh điển. Bà nói: "Hơn 50 năm vào nghề, chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện giải nghệ, vẫn chú trọng giữ gìn sức khỏe để gặp khán giả trong tâm thế tốt nhất. Chúng tôi nguyện cầu giữ được năng lượng ấy để hát đến ngày cuối đời".



Giữa tháng 7, cặp nghệ sĩ Thanh Điền - Thanh Kim Huệ góp mặt trong danh sách 22 gương mặt Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM đề xuất danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Lúc đó, bà cho biết: "Tôi vui mừng và hãnh diện. 45 năm theo nghiệp ca diễn, ngoài tình cảm lớn lao của khán giả, danh hiệu nhà nước phong tặng là một trong những phần thưởng ghi nhận nỗ lực trong nghề của chúng tôi".

Thanh Kim Huệ tên thật là Bùi Thị Huệ, sinh năm 1954 tại TP HCM, có hơn 50 gắn bó với sân khấu cải lương, ca cổ. Sinh ra trong gia đình không ai theo nghề hát, bà từng nghĩ sẽ trở thành bác sĩ hơn là ca sĩ, nhưng số phận đưa đẩy bà theo nghề từ nhỏ. Bà từng tham gia nhiều đoàn hát như Dạ Minh Châu, Thiên Hương, Hoa Phượng, Kim Chung, Đoàn Sài Gòn 1, 2, 3...

Năm 13 tuổi, cô bé Bùi Thị Huệ về đoàn Kim Chung - gánh hát đình đám thời bấy giờ, diễn các dạng vai từ nô tỳ đến đào ba, đào nhì... Bà lấy nghệ danh với chữ "Kim" ngụ ý về âm sắc cao, vang và sáng của chất giọng.



14 tuổi, Thanh Kim Huệ được cố soạn giả Loan Thảo chọn vào vai Lan, hát cùng Chí Tâm (vai Điệp) trong bản thu Chuyện tình Lan và Điệp (soạn giả Thế Châu). Là cô đào chưa mấy tên tuổi, bà hồi hộp khi lần đầu thể hiện một vai lớn. Thế nhưng, lúc hát, nghệ sĩ quên mọi thứ, sống trọn cùng mối tình oan nghiệt của nhân vật. Đoạn Lan tiễn Điệp lên thành phố học, bà chọn cách hát vừa nũng nịu, giận hờn vừa thiết tha của thiếu nữ trao trọn tin yêu cho mối tình đầu. Khi Lan bị phụ bạc, lên chùa cắt tóc đi tu, bà hát thay nỗi lòng người từ bỏ những sân hận trần gian. Sự nghiệp của bà đạt đến đỉnh cao vào những năm thập niên 1970.

Ngoài tuồng cổ, bà được khán giả hâm mộ với những bản tân cổ giao duyên. Sau khi được hãng đĩa Việt Nam mời bà ký độc quyền năm 1972, với ba bài tân cổ đầu tiên Biển tình, Yêu lầm, Nhớ người yêu cùng với nghệ sĩ Minh Vương, bà gây ấn tượng mạnh trong lòng công chúng, mở đầu cho hàng loạt những bài tân cổ giao duyên làm giới mộ điệu say mê.

Giọng ca thanh thoát, giàu cảm xúc của bà ghi dấu ấn qua các tác phẩm như Chợ Mới (tác giả: Trọng Nguyễn), Rước tình về với quê hương (tân nhạc: Hoàng Thi Thơ, cổ nhạc: Loan Thảo), Đám cưới trên đường quê (Nhạc: Hoàng Thi Thơ, lời vọng cổ: Yên Lang)... Bà có thể kết hợp hài hòa, ăn ý với nhiều nam nghệ sĩ như: Minh Cảnh, Minh Vương, Chí Tâm, Tấn Tài, Trọng Hữu... Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghệ thuật cổ truyền, giọng hát Thanh Kim Huệ được xem là độc nhất, mang bản sắc riêng biệt, làm giàu hương sắc cho làng cải lương miền Nam một thời vàng son.


Hoàng Dung - Mai Nhật

Re: Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời

Đã gửi: Thứ 5 Tháng 12 23, 2021 6:55 am
by music123
Thanh Kim Huệ - 'nàng Lan' huyền thoại của cải lương

12/23/21

Cố nghệ sĩ Thanh Kim Huệ để lại cho đời giọng ca, cách diễn cải lương độc đáo, nhất là vai nàng Lan bạc mệnh của "Lan và Điệp".

Tin Thanh Kim Huệ qua đời ở tuổi 67, chiều 23/12, khiến đông đảo nghệ sĩ và người mộ điệu bàng hoàng. Một thời gian dài, nghệ sĩ mắc ung thư nhưng kín tiếng, chỉ chia sẻ với một số đồng nghiệp thân thiết và âm thầm điều trị. Hay tin dữ, nghệ sĩ Minh Vương - đàn anh Thanh Kim Huệ - lặng người: "Vậy là cô Lan đã xa rồi".

Hình ảnh

Thập niên 1970, Thanh Kim Huệ làm nên cơn sốt trên thị trường băng đĩa với tuồng Lan và Điệp (soạn giả Loan Thảo). Từ đây, suốt 50 năm làm nghề, tên tuổi Thanh Kim Huệ luôn gắn chặt với Lan - nhân vật huyền thoại của sân khấu cải lương.

Thanh Kim Huệ là trường hợp điển hình của những cô đào nổi tiếng chỉ sau một vai diễn. Cuối những năm 1960, soạn giả Loan Thảo viết tuồng Chuyện tình Lan và Điệp dựa trên phiên bản chuyển thể của Trần Hữu Trang, Lan là vai ông nung nấu nhất tác phẩm. Khi ấy, ông muốn giao cho Lệ Thủy nhưng sau đó đổi ý. Ông tìm một giọng ca mới vào nghề để diễn trọn vẻ ngây thơ, e ấp khi yêu của Lan. Tình cờ, cô bé Bùi Thị Huệ - lúc đó mới 14 tuổi - vừa ký hợp đồng cho hãng đĩa Việt Nam, nơi Loan Thảo đang làm giám đốc kỹ thuật. Trước đó, cô chỉ kinh qua vài dạng vai nô tỳ, đào hạng ba ở đoàn Kim Chung. Sau một lần nghe Bùi Thị Huệ cất giọng, soạn giả quyết định chọn Thanh Kim Huệ thu chính cho băng cùng Chí Tâm - vai Điệp.

Hình ảnh


Thanh Kim Huệ ở tuổi ngoài 60 vẫn hát sung sức trên sân khấu. Ảnh: Thanh Kim Hue Fanpage

Lần đầu được giao vai lớn, đứng trong phòng thu, bà toát mồ hôi vì chưa có kinh nghiệm lẫn cảm xúc để nhập vai. Được soạn giả khuyên cứ hát bằng chính sự mộc mạc, ít trau chuốt của mình, bà dần hòa mình vào dòng tâm tình của Lan. Tiếng ca của nghệ sĩ lúc nũng nịu, hờn dỗi, khi xót xa, đau đớn trong đoạn Lan tiễn Điệp lên thành phố, trao cho anh "ba đồng hai", dặn anh "gõ dây thép về cho má vui". Thanh Kim Huệ diễn trọn vẻ bối rối lẫn thiết tha của một thiếu nữ miền Tây trước mối tình đầu. Đến đoạn Lan nhận ra Điệp phản bội lời thề, bà hát dốc lòng, giọng vang lên đầy tủi hờn, chua xót. "Đến lời 'Có vợ rồi nên tử tế với người ta', nghe đờn kìm vang lên, tôi vỡ òa vì khóc thương cho nhân vật", nghệ sĩ hồi tưởng trong một lần phỏng vấn vào tháng 3/2020.

Phân cảnh Lan sắp trút hơi thở cuối cùng trên tay Điệp đi vào lịch sử cải lương như một trong những trích đoạn tiêu biểu. Thanh Kim Huệ lấy bao nước mắt của khán giả nhiều thế hệ khi xuống vọng cổ: "Lá bàng ngoài kia cũng ngập ngừng rơi trong gió/ Như nỗi buồn xưa chồng chất giữa tim sầu/... Mái tranh xưa chắc u buồn quạnh quẽ/ Vì người con gái tên Lan không về nữa bao giờ". Lối hát của bà lúc này không còn nức nở, nghẹn ngào mà thản nhiên, nuốt nỗi đau vào trong, như cách Lan sắp từ giã cõi trần mà tơ lòng chưa dứt.

Ra mắt năm 1974, đĩa nhạc lập tức gây tiếng vang, đưa Thanh Kim Huệ đến đỉnh cao danh vọng. Nghệ sĩ cho biết, một thời gian dài lưu diễn các tỉnh miền Tây, đi đến đâu, bà và Chí Tâm đều được khán giả đề nghị hát lại các trích đoạn, gọi bằng biệt danh "cô Lan", "anh Điệp". Thanh Kim Huệ nghiễm nhiên bước vào hàng những giọng ca nữ ăn khách nhất sau năm 1975, các hãng đĩa liên tiếp mời cộng tác. Nghệ sĩ Bạch Tuyết đánh giá trước đó và sau này, không ai diễn vai Lan qua được Thanh Kim Huệ bởi làn hơi dài đặc trưng, chất giọng kim vang, sáng như "xuyên tâm" khán giả. "Cả đời đi hát, tôi thấy chỉ có vài nữ nghệ sĩ có chất giọng 'lạ' như thế. Ngoài Mỹ Châu, Lệ Thủy, người thứ ba là Thanh Kim Huệ", bà nói.

Thành công của Lan và Điệp còn tạo áp lực lên Thanh Kim Huệ. Dù nhiều bầu show ngỏ ý, bà chưa từng nhận lời diễn hay thu lại vai Lan vì sợ không qua được cái bóng chính mình. Đến năm 2019, sau khi được nghệ sĩ Gia Bảo thuyết phục, bà mới diễn tuồng này sau hàng chục năm. Lần đầu đóng Lan trên sân khấu, ở tuổi ngoài 60, giọng bà vẫn vang ngân, có lúc lấn lướt bạn diễn Chí Tâm. Tiếng ca đôi chỗ đã nhuốm màu tuổi tác nhưng được bù đắp bởi kỹ thuật diễn tinh tế trong cách Lan khẽ quay mặt, đôi vai rung lên, nhận ra tấm lòng đã bị cự tuyệt. Sau hơn 40 năm, Thanh Kim Huệ chứng thực thành công ngày nào đến với bà không chỉ vì may mắn, khi liên tiếp những tràng pháo tay của khán giả vang lên suốt đêm diễn đó.

Vai Thị Hến là một minh chứng khác cho tài biến hóa trên sân khấu của Thanh Kim Huệ. Thập niên 1980, bà lần đầu đóng đào lẳng trong tuồng kinh điển Ngao, Sò, Ốc, Hến của đoàn cải lương Sài Gòn 1.

Nghệ sĩ nghiên cứu kỹ tích cổ, tự sáng tạo để thể hiện nhân vật khác biệt với nguyên tác. Vai Thị Hến qua nét diễn hội tụ thanh sắc của Thanh Kim Huệ trở nên giàu sức sống trong điệu bộ chua ngoa, lối quẩy tay, cách đánh hông ngúng nguẩy. Màn quan huyện xử án, Thanh Kim Huệ khoe làn hơi ca cổ đầy nội lực, ngân dài - cho đến nay chưa có nghệ sĩ nào tái hiện được trọn vẹn nhân vật kinh điển này của bà.

Trong nhiều phân đoạn, khán giả tưởng bà diễn ngẫu hứng, kỳ thực đều có tính toán kỹ lưỡng. Cùng hai nhân vật quan huyện (Thanh Điền) và Trùm Sò (Giang Châu), vai Thị Hến trở thành tâm điểm của vở diễn. Mỗi lần đi diễn ở các tỉnh, công chúng thường gọi bà bằng tên Thị Hến thay vì nghệ danh.


Cũng như Lan, Thanh Kim Huệ học cách chấp nhận nỗi đau đời bà. Đầu thập niên 1990, khi cải lương thất thế vì thị trường băng đĩa, ca nhạc lên ngôi, mái ấm của bà và chồng - nghệ sĩ Thanh Điền - nhiều phen lao đao. Lúc đó, đoàn hát Sài Gòn 1 do vợ chồng Thanh Kim Huệ quản lý rơi vào cảnh bấp bênh. Nhiều đêm liền, hàng ghế sân khấu trống trơn, tiền vé không bù nổi tiền công. Bất đắc dĩ, vợ chồng bà bán nhà vì thua lỗ. Sau này, họ mở một tiệm ảnh, gây dựng cuộc sống trở lại để nuôi hai con ăn học.

Cú sốc lớn nhất đời bà là khi con gái đột ngột qua đời sau một lần bạo bệnh. Một thời gian dài, bà ôm nỗi nhớ con vào trong, tìm đến Phật pháp để khuây khỏa. Nghệ sĩ Bạch Tuyết - đàn chị thân thiết với bà - nói khi ấy đến thăm, bà cảm nhận nghệ sĩ gắng gượng, can đảm để sống tiếp với nỗi đau tột độ. "Huệ bảo, mình đau đớn nhưng có người còn khổ hơn mình, đời người ai mà không qua sinh lão bệnh tử, có đến thì sẽ có đi thôi", bà nói.


Hình ảnh




Những năm cuối đời, âm thầm chịu đựng bệnh tật, Thanh Kim Huệ sẵn lòng nhận lời biểu diễn khi được mời vì nhớ khán giả. Hồi tháng 5, quay cho chương trình Dấu ấn huyền thoại, bà vẫn khoe giọng hát khỏe, lối ca ngọt ngào. Theo anh Song Minh - một người quen của gia đình, suốt buổi quay ở phim trường, bà ngất xỉu bảy lần vì sức khỏe xuống dốc. Lúc nhập viện điều trị, bà vẫn hát "chay" trọn bản vọng cổ, gửi lời cảm ơn y - bác sĩ ở tuyến đầu.

Tin Thanh Kim Huệ qua đời làm chùng lòng nhiều khán giả trong chiều cuối năm. Trên mạng xã hội, nhiều người đăng lại các bản tân cổ gắn liền tên tuổi bà, như Tiếng chày trên sóc Bom Bo, Cô gái tưới đậu, Chợ Mới..., tưởng niệm giọng ca gạo cội của cải lương miền Nam. "Thanh Kim Huệ qua đời khi đang chờ xét danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, nhưng với đông đảo người mộ điệu, từ lâu bà đã là giọng ca gắn liền ký ức tuổi thơ - người nghệ sĩ của nhân dân", khán giả Tuấn Nguyên nói.

Hình ảnh

Mai Nhật

Re: Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời

Đã gửi: Thứ 5 Tháng 12 23, 2021 9:10 am
by music123
Thanh Điền: 'Huệ ơi, sao bỏ anh'

12/23/21

Nghệ sĩ cải lương Thanh Điền cho biết tình yêu ông dành cho vợ - cố nghệ sĩ Thanh Kim Huệ - là mãi mãi.

Chiều 23/12, vài giờ sau khi Thanh Kim Huệ qua đời ở tuổi 67 vì bạo bệnh, Thanh Điền viết lời tiễn biệt bạn đời:

"Hành trình này không kết thúc ở đây đâu em. Dẫu biết đó là một con đường chúng ta phải đi. Anh xin lỗi vì đã không giữ được em, Huệ ơi! Sao em nỡ bỏ anh. Anh đau lòng lắm khi thấy đôi mắt em nhìn hòa lệ vào anh rồi lịm tắt. Anh thương em mười phần, cũng không ngăn nổi dù chỉ một lần em đi. Em gặp ba má và con ở thế giới bên kia an nhiên và bình thản đi vào một cõi khác nhé. Anh viết cho em đôi dòng sau cuối vào cuộc sống hữu hạn này của chúng mình và tình yêu của anh đối với em là bất tử. Sự ra đi bất biến này chỉ là một chân trời và một đường chân trời không gì cứu vãn được giới hạn tầm nhìn của chúng ta. Em ơi".

Hình ảnh


Vợ chồng Thanh Kim Huệ - Thanh Điền. Ảnh: Youtube Giai điệu quê hương

Vợ chồng Thanh Điền - Thanh Kim Huệ được khán giả biết đến với mối tình qua 50 năm. Lần đầu gặp nghệ sĩ cải lương Thanh Điền, Thanh Kim Huệ chê ông xấu trai, không nghĩ ông trở thành "tình đầu cũng là tình cuối" của bà. Ông bà kết hôn vào dịp Tết năm 1975 và có với nhau hai người con là Nguyễn Đăng Quang (con trai, sinh năm 1977) và Nguyễn Đức Hồng Loan (con gái, sinh năm 1986, đã mất vì bệnh).


Gần chín tháng trước khi qua đời, bệnh Thanh Kim Huệ chuyển nặng, Thanh Điền chiều ý bà, không chia sẻ chuyện bà bệnh tật cho nhiều người biết vì sợ họ lo lắng. Ông cho biết luôn tỏ vẻ lạc quan để cho Thanh Kim Huệ an lòng, yên tâm điều trị ung thư theo phác đồ của bác sĩ.

Nghệ sĩ Ngọc Huyền cho biết mỗi lần cô gọi video call từ Mỹ về nước hỏi thăm sức khỏe tiền bối đều thấy Thanh Điền bên cạnh nắm tay, nhắc nhở bà không được nói nhiều. Hồi tháng 11, khi sức khỏe của bạn đời được tiên lượng xấu, ông vẫn lạc quan chia sẻ hình bà xã do chính ông chụp và viết lời tình cảm dành cho bà: "Chúc mừng sinh nhật, em yêu! 46 năm bên nhau, yêu em nhiều hơn em nghĩ. Thương em đang ôm ấp mỗi ngày với một quyết tâm nghị lực mà tôi ngưỡng mộ bất kể thử thách nào. Nụ cười của em luôn khiến trái tim anh lỡ nhịp. Mãi mãi và mãi mãi...".

Biết vợ vẫn nhiệt huyết với nghề, ông không ngăn bà nhận lời mời xuất hiện trong chương trình Dấu ấn huyền thoại hồi tháng 5, dù mới xuất viện được một tháng. Theo Ngọc Huyền, chỉ có sự thấu hiểu, tình yêu, cả hai mới có thể đồng lòng trong cuộc sống, nghệ nghiệp, bình thản đón nhận sự mất mát có thể đến bất cứ lúc nào. Trước đó, họ từng đối diện cú sốc khi con gái qua đời vì bệnh hiểm nghèo.

Thanh Điền, Thanh Kim Huệ lần đầu gặp nhau vào cuối thập niên 1960 - khi bà tròn 14 tuổi. Lúc đó, cô bé Bùi Thị Huệ (tên thật của bà) là một trong những giọng hát tiềm năng của sân khấu Sài Gòn. Có chất giọng kim với âm sắc sáng, làn hơi dài, bà được ông bầu của đoàn Kim Chung săn đón lúc mới 13 tuổi, cho tập làm quen với các dạng vai từ nô tỳ đến đào ba, đào nhì. Khi về hát cho đoàn Hoa Phượng, bà gặp tình yêu đầu đời - Thanh Điền. Chồng cũng là một trong số những đồng nghiệp diễn ăn ý với Thanh Kim Huệ, giúp liên danh Thanh Điền - Thanh Kim Huệ ghi dấu ấn sâu sắc với khán giả mộ điệu cải lương - ca cổ.

Hình ảnh

Thanh Điền vốn mê chụp ảnh. Ông tự chụp hình chân dung vợ và đăng trên trang cá nhân chúc mừng sinh nhật bà hồi tháng 11. Ảnh: Facebook Thanh Dien Nguyen

Trong show truyền hình năm 2017, Thanh Kim Huệ cho biết lần đầu thấy ông trên tờ dán quảng cáo vở tuồng, bà nhủ thầm: "Nghệ sĩ gì xấu trai quá, vậy mà cũng đòi làm kép". Hơn bà tám tuổi, Thanh Điền lúc đó là chàng trai đôi mươi vừa thất tình. Thương một cô đào trong đoàn nhưng người ấy đi lấy chồng, ông buồn đời, cạo đầu trọc lóc. Lần đầu gặp Thanh Kim Huệ, ông để ý nhưng càng tiếp cận lại càng khiến bà khó chịu. Mỗi lần bà hóa trang, ông cố tình kê ghế ngồi sau lưng, vừa đàn vừa hát đầy tình ý. Khi bà đi chỗ khác, ông lại bê đồ lẽo đẽo theo sau. Bà bực mình nhưng không nói ra, chỉ nghĩ: "Người gì đâu ca không hay mà đàn nghe cũng dở"

Giải tríGiới saoTrong nướcThứ năm, 23/12/2021, 23:24 (GMT+7)
Thanh Điền: 'Huệ ơi, sao bỏ anh'
Nghệ sĩ cải lương Thanh Điền cho biết tình yêu ông dành cho vợ - cố nghệ sĩ Thanh Kim Huệ - là mãi mãi.

Chiều 23/12, vài giờ sau khi Thanh Kim Huệ qua đời ở tuổi 67 vì bạo bệnh, Thanh Điền viết lời tiễn biệt bạn đời:

"Hành trình này không kết thúc ở đây đâu em. Dẫu biết đó là một con đường chúng ta phải đi. Anh xin lỗi vì đã không giữ được em, Huệ ơi! Sao em nỡ bỏ anh. Anh đau lòng lắm khi thấy đôi mắt em nhìn hòa lệ vào anh rồi lịm tắt. Anh thương em mười phần, cũng không ngăn nổi dù chỉ một lần em đi. Em gặp ba má và con ở thế giới bên kia an nhiên và bình thản đi vào một cõi khác nhé. Anh viết cho em đôi dòng sau cuối vào cuộc sống hữu hạn này của chúng mình và tình yêu của anh đối với em là bất tử. Sự ra đi bất biến này chỉ là một chân trời và một đường chân trời không gì cứu vãn được giới hạn tầm nhìn của chúng ta. Em ơi".

Thanh Điền: Huệ ơi, sao nỡ bỏ anh

Vợ chồng Thanh Kim Huệ - Thanh Điền. Ảnh: Youtube Giai điệu quê hương

Vợ chồng Thanh Điền - Thanh Kim Huệ được khán giả biết đến với mối tình qua 50 năm. Lần đầu gặp nghệ sĩ cải lương Thanh Điền, Thanh Kim Huệ chê ông xấu trai, không nghĩ ông trở thành "tình đầu cũng là tình cuối" của bà. Ông bà kết hôn vào dịp Tết năm 1975 và có với nhau hai người con là Nguyễn Đăng Quang (con trai, sinh năm 1977) và Nguyễn Đức Hồng Loan (con gái, sinh năm 1986, đã mất vì bệnh).
Gần chín tháng trước khi qua đời, bệnh Thanh Kim Huệ chuyển nặng, Thanh Điền chiều ý bà, không chia sẻ chuyện bà bệnh tật cho nhiều người biết vì sợ họ lo lắng. Ông cho biết luôn tỏ vẻ lạc quan để cho Thanh Kim Huệ an lòng, yên tâm điều trị ung thư theo phác đồ của bác sĩ.

* Thanh Kim Huệ - từ cô đào ăn khách đến người vợ hiền

Nghệ sĩ Ngọc Huyền cho biết mỗi lần cô gọi video call từ Mỹ về nước hỏi thăm sức khỏe tiền bối đều thấy Thanh Điền bên cạnh nắm tay, nhắc nhở bà không được nói nhiều. Hồi tháng 11, khi sức khỏe của bạn đời được tiên lượng xấu, ông vẫn lạc quan chia sẻ hình bà xã do chính ông chụp và viết lời tình cảm dành cho bà: "Chúc mừng sinh nhật, em yêu! 46 năm bên nhau, yêu em nhiều hơn em nghĩ. Thương em đang ôm ấp mỗi ngày với một quyết tâm nghị lực mà tôi ngưỡng mộ bất kể thử thách nào. Nụ cười của em luôn khiến trái tim anh lỡ nhịp. Mãi mãi và mãi mãi...".

Thanh Kim Huệ, Thanh Điền hát tân cổ "Cái bóng bên chồng". Video: Youtube Cải lương đặc sắc

Biết vợ vẫn nhiệt huyết với nghề, ông không ngăn bà nhận lời mời xuất hiện trong chương trình Dấu ấn huyền thoại hồi tháng 5, dù mới xuất viện được một tháng. Theo Ngọc Huyền, chỉ có sự thấu hiểu, tình yêu, cả hai mới có thể đồng lòng trong cuộc sống, nghệ nghiệp, bình thản đón nhận sự mất mát có thể đến bất cứ lúc nào. Trước đó, họ từng đối diện cú sốc khi con gái qua đời vì bệnh hiểm nghèo.

Thanh Điền, Thanh Kim Huệ lần đầu gặp nhau vào cuối thập niên 1960 - khi bà tròn 14 tuổi. Lúc đó, cô bé Bùi Thị Huệ (tên thật của bà) là một trong những giọng hát tiềm năng của sân khấu Sài Gòn. Có chất giọng kim với âm sắc sáng, làn hơi dài, bà được ông bầu của đoàn Kim Chung săn đón lúc mới 13 tuổi, cho tập làm quen với các dạng vai từ nô tỳ đến đào ba, đào nhì. Khi về hát cho đoàn Hoa Phượng, bà gặp tình yêu đầu đời - Thanh Điền. Chồng cũng là một trong số những đồng nghiệp diễn ăn ý với Thanh Kim Huệ, giúp liên danh Thanh Điền - Thanh Kim Huệ ghi dấu ấn sâu sắc với khán giả mộ điệu cải lương - ca cổ.

Thanh Điền vốn mê chụp ảnh. Ông tự chụp hình chân dung vợ và đăng trên trang cá nhân chúc mừng sinh nhật bà hồi tháng 11. Ảnh: Facebook Thanh Dien Nguyen
Thanh Điền vốn mê chụp ảnh. Ông tự chụp hình chân dung vợ và đăng trên trang cá nhân chúc mừng sinh nhật bà hồi tháng 11. Ảnh: Facebook Thanh Dien Nguyen

Trong show truyền hình năm 2017, Thanh Kim Huệ cho biết lần đầu thấy ông trên tờ dán quảng cáo vở tuồng, bà nhủ thầm: "Nghệ sĩ gì xấu trai quá, vậy mà cũng đòi làm kép". Hơn bà tám tuổi, Thanh Điền lúc đó là chàng trai đôi mươi vừa thất tình. Thương một cô đào trong đoàn nhưng người ấy đi lấy chồng, ông buồn đời, cạo đầu trọc lóc. Lần đầu gặp Thanh Kim Huệ, ông để ý nhưng càng tiếp cận lại càng khiến bà khó chịu. Mỗi lần bà hóa trang, ông cố tình kê ghế ngồi sau lưng, vừa đàn vừa hát đầy tình ý. Khi bà đi chỗ khác, ông lại bê đồ lẽo đẽo theo sau. Bà bực mình nhưng không nói ra, chỉ nghĩ: "Người gì đâu ca không hay mà đàn nghe cũng dở".

Thời ấy, các đoàn hát lưu diễn ở miền Tây thường di chuyển bằng ghe để chở các cảnh trí, đạo cụ. Đi qua sông Hậu (Đồng Tháp), ghe đoàn Thanh Kim Huệ bất ngờ bị chìm. Thanh Kim Huệ và mẹ bà (làm thuê trong đoàn) vốn không biết bơi, hốt hoảng quơ tay cầu cứu. Thanh Điền lao đến, một tay đặt bà lên trống, tay kia ôm mẹ bà rồi vừa bơi vừa đẩy trống vào bờ. Cảm kích trước tấm lòng của ông, bà dần thương chàng kép cao to, tháo vát trong đoàn.

Là ngôi sao trong đoàn, bà nhiều lần bị các nữ đồng nghiệp ganh ghét, bôi xấu. Có lần, bà khóc trong cánh gà vì bị cô lập. Ông là người duy nhất bên cạnh an ủi, động viên bà bám trụ với nghề hát. Năm 1975, bà gật đầu ưng thuận làm vợ ông, một đám cưới nhỏ diễn ra trong sự chúc phúc của nhiều bạn hữu trong làng sân khấu.

Không ít lần, hôn nhân họ đối mặt với nguy cơ tan vỡ, đa phần vì những tin đồn tình ái của Thanh Điền. Lúc ấy, ông làm trưởng đoàn kiêm đạo diễn, thường tiếp xúc với nhiều cô đào. Hai con còn nhỏ, bà không tránh khỏi nhiều lần ghen tuông vì sợ ông phản bội. Một lần cãi nhau nảy lửa, Thanh Kim Huệ nghĩ đến chuyện ly hôn, nhưng nhìn các con, bà kìm lòng lại. Cha mẹ bà chia tay từ lúc bà mới bảy, tám tuổi, nghệ sĩ xem đó là nỗi mất mát không gì bù đắp. Bà nói: "Khi tịnh tâm lại, mỗi người bớt đi cái tôi một chút để dung hòa. Chúng tôi dùng sự bao dung đối đãi nhau. Dây đàn căng thì dễ đứt. Khi một bên căng, bên còn lại phải chùng".

Đầu thập niên 1990, khi cải lương thất thế vì thị trường băng đĩa, ca nhạc lên ngôi, mái ấm của bà và chồng - nghệ sĩ Thanh Điền - nhiều phen lao đao. Lúc đó, đoàn hát Sài Gòn 1 do vợ chồng Thanh Kim Huệ quản lý rơi vào cảnh bấp bênh. Nhiều đêm liền, hàng ghế sân khấu trống trơn, tiền vé không bù nổi tiền công. Bất đắc dĩ, vợ chồng bà bán nhà vì thua lỗ triền miên. Sau này, họ mở một tiệm ảnh, gây dựng cuộc sống trở lại để nuôi con ăn học.

Hoàng Dung

Re: Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời

Đã gửi: Thứ 5 Tháng 12 23, 2021 9:15 am
by music123
Thanh Kim Huệ - từ cô đào ăn khách đến người vợ hiền

Thứ sáu, 16/8/2019


Nổi tiếng từ tuồng "Lan và Điệp", Thanh Kim Huệ lui về hậu trường, cùng Thanh Điền vượt qua nhiều khó khăn trong gần 45 năm kết hôn.

Những ngày giữa tháng 8, Thanh Kim Huệ cùng các nghệ sĩ như Chí Tâm, Hồng Đào, Thanh Hằng... bận rộn tập dượt vở Lan và Điệp. Tác phẩm cải lương kinh điển được công diễn tại Nhà hát Bến Thành, tối 17 và 18/8, kể từ khi bản thu đầu tiên ra mắt năm 1974. Phiên bản gốc do soạn giả Loan Thảo thực hiện, là một trong những tác phẩm tạo dựng tên tuổi của Thanh Kim Huệ (vai Lan), Chí Tâm (vai Điệp), Tú Trinh (Thúy Liễu), Hữu Phước (ông Tú - cha của Lan)...

Hình ảnh

Thanh Kim Huệ sinh năm 1955.

Đóng vở tuồng kinh điển sau 45 năm, Thanh Kim Huệ như sống lại những ngày đầu vào nghề. Khoảng năm 13 tuổi, cô bé Bùi Thị Huệ về đoàn Kim Chung - gánh hát đình đám thời bấy giờ, diễn các dạng vai từ nô tỳ đến đào ba, đào nhì... Chị lấy nghệ danh với chữ "Kim" ngụ ý về âm sắc cao, sáng của chất giọng.

14 tuổi, Thanh Kim Huệ được cố soạn giả Loan Thảo chọn vào vai Lan, hát cùng Chí Tâm (vai Điệp) trong bản thu Chuyện tình Lan và Điệp (soạn giả Thế Châu). Là cô đào chưa mấy tên tuổi, chị hồi hộp khi lần đầu thể hiện một vai lớn. Thế nhưng, lúc hát, chị quên mọi thứ, sống trọn cùng mối tình oan nghiệt của nhân vật. Đoạn Lan tiễn Điệp lên thành phố học, chị chọn cách hát vừa nũng nịu, giận hờn vừa thiết tha của thiếu nữ trao trọn tin yêu cho mối tình đầu. Khi Lan bị phụ bạc, lên chùa cắt tóc đi tu, chị hát thay nỗi lòng người từ bỏ những sân hận trần gian.



Bản thu âm sau đó trở thành đĩa nhạc thành công nhất trong các phiên bản Lan và Điệp. Đi đến đâu, Thanh Kim Huệ và Chí Tâm cũng được khán giả yêu cầu hát lại các trích đoạn trong vở. Từ đây, Thanh Kim Huệ trở thành giọng ca được ưa chuộng. Nhiều hãng đĩa thời bấy giờ liên tục mời chị cộng tác. Ngoài tuồng cổ, chị cũng được khán giả hâm mộ với những bản tân cổ giao duyên như Chợ Mới (tác giả: Trọng Nguyễn), Rước tình về với quê hương (tân nhạc: Hoàng Thi Thơ; cổ nhạc: Loan Thảo), Đám cưới trên đường quê (Nhạc: Hoàng Thi Thơ; lời vọng cổ: Yên Lang)...

Thập niên 1980, Thanh Kim Huệ tiếp tục ghi dấu với vai Hến trong vở tuồng dân gian Ngao, Sò, Ốc, Hến của đoàn cải lương Sài Gòn 1. Lần đầu diễn vai đào lẳng, chị nghiên cứu kịch bản để tìm hướng thể hiện nhân vật khác với tích cổ. Từng điệu bộ như đánh tay, ngúng nguẩy... đều được chị tính toán kỹ lưỡng trên sân khấu. Vai Hến để lại ấn tượng không kém hai nhân vật quan huyện (Thanh Điền) và Trùm Sò (Giang Châu). "Mỗi lần đi diễn ở vùng sâu vùng xa, khán giả dường như quên mất tên tôi, chỉ gọi bằng cái tên Thị Hến", chị kể.

Nghệ sĩ Thanh Tuấn, đồng nghiệp gần gũi với Thanh Kim Huệ, đánh giá chị là một trong số ít những cô đào có chất giọng kim hiếm có. Theo ông, nữ nghệ sĩ không tham gia nhiều vở, nhưng các nhân vật của chị đều để lại ấn tượng sâu đậm, trở thành chuẩn mực cho các diễn viên trẻ.


Nổi tiếng với sân khấu, Thanh Kim Huệ xem vai trò làm mẹ làm vợ quan trọng nhất trong gần 45 năm bên chồng - nghệ sĩ Thanh Điền.

Chị gặp Thanh Điền vào năm 14 tuổi, khi họ hát chung đoàn Hoa Phượng. Ấn tượng lần đầu của chị là khi nhìn thấy hình anh trên tờ quảng cáo vở tuồng, chị nghĩ thầm: "Thằng cha nào mà xấu đau xấu đớn, vầy mà đòi làm kép hát?". Năm 1969, ghe gánh hát bị lũ cuốn trôi. Thanh Điền một tay đưa cho Thanh Kim Huệ một cái trống để làm phao rồi đẩy chị vào bờ, một tay ôm mẹ chị - lúc đó theo con gái phụ đoàn hát (cha mẹ chị lúc đó đã chia tay). Sau nghĩa cử đó, chị yêu chàng trai từng khiến chị ghét vì cái đầu cạo trọc. Năm 1975, họ kết hôn.


Gần 45 năm bên nhau, cả hai luôn nhường nhịn, san sẻ mọi buồn vui. Lớn hơn vợ tám tuổi nhưng Thanh Điền có vóc dáng phong độ, trẻ trung, được giao đóng cặp nhiều cô đào. Dù vậy, Thanh Kim Huệ ít khi ghen tuông. Có lần, nghệ sĩ Lệ Thủy cùng Thanh Điền đóng vai vợ chồng trong vở Sông dài. Diễn xong, bà hỏi Thanh Điền ở nhà có hay tặng hoa cho vợ, có bị vợ kiểm soát tiền nong... Đứng gần đó, thấy chồng ấp úng, Thanh Kim Huệ liên tục khen chồng chung thủy, hết mực yêu thương vợ con.

Tuy vậy, cả hai cũng trải qua nhiều biến cố. Lần thất bại lớn nhất của đôi vợ chồng là vào thập niên 1990. Khi đó, trào lưu băng video lên ngôi, cải lương thất thế, nhiều đoàn hát chịu lỗ rồi tan rã. Đoàn hát Sài Gòn 1 do vợ chồng Thanh Kim Huệ quản lý chịu cảnh bấp bênh, tiền vé không bù nổi tiền công. Thua lỗ triền miên, họ bán nhà trả nợ, mở tiệm chụp ảnh để kinh doanh. Chỉ đến khi làm ăn khấm khá, vợ chồng diễn viên mới gây dựng lại cuộc sống nuôi hai con ăn học. Sau khi con gái qua đời vì bệnh hiểm nghèo, vợ chồng chị tìm sự an ủi với Phật giáo, chấp nhận thực tế ai rồi cũng đến lúc về cõi vô thường.

Hình ảnh

Vợ chồng Thanh Kim Huệ sau 44 năm kết hôn.

Thời gian rút lui vào hậu trường để điều hành các đoàn hát, Thanh Kim Huệ chuyên tâm sáng tác kịch bản. Đến nay, nhiều bản thảo vẫn còn nằm trong ngăn kéo của chị, chờ ngày được đưa lên sân khấu. Chị kể, dù cải lương đã qua thời hưng thịnh, chị vẫn tin một ngày sàn diễn lại sáng đèn.

Ở tuổi 64, sau những chuyến lưu diễn, Thanh Kim Huệ lại cùng chồng tìm niềm vui bên gia đình con trai, chơi đùa cùng cháu nội... "Chúng tôi để những đau khổ lại sau lưng để học cách sống tốt hơn", chị chia sẻ.

Mai Nhật